• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

    Như Thế Nào Gọi Là Người Tu Đạo?




    Từ ngàn xưa Thánh Hiền Tiên Phật, do đâu được lưu danh hậu thế, muôn đời bất hữu,  bởi vì Tiên Phật chỉ một lòng muốn cứu độ chúng sanh thoát ly biển khổ, đã hy sinh đi hưởng thụ của bản thân, rời bỏ gia đình cha mẹ vợ con, thậm chí có lúc cả tính mạng của mình cũng không màn đến; nhờ có những hy sinh vĩ đại này mà Tiên Phật có được cái vinh quang “Đạo thành trên trời, danh lưu nhân gian”. Nếu  đem so sự hy sinh và sức chịu đựng chịu khổ của Tiên Phật Thánh Hiền ngày xưa với người tu Đạo thời nay thì cách xa một trời một vực. Chúng ta may gặp thời có thể đắc trước tu sau, nếu không siêng cần sửa mình độ người để liễu nguyện lớn, há chẳng đáng tiếc và đáng hổ thẹn lắm sao? Nếu chúng ta có chí chân tu thì nên làm tốt 3 điều sau đây:
    1. Nên lấy mỹ đức nhơn từ làm điểm xuất phát. Phật nói “từ bi”, Nho nói “trung thứ”, Phật Thánh đều lấy tự giác giác tha, kỷ lập lập nhân lại làm mục tiêu. Chúng ta đã gánh lấy sứ mệnh của Trời cao, vậy chúng ta đã phát ra lòng nhơn từ chưa? Và hãy quán xem chúng sanh trong thiên hạ vẫn còn đang đắm say trong giấc mộng hồng trần, còn đang giãy giụa trong biển khổ, và tất cả họ đều là anh chị em của chúng ta, vậy chúng ta nên có cảm tưởng gì khi nhìn thấy cảnh tượng đó? Chúng ta phải làm sao mới an ủi được lòng Mẫu, làm sao để báo đáp Thiên Ân Sư Đức, làm sao để cứu chúng sanh thoát ly biển khổ? Chúng ta nên mau dự tính cho một mục tiêu mới.
    2. Nên có phong độ cao nhã. Mỗi động tác, nhất cử nhất động trong sinh hoạt hằng ngày của người tu Đạo bàn Đạo, nên phát ra ở mức vừa phải, nuôi thành thái độ khiêm cung lễ độ nhịn nhường. Nếu có  hành động ngông nghênh càn rỡ, cử chỉ khinh cuồng, khiến người khác nhìn thấy phải sợ, cho dù có học thức cao mấy đi nữa, nói giảng có hay mấy đi nữa, e là không có ai dám thân cận gần gũi. Nên có cái hành vi tự mình làm tốt rồi thì lan rộng ra cho mọi người xung quanh tựa như Thánh nhân, ưu lo điều người ưu lo, vui trên niềm vui của người, lập vững cái gốc nhân Đạo, phát ra lòng chí thành, lập chí nguyện rộng lớn cứu người cứu đời, như vậy mới hợp với tôn chỉ mà Thánh nhân nói: “Đạo của ta từ một mà quán thông tất cả.”
    3. Nên có tinh thần hỗ trợ hợp tác, phàm là Người Tu Đạo thì xem như anh chị em ruột thịt, theo lý thì nên cùng nhau nhắc nhở uốn nắn, cùng nhau khuyên nhủ khích lệ, cùng nhau giúp đỡ ngày càng tiến bộ ngày một đổi mới, mọi người đồng lòng cùng đức vì sự phát triển của Đại Đạo, vậy mới toát ra được cái đạo đức cao thượng của chúng ta. Nếu chỉ một lòng khoe khoang sở trường, bóc trần cái dở của người khác, đố kỵ lẫn nhau, không những làm cho bản thân bị tổn đức mà còn ảnh hưởng tới Đạo vụ, cho dù có làm được một chút công đức, e rằng tội tạo ra còn lớn hơn cả công, có được công đức không đủ để bù đắp tổn thất do tội gây ra, cho nên không thể không cẩn thận!
    Tóm lại mà nói, chúng ta muốn được xem như một người tu Đạo, thì cần phải có tấm lòng từ bi, có phong độ khiêm tốn ôn hòa lễ độ khiêm nhường, có tinh thần kiến Đạo thành Đạo, tương trợ hợp tác, lấy cứu đời cứu người làm thiên chức, lấy giúp người hành thiện làm niềm vui. Như vậy hành trì thì tiền đồ của đại Đạo mới có một ngày tươi sáng, tương lai chúng ta mới có niềm vinh quang “Đạo thành trên trời, danh lưu nhân gian”, có ích cho thế gian, xã hội và nhân loại, bất khả hạn lượng (không thể lường được). Nếu không lấy thân làm gương, miệng nói thân không làm, kết quả sau này, cũng chẳng qua nở hoa không mà thôi, không thể không lo sợ.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét