• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

    Đạo Thống > Thất Phật Trị Thế

    Đạo Thống
    Thất Phật Trị Thế



    Trong Kinh Ứng Kiếp có nói: “Hỗn độn sơ khai, định ra mười vị Phật chưởng giáo bàn (là Thất Phật trị thế, Tam Phật thâu viên)”, nói tóm lại thời nguyên thủy trước kia là một khối hỗn độn, không âm thanh, không mùi vị, không biết gọi là gì. Sau đó hỗn độn sơ khai, định ra Thiên, Địa, từ hội Tý khai Thiên, hội Sửu lập Địa, hội Dần sinh ra con Người. Do nguyên Phật tử xuống trần gian, gieo ra nòi giống con người, lúc ấy chưa được mở mang, người và thú không phân ra, không thể trị thế, tuy có hình hài con người thật ra như không có con người, không gọi là thế gian, tới hội Mão, Ơn Trên giáng các vị Phật xuống trị thế.
    Phật Thứ Nhất: Xích Ái Phật
    Phật thứ nhất tên là Xích Ái Phật, giáng sinh tại phương Nam, vị này là linh minh nhất trong chúng sanh, giáo hóa người đời, khai phát núi đảo, thời ấy là thời kỳ hồng hoang, nhân hợp với Thiên, vô tri vô thức, tính bổn chí thiện, người và thú ở chung, người thú không phân ra, nhưng không xâm phạm nhau, không giết chóc lẫn nhau, hòa bình sống chung, không giành ăn với nhau. Trong Kinh Thánh “Cực Ước” trang thứ nhất có ghi: “Thần nói: Xem đấy! Ta đã đem rau cải, hạt giống đủ loại khắp nơi và trái cây đủ loại, mang theo hạt giống, ban cho các ngươi làm thực phẩm, còn con thú đi trên mặt đất, con chim bay trên không trung, cùng các loài vật có mạng sống bò trên mặt đất, Ta đem cỏ xanh ban cho chúng làm thức ăn, việc như vậy là hoàn thành, cho nên người và thú đều có miếng ăn của mình, không xâm phạm lẫn nhau”. Trong “Tam Tự Kinh” có nói: “Đạo, lương, túc, mạch, thử, tắc, thử lục cốc nhân sở thực. Mã, ngưu, dương, kê, khuyển, thỉ, thử lục súc nhân sở tự”, con chó giữ nhà trong đêm, con gà báo thức sáng sớm, mọi thứ đều có cái cho sử dụng, thật là thế giới an hòa lạc lợi. Chưởng Thiên Bàn 6.000 năm, Hội Mão. 
    Phật Thứ Hai: Sanh Dục Tứ Phật
    Phật thứ hai tên là Sanh Dục Phật, giáng sanh tại phương Bắc, vì phương Bắc là “Khôn Địa”. nên chưởng quyền về sanh dục, giáo hóa người đời tìm hang động để ở, có thể tránh mưa gió, chóng lại thời tiết nóng nực và lạnh buốt, mạng sống mới có thể kéo dài, như Tôn Trung Sơn đã nói: “Ý nghĩa cuộc sống là sáng tạo ra mạng sống  ối tiếp nhau trong vũ trụ, để mạng sống được tiếp tục không ngừng”. Cho tới Hội Thìn thì mãn, chưởng Thiên Ba2b 4.800 năm.
    Phật Thứ Ba: Giáp Tam Xuân Phật
    Phật thứ ba tên là Giáp Tam Xuân, giáng sanh tại phương Đông, “Tam Xuân” có nghĩa là nhiều ấm áp, phương Đông vốn rất ôn hòa, do phương Đông là mộc, trị thế giáo hóa dân, trồng cây cối cho tụ lại thành rừng, khoan gỗ lấy lửa, để dân biết nấu ăn, dân mới biết ăn đồ chín, và đan lá cây lại thành áo quần, vừa để che thân chống lạnh, vừa để giữ lấy liêm sĩ. Chưởng Thiên Bàn 3.720 năm.
    Phật Thứ Tư: Dậu Trưởng Canh Phật
    Phật thứ Tư là Dậu Trưởng Canh, giáng sanh tại phương tây, phương tây thuộc về kim, là Canh Tân, nên lấy làm tên, lo trị thế giáo dân biết nghề làm ruộng, trồng trọt ngũ cốc, làm cho cuộc sống nguyên thủy cải thiện rất nhiều. Ngoài ra còn giáo hóa người đời biết dùng ngôn ngữ nói ra “Tôn Chỉ”. Cho tới Hội Tỵ là mãn, chưởng Thiên Bàn 7.080 năm. 
    Phật Thứ Năm: Không Cốc Thần Phật
    Phật thứ năm là Không Cốc Thần, giáng sanh tại phương Tây Bắc, ở Tây Bắc có nhiều sơn cố, lo trị thế giáo dân biết khai thác núi lấy đá chế tạo công vụ, chế ra dụng cụ là ruộng, lại tu sửa nơi đất hoang vu, tạo thêm những cái chưa có trong đó. Chưởng Thiên Bàn 5.284 năm. 
    Phật Thứ Sáu: Long Giả Thị Phật
    Phật thứ sáu tên là Long Giả Thị, giáng sanh tại phương Đông Nam, phương Đông Nam nhiều nước, giáo hóa dân trị lũ lụt, mở con kênh cho thông nước sông dẫn nước về biển, lại có thể chống nạn lũ lụt, khỏi làm hại tới việc trồng trọt, còn thể lấy nước tưới ruộng cây, tạo phúc dân sinh. Cho tới Hội Ngọ là mãn, chưởng Thiên Bàn 5.516 
    Phật Thứ Bảy: Kế Liên Thiên Phật 
    Phật thứ bảy tên là Kế Liên Thiên Phật, giáng sanh tại phương Đông Bắc, do phương Đông Bắc nối liền với Thiên, nên lấy tên là Kế Thiên Lập Cực. Đông Bắc rất lạnh, không có dân để giáo hóa, cho nên quan sát Thiên Địa, biết được trong Thiên Địa có âm dương, âm dương là khí Thái Cực, khí là từ Lý sinh ra, Lý là Vô Cực, Vô Cực sinh ra Thái Cực. Trong Thái Cực khí động là dương, khí tịnh là âm, vậy là khí thanh nhẹ thăng lên trở thành Thiên, khí trượt nặng lắng xuống tụ lại trở thành Địa, hai khí âm dương giao hợp, nhân và vật được sanh ra, vạn vật được hoàn thành, là nhất bổn tán vạn thù. Kế Thiên Phật biết được trong Thiên Địa có âm dương, từ Vô Cực phân ra, biết có khí Thái Cực hóa ra âm dương. Vô Cực là mẹ của Thái Cực, nhưng lúc này chưa có vẽ ra bát quái, vì chưa đủ số trong đó. Chưởng Thiên Bàn 5.800 năm. 
    Tại làng Mã Doanh, Mã Gia Trang, thị trấn Phần Dương phủ Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, có một ngôi tự tên là “Thất Phật Tự”, có thể dẫn chứng cho rõ, ngôi tự này là do Phục Hy Thị xây, trong tự có thờ 7 vị cổ Phật. Ngoài ra còn có tấm bia đá gọi là Hà Đồ bia văn là do “Nữ Oa Nương Nương” khắc chữ trên đó, có ghi bài sám bằng thơ thất ngôn: 
    “Mẫu định Tam Dương độ nguyên nhân 
    母      定      三      陽      度      原      人 
    Phục thủy Hy Hoàng giáng Đạo nguyên 
    復      始      義      皇      降      道      源 
    Lâm sơ Thái Công xiển Thánh Vương 
    臨      初      太      公      闡      聖     王 
    Thái lai Thiên Chân bàn thâu viên” 
    泰      來      天      真      辦      收      圓 
    Thơ này hàm nghĩa như thế nào Đơn giản giải thích, câu thứ nhất là nói Tiên Thiên Thượng Đế ban sắc lệnh định ra Tam Dương là: Thanh Dương, Hồng Dương, Bạch Dương, phổ độ Hoàng thai nguyên tử. 
    Câu thứ hai có chữ “Phục” là chỉ quẻ “Địa Lội Phục”, chính là thượng “Khôn” hạ “Chấn”, Khôn là Chấn của Hậu Thiên, tại Đông phương là tam, tam là thanh, tức là màu xanh, còn chữ “Hy” là chỉ Phục Hy Hoàng Đế, là ý nói thời Thanh Dương mở đầu, Phục Hy Hoàng Đế giáng Đạo khởi nguồn, nguyên nhân là trước thời Phục Hy Hoàng Đế, Đạo Thống vốn là ở trên thế gian minh truyền minh thụ, cho nên trước thời Phục Hy 800 năm về trước, mọi người ai nấy Tính đều lương thiện, nên người nào cũng có Đạo. Sau đó, vì trog thời gian 800 năm, tri thức mở rộng dần dần, con người không giữ ‘Bát Đức”, tranh giành lẫn nhau, tạo ra nghiệp chướng, là Đạo mới ẩn về Trời, kiếp giáng xuống trần gian, Hy Hoàng phụng Thiên thừa vận, đầu tiên truyền bá Đại Đạo, cho nên mới nói ‘Phục Thủy Huy Hoàng giáng Đạo nguyên”.
    Câu thứ ba có chữ “Lâm”, là quẻ “Địa Trạch Lâm”, chính là thượng “Khôn” hạ “Đoài”, Khôn là Đoài của Hậu Thiên, ở Tây Phương là bảy, bảy màu xích, tức là màu đỏ. “Thái Công” là Thánh hiệu của Lữ Thượng, tức là nói thời Hồng Dương Kỳ do Thái Công Lữ Thượng khời nguyên, xiển dương Đại Đạo “Nội Thánh Ngoài Vương”. 
    Câu thứ tư có chữ Thái, là quẻ “Địa Thiên Thái”, chính là thượng “Khôn” hạ “Càn”, Khôn là Khôn của Hậu Thiên, ở phương Tây Bắc là sáu, sáu là màu trắng. “Thiên Chơn”là Thánh hiệu “Thiên Nhiên” và “Tố Chân”, tức là Sư Tôn Sư Mẫu, lo việc mạt hậu nhất trước, thâu viên đại sự.Thất phật trên đây tới trần gian trị thế, mỗi vị đều làm tròn trách nhiệm của mình, giáo hóa chúng sanh, mạng sống nhờ vậy mới kéo dài mãi.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét