• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

    Các Món Ăn Chay Và Nước Hoa Quả Dinh Dưỡng




    ♦ Gỏi Quan Âm Bồ Tát khai vị
    Nguyên liệu: Củ sen tươi 250g, đường trắng 50g, giấm và dầu mè vừa đủ.
    Thực hiện: Củ sen rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi, luộc trong nước sôi, vớt ra ngâm trong nước lạnh, để ráo.
    Giấm, dầu mè và đường trắng chế thành nước trộn gỏi.
    Xếp củ sen sợi vào trong thau thành một hình tháp, dùng nước trộn gỏi rưới trên củ sen.
    Dinh dưỡng: Củ sen có tác dụng cầm máu cho người hay chảy máu cam, nước củ sen có công hiệu giải khát, giúp tỉnh rượu. Ăn củ sen thường xuyên giúp trị bệnh phụ nữ kinh nguyệt không đều (kinh đến trước hay lượng nhiều…).

    ♦ Canh Tam Tạng thỉnh kinh
    Nguyên liệu: Đậu hũ tươi 2 lát, nấm rơm 150g, cà chua 1 quả, ngò nhí 3 cọng, gừng 1 lát, dầu mè 10g, bột nêm chay 5g, bột tiêu 5g.
    Thực hiện: Đậu hũ, cà chua, gừng thái thành từng lát nhỏ, ngò cắt nhuyễn.
    Đổ nước vào nồi nấu sôi, thêm Đậu hũ, nấm rơm, gừng lát, bột nêm, dầu mè, bột tiêu, nước tương, nấu chín.
    Thêm cà chua nấu khoảng 2 phút, bắc xuống.
    Dinh dưỡng: Đậu hũ chứa sắt, vôi, magie, trợ giúp đặc biệt cho sự phát triển răng, xương của trẻ con. Magie có tác dụng bảo vệ cơ tim, thích hợp dùng làm món ăn cho người bệnh tim. Trong Đậu hũ chứa nhiều đạm thực vật đường ít, có tác dụng tăng cường bài trừ chất béo, rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường và béo phì. Đậu hũ là thực phẩm có lợi cho người bệnh mỡ trong máu cao, mạch vành, xơ cứng động mạch, tiểu đường và béo phì.

    ♦ Cháo Tiểu Bạch Long
    Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, nước trắng 3 chén, tiêu, nấm đông cô 2g sắt nhuyễn, ngò rí.
    Thực hiện: Gạo sau khi vo sạch, ngâm trong nước khoảng 30 phút.
    Cho gạo vào nồi, thêm 3 chén nước, nấm đông cô nấu nhừ bằng lửa vừa, nêm ít muối, tiêu.
    Dinh dưỡng: Gạo lứt chứa phôi mầm. Trong đó giàu chất vitamin nhóm B, E, protid, glucid, xơ, acid béo chưa bảo hòa và kẽm, các vitamin có chức năng giảm béo phì, giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch, bổ não.
    Gạo lứt chứa nhiều nguyên tố kẽm nên rất tốt cho người mắc chứng tiểu đường.
    Thường xuyên ăn gạo lứt giúp cải thiện các khiếm khuyết của làn da như mụn trứng cá, tàn nhang, nếp nhăn, da thô…

    ♦ Canh Thập Bát La Hán
    Nguyên liệu: Cà chua 30g, khoai tây 100g, cà rốt 100g, bắp 20g, đậu Hòa Lan 20g, củ năng 20g, rau cần 20g, nước 2 lít.
    Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nước, đun trong vòng 1 giờ đồng hồ.
    Dinh dưỡng: Món canh gồm các vật liệu tươi chứa đủ các thành phần dinh dưỡng như đạm, đường, béo, khoáng, nhất là những chất xơ và chất sinh tố. Có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
    Ngày nay ăn chay đã trở thành một nét văn hóa vô cùng độc đáo của đồng bào ta. Nếu khéo kết hợp giữa tập luyện thể dục thể thao và thực đơn ăn chay phong phú sẽ giúp bạn có một tinh thần tốt và thể lực sung mãn.

    ♦ Rau Cải Kho Nước Dừa 
    Nguyên liệu: 100g măng tươi hoặc khô, 100g bắp cải, 100g củ cải, 100g giá đậu, 100g cà rốt, 100g khổ qua, nước dừa, sữa dừa, 2 miếng Đậu hũ chiên, xì dầu, đường, muối.
    Cách làm: Cắt mọi thứ thành khuôn vuông vừa ăn và cho vào nồi lớn (trừ Đậu hũ). Cho đủ nước dừa vào nồi cho ngập rau. Nấu sôi đến khi rau củ mềm. Cho Đậu hũ, sữa dừa, xì dầu, muối, đường, nêm vừa ăn. Nếu bạn có dùng khổ qua, luộc riêng trong 5 phút trước khi cho vào hầm chung.
    Nên chú ý không hầm quá kĩ để tránh bắp cải và giá đậu mềm nhủn. Cho giá đậu vào sau cũng được.

    ♦ Canh Bông Cải Chay 
    Nguyên liệu: 1/2 đầu bông cải, 1 củ cà rốt, 2 miếng thực phẩm thay thể hoặc Đậu hũ, 1 quả táo, Muối, đường 
    Cách làm: Cắt bông cải và cà rốt thành miếng vừa ăn. Luộc táo và cà rốt trong 15 phút để lấy nước dùng. Vớt bỏ táo. Cho súp lơ và Đậu hũ chiên vào đun sôi cho bông cải chín. Nêm muối, đường vừa ăn. Dọn canh ăn nóng. 

    ♦ Gỏi Bạc Hà Chay
    Nguyên liệu: 500g môn bạc hà, 2 củ cà rốt, 2 quả ớt chuông, 100g Đậu hũ chiên, 100g thịt vịt chay đã nấu chín, 4 thìa đường, 3 thìa giấm, 1 muỗng xì dầu, Ngò gai, Đậu phộng rang, Lá quế. 
    Cách làm: Cắt cà rốt và ớt chuông thành sợi nhỏ rồi trộn với đường, giấm và muối. Ngâm 20 phút hoặc tới khi rau củ hơi quắt lại. Tước vỏ môn, và cắt thành lát mỏng. Trộn bạc hà với cà rốt và ớt chuông, để ráo, vắt hết nước.
    Cắt Đậu hũ thành miếng dài mỏng. Xào sơ với xì dầu và tiêu. Cắt nhỏ ngò gai.
    Trộn chung các nguyên liệu với nhau. Nêm lại gia vị vừa ăn. Trang trí với tôm chay, vịt chay, rau quế và đậu phộng. 
    Dùng kèm chén tuơng xì dầu pha ớt xắt lát. Khi đã trộn các nguyên liệu với nhau nên dọn ăn ngay để gỏi được dòn. 

    ♦ Chả giò chuối, Khẩu phần 1 người
    Nguyên liệu:Chuối sứ vừa chín tới 100g, khoai môn 50g, sữa béo 5ml, bánh tráng 30g, dầu ăn 50ml.
    Cách làm: Chuối sứ bóp nát, khoai môn bào sợi, cho thêm sữa béo, nêm gia vị vừa ăn rồi cuốn lại, chiên giòn.
    ♦ Rau xào ngũ sắc, 4 phần ăn
    Nguyên liệu:Bông cải 200g, bắp non 100g, đậu Hoà Lan 50g, càrốt 50g, nấm đông cô 5g, mì căn 5g, tàu hủ ky 5g, xì dầu 2g, dầu ăn 30g, gia vị.
    Cách làm: Cho các loại rau củ trụng với nước sôi có thêm chút muối, vớt ra ngâm nước lạnh cho giòn. Nấm đông cô xả sạch vắt khô, luộc sơ với gừng. Dầu trong chảo nóng cho mì căn vào chiên cho vàng. Sau đó cho các loại rau củ, nấm đông cô vào. Nêm xì dầu, gia vị vừa ăn. Cho tàu hủ ky vào sau cùng.

    ♦ Cơm chiên Dương Châu
    Nguyên liệu: 200 g nấm rơm, 2 Củ Cà Rốt, 2 lon gạo thơm, 200g chả lụa chay, 2 miếng tàu hủ ky trắng, 50g nấm đông cô Trung quốc, Dầu ăn, muối, tiêu, bột nêm, ngò rí.
    Cách Làm:Nấm rơm gọt rửa sạch, trụng nước sôi có tí muối, xắt hột lựu; Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt hột lựu; Tàu hủ ky ngâm nước rửa sạch, luộc sơ, xắt hột lựu. Ướp gia vị, chiên sơ, chả lụa, xắt hột lựu, Gạo vo sạch nấu chín, hơi khô, đổ cơm ra mâm, banh cho ráo.
    Chế biến:Bắc chảo cho dầu vào đun sôi. Cho nấm rơm, nấm đông cô, chả lụa, tàu hủ ky, cà rốt vào xào cho đến khi toả mùi thơm ngào ngạt; Nhắc xuống trộn cơm vào và cho bột nêm tiêu, sau đó chiên độ 20 phút (Nhớ đậy nắp chảo để lửa rêu rêu); Dở nắp trộn cơm lên rồi nhắc xuống .
    Cách dùng:Múc ra dĩa, trên có rắc thêm tiêu, rải ngò rí lên cho thơm rồi ăn tuỳ thích. Dùng cơm Dương Châu Khẩu vị thơm ngon dễ tiêu hoá, tăng lực, vì hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

    ♦ Đậu hũ trộn giá chua ngọt
    Nguyên liệu:1 miếng Đậu hũ xắt mỏng chiên hơi vàng, 1/2 kg giá sống, 1 củ cà rốt nhỏ gọt vỏ xắt sợi, ít cọng ngò rí cắt khúc hoặc ngò gai, 1 trái ớt đỏ bỏ hột xắt sợi, giấm, đường, nước tương, chút muối. Giá và các thứ đã chuẩn bị sẳn rửa sạch trộn lẫn với nhau để ráo nước. Pha nước tương + chút xíu muối + đường + giấm + chút nước lã.
    Pha cho nước trộn giá có độ chua ngọt và mặn nhẹ, xong trộn vào giá khoảng 2 tiếng sau giá chín, cho giá chua ngọt ra dĩa + Đậu hũ chiên vào trộn đều + ít nước tương chua ngọt vào trở lại cho thấm Đậu hũ, món này ăn với Đậu hũ chiên tẩm hành và cơm nóng rất ngon.
    Dinh dưỡng:Đậu phụ giúp phòng ung thư dạ dày
    Ăn đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm 90% nguy cơ ung thư dạ dày, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học bệnh viện ĐH quốc gia Seoul và TT Kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc.
    Bí mật trong sức mạnh của đậu phụ là đậu tương, một thành phần chính có trong rất nhiều món ăn hằng ngày của người Hàn Quốc.
    Các bác sĩ Hàn Quốc đã theo dõi sức khỏe của 20.000 người trong giai đoạn 2000-2009 và nhận thấy, tỉ lệ ung thư dạ dày ở những người thích ăn đậu nành chỉ là 9/10.000 người trong khi ở những người không thường xuyên ăn thực phẩm này là 100/10.000 người. “Điều này có nghĩa đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 91%”, GS Yu Geun-young cho biết.
    Các nhà nghiên cứu cho rằng chất isoflavon trong protein đậu nành đã ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển cũng như gây ra cơ chế tự hủy ở các tế bào này.
    Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận là isoflavon giúp kiềm chế khuẩn helicobacter pylori, vốn gây ra ung thư dạ dày.
    GS Yu cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên thẩm tra tính chính xác của quan điểm cho rằng đậu tương giúp phòng ung thư dạ dày. “Những thông tin này cũng rất hữu ích với những người thích ăn những thực phẩm muối hay bị nhiễm khuẩn helicobacter pylori”, ông nói.
    GS Yu khuyên, để ngừa ung thư, những người hay ăn thực phẩm muối nên ăn nhiều hơn 1 bát cơm đậu nành và 1 khẩu phần đậu phụ mỗi ngày.
    Nghiên cứu cũng cho thấy đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
    ♦ Súp hạt dẻ kem sữa
    Nguyên liệu:150g quả óc chó (rửa sạch), 6 quả kem sữa 66ml (mỗi quả 11ml), 40g bột gốc sen, hòa tan trong nước lạnh (có thể dùng bột sắn để thế), 60g đường, 1000g nước,
    Cách nấu: Dùng máy xay, trộn hột óc chó với 450g nước cho thật nhuyễn. Cho 5 quả kem sữa vào (55 ml) và trộn đều, Đổ hỗn hợp này vào 1 cái nồi. Thêm vào 550g nước rồi đun cho sôi lên. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa xuống. Dùng muỗng khuấy nước khoảng 2 phút trước khi cho lúa mạch và đường vào. Trộn đều rồi tắt lửa, Cho bột gốc sen đã hòa tan vào nồi và trộn đều. Đặt quả kem sữa cuối cùng lên mặt tô súp để trình bày.

    ♦ Súp nấm
    Nấm bào ngư, nấm tuyết… nấu cùng Đậu hũ, ngô non. Món súp này mang hương vị như món chay, rất lạ miệng.
    Nguyên liệu: 100g nấm hoạt tử, 50g nấm bào ngư, 25g nấm tuyết, 1 cây Đậu hũ dinh dưỡng, 50g bắp non, một lá tàu hủ ky non, 1,5 lít nước dung, Gia vị : muối, đường, tiêu, ngò cắt nhỏ.
    Cách nấu: Nấm hoạt tử cho ra rổ xả nước, xóc ráo. Nấm tuyết ngâm nước nở mềm, rửa, vẩy ráo, bỏ gốc, xé nhỏ. Nấm bào ngư cắt gốc rửa, vắt ráo, tai nấm xé sợi, chân nấm cắt hạt lựu. Tàu hủ ky tươi rửa nước ấm, để ráo, cắt sợi nhỏ. Đậu hũ dinh dưỡng bóc bỏ bao bì, cắt hạt lựu, cho vào rổ thưa, để ráo nước. Bắp non rửa, bỏ cuống, cắt hạt lựu. Nấu sôi nước dùng, cho bắp non + tai nấm và chân nấm bào ngư + nấm hoạt tử + nấm tuyết vào nấu sôi 5 phút, nêm muối + đường + chút bột ngọt cho vừa ăn, cho tiếp Đậu hũ dinh dưỡng + tàu hủ ky tươi vào, để sôi trên lửa nhỏ 5 phút, nhấc xuống. Múc súp vào tô, rắc tiêu + ngò cắt nhỏ, trang trí vài lá ngò, dọn dùng nóng.

    ♦ Nấm nhúng dấm
    Nguyên liệu1 lít dấm thanh, 1kg nấm rơm tươi còn búp chưa nở, 1kg bánh hỏi, 1 xấp bánh tráng (loại dùng để gói chả ram), 4 muổng canh đường, 1 muổng canh bột nêm. 1 cây chả chay (¼ kg), 1 chén Nước mắm chay loại ngon, Chuối chát non (3 trái), Khế chua (3 trái), Rau xà lách + lá lốt + 2 trái dưa leo + rau quế thơm, 2 muổng canh dầu ăn + 1 ít ngò rí và ngò gai + ớt
    Cách làm: Bật Gas lên nấu cho Dấm sôi : bỏ nấm vào độ 3 phút, vớt ra, bắt đầu lấy bánh tráng trải ra bỏ tất. Cả các vật liệu theo sở thích cuống vào và chấm. Nước mắm chay dằm ớt.
    Cách Dùng: Đây là món ăn có nhiều vitamin nhất, làm giảm Cholesterol, Kháng Ung thư, khử nhiệt, tiêu thực.

     Cháo thập cẩm
    Nguyên liệu: Gạo, Cà rốt, Khoai tây, Củ dền, Chả lụa, Nấm rơm, nấm đông cô, Giò cháo quẩy, Chanh, ớt, bột ngọt, muối, đường, ngò thơm.
    Cách Làm: Gạo vo sạch để ráo nước, rang gạo với dầu cho hơi vàng. Cà rốt gọt và rữa sạch, xắt hình vuông nhỏ, Khoai tây gọt và rữa sạch, xắt hình vuông nhỏ, Củ dền cũng làm giống như Cà rốt và khoai tây. Chả lụa xắt hình vuông nhỏ, Nấm rơm và Nấm đông cô gọt và rữa sạch có pha chút muối, xắt hình vuông nhỏ và xào, nêm chút tiêu, bột ngọt, muối.
    Cách Nấu: Cho gạo và nước nấu thành cháo, khi cháo đã nhừ cho Cà rốt, Khoai tây, Củ dền, Chả lụa, Nấm rơm và Nấm đông cô, nêm bột ngọt, muối, tiêu, một ít đường cho cháo được vừa ăn nhắc xuống
    Cách trình bày: Múc cháo ra tô, rắc thêm tiêu, ngò cho thơm, dùng nóng
    Thành phần hoá học của Cà rốt: trong Cà rốt có rất nhiều Vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B, sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A. Bồi dưỡng cơ thể, giúp kích thích tiêu hoá, giải cảm cúm, cảm giác êm dịu cơ thể.
    Tác dụng của Cà rốt: vị ngọt cay, tính sưởi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, lọc máu, nhuận tràng.
    Công dụng củ Cà rốt: trị suy nhược, bệnh phổi, lao hạch....
    Thành phần hoá học của Khoai tây: trong củ khoai tây có nhiều chất dinh dưởng với hàm lượng cao so với các loại ngũ cốc và cây thực phẩm khác. Có chứa Vitamin B1 và B2.
    Công dụng của Khoai tây: khoai khi được luộc chín ăn vào trị được bệnh đau tim, nước ép của khoai tây có tác dụng chửa bệnh cường toan axid dạ dày và làm co bóp nhu động của ruột, bột khoai tây được dùng trong bệnh viêm dạ dày, tá tràng và chống nhiễm độc, khoai tây còn sống thái mỏng làm thuốc cao dán trên các vết thương bị phỏng.
    Thành phần hoá học của Củ dền: trong củ dền có các Vitamin a, b, c, PP
    Tánh vị, tác dụng của Củ dền: củ dền có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu.
    Công dụng của Củ dền: củ dền là loại thuốc tốt cho những người mất ngũ, bệnh thần kinh, bệnh lao. bệnh ung thư, cũng rất có ích khi có dịch cúm, không dùng cho người bệnh tháo đường. Lá dền dùng để đắp trị các vết phỏng và thâm tím.

    ♦ Canh dinh dưỡng
    Nguyên liệu: Củ Cải trắng, Củ Cà Rốt, Nấm Đông Cô Nhật (loại có lằn nứt nẻ màu trắng khác với nấm đông cô Trung Quốc), Củ Ngưu Báng (hay Ngưu Bàng) - một loại củ, giống như củ Cà Rốt nhưng trong ruột màu trắng (bán trong tiệm, thuốc Bắc ở Tp. HCM thì mua ở Đường Hải Thượng Lãng Ông (Chợ Lớn)
    Cách Làm: Củ Cải Trắng còn chùm lá chẻ dọc làm tư (không gọt vỏ) chỉ lấy ¼ củ. Củ Cà Rốt còn chùm lá. Chỉ lấy ½ củ. Nấm Đông Cô Nhật một cái. Củ Ngưu Báng chỉ cần 10 lát (Tiệm thuốc Bắc họ đã làm sẵn). Tất cả rửa sạch rồi nấu (Số lượng nước 2lít) còn chừng ½ lít. Để uống suốt ngày, không thêm bất cứ vật liệu nào nữa cả. Nếu thêm sẽ phản tác dụng.
    Lợi ích của Canh Dinh Dưỡng: Cải biến cơ thể. Gồm có 30 chất kháng sinh phòng chống bệnh, mới uống vào cảm thấy như bệnh tăng, Nhưng sau đó giảm dần và dứt hẳn. Canh này chữa trị đươc các chứng bệnh về Gan, Thận, Phổi, tiểu đường, huyết áp cao, thấp khớp, nhứt đầu kinh niên, Thân thể nhức mỏi. Đặc biệt da dẻ hồng hào, làm việc không thấy mệt mỏi.

    ♦ Mì xào La Hán, khẩu phần 2 người
    Năng lượng cho mỗi khẩu phần 905.9kcal, Protein 41.27g. Glucid 139.65g. Lipid 221.53g. Vitamin 157.2g.
    Nguyên liệu: 3 vắt mì chay, 50g cà rốt, 50g bông cải xanh 50g nấm càng cua, 20g cần tàu, 10g bắp non, 20g nấm rơm, 1 tai nấm mèo, 1/2 thìa súp nước tương, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột năng, 3 thìa súp dầu ăn.
    Thực HIện: Mì trụng nước sôi, xả lại nước lạnh, để ráo. Cho 1/2 thìa súp dầu ăn vào mì, trộn đều. Xào sơ mì, trút ra đĩa. Nấm rơm, nấm càng cua cắt bỏ chân, ngâm nước muối pha loãng 5 phút, vớt để ráo. Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch, thái sợi. Bông cải tách bẹ nhỏ. Cần tàu cắt khúc. Bắc chảo dầu nóng, xào thơm cần tàu sau đó cho rau củ và nấm vào xào nhanh tay trên lửa lớn, nêm nước tương, đường, hạt nêm chay vừa ăn, đổ thêm 1/2 chén nước lọc. Xào gần chín cho vào một ít bột năng cho có độ sánh. Trút đồ xào vào đĩa mì, chấm nước tương.

    ♦ Lẩu Thái Dương, khẩu phần 60 - 80 người ăn
    Nguyên liệu: 1 hủ lẩu Thái, 1/2 kg me, 2 kg xả cây, 1/2 kg riềng, 1.5 kg Đậu hũ trắng (10 miếng cho 6-12 người ăn), 1 kg ớt huông Đà Lạt, 100 gr ớt satế, 1 kg chả quế (nếu có thêm mực và cá viên chay thì càng ngon),1 kg nấm rùa, 2 kg nấm rơm búp lớn, 1 bó rau nhút, 1/2 kg rau muống trắng, 1 kg bắp chuối bào + 1 kg rau đắng + 2 bó kèo nèo hoặc thêm ít rau gì tùy theo ý mình thích như cải bẹ xanh non + bông bí hay bông điên điễn, 200 gr nấm rơm khô, 200 gr củ cải mặn, 5 kg củ xắn, bún 8-10 kg.
    Cách làm: Xả cây cắt khúc chiên sơ, củ riềng chẻ ra nướng vàng rửa sạch. Đậu hũ trắng xắt miếng mõng chiên vừa vàng dài 4 cm ngang 2.5 cm dầy 0.5 cm. Chả quế cắt miếng chiên vàng và xắt nhỏ hình thoi cao 3 cm dài 4 cm. Nấm rùa thái mõng có bãng to 3 cm dầu 0.5 cm. Nấm rơm chẻ đôi hay làm 3 lấy bảng to. Nấm rơm khô ngâm mềm vắt khô và xào sơ. Củ xắn + củ cải mặn nấu lấy nước ngọt - bỏ xác - lượt lấy nước trong - để xả cây + riềng vào + nấm rơm khô = nấu cho ra mùi thơm ở lửa nhỏ - khi có nước lèo thơm thì bỏ tất cả đồ nấu nước rồi mới cho hủ lẩu Thái vô và nêm chua cay với me và ớt satế - canh cho vừa đủ. Đã nêm nước lèo xong cho nấm vào và Đậu hũ vào nhất ra. Chả quế và ớt chuông sắt miếng vừa ăn để trên mặt lẩu. Các thứ rau rửa sạch - rau muống không lấy lá.

    ♦ Hủ Tiếu Bò Kho Chay
    Nguyên liệu:300 gr hủ tiếu dai, 200 gr nấm rơm búp, 3 miếng Đậu hũ chiên, 2 củ, cà rốt, Dầu ăn, Chanh, ớt, cà ri, vài lá thơm, Giá, quế, ngò gai, Tiêu, muối, nước tương, đường, bột ngọt, ½ kg củ sắn + 200 gr cà rốt xắt sợi nấu lấy nước lèo
    Cách làm:Hủ tiếu trụng nước sôi, để ráo nước, Nấm rơm gọt vỏ rửa sạch, Đậu hũ chiên: cắt miếng vuông cạnh 3 cm, Cà rốt cắt khúc làm 4 có độ dài 4 cm, khúc nhỏ chẻ đôi hoặc tỉa hoa lá tuỳ thích, Bắc chảo dầu sôi, cho kiệu bằm phi thơm, kế cho nấm rơm, Đậu hũ, cà rốt, bột cà ri, lá thơm vào xào độ 10 phút, nêm vừa ăn rồi nhắc xuống. Cho nước lèo vào soong, bắt lên bếp nấu sôi, cho chút muối, tiêu, đường, bột ngọt, nước tương cho vừa ăn, trút hỗn hợp đã xào vào. Có thể thêm 2 muỗng màu hột điều đỏ đã phi với chút dầu cho có màu tuỳ thích. Cho hủ tiếu ra tô, múc hỗn hợp nước lèo đang nóng tưới lên. Dùng nóng với lá quế, ngò gai, nước tương, chanh ớt

     Hủ Tiếu Chay
    Hủ tiếu nấu cùng nấm rơm và nước dùng chay. Món ăn nhiều rau, không ngán.
    Nguyên liệu:200g hủ tiếu, 2 cây mì căn (nguyên liệu làm bằng bột mì để nấu món chay), 1/4 cây chả lụa chay, 100g nấm rơm, 50g lạc rang vàng. Nước dùng (nấu từ củ cải, cà rốt), xà lách, giá, cần tây, ớt, muối, tiêu, nước tương, dầu mè, bơ thực vật.
    Cách làm:Nấm rơm rửa sạch, bổ đôi. Mì căn và chả lụa chay thái miếng rồi xào sơ qua để riêng. Rau xanh, giá sống nhặt rửa sạch để ráo. Cần tây thái khúc. Đun sôi nước dùng, cho nấm rơm, bơ thực vật, nêm muối, tiêu, nước tương vừa ăn. Khi ăn, chần hủ tiếu qua nước sôi, vẩy ráo, cho vào tô. Xếp cần tây, mì căn, chả lụa lên trên, chan nước dùng vào. Dọn kèm rau xà lách, chanh, ớt.

    ♦ Hủ Tiếu Nam Vang Chay
    Nguyên liệu:1 bó hủ tiếu dai, 1 cây chả lụa chay, 2 cây mì căn, 1 miếng tầu hủ ky lá, 1 hộp nấm tươi, 1 hộp Đậu hũ (14-ounce), rau, giá, chanh, ớt, ngò, cần tàu, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm chay, 2 muỗng cà phê nước tương, 1/8 muỗng cà phê tiêu.
    Cách làm:Hủ tiếu trụng nước sôi, xả nước lạnh, để ráo nước, thêm vào vài giọt dầu ăn để hủ tiếu không dính vào nhau. Chả lụa chay cắt lát mỏng. Mì căn ướp gia vị khoảng 1 giờ, cắt lát mỏng, xào sơ cho thấm. Tàu hủ ky: chiên vàng, cắt thành miếng vừa ăn. Nấm tươi: rửa sạch, cắt làm ba, nêm gia vị, xào sơ. Đậu hũ: để ráo nước, cắt làm tư, ướp gia vị cho thấm xong chiên vàng, sau đó cắt lát mỏng vừa ăn. Ngò, cần: rửa sạch, cắt khúc, Nước lèo: Dùng nước súp sẵn có, đun sôi, nêm gia vị cho vừa.
    Trình Bày:Cho giá sống, hủ tiếu vào tô, trên sắp giò lụa, nấm, Đậu hũ, tàu hủ ky, mì căn. Chan nước dùng vào và dùng nóng. Ăn kèm với salad, cần tây, chanh và ớt .

    ♦ Phở Chay
    Nguyên liệu:100 gr cải muối sợi, 200 gr củ cải tắng, 2 củ cà rốt, 200 gr bắp cải trắng, 2 cây quế, 5 hoa hồi (đinh hồi), 3 nụ đinh (đinh hương), 1 củ Gừng, muối, bột ngọt, đường, tiêu, bánh phở, ngò, ngò gai, rau quế, giá đổ, chanh, ớt, Mì căng 200 gr.
    Cách làm:Nấu nước sôi + cải muối nấu khoảng 1 giờ lượt lại bỏ xác cải muối, thêm củ cải trắng + cà rốt + Bắp cải (đã cắt nhỏ) + quế cây + hồi + nụ dinh + gừng nướng đập dập + mì căng xé giả thịt gà. Nấu khoảng 1 giờ nữa cho ra nước ngọt và légume đã mềm nêm muối, bột ngọt, đường nếm vừa ăn. Tô để bánh phở, múc nước lèo thêm Ngò, rau thơm, giá chanh ớt. Các bạn thưởng thức tô phở chay hương vị không kém gì tô phở mặn

    ♦ Bún Huế Chay
    Nguyên liệu: 1 miếng Đậu hũ chiên hơi cháy 1 chút, 1 cây mì căn, 2 cây chả lụa chay, 2/3 chén nấm rơm, 2 cây xả, Bún cọng to (ngâm nước luột chín), 1 gói gia vị bún bò huế, 2 TSP dầu ăn, 2 TSP magarine, 1 gói mắm đậu, rau sống, ớt, muối, đường, bột ngọt, ớt satế.
    Cách làm:Tàu hủ chiên, thái miếng nhỏ vừa ăn, nấm rơm chẻ làm 2, chả lụa chay thái miếng vừa ăn, mì căn thái miếng mỏng vừa. Tất cả xào sơ. Nấu nước lèo = 2 khúc mía lau (hoặc 4 trái lê tàu) + 1 củ cải trắng + 3 cà rốt, cho khoảng 8 tô nước lọc nấu cho thật mềm, vớt hết cà rốt, củ cải, mía, vớt ra bỏ. Rồi nêm 2 TSP đầy đường + 1 TSP muối + 1/2 TSP bột ngọt, nấu sôi trở lại. Rồi cho xả + tàu hủ + với gia vị bún bò huế + mắm đậu. Nêm lại cho vừa ăn.
    Trình bày:Cho bún vô tô, xắp chả lụa chay + mì căn, chan nước lèo lên. Ăn với rau sống.

    ♦ Bún Riêu Chay
    Nguyên liệu:500ml sữa đậu nành, 2 trái cà chua, Tàu hủ chiên, Hai viên soup chay, Màu hột điều, gia vị: muối tiêu đường bột ngọt, 2 viên chao, Bún, giá, ớt, rau….
    Cách làm:Cà chua rửa sạch, cắt miếng làm 6 hoặc làm 8. Kế đến cho cà chua vào xào cho mềm,cho nước lạnh vào (lượng vừa đủ cho hai tô bún riêu) và để hai viên soup chay vào nấu đến khi thấy cà chua mềm thì cho tàu hủ chiên vào. Lấy một cái xoong khác cho sữa đậu nành vào nấu sôi, tắt lửa, cho chút xíu gia vị vào trong nồi sữa. Lấy chừng hai muỗng soup giấm quậy với hai viên chao cho nát rồi để vào nồi sữa (không có chao cũng được), chờ 1 chút sẽ thấy riêu nổi lên. Vớt riêu qua bên nồi nước soup, nêm nếm lại cho vừa ăn. Phi chút màu hột điều để vào nồi nước soup cho có màu đẹp. Sắp bún ra tô, chan nước soup vào. Món này ăn nóng.

     Hoành Thánh Chay
    Nguyên liệu
    Nhân: 3 chén thịt khô vụn chay, ngâm nước cho mềm, vắt ráo nước. 3 chén ham nhão. ½ chén gừng, thái nhỏ. 1½ chén rau ngò, thái nhỏ. 1 muỗng canh dầu mè. 6 chén cải bắp thảo, thái nhỏ, vắt khô. 2 muỗng canh bột nêm nấm. 1 muỗng cà phê tiêu. ⅓ chén nước tương. Một chút muối
    Vỏ bánh: 3 gói bánh hoành thánh (loại không trứng, có bán ở tiệm thực phẩm Á Đông).
    Cách làm
    Dùng máy, xay thịt khô chay cho mịn, sau đó cho vật liệu còn lại vào máy, xay đều để làm nhân.
    Cách gói bánh hoành thánh

    ♦ ♦   (Hình 1)♦ ♦ ♦ ♦ ♦ (Hình 2)♦ ♦ ♦ ♦ (Hình 3)♦ ♦ ♦ ♦ ♦ (Hình 4)
    Bước 1: Cho 1 muỗng cà phê nhân vào một góc của vỏ bánh (Hình 1).
    Bước 2: Bắt đầu cuộn tròn khoảng một nửa bánh (Hình 2).
    Bước 3: Bẻ hai đầu cong xuống (Hình 3).
    Bước 4: Cho một chút nước, bóp chặt để dán hai đầu cuối lại với nhau (Hình 4).
    Cách luộc bánh hoành thánh
    1. Đổ nước vào một nồi trung bình, khoảng nửa nồi. Cho 1 muỗng cà phê muối vào nước.
    2. Ðặt nồi nước lên bếp lửa nấu. Khi nước sôi, cho 15 viên hoành thánh vào nồi, khuấy nhẹ tay.
    3. Khi nước sôi một lần nữa, cho thêm 1 chén nước vào nồi.
    4. Khi nước sôi một lần nữa, lại cho thêm 1 chén nước vào nồi.
    5. Khi nước sôi lần thứ ba, là bánh hoành thánh chín. Lấy bánh ra, để vào rổ cho ráo nước rồi xếp ra đĩa. Đừng để bánh dính sát vào nhau cho đến khi nguội bớt.
    6. Lặp lại phần 1-5 để làm số bánh còn lại (cứ 15 cái bánh một lần). Ăn bánh hoành thánh khi còn ấm, cho bánh vào nước súp chay, hoặc ăn không cần nước súp

     Nước mắm chay
    Bằm nhỏ ớt và bắp cải (bắp cải bằm nhìn giống tỏi). Trộn ½ thìa đường, ½ thìa muối và chanh với 1/2 chén nước sôi hoặc nước dừa. Nêm cái gia vị cân bằng nhau. Cho một chút xì dầu vào “ cho có màu. Rắc ớt lên trên. Bạn đã có “chén mắm” rất giống thật.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét