• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

    Nhân quả nghiệp báo giữa cha mẹ con gái không phải ai cũng biết


    Nhân quả nghiệp báo giữa cha mẹ con gái không phải ai cũng biết



    http://canhvanglangocdep.blogspot.com/

    Phật dạy rằng, không duyên không nợ làm sao gặp gỡ. Mối quan hệ nhân quả nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái cũng không phải là ngoại lệ.

    “Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.

    Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại nghiệp duyên: một là để báo ơn; 2 là để đòi nợ; 3 là để trả nợ; 4 là để báo oán. Ơn oán nghiệp lực còn phụ thuộc vào cả kiếp trước và cả những việc làm của cha mẹ kiếp này.Có nhiều gia đình, bố mẹ ngay thẳng, thật thà những lại sinh con cái nghịch ngợm, "rạch giời rơi xuống". Hay những gia đình bố mẹ giàu có lại sinh ra những đứa con phá gia chi tử, ăn chơi đàng điếm, có khi còn vướng vòng lao lý.

    Tất cả đều có thể lý giải ở hai chữ nhân quả, tiền buôn bán kiếm được có thể là tiền bất chính, nên bằng cách này hay cách khác cũng sẽ đội nón ra đi ,của thiên lại trả địa . Con cái chỉ là người dùng duyên nghiệp đó mà trả nghiệp cho bố mẹ thôi.Đừng hỏi tại sao những người đàn ông vốn đã từng làm khổ nhiều cô gái hoặc tính tình lăng nhăng thì thường sinh ra nhiều hơn 1 cô con gái. Số phận những cô con gái đó sướng khổ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp lực mà bố mẹ đã tạo ra trong quá khứ, người bố từng phũ phàng với nhiều cô gái thì cô con gái sau này nhiều khả năng cũng bị khổ sở vì đàn ông phũ phàng.

    Người bố sinh nhiều con gái nhưng vẫn hết lòng thương yêu vợ con, sau này các con sẽ vô cùng có hiếu. Nếu ác nghiệp kiếp trước đã hết, lại được thiện nghiệp kiếp này vun dày thì cuối đời chỉ cần ngồi hưởng hạnh phúc, gia đạo yên vui. Con cái đến hồi báo hiếu .Thế nhưng, trên đời này, mọi trái nghịch cũng đều có nhân duyên, bởi sự đời không phải khi nào cũng thuận. Là do cái thế đối đãi ở thế giới này.

    Thế nào cũng có ít nhiều những cái nghịch lòng xảy ra khi đã thấy cái thuận lòng. Chỉ là thiếu duyên thì ẩn. Đủ duyên thì hiện. Không phải mẹ nào cũng đều hy sinh mọi thứ cho con. Không phải cha nào cũng biết lo toan đầy đủ. Có mẹ bỏ con cho kiến dập vùi. Có cha đánh con đến nỗi thương vong. Con trẻ, không phải ai cũng hiếu thuận, vẫn thấy có người dững dưng với những lo toan vất vả của đấng sinh thành. Đứa thì thuận thảo. Đứa chưa mở miệng đã thấy nhăn nhó... Mọi thứ đều có nhân duyên. Đều do nghiệp lực thiện ác mình đã gây tạo trong đời.


    Nói về 4 loại duyên giữa con cái và cha mẹ, Phật dạy rằng
    Loại thứ nhất là báo ân: Kiếp trước, cha mẹ có ân với con, kiếp này con đầu thai để trả nợ cho cha mẹ. Ân càng lớn, con ở với cha mẹ càng lâu, trả hết ân, con cái sẽ ra đi.

    Loại thứ hai là báo oán: Kiếp trước, cha mẹ có kết hận với họ nên họ đầu thai vào làm con của cha mẹ kiếp này để báo oán. Thế mới có trường hợp, con cái ngỗ ngược, phá gia chi tử. Đừng vội trách con, hãy trách kiếp trước cha mẹ từng nợ chúng.


    Loại thứ ba là đòi nợ: Kiếp trước, cha mẹ thiếu nợ con, kiếp này con đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, con bèn ra đi.


    Loại thứ tư là trả nợ: Kiếp trước, con nợ cha mẹ, kiếp này con đầu thai làm con để trả nợ. Con sẽ nỗ lực làm ăn để nuôi nấng cha mẹ, bao giờ hết nợ, con mới dứt áo ra đi. Đừng vội trách con đối đãi nhiều hay ít, bởi lẽ còn phụ thuộc vào kiếp trước con nợ cha mẹ mức nào.Sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm gì cũng nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con, cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi.




    QUẢ BÁO ĐỂ CHA MẸ NGUYỀN RỦA


    QUẢ BÁO ĐỂ CHA MẸ NGUYỀN RỦA




    Phàm những ai làm con, nếu bất hiếu với cha mẹ, để cha mẹ giận giữ mà nguyền rủa nói lời ác, thì quả báo người con ấy phải nhận lãnh vô cùng khủng khiếp, vì vậy phải thường xuyên hiếu thuận cha mẹ làm cho cha mẹ luôn vui vẻ không buồn phiền, và tuyệt đối tránh làm cho cha mẹ giận giữ, bực bội kẽo mang nghiệp nặng vào thân thì cực kỳ nguy hiểm.

    Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán dạy:

    Thiện nam tử, ân cha mẹ là cha có ân từ, mẹ có ân bi. Ân bi của mẹ, nếu ta ở đời trong một kiếp để nói về ân ấy cũng không thể hết được. Nay Ta vì các ông nói một ít phần về công ân ấy để các ông hiểu. Giả sử có người vì việc phước đức, cung kính, cúng dường một trăm vị đại Bà-la-môn tịnh hạnh, một trăm vị đại Thần tiên được năm pháp thần thông, một trăm người bạn lành, xếp đặt cho các vị ấy ở yên trong nhà được xây bằng bảy báu rất đẹp, đem trăm ngàn thứ đồ ăn ngon quý, y phục bằng mọi thứ báu tua rủ, các chuỗi ngọc, dựng các phòng xá bằng gỗ Chiên-đàn, trầm hương, chăn gối, giường nằm trang nghiêm bằng trăm báu, cùng trăm thứ thuốc thang chữa khỏi các bệnh và nhất tâm cúng dường trọn trăm ngàn kiếp, cũng không bằng một niệm để tâm hiếu thuận, đem chút ít vật nuôi nấng sắc thân mẹ hiền. Và theo chỗ cúng dường hầu hạ ấy, đem so sánh với công đức trước thời đến trăm ngàn vạn phần cũng không thể nào xét lường kịp.

    Sự thương nhớ con của mẹ hiền ở thế gian không gì sánh được. Ân ấy đến với con ngay từ khi chưa có hình hài. Nghĩa là bắt đầu từ khi thọ thai, trải trong mười tháng, đi, đứng, ngồi, nằm, mẹ chịu mọi khổ não, không thể dùng miệng mà nói hết được. Tuy có những sự vui thú, ăn uống, may mặc, nhưng mẹ vẫn không sinh tâm ưa thích, mà tâm mẹ chỉ luôn luôn lo nghĩ đến con không chút quên lãng.

    Hãy tự suy nghĩ: Khi sắp sinh sản, mẹ âm thầm chịu đựng mọi khổ, ngày đêm sầu não, nhưng đến lúc lâm bồn và sự đau khổ ấy quá đỗi như trăm ngàn mũi nhọn bâu vào cắt xé, thực không thể nào xiết được, có khi đến chết. Sinh nở rồi, mẹ không còn bị khổ não gì nữa, lúc đó họ hàng thân thích vui mừng vô tận, cũng như người đàn bà nghèo được ngọc Như ý. Khi đứa con cất tiếng khóc chào đời, mẹ như là nghe được âm nhạc. Mẹ dùng ngực mình làm chỗ ngủ nghỉ của con, hai đầu gối mẹ là nơi chơi giỡn của con và ngực mẹ tuôn ra những dòng sữa như nước suối cam lộ để nuôi lớn con. Ân nuôi lớn ấy nhiều hơn trời đất và đức thương xót ấy rộng lớn không gì sánh được. Thế gian, núi non là cao, ân của mẹ hiền còn cao hơn thế, cao hơn cả núi Tu-Di. Thế gian cõi đất là nặng, ân của mẹ hiền còn nặng hơn thế!

    THẢNG HOẶC CÓ NGƯỜI CON TRAI, NGƯỜI CON GÁI NÀO BỘI ÂN, KHÔNG HIẾU THUẬN VỚI CHA MẸ, LÀM CHO CHA MẸ SINH TÂM OÁN NIỆM, MÀ ĐỂ MẸ BỰC BỘI THỐT RA MỘT LỜI NÓI ÁC, TỨC THỜI NGƯỜI CON ĐỌA THEO LỜI NÓI ẤY, HOẶC VÀO ĐỊA NGỤC, HAY NGẠ QUỶ, SÚC SINH. THẾ GIAN, NHANH GÌ HƠN GIÓ GIỮ, MỘT CHÚT OÁN NIÊM CỦA CHA MẸ NHANH HƠN GIÓ ẤY, TẤT CẢ NHƯ LAI, CHƯ THIÊN, KIM CANG CÙNG CÁC VỊ TIÊN ĐƯỢC NĂM PHÁP THẦN THÔNG CŨNG KHÔNG THẺ CỨU GIÚP ĐƯỢC.

    NẾU CÁC THIỆN NAM, THIỆN NỮ NÀO NGHE LỜI DẠY BẢO CỦA MẸ HIỀN VÀ VÂNG THUẬN KHÔNG TRÁI, THỜI ĐƯỢC CHƯ THIÊN HỘ NIỆM, PHƯỚC LẠC VÔ TẬN. NHỮNG NAM, NỮ ẤY TỨC LÀ DÒNG GIỐNG TÔN QUÝ CỦA TRỜI, NGƯỜI HOẶC LÀ BỒ TÁT VÌ ĐỘ CHÚNG SINH, NÊN HIỆN LÀM NGƯỜI NAM, NGƯỜI NỮ ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHO CHA MẸ.


    Như thiện nam, thiện nữ nào vì báo ân cha mẹ, suốt một kiếp, mỗi ngày ba thời, tự cắt thịt mình để nuôi cha mẹ, cũng chưa trả được công ân một ngày của cha mẹ. Sở dĩ thế là sao? Tất cả nam, nữ lúc ở trong thai mẹ, miệng nút cuống vú, uống huyết mẹ, khi ra khỏi bào thai, trước thời ấu thơ, uống hết đến một trăm tám mươi hộc sữa của mẹ; mẹ được chút vị bổ nào đều cho con cả, ngay đến những y phục quý tốt cũng đều như thế. Và dù rằng sinh phải đứa con ngu si, xấu xí đi nữa tình yêu con của mẹ cũng chỉ là một không hai. Xem như xưa kia, có người đàn bà đi chơi xa tại nước khác, bế con lội qua sông Hằng, không ngờ nước sông lên to, chảy xiết, sức yếu không vượt qua nổi, lại yêu mến con quá, không nỡ rời bỏ con, nên cả hai mẹ con đều chết chìm. Song do sức của tâm Từ và căn lành ấy tức thời người mẹ được sinh lên cõi trời sắc cứu cánh, làm Đại Phạm vương.

    Do nhân duyên ấy, mẹ có mười đức:

    -Như đại địa: vì trong thai mẹ là chỗ nương tựa của con.
    -Năng sinh: mẹ phải trải qua mọi sự khổ não mới sinh được con.
    -Năng chánh: thường là do tay mẹ ve vuốt, uốn nắn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân con.
    -Dưỡng dục: mẹ phải theo hợp bốn mùa mà nuôi nấng con khôn lớn.
    -Bậc trí: mẹ thường dùng phương tiện làm cho con sinh trí tuệ.
    -Trang nghiêm: mẹ lấy những chuỗi ngọc đẹp trang sức cho con.
    -An ổn: mẹ ôm ấp, làm cho con nghỉ ngơi an lành.
    -Dạy, trao: mẹ dùng phương tiện khéo để dẫn dắt con.
    -Răn bảo: mẹ dùng lời lành để con xa lìa những điều ác.
    -Cho gia nghiệp: mẹ thường đem gia nghiệp giao lại cho con.


    Này thiện nam tử, ở thế gian này, cái gì gọi là rất giàu? Điều gì là rất nghèo? Mẹ hiền còn sống nơi gia đình là giàu; mẹ hiền khuất bóng là nghèo; mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa, mẹ hiền mất đi là mặt trời đã lặn; mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng, mẹ hiền mất đi là đêm tối tăm! Thế nên, các ông phải siêng năng gia tăng việc tu tập về sự hiếu dưỡng đối với phụ mẫu, thời như người cúng dường Phật, phước báo ấy và phước báo này bằng nhau không khác! Các ông nên báo ân cha mẹ như thế!




    Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

    Phật chỉ ra nhân duyên kiếp trước của 10 loại người

    Đức Phật dạy rằng, vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên kiếp trước. Vậy nên mới có nhân quả luân hồi hay số kiếp. 

    http://canhvanglangocdep.blogspot.com/

    Đức Phật dạy rằng, vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên kiếp trước. Vậy nên mới có nhân quả luân hồi hay số kiếp. Muốn biết 10 loại người dưới đây có kiếp trước ra sao, tĩnh tâm lắng nghe lời Phật thuyết.

    1. Phong thủy và tâm linh cho rằng, người kiếp này có địa vị cao quý, làm quốc vương hay đại thần, có quyền hay có thế đều là người mà kiếp trước lễ phép và kính trọng Phật, Pháp, Tăng mà đến.

    2. Người kiếp này giàu sang phú quý thì kiếp trước đều là những người từng bố thí, cứu tế và cho đi rất nhiều.

    3. Người kiếp này sống thọ, sức khỏe dồi dào, không bị bệnh tật, đều là người kiếp trước luôn giữ vững giới cấm, coi trọng tôn nghiêm nhà Phật.

    4. Người lớn lên đoan chính, xinh đẹp, khuôn mặt thanh tú, rạng ngời, khắp thân mình tỏa ra mùi hương thơm mát, gặp người người thích, nói người người nghe là kết quả của kiếp trước đã tu nhân tích đức, lấy khiêm nhường, nhẫn nhịn làm niềm vui.


    5. Người có cá tính điềm đạm, bình tĩnh, không hấp tấp vội vàng, nói năng và hành động đều cẩn trọng, chừng mực thì kiếp trước đều là những người từng tu thiền định, tâm tưởng thanh tịnh.

    6. Người tài năng, thông suốt Pháp và có thể thuyết giảng, hóa độ người u mê, ngốc nghếch hiểu được, trân quý lời nói, tự động truyền rộng Pháp ra ngoài đề người người thấu hiểu, là kết quả của kiếp trước đã tu trí tuệ mà thành.

    7. Người có giọng nói trong trẻo, rõ ràng và truyền cảm thì kiếp trước là người đến từ Tam bảo ca hát (Tam bảo là là chỉ Phật, Pháp và Tăng).

    8. Người từ nhỏ đã ngốc nghếch là do kiếp trước không muốn nhận sự dạy dỗ, chỉ bảo người khác.

    9. Người làm nô lệ, người ở cho người khác là do kiếp trước thiếu nợ, có vay nhưng không trả người ta.

    10. Người có địa vị thấp kém, cuộc sống nghèo hèn là bởi vì kiếp trước không lễ phép và kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

    Trong kiếp luân hồi, tội báo và phúc báo đi theo con người như hình với bóng. Nhân duyên kiếp trước còn kéo dài ngàn kiếp sau, nghiệp duyên kiếp nọ lưu truyền mãi tới kiếp kia . Vậy nên, con người thế gian càng sớm giác ngộ, càng dễ tạo ra phúc báo để có thể lưu truyền mãi muôn đời, con cháu cũng được thơm lây.






    Tờ Long Thiên Biểu - Huynh Danh xuất hồn, cầu đạo



    Tờ Long Thiên Biểu



    http://canhvanglangocdep.blogspot.com/
    Huynh Hứa Truyền Doanh, thời nhỏ thường theo mẹ đến các chùa chiền lễ Phật, thấy tượng Phật thường ngồi kiết già, huynh cảm thấy kỳ lạ nên cũng học theo. Hai năm sau, hồn của huynh xuất ra, lúc đầu cảm thấy lo sợ, nhưng sau cũng quen dần, mỗi lần xuất ra, hồn của huynh có thể chu du khắp nơi mà không bị vật hữu hình cản trở như đi xuyên qua tường mà không gặp trở ngại.
    Vì tính hiếu kỳ, huynh muốn tìm hiểu cõi U Minh, nên khi xuất ra, thường du Địa phủ và dần dần quen với cõi Âm ty. Khi du địa phủ, huynh thường thấy mỗi khi có Thiên sứ tới, Diêm vương cùng Phán quan đều phải tạm ngưng việc xét án để tiếp lấy tờ Sớ của Thiên sứ. Khi Thiên sứ về Trời, Diên vương cùng Phán quan mới lấy sổ sinh tử ra, xóa tên của những người có tên trong tờ Sớ mà Thiên sứ giao đến.
    Huynh Doanh gặp nhiều lần như thế, nên một hôm huynh hỏi Diêm vương:
    -Tờ Sớ của Thiên sứ sao lại quan trọng như thế, mỗi lần có Thiên sứ đến Diêm vương đều ngưng việc xét án?
    Diêm vương đáp:
    -Tờ Sớ đó ghi chép danh sách của những người có tên trên Thiên Bảng, do đó không thuộc quyền cai quản của Bổn vương nữa, sau này tu hành chứng Đạo sẽ trở về cõi trên, nên sổ sinh tử phải xóa tên những người đó.
    Huynh Doanh lại hỏi:
    -Vãn bối cũng là người tu hành, chẳng biết có được ghi danh ở nơi Thiên Bảng không, hay là vẫn còn ở trong sổ sinh tử, có thể nhờ Diêm vương tra giúp chăng?
    Diêm vương cười, căn cứ vào địa chỉ của huynh Doanh, lấy cuốn sổ sinh tử ra lật cho huynh xem, huynh thấy có tên mình, nên nói cùng Diêm vương:
    -Vãn bối cũng là người giữ giới tu hành,Diêm vương có thể xoá tên của vãn bối chăng?
    Diêm vương đáp:
    -Không được, trừ khi nào tiên sinh tìm được Minh sư cầu Đạo rồi, Thiên sứ sẽ giao tờ sớ đó đến đây, lúc đó bổn vương mới có thể xóa tên của tiên sinh trong sổ sinh tử.
    Huynh Doanh hỏi:
    -Làm sao mà tìm được Minh sư ?
    Diêm vương đáp:
    -Từ chỗ náo nhiệt như thành thị đến vùng hoang vắng như thôn quê, từ lầu trên các tòa nhà đồ sộ đến những căn nhà lụp xụp đều có thể tìm được ni cô và hòa thượng thường hay tụ tập ở những nơi đó.
    Huynh được lời chỉ thị của Diêm vương nhưng vẫn thấy lời nói có chỗ hàm hồ khó hiểu, huynh muốn hỏi rõ thêm, Diêm vương cười và nói:
    -Một khi cơ duyên tới rồi, tiên sinh sẽ tìm được.
    Huynh Doanh nghe lời Diêm vương, đi thăm viếng tất cả những ngôi chùa lớn ở ba miền Nam,Trung, Bắc ở Đài Loan để tìm Minh sư. Mỗi khi đến chùa, huynh đều hỏi là tìm Minh sư để cầu Đạo, nhưng chùa chỉ trả lời là có Pháp sư, Thiền sư ...mà không dám xưng là Minh sư.
    Sau một thời gian là tám năm, huynh Doanh đến xưởng bóng đèn Tân Á ở thành phố Tân Trang làm việc. Trong xưởng, huynh thường đem những chuyện xảy ra ở nơi Địa phủ kể cho đồng nghiệp nghe, huynh khuyên người nên ăn chay và không nên sát sanh, vì những con vật bị giết khi đến âm phủ đều báo cáo cho Diêm vương hay là đã bị ai giết, đồng nghiệp của huynh đều cho huynh bị điên nên đều tránh xa mà không dám tiếp xúc.
    Nữa năm sau, một vị đạo hữu họ Lưu ở thành phố Đài bắc xin vào xưởng Tân Á làm việc, Lưu huynh ăn chay trường lâu năm nên mỗi ngày ở nhà đều chuẩn bị hộp cơm mang đến xưởng dùng làm cơm trưa mà không ăn chung với công nhân khác, huynh Doanh thấy vậy nên đến làm quen, và hai người dần dần thân thiết với nhau. Huynh Doanh đem chuyện du Địa phủ kể cho Lưu huynh nghe, nghe đến tờ Sớ mà Thiên sứ giao xuống cho Diêm vương, Lưu huynh có cảm giác là tờ Long Thiên Biểu trong lúc cầu Đạo. Lưu huynh giới thiệu huynh Doanh đến một Phật đường ở Đài Bắc và mời huynh kể chuyện du Địa Phủ cho đạo hữu nghe. Tin huynh Doanh du Địa phủ được truyền khắp các Phật đường ở Đài Bắc, sau cùng Trần tiền nhân biết được, sợ huynh Doanh là người Bàn Môn Tà Đạo đến để khảo người tu hành nên khuyên đạo hữu chớ nên tin trước mà phải quan sát một thời gian để rõ thực hư.
    Một năm sau, Tiền nhân báo cáo cho Hàn Lão tiền nhân hay, lão tiền nhân nói “người này có lai lịch”, và cho mời huynh Doanh đến để nói chuyện Đạo. Khi huynh Doanh đến, Lão tiền nhân hỏi nhiều vấn đề liên quan đến Địa phủ, huynh Doanh đều ứng đối lưu loát, họp với lý niệm của Lão tiền nhân, sau cùng nói đến tờ sớ của Thiên sứ, Lão tiền nhân sai một người lấy tờ Long Thiên Biểu đã in sẵn đưa cho huynh Doanh và nói “ tờ sớ mà tiên sinh nói chắc là tờ Long Thiên Biểu này”. Huynh Doanh thấy tờ sớ phát ra hào quang, y như đã thấy ở nơi Địa phủ, nên mừng rỡ đến chảy nước mắt, hai chân bèn quỳ xuống và nói :
    Vãn bối đã tìm tờ sớ này hơn muời mấy năm nay, bây giờ mới được gặp, cúi mong tiền bối truyền Đạo cho vãn bối để thoát vòng sinh tử.
    Lão tiền nhân nói :
    Minh sư mà Diêm vương nói là Tế Công Hoạt Phật và Nguyệt Tuệ Bồ Tát, nay cơ duyên đã đến, tiên sinh có thể cầu Đạo.
    Ngày hôm đó, Lão tiền nhân chỉ thị cho một Điểm Truyền Sư ở Đài trung điểm đạo cho huynh Doanh. Đó là mùa thu năm 1979.
    Huynh Doanh có cặp mắt âm dương có thể nhìn thấy ma quỷ thần tiên, gia đình của những người có bệnh nhân quả thường hay tìm đến nhờ huynh trị bệnh,phương thuốc của huynh thật đơn giản, khuyên người ăn chay và làm công đức để hồi hướng cho oan hồn. Tác giả được gặp huynh Doanh vào đầu năm 1984 khi huynh đến chữa bệnh cho một đạo hữu ở thị trấn Đầu Thành, huyện Nghi Lan.
    Thời kỳ phổ độ Bạch dương, đạo giáng ở thường dân nên Phật đường phân bố ở khắp nơi, người giàu thì mua nhà lầu ở trên cao, ở miền quê thường là nhà trệt, thời Bạch dương kỳ , người tu hành không cần xuất gia cạo đầu, ở Phật đường có nam có nữ, vợ chồng nên ni cô và hòa thượng là ám chỉ người tu hành thời kỳ này.
    Bệnh nhân quả là bệnh mà bác sĩ chữa không hết, những người mắc bệnh điên đều là bệnh nhân quả, đều có oan hồn theo sau, huynh Doanh chỉ làm trung gian để nói chuyện với oan hồn và người bệnh, trước hết hỏi oan hồn cần điều kiện gì, và đem diều kiện này nói với bệnh nhân, nếu hai bên thỏa thuận được với nhau, và bệnh nhân làm theo điều kiện của oan hồn thì bệnh sẽ khỏi.




    Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

    Phật tại linh sơn





    Phật tại linh sơn mạc viễn cầu
    Linh sơn chỉ tại nhữ tâm đầu
    Nhân nhân hữu cá linh sơn tháp
    Hảo hướng linh sơn tháp hạ tu

    Cái này lúc chúng ta cầu tam bảo đã biết rồi. Linh sơn địa 
    chính là huyền quan khiếu của mỗi người. Thông qua Minh 
    sư nhất chỉ điểm mở ra chỉ cần tu thật tốt ở núi Linh Sơn ( 
    chính là bổn tâm ), tu tâm luyện tính, hành công lập đức, khi 
    tuổi thọ đã hết, linh tánh tự nhiên sẽ đi ra từ cửa chính, 
    miễnđược phải chịu nỗi khổ luân hồi, có thể quy căn phục 
    mệnh . Đây là bài thơ ám chỉ của Quan Thế Âm Bồ Tát dùng 
    để nói với tất cả những người tu hành, ý nói rằng tất cả mỗi 
    người chúng ta đều có một núi Linh Sơn và không nhất thiết 
    phải đi đến nơi xa xôi để cầu. Nhưng nếu mình chưa cầu 
    qua tam bảo thì mình cũng không có cách nào biết được làm 
    thế nào để tu ở dưới tháp Linh Sơn. Điều này cũng có nghĩa 
    rằng Quan Thế Âm Bồ Tát trước đây cũng từng có cầu tam 
    bảo do sư phụ truyền cho, nhưng do đây là thiên cơ bất khả 
    lộ nên Quan Thế Âm Bồ Tát cũng không dám tiết lộ, nhưng 
    Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi rất muốn cho mọi người biết nên 
    mới viết lưu lại bài thơ này, chỉ là xém một chút chút, nhưng 
    tuy xém một chút chút mà không có Minh Sư nhất chỉ điểm 
    thì cũng không có cách nào. Hiện nay là thời kỳ phổ độ nên 
    chúng ta có thể lấy ra nghiên cứu.



    Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

    Sườn Dừa Chay Rim Me



    Sườn Dừa Chay Rim Me




    Nguyên Liệu

    200 gram sườn dừa chay
    1vắt me
    Đường, hạt nêm chay
    Mè trắng rang vàng
    ít gừng

    Cách Làm

    Sườn dừa mua ở tiệm bán đồ thực phẩm chay, được làm từ 
    đạm đậu nành và dừa.
    Sau đó chiên vàng sườn dừa.
    Me dầm với nước ấm.
    Phi thơm gừng giả nhỏ sau đó cho nước me vào. Nêm hạt 
    nêm và đường cho vừa khẩu vị.
    Cho phần sườn dừa chay đã chiên vào, đảo đều khi thấy 
    hỗn hợp sốt me bám đều sườn dừa và sốt sánh cạn thì tắt bếp.
    Cho mè rang vào trộn đều. Phần sốt me bám đều, vị chua 
    mặn ngọt ăn rất ngon




    Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

    Cái giá phải trả bởi không tin Thần Phật




    Thời đó giao thông vùng nông thôn bị tắc nghẽn, làng quê khắp nơi đều bắt đầu thi công làm đường quốc lộ. Năm 1976, Trương bí thư và Hàn trưởng làng Kim Sơn phụ trách thi công một con đường từ làng Kim Sơn đến công xã Ngọc Sơn.
    Làng Kim Sơn cách công xã Ngọc Sơn hơn 20 cây số, trên con đường mới thi công cần phải đi qua Thạch Nha Tử. Thạch Nha Tử có một ngôi miếu Quan Âm, nếu như thi công con đường, thì phải đập bỏ miếu Quan Âm.
    Những người dân công làm đường ai cũng đều không bằng lòng đập bỏ ngôi miếu, bởi họ tin rằng đập chùa, phá miếu, hủy tượng Phật sẽ bị báo ứng. Vậy nên họ đề nghị thi công con đường vòng qua ngôi miếu. Nhưng bí thư Trương và Hàn trưởng làng kiên quyết không đồng ý: “Chúng tôi là đảng viên, chúng tôi vốn không tin Thần Phật gì cả. Mọi người hãy chuẩn bị thuốc nổ để phá miếu. Dứt khoát thi công con đường qua ngôi miếu này, hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu”.
    Dân công không biết thuyết phục ra sao, đành phải đào lỗ chôn thuốc nổ, lắp ngòi phá hủy miếu Quan Âm. Không lâu sau con đường mới đã thi công xong.
    Ngày đầu tiên thông xe, Hàn trưởng làng lái máy kéo đi ngang qua Thạch Nha Tử (nơi miếu Quan Âm bị phá hủy) thì chiếc xe bất ngờ bị lật. Hàn trưởng làng bị thương nặng, sau đó được đưa đến bệnh viện huyện để cấp cứu. Ngày hôm sau, vợ của Hàn trưởng làng lại ngồi trên một chiếc xe máy kéo khác muốn đi thăm trưởng làng, khi xe đi đến miếu Quan Âm, xe lại bị lật, vợ của trưởng làng chết ngay tại chỗ.
    Sau khi con đường sửa xong, Trương bí thư trước giờ vốn rất khỏe mạnh bỗng dưng bị bệnh cao huyết áp nặng, không thể làm việc bình thường được nữa, đành phải nghỉ hưu ở nhà chữa bệnh.
    Sau khi về nhà không được bao lâu, bệnh tình của ông Trương càng ngày càng nghiêm trọng. Trương không thể đi lại bình thường được, mỗi ngày đành phải ngồi trên một chiếc ghế dài, muốn đi đâu thì phải bò lần theo chiếc ghế mà đi. Dần dần ngay cả nói chuyện cũng không thể nói được nữa, chỉ có thể ra hiệu bằng tay. Về sau, bệnh tình của ông càng nặng hơn, chỉ có thể nằm liệt trên giường cả ngày, không thể xoay người, có lúc đại tiểu tiện ngay trên giường. Hàng xóm thường hay nghe thấy tiếng kêu gào đau đớn giống như tiếng bò kêu của ông. Trương bí thư sau một thời gian bị bệnh tật giày vò thì qua đời.
    Chuyện này thời gian ấy đã làm chấn động cả một vùng. Người dân đều nói, họ không tin Thần Phật thì thôi, lại còn dám ngang nhiên phá chùa phá miếu; tự làm tự chịu, bây giờ mới gặp báo ứng, đây quả thật đã ứng nghiệm với câu “hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu” mà họ đã nói.
    Về sau, vị Hàn trưởng làng đó hối hận nói với những người bên cạnh rằng: “Ài … Nếu như trước kia nghe lời đề nghị của mấy dân công kia, thì đã không phải gặp quả báo như bây giờ”.
    Sau khi Trương chết, vợ của ông đã lập một bàn thờ cúng Phật, bà thường xuyên ăn chay niệm Phật để chuộc tội cho chồng.
    Không chỉ ở Trung Quốc, người dân ở nhiều nơi từ trước đến nay không ngừng bị chính quyền nhồi nhét thuyết vô Thần, khiến cho người ta không còn tin tưởng và kính trọng Thần Phật nữa. Thậm chí có người còn dám miệt thị cả Thần Phật, và đã làm rất nhiều chuyện xấu xa, cuối cùng hại người hại mình, thật là đáng bi ai.



    Công quả, phúc đức mất hết nếu làm 6 điều này

    Công quả, phúc đức mất hết nếu làm 6 điều này


    Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'




    Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. 

    Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý 

    làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn 

    khiến phúc báo bị hao tổn mất.

    Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao 

    tổn nhanh nhất mà một vị hòa thượng khuyên bảo!

    1. Thường xuyên sát sinh
    Sát sinh là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao 

    tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát 

    sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất 

    định phải sát sinh thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh. Bởi vì 

    sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản 

    thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước thì chúng 

    ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.

    2. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh
    Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: Người phụ nữ không hay tức 

    giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức 

    giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.

    Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa 

    thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu 
    cháy 

    hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng: Oán giận 

    một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc 

    đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha 
    mẹ, 

    người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích 

    lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất 

    là “phúc mỏng mệnh nông”.

    3. Xung đột với cha mẹ, người bề trên
    Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong 

    những việc làm “tổn phúc bại lộc.” Vô luận là cầu cái gì cũng 

    đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi 

    vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân 

    duyên, làm việc đều không thuận…Nếu như công việc 
    không 

    thuận lợi, cảm tình thống khổ lập tức hiếu thuận với cha mẹ, 

    cha mẹ vui mừng thì hết thảy thiên nhân, quỷ thần đều sẽ 

    đến 

    bảo hộ. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với 

    cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. 

    Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì 

    cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên 

    cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp.

    Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ 

    giàu 

    có, khá giả. Hiếu thuận nhưng không dùng vật phẩm tiền tài 

    nuôi dưỡng cha mẹ thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu 

    hụt tài phú.

    Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, đại đức, một câu làm tổn 

    hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia 
    đình.

    4. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét 
    người khác.

    Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, 

    tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên 

    che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. 

    Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư 

    Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời 

    trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh 

    vượng.”

    Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương 

    lai cũng sẽ phải chịu như thế.

    5. Khoe khoang, khoa trương bản thân
    Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự 

    mãn sẽ khiến quỷ thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe 

    khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.

    6. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác
    Nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến 

    hòa khí giữa trời và đất mà chiêu mời tai họa mà quỷ thần 

    giáng xuống. Hơn nữa, dùng một chút những lời nói đồn đại 

    không đúng sự thật để khoa trương bản thân khiến cho 

    người bị nói sẽ tức giận khó chịu thì sao có thể sống bình an 

    đây?

    Trời đất đã sinh ra dược thảo khiến vạn vật thoải mái, cũng 

    sinh ra độc thảo đầu độc vạn vật. Trời đất dưỡng dục người 

    lương thiện, quân tử cũng dưỡng dục tiểu nhân. Mặt trăng 

    mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện 
    mà 

    không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ 

    thu nạp dòng nước tinh khiết, cự tuyệt dòng nước ô nhiễm. 

    Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời 


    đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta 

    điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người 

    khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu 

    nhân, ác nhân. Hãy mở rộng lòng mình mà bao dung hết 

    thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn!

    Người xưa có câu: “Thái sơn bất từ thổ nhưỡng, hà hải bất 

    trạch tế lưu” là có ý khuyên rằng: Làm người phải tiếp nhận 

    được hết thảy mọi người, kể cả người không cùng suy nghĩ, 

    quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu chính bản 

    thân mình.