Phần 1
1. Kỳ thật mọi người bái lạy là “tự gia Phật”, lạy Tự Tánh Phật của mình, mọi người khấu đầu là khấu cái gì? Khấu lạy Tự Tánh Phật của bản thân mình nha! Tự Tánh Phật ở nơi nào? Chỉ cho thầy xem đi, có người chỉ vào trái tim đang đập. Thầy nói cho các con nghe, Tự Tánh Phật ở “nơi này”! Tam Bảo phải ghi nhớ, nếu các con quên rồi về không được. Thầy đây cũng phiền phức, quá nhiều người cần Thầy dắt về như vậy! Tốt nhất là tự mình nhận được đường về. Lạy Phật là lạy Tự Tánh Phật. Tiên Phật chỉ cần các con học và làm theo là được rồi, học tập Tiên Phật lúc còn sống đã làm những điều tốt gì, kiếp này các con cứ học và làm theo là được, như vậy các con mới có thể thành Phật được.
2. Nghĩ đến người khác thì mới biết yêu cầu bản thân, yêu cầu bản thân đối với người thì phải tha thứ, yêu cầu bản thân tất phải phù hợp với đạo trung dung.
3. Phải dùng “tâm cám ơn, tâm bình thường, tâm hoan hỷ” để đối diện với tất cả những việc xảy ra trên thế gian này. Tâm niệm thiện từng bước đều trở nên tốt đẹp; nếu con tâm niệm bất thiện thì từng bước trở nên xấu ác.
4. Ăn chay rất tốt, ăn chay có thể sống lâu, bây giờ có rất nhiều loài động vật có độc, ăn chay không kết oan khiên; ăn chay phải vĩnh viễn, không được nửa đường bỏ gánh, phải ăn cho đến ngày về trời thì mới ngưng. Các con ăn chay, cái miệng sạch tâm cũng phải sạch, không thể cái miệng ăn chay là được, ăn chay cái miệng không được mắng người. Con người hiện nay “ngoài mặt thì thiện trong lòng thì ác”; chúng ta ngoài mặt thiện, trong lòng cũng phải thiện, phải có lòng từ bi, đừng vì ngon miệng trước mắt mà sát hại sinh mệnh của chúng sanh.
5. Người trong xã hội hiện nay càng không tuân thủ “quy củ giới luật” ngày sẽ càng nhiều. Tới Phật Đường cũng phải tuân thủ Phật quy. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, Phật đường cũng có “Phật quy lễ tiết”. Cho nên không cùng hòan cảnh sẽ có không cùng quy luật, phải “nhập gia tùy tục”, người tu đạo phải biết khiêm hạ “để tâm hạ khí”. Người tu đạo sợ nhất là kiêu ngạo, con người thường có tánh tự ngã tự phụ, tu đạo phải khiêm hạ, thì tự nhiên mọi người sẽ có lễ phép với mình, đó mới gọi là thành công. Tu đạo nếu còn tồn chứa tâm kiêu ngạo, cho là mình biết nhiều hơn người khác, như vậy là không được . Giống như ca hát vậy, có lúc hát bị lạc điệu, tu đạo không thể lạc điệu được, phải tuân thủ “giới luật quy củ”, cố gắng mà tu hành.
6. Tại sao bây giờ thiên tai nhân họa lại nhiều như vậy? Bởi vì lòng người bây giờ đang thay đổi, lòng người biến xấu. Cho nên trời cao sẽ giáng xuống tai kiếp, bởi vậy các con phải tu tâm, tu sữa cái tâm cho tốt. Trời cao sẽ không giáng tai kiếp lên thân các con. Chỉ cần con có tu người nhà của con sẽ được bình an.
7. Con càng khiêm tốn càng không muốn có, trời cao sẽ cho con càng nhiều hơn. Trong lòng con không có chiếm hữu, tương lai con sẽ có càng nhiều hơn. Con càng muốn chiếm hữu, con thật sự chỉ chiếm hữu được một chút thôi.
8. Người thế gian có điều cần phải nhìn thấu, là điểm nào đây? Chính là tiền tài phải nhìn thấu, sống chết cần phải xem nhẹ một chút; người sợ chết ngược lại càng chết sớm hơn, người thích tiền tài càng tham càng nghèo khốn. Cái gọi là “tiền tài sanh ra không đem đến, chết rồi không đem đi”!
9. Tập quán thói quen là túc tập lũy kiếp của mỗi cá nhân chẳng hạn như: “Của tôi”, “tôi làm”, “tôi vốn dĩ đã có rồi”, … v.v. đó đều là chấp trước đều là vô minh.
10. Làm thế nào để phá trừ “vô minh”? Chính là “chuyển niệm”, trước tiên đôi bên cùng nhau thống hiểu, tâm tồn cảm kích, cám ơn, thái độ vui vẽ thành khẩn, tự nhiên sẽ viên mãn trọn vẹn.
11. Sự thù thắng của “Tam Bảo” rất là diệu dụng, nhưng cần phải đem ra áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, phải được sử dụng trên tự thân mình. Nếu có lúc tâm không bình tĩnh, niệm niệm (trong lòng) 5 chữ chân ngôn “Bảo thứ 2”; lúc có vấn đề không lắng tịnh lại được, niệm niệm 5 chữ chân ngôn thì sẽ có “diệu trí huệ”. Lúc hoang mang cần tham bái, chính là tự hỏi hỏi mình, phản tỉnh bản thân, tại sao lại xảy ra vấn đề như vậy? Trước tiên tìm ra gốc gác vấn đề, tiếp theo là giải quyết vấn đề, như vậy chính là “diệu trí huệ”.
12. Chúng ta không thể thay đổi được thời tiết, nhưng có thể thay đổi được tâm trạng của mình; không thể thay đổi được dung mạo, nhưng có thể phơi hiện ra nét mặt tươi cười; không thể hạn chế được người khác, nhưng có thể nắm vững được bản thân; không dự biết được ngày mai, nhưng có thể nắm vững được hôm nay; không thể việc việc thuận lợi, nhưng có thể việc việc tận sức.
13. Muốn phục vụ người khác, trước tiên phải hiểu được lòng người, biết được lòng người mới có thể biết được lòng trời, con không hiểu lòng người thì làm sao hợp được lòng trời? Không hiểu được lòng trời thì làm sao thuận được lòng người đây! Đây hoàn toàn dựa vào sự dụng tâm của các con đó.
14. Đối với mình không lỗi cầu cho có lỗi, không những tấn đức mà còn tránh miễn được họan nạn; đối với người có lỗi cầu cho không lỗi, không những đôn hậu mà còn giải oan.
15. Lấy lòng trách người lại trách mình, lấy lòng tha thứ mình lại tha thứ người. Con người có thể nhìn xa ngòai trăm dậm, nhưng khó thấy được sao lưng mình; mắt có thể thấy được nhỏ li ti như tơ hào, nhưng khó điếm được lông mi mình, cho nên người thường thấy lỗi của mình, thì gần với đạo vậy!
16. Con người lại tới thế gian này, không chỉ vì miếng ăn cái mặc không thôi, mà phải bỏ ra lòng yêu thương, lòng từ bi để quan tâm yêu qúy chúng sanh; đem giá trị sinh mệnh phát huy trên thân người khác, học theo tâm Bồ đề của Bồ Tát, mọi lúc tồn tâm tốt làm điều tốt. Người sống trên thế gian thường không ổn định, có lúc cười ha ha, có lúc khuôn mặt đầy sự ưu buồn và thương tâm, lại phải đối diện với sự biến hóa vô thường của thế gian. Cho nên sống cần phải có phương hướng mục đích và làm chủ được bản thân. Lấy tâm trạng bình tĩnh yên ổn lại đối diện với cái thực xấu tốt. Vậy thì sống mới được yên ổn và vui vẻ, cơ thể vì vậy mà mạnh khỏe.
17. Tâm của đồ nhi mở không ra, nhìn không thấu, đương nhiên làm việc gì cũng không được thuận lợi, con muốn thuận lợi tâm phải mở ra, phải nhìn cho thấu, đừng để cho hình thức quy tắc trói buộc lại; tâm lượng rộng rãi tự nhiên làm việc gì cũng thuận lợi. Hôm nay không thuận lợi bởi vì tâm lượng qúa hẹp hòi, có lúc quá chú trọng hình thức, con sẽ bị hình thức ràng buộc. Trong lòng không nên chất chứa 1 chút gì suy nghĩ tạp lọan. Tồn chứa qúa nhiều suy nghĩ tạp lọan, tâm của con sẽ bị buộc chặt lại.
18. Tâm lượng rộng thì phước sẽ rộng, tâm bằng phẳng đường đi sẽ bằng phẳng. Trong lòng trổi dậy qúa nhiều nỗi bất bình chỉ làm trở ngại cho con thôi. Lúc con cực khổ có thốt lên lời oán trách không? Nếu có, vậy thì đã tạo ra tâm khổ rồi. Muốn hiểu rõ cái tâm khổ và cực khổ là liên quan mật thiết nhau, con nên lập tức chuyển niệm nha!
19. Cố gắng nghe Đạo lý, đừng để cái xấu của người khác ảnh hưởng đến mình. Có lúc trong lòng có một số chướng ngại hoài nghi với niệm đầu kỳ quái. Đừng dấu trong lòng mãi, nên đem nó phơi bày ra. “Khoảng trời không mới có một bầu trời xanh”, tất cả những cái không tốt này là đều do mình tạo thành. Đồ nhi ráng học theo cái không ràng buộc của Lão Sư, chính là tự tự tại tại. Thầy chúc đồ nhi thành công viên mãn. Đồ nhi vĩnh viễn ghi nhớ trong lòng câu nói: “phải có lòng tin phải có lòng nhẫn nại, phải có lòng hằng bền, vĩnh vĩnh viễn viễn, mãi cho đến được mục đích”.
20. Đụng việc không thối chuyển, cần phải vững kiên nghị lực, thế nào là nghị lực? Chính là lòng hằng bền, lòng nhẫn nại.
21. Đồ nhi nếu có lúc gặp đau khổ đừng đi than vãn với người khác đồ nhi có thể thổ lộ với Thầy, đồ nhi có thể ở Phật Đường hay ở trước Phật thổ lộ, hoặc là ngước lên không kêu thầy, đồ nhi than vãn với thầy, thầy sẽ rất vui mà tiếp nhận. Bởi vì đồ nhi vì cái gì? Chính là vì làm việc Phật, độ hóa chúng sanh, cho nên các con có lúc đau khổ, thổ lộ cho thầy nghe, thầy vui vẻ mà tiếp nhận, rất rộng lòng mà lắng nghe. Nhưng Thầy hy vọng đồ nhi đừng hở chút là bộc phát cáu bẳn nóng tánh ra, nên dành hơi sức đó dùng để độ hóa chúng sanh, thành toàn quan tâm độ hóa chúng sanh hữu duyên. Đồ nhi phát ba phần tâm, thầy trợ bảy phần tâm. Thầy âm thầm trợ giúp cho đồ nhi, hy vọng các con sấn tiến về phía trước, đừng phụ lòng kỳ vọng của thầy. Chúc phúc đồ nhi!
Phần 2
22. Con chỉ cần có thành tâm có Phật tâm, thì nơi nào cũng tu được Đạo. Chỉ cần giữ vững được tâm niệm của chính mình, vậy chính là tu Đạo rồi. Chỉ cần có lòng, không ở sâu cạn, không ở mới cũ, tu Đạo chính là ở đương hạ (thời khắc trước mắt). Khi con có một tâm niệm (ý nghĩ) trỗi dậy, nếu là tâm niệm tốt thì con nên nắm bắt nó, nếu là tâm niệm không tốt thì con nên cảnh giác nó, như vậy chính là tu Đạo.
23. Khi con muốn biết Phật là cái gì? Điều đó chứng tỏ con có lòng muốn học Phật. Vị Phật này con vốn dĩ đã có rồi, nghiên cứu Kinh điển đừng để Kinh điển bó buộc, cái trong Kinh điển dạy cũng chính là cái mà con người chúng ta viết ra, nguồn gốc của nó cũng là ở từ con người mà ra, mặc dù người người đều giống nhau, nhưng tâm lại bất đồng, cho nên lúc Đức Phật vẫn còn làm người (lúc chưa quy không), thì đã có thể làm ra được Kinh điển, để hậu bối chúng ta có thể nghiên cứu được Kinh điển, các con vinh hạnh biết bao, hôm nay có thể ngồi ở đây mà nghiên cứu Kinh điển, đó là do các con có được nhân duyên không giống.
24. Sanh tử và có không vốn cùng một thể, sanh là có, tử là không, nhưng con lại thường chắp chước vào ở trong cái “có không”, cho nên mới suy tính thiệt hơn. Cái lý này chính là cái thuyết đối đãi nhị nguyên.
25. Tu Đạo có tu thật và tu giả, tu thật thì ở nội tại bên trong, còn tu giả thì lại chú trọng biểu hiện ở bên ngoài, các con muốn chọn tu cái nào? Con nếu lý nhận không rõ, thì làm người sẽ không có nguyên tắc, làm việc cũng khó thành.
26. Tai kiếp, nó vốn đã sẵn có, bởi vì đó chính là định số và thiên số vận chuyển, cái “số” này chính là định số, chúng ta sanh ra ở thế gian vốn đã có một cái định số, chúng ta phải vượt qua khỏi cái định số này, muốn vậy thì tâm của con phải nới rộng ra, nới rộng ra rồi mới có trí huệ a ! Con người bởi do có lòng đối đãi mới có nhân quả, do có tâm phân biệt mới có nhân quả, phải biết tìm hiểu thế nào là “nhân”, thế nào là “quả”? Cuộc sống sinh hoạt thường nhật chính là Đạo a ! Giữa người với người cũng là Đạo ! Giữa người với người đều có nhân quả, trước mắt liễu dứt trước mắt tốt, trước mắt vui trước mắt đem nó ra giải quyết cho xong, nhân quả chính là đem ác chuyển thành thiện, đó toàn nhờ vào tâm niệm của con hết.
27. Đồ nhi cần phải có cái tâm lượng tùy hỉ và tùy thuận, nơi nơi bù đắp con đường “thiện hỷ phương tiện”, thời thời nói lời “trí huệ quang minh”, được vậy ở trên thì cầu Phật Đạo, ở dưới thì độ hóa chúng sanh, tương lai sẽ thành tựu được ruộng phước vô lượng công đức, lợi ích thập phương chúng sanh, cũng chính là Thiên sứ của Bạch Dương.
28. Trí huệ ở chỗ sau khi Minh Sư một chỉ điểm, trọn vẹn không khuyết, chỉ cần đem nó lấy ra “dùng”, bình thường tu Đạo bước trên thực tế (từng bước thực tế) mà làm, tự nhiên trí huệ sẽ sản sinh ra, làm thế nào dùng đây? Cách tốt nhất là dùng “hành động” để biểu hiện ra ngoài, ràng buộc giới hạn hành vi và cử chỉ của mình, làm tốt gương mẫu, như vậy con không cần phải phí lời nói cho người ta nghe, tự nhiên người ta sẽ tìm đến con.
29. Sinh mệnh không những cần phải có độ sâu và độ rộng, mà còn phải có cái độ minh (sáng), cái minh của minh bạch, và cái minh của quang minh. Phải minh bạch chính mình, phải rõ rõ ràng ràng nắm bắt mỗi tâm niệm của các con, phải để cho chính mình có độ minh. Nhưng cũng đừng quên đi cái độ rộng, phải đầy đủ cả hai. Nếu con hôm nay chỉ có độ minh, từ từ con sẽ trở thành người rất mẫn cảm (nhạy cảm, dị ứng); khi con trở thành quá mẫn cảm, con sẽ bị tâm trạng của mình kéo theo quay vòng vòng. Nếu con không có độ rộng, con sẽ không có cách bao dung. Thầy hy vọng sinh mệnh và tấm lòng của các con không chỉ có độ minh có độ sâu không thôi, mà còn phải có độ rộng nữa, không những minh bạch được chính mình, mà còn phải bao dung chính mình; không những minh bạch được người, mà còn phải quan tâm và tha thứ cho người.
30. Bước vào cửa Phật rồi, tâm tánh của mình phải tự mình chịu trách nhiệm, hình tướng của phàm gian là nhốn nhốn nháo nháo, nhưng Thầy thấy tất cả những cái này rất là ấu trĩ, những kiến thức này đều bị hạn chế. Tại sao vậy? Thấy chúng đồ nhi thường đem bản thân câu thúc (nhốt) trong dòng nước xoáy ở đó tranh chấp không ngừng, nhưng nghĩ nghĩ xem, mười năm về trước con chắp chước vào cái gì? Hôm nay con lại đắc được có cái gì không giống? Có món gì con chưa đắc được? Mười năm trước đây của con và mười năm sau của con có gì thay đổi? Người ta nói: “tâm ban sơ xuất phát” ra thì dễ, nhưng làm thế nào để đem nó biến thành một loại tâm niệm lâu dài (duy trì mãi mãi) thì không phải đơn giản. Cho nên, Thầy đây khuyên chúng đồ nhi tu Đạo không nên tâm trạng hóa, tấm lòng nên nới rộng ra; nhìn càng phải rộng hơn, bức thiết phải “vô tư”, thì dung lượng của con mới có thể tiếp nạp càng nhiều hơn, nhờ vậy mới có thể nhìn càng xa hơn.
31. Thế nào gọi là “diệu hành vô trụ”? Ưng vô sở trụ nhi tâm vô triều (nên không có chỗ để trụ vào, nhưng tâm lại không hề dâng lên những cơn sóng lòng), nếu như nói tâm của con không có chắp chước gì, và không có những chướng ngại ràng buộc nào, thì tâm của con sẽ không dấy lên những cơn sóng lòng, sóng lòng chính là những cái mừng giận buồn vui – lục trần – thất tình – tam độc . . ., ở thế gian này có thể miễn trừ đi được những thứ này (trừ bỏ đi hết mừng giận buồn vui – lục trần – thất tình – tam độc . . .), thì chính là Trung Dung Đạo, cũng chính là Đạo.
32. Khi người khác làm việc không được viên mãn trọn vẹn, chúng ta hãy đi giúp họ làm cho viên mãn một chút, như vậy không những viên mãn được chính mình, mà còn viên mãn được người khác. Có lúc, chúng ta đem những chi tiết nhỏ nhặt ở chỗ lớn bỏ sót mất, nhưng lại không biết cái chi tiết nhỏ nhặt này lại là cái mà người ta chú trọng lớn nhất a ! Có thể con sẽ cho rằng không có gì hết, nhưng thường do bởi những chi tiết nhỏ nhặt này lại làm cho giữa hai bên sinh ra khoảng cách à !
33. Chúng sanh cũng bởi vì tham niệm – vọng tưởng, nên cứ ở mãi trong luân hồi; bởi do phiền não - chắp chước, nên tự tạo ra gánh nặng. Người tu Đạo việc phàm phải nắm cho được – nhìn cho thấu – tính cho tới – làm cho xong – mở cho rộng – buông cho xuống, “xả đắc” (rời bỏ) mới có thể giải thoát khỏi gánh nặng.
Phàm phu thường là:
Ân ái vợ con không nỡ rời.
Thói hư tật xấu không nỡ sửa.
Công danh phú quý không nỡ buông.
Vàng bạc tiền tài không nỡ xài.
Không nỡ rời chính là gánh nặng.
Tục ngữ có câu: “Không gánh nhẹ một đời”. Phật rằng: “Buông xuống hết thảy liền có thể ngừng quán, biết huyễn giả tức là giác, giác tức là rời.” (ngừng có nghĩa là: an tĩnh, an lành, định tĩnh; quán có nghĩa là: dùng định tĩnh lại lãnh ngộ.)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét