• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

    Mười Điều Đại Nguyện




    “Kiền tâm quỳ tại, Minh Minh Thượng Đế liên hạ, hôm nay nguyện cầu Phát nhất Đại Đạo, Tính lý chân truyền, sau khi cầu Đạo.
    1. Thành tâm bảo thủ
    2. Thật tâm sám hối (Càn)
         Thật tâm tu luyện (Khôn)
    Nếu có:
    3. Hư tâm giả ý
    4. Thối súc bất tiền
    5. Khi sư diệt tổ
    6. Miễu thị tiền nhân
    7. Bất tuân Phật quy
    8. Tiết lộ thiên cơ
    9. Nặc Đạo bất hiện
    10. Bất lượng lực nhi vi giả (Càn)
          Bất thành tâm tu luyện giả (Khôn)
    Nguyện chịu Thiên nhân cộng giám.
    I. Lời nói đầu
    Tại sao cầu đạo phải lập Mười điều đại nguyện?
    1. Đắc Đạo nhờ nguyện
    Phật có ba không độ:
    -    Kẻ vô duyên không độ
    -    Kẻ vô tin không độ
    -    Kẻ vô nguyện không độ
    2. Tu Đạo nhờ nguyện
    - Thích Ca Mâu Ni Phật: Chúng sanh vô biên thề nguyện độ.
    - Địa Tạng cổ Phật: Địa ngục không trống thề không thành Phật.
    Nam Hải Cổ Phật: Nguyện độ tận người trên diêm phù.
    - A Di Đà Phật: Bốn mươi điều nguyện, đều nguyện người đăng Cực Lạc.
    3. Thành Đạo nhờ nguyện
    Xưa nay Tiên Phật đều có nguyện, vô nguyện không thể thành Tiên Phật.
    II. Sự khác biệt giữa nguyện và thề
    Lời thề là để chứng minh muốn đạt được mục đích nào đó mà nói ra những lời nặng.
    Nguyện là tâm vốn có, là lương tri lương năng và lương tâm của chính mình.
    III. Nội dung của Mười điều đại nguyện
    1. Thành Tâm Bảo Thủ
    Dùng tấm lòng chân thành không ngừng, ôm Đạo phụng hành, gặp khảo không thay đổi ý chí, gặp ma không thay lòng, mới đúng là “Đắc một thiện thì khẩn thiết ôm chặt vào lòng như sợ mất đi không bằng”.
    2. Thật Tâm Sám Hối  (Càn)
    - Phật nói: “Người đâu phải là Thánh Hiền, ai mà không có sai lầm, biết sai mà sửa thì không có gì tốt bằng”.
    - Phật lại nói: “Tội lớn tày trời, khó được một chữ hối”
    Trời cao không giết người ăn năn hối lỗi, có câu: “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”
    Thành Tâm Tu Luyện  (Khôn)
    - Phật nói: “Bởi kiếp trước tạo nghiệp tội sâu nặng, nên kiếp này làm thân nữ”
    - Giới nữ có ngũ lộ chi thể, Không làm được: (1) Chủ công việc, (2) Chủ thân mình, (3) Chủ gia đình, (4) Chủ đồ vật, (5) Chủ Thánh Nghiệp.
    - Thơ có câu: “Tam Kỳ Bạch Dương Thiên, khôn chân xuất đầu niên, Minh Nguyệt dương không chiếu, khôn đức hữu chủ quyền” (Nếu có)
    3. Hư Tâm Giả Ý
    Phàm kẻ dương phụng âm vi (Ngoài miệng vâng dạ, trong lòng trái lại), tự khi khi người, không đạp thực tế.
    4. Thối Súc Bất Tiền
    Tu Đạo như bơi thuyền ngược dòng, không tiến thì lùi. Cá nhân mình rút lui là chuyện nhỏ, liên lụy Tổ Tiên phải chịu khổ dưới âm phủ mới là chuyện lớn.
    Đánh không đi, mắng không lui mới là bảo bối tốt của Phật Gia.
    5. Khi Sư Diệt Tổ
    Uống nước phải nhớ nguồn, không được quên cội.
    Được Sư nhất chỉ chung hướng bắc, một đời Thầy trò muôn vạn năm, dù người công cao vô biên lượng, quên Sư tánh mạng khó bảo toàn.
    6. Miễu Thị Tiền Nhân
    Cỏ cây không rễ sao mọc được, người không dẫn dắt đường khó đi.
    Xem thường người trước tội không nhẹ, uống nước nhớ nguồn mới chân tình.
    Tiền Nhân bận thành toàn ngày đêm, vì cứu Thiện Tính về Thiên Đường, chỉ sợ Hiền Đồ chìm trong biển khổ, cùng đến Long Hoa chứng ngôi sen.
    7. Bất Tuân Phật Quy
    Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, Phật có Phật quy, nếu không có quy củ không thành vuông tròn được.
    Tu Đạo nếu không giữ Phật quy, nói gì tu dưỡng lên thang trời, Phật quy là giới luật của trời, không tuân về được cố hương sao?
    8. Tiết Lộ Thiên Cơ
    Những lời không thể nói mà lại nói, gọi là tiết lộ Thiên cơ.
    Tam Bảo không được tiết lộ, không thể nói xằng bậy được.
    9. Nặc Đạo Bất Hiện
    Tu Đạo không phát lòng từ bi, giấu Đạo không hiện, sẽ làm lỡ lương duyên của chúng sanh.
    Trời vốn không nói được, nhờ người khuyên, người nếu không khuyên, sao nghe thấy Đạo.
    10. Bất Lượng Lực Nhi Vi Giả  (Càn)
    Sư nói: “Tu Đạo tu tâm, bàn Đạo tận tâm, tận hết sức của mình mà làm”
    Dựa theo địa vị của mình mà làm
    Bất Thành Tâm Tu Luyện Giả  (Khôn)
    Gông tình xiềng ái (Tình yêu trói buộc) đều là dây xích, mối cản trở tu Đạo. Nếu nhìn không thấu, gỡ không đặng, đó gọi là lòng thành không phát.
    Muôn đời ngàn kiếp được thân người, phải biết kiếp trước có gieo nhân, kiếp này không độ cho thân này, chờ tới đời nào mới độ đây?
    Nguyện chịu “Thiên nhân cộng giám”
    Sự khiểm trách của lương tâm con người mình.
    IV. Kết luận
    Từ lễ chúc của Điểm Truyền Sư - Lập nguyện phát liễu nguyện.
    (Càn) Ngươi nếu nguyện không liễu được, khó về cố hương.
    (Khôn) Ngươi nếu không làm theo nguyện, tất gặp Thiên khiển.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét