• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

    5 Điều Tu Luyện Của Sinh Mệnh

    5 Điều Tu Luyện Của Sinh Mệnh

    Điều Thứ Nhất: Tu Đạo Sợ Nhất Là Ứng Phó Bản Thân

    Không phải sau này trở về nói với Lão Mẫu: “Không có công lao, cũng có khổ lao!” tu đến cuối cùng, để người ta cảm thấy nực cười, hàm hồ náo loạn một phen! Uổng phí Tiên Phật từ bi, phụ ân đức của Tiền Nhân và cả sự khổ cực bồi dưỡng của các tiền hiền, đồ nhi đều không xem trọng thì sau này làm sao có thể thật sự quy căn phục mệnh, đạt bổn hoàn nguyên đây?
    Thầy hỏi: Tu đạo càng tu có càng mệt hay không? Càng tu càng nặng nề không? Đây là một vấn đề đấy! Tại sao vậy? Bởi vì các đồ nhi không có tâm thôi! Tâm đồ nhi không còn biết tự kiểm điểm và phản tỉnh, mà lại không ngưng tính toán giữa người với ta, chấp chướng công đức, phân biệt đối đãi, kiêu ngạo, sân hận đố kỵ, không ngừng bị xoay chuyển giữa người với ta, không ngừng va chạm, cọ sát đến nổi giận. Tu đạo như thế thì sao có thể càng tu càng vui vẻ đây?
    Đồ nhi đều là nói một đàng làm một nẻo, ngôn hành bất nhất, trước sau không như nhau! Chẳng trách:
    Một chút “đề thăng” cũng không có!
    Một chút “hàm dưỡng” cũng không có!
    Một chút “khiêm cung” cũng không có!
    Một chút “trưởng thành” cũng không có!
    Một chút “rộng lượng” cũng không có!
    Tất cả đều không trưởng thành! Đồ nhi dựa vào đâu thay Thầy gánh vác, chia sẻ ưu sầu, chia sẻ gánh nặng? Và dựa vào đâu giúp hàng ngàn hàng vạn người giải thoát khổ hải mênh mông? Dựa vào đâu để giúp Cửu huyền Thất tổ của hàng ngàn hàng vạn người đều được chiêm quang?

    Điều Thứ Hai:  Tu Đạo Sợ Nhất Là Nói Suông Không Luyện, Hư Tâm Giả Ý

    Một khi “hư tâm” thì “nghiệp lực” sẽ bao vây. Một khi “giả ý” thì “ma” sẽ xâm nhập.
    Đồ nhi còn không chịu hạ quyết tâm hết mình, quay đấu chuyển niệm, thiên thời còn sớm lắm hay sao? Con còn trông mong sự che chở của Thầy được bao lâu? Còn không mau gánh lấy trách nhiệm thiên chức cho tốt, nắm chặt đường giây kim tuyến, tu bản thân liễu nguyện chắc chắn sẽ không kịp đấy!
    Các con chớ nên xem đó là xa vời, đó là việc của Ơn Trên. Hãy tự nói về bản thân xem! Không biết rằng nghiệp lực của mình khi nào tìm đến, sau này lại dựa vào đâu để lấy công chuộc tội với nghiệp lực đây? Đồ nhi! Nhận biết bao nhiêu ân đức của đạo trường, con trưởng thành rồi có cần phải nên biết chuyện một chút hay không? Đã nhận ân đức nhiều như vậy thì phải phát huy khả năng sử dụng tốt sở trường để muôn ngàn vạn người được đắm chìm trong sự bao la của thiên ân hạo đức, các con có bằng lòng không? Đã bằng lòng thì phải chịu khổ liễu khổ, chịu uất ức cũng không oán trời trách người! con hãy nhớ.
    “Giảng đạo giảng điều gì? Giảng chú trọng căn bản nói theo thể ngộ”. Nếu không thể ngộ thì cho dù giảng như thế nào cũng giảng không ra được hết ý nghĩa của nó.
    Thầy hỏi các con: thế nào gọi là “hiểu chuyện”? có phải là hiểu thêm một chút “thị phi”hay không? Sau đó quấy rối nhân sự, ảnh hưởng đến sự hòa hợp của đạo trường, phá hoại Phật Quy Lễ Tiết, khiến nhiều người đánh mất lòng tin ở đạo, rời khỏi đường giây kim tuyến, đúng vậy không?
    May thay, đồ nhi còn biết phân biệt thị phi. Hãy nghĩ xem, ngày xưa chúng ta mơ hồ không biết chuyện, cho đến hôm nay được gánh vác thiên chức, trong quá trình này chúng ta đã học được rất nhiều cách tu dưỡng, cần phải có trong đối nhân xử thế và cân nhắc trong ấn đố tiến thoái, cũng nghe được rất nhiều đạo lý, xây dựng được giá trị nhân sinh quan đích thực. Nhưng lúc đó đồ nhi có nhận thấy rằng: “mình đã trưởng thành rồi”, đôi cánh đã trở nên cứng cáp, bắt đầu tự cho rằng mình đúng, tự mình làm quyền? xem Điểm Truyền Sư không có năng lực, giảng sư thì ta đây, đàn chủ không gánh vác, bàn sự nhân viên không tinh tấn? Những gì đạo thân không biết, mình đều xem thường họ, thì dùng chiêu “tự cho mình đúng” cứ thế để làm, để tu, để thay đổi, để bàn.
    Hoàn toàn không xem tiền hiền ra gì, tức là trong tâm không có Thầy! không phối hợp với người khác? Không trao đổi với người khác? Không thỏa hiệp với người khác? Trở thành nhân vật nhức nhối trong đạo trường. Ảnh hưởng đến vẻ thanh tịnh của đạo trường, ảnh hưởng đến hoạt động của đạo vụ, ảnh hưởng đến niềm tin và lòng nhiệt thành của đạo thân đối với đạo!
    Đồ nhi ơi! Các con tu đạo muốn trở thành tội nhân thiên cổ hay Thánh Nhân vạn thế? Quyết tâm tu đạo của chúng ta là gì? Là “một kiếp tu, một kiếp thành”, chứ không phải “một kiếp tu, vạn kiếp trầm”, trầm luân của chữ “trầm” đấy!

    Điều Thứ Ba: Tu Đạo Sợ Nhất Là Cho Rằng Mình Tài Giỏi, Rất Có Năng Lực
    Đối với những người phản ứng chậm chạp, học tập kém và hồ đồ thì tỏ ý chế nhạo? xem họ như trò cười? Để xem họ mất mặt ra sao? Một chút đồng tình cũng không có?
    Có một câu nói: “ Có tai vô đức dễ chiêu ma”. Khổng Phu Tử cũng nói: “Như  hữu Châu Công chi tài chi mỹ, sứ kêu thả lận, kỳ dư bất túc quán dã dĩ”. Ý nghĩa là: một người có tài năng giỏi như Châu Công, nhưng giả sử ông vướng vào thói “cậy tài khinh người, kiêu ngạo, tâm lượng hẹp hòi, tự tư tự lợi”, thì cho dù năng lực tài hoa của ông thế nào, cũng chẳng đáng đề cao đâu! Vì sao vậy? Vì về “căn bản” đã “thiếu đức” rồi!
    Đồ nhi ơi! Mỡi người các con đều là người tiên phong hộ Đạo. Sự nghiệp bồi đức, là sinh mệnh thứ hai của người tu đạo,cũng là công phu phải hành cả đời của mình.
    - Nếu không bồi đức, khó hiện đạo quý; nếu không bồi đức, khó gánh việc lớn.
    - Nếu không bồi đức, khó chuyển vận mệh; nếu không bồi đức, khó chuyển khí chất.
    - Nếu không bồi đức, khó chuyển pháp luân; Nếu không bồi đức, khó đăng thánh vực.
    - Nếu không bồi đức, khó về Lý Thiên; Nếu không bồi đức, theo nghiệp trầm luân.
    Từ Điểm Truyền Sư cho đến đạo thân, phàm là người muốn tu đạo đều phải “thường xuyên bồi đức”, hàm dưỡng vẻ trong sáng của “thân, khẩu, ý” trong lúc đó. Điều này có quan trọng hay không? Gặp phải sự việc, tâm trạng của các con không tốt, cho nên nói, như thế có trong sáng hay không?
    Đạo ở đâu? Trong sinh hoạt mỗi ngày nơi nơi đều là đạo trường, có phải như vậy không? Thế thì tại sao còn:
    - Vì sao “một câu nói”, có thể khiến chúng ta chán nản, nổi trận lôi đình?
    - Vì sao “một sự việc”, có thể khiến chúng ta tâm sinh hoài nghi, oán hận, tức giận?
    - Vì sao “một niệm đầu”, có thể khiến chúng ta thị phi điên đảo, cố chấp không thông?
    Đó là vì đồ nhi tu đạo mà cứ tìm rất nhiều lý do cho mình, không thể hạ quyết tâm hết mình, tìm ra sai trái của mình.
    Thầy đến là đã hỏi các con: Tại sao chúng ta phải nghe lớp? Nghe lớp là để tìm ra vấn đề của bản thân, đó gọi là “phản tỉnh”.Phản tỉnh từng ly từng tí có dễ dàng hay không? Trong lúc chúng ta thừa nhận lỗi lầm thì tâm sẽ càng thanh. Chính vì chúng ta đều không thừa nhận đấy thôi! Tâm càng thanh thì có thể tìm thấy càng nhiều vấn đề của mình.
    Nhưng con vốn dĩ là thế! Chúng ta lại làm sao cứ một mực nói rằng: “Đó là sai trái của người khác! Là vấn đề của người khác! Do người ta thiếu trách nhiệm! Do người ta bất cản! Do người ta không tu dưỡng! Do người khác hay can dự vào!”. Hoàn toàn vô can không liên quan với mình? Nếu có cách nghĩ như vậy, thì chính là đã khởi lên “tâm sân”: “Hôm nay tôi lâm vào tình cảnh này, tất cả đều do tiền hiền hại tôi!”.
    Không kiểm điểm chính mình, chỉ biết làm người khác chán nản, đó cũng gọi là “ngạo mạn, ngu muội”! Đồ nhi, các con còn không phản tỉnh chính mình, mà lại đổ tội cho người khác, thì tu đến khi nào mới có thể trở về đây?
    Thầy hỏi: “Công phu tu đạo” là cái gì? Là phản tỉnh. Và “căn bản của phản tỉnh” chính là “đừng dối gạt chính mình”. Có phải các co thường hay dối gạt bản thân mình? Cho dù có địa vị cao thế nào, năng lực giỏi đến đâu, kinh nghiệm nhiều bao nhiêu, những điều này không phải là mấu chốt! Mấu chốt là gì đây? “Trí tuệ” của chúng ta có thể biểu lộ ra ngoài được hay không? Gặp phải vấn đề, việc ứng phó đầu tiên là phải có “Trí tuệ”, chứ không phải tỏ thái độ hay sĩ diện; dùng “Trí tuệ đạo tâm” làm việc, thì sẽ không còn bị trầm luận trong nghiệp lực.
    Đồ nhi đều biết, chúng ta tu đạo là hy vọng có thể giảm bớt một số oan nghiệp của mình, nhưng xét xem “Thân Khẩu Ý” của bản thân có thật sự có thể tiêu oan giải nghiệp cho mình không? Hãy hành công lập đức, quảng kết thiện duyên nhiều, thì mới có thể giảm bớt số lần ác nghiệp phát sinh. Nhưng đồ nhi có thật sự “hành công lập đức” chưa? Hay là đã kích được lợi?.
    Nếu như chúng ta tu đạo vẫn cứ “chú tâm vào nhược điểm, thiếu xót của kẻ khác, chú tâm vào thị phi, cảm ứng hay thuật lưu động tĩnh, nếu không thì chỉ làm sắc mặt, hy vọng nhận được sự nhìn nhận của tiền hiền, được tiền hiền xem trọng, được người khác khen ngợi, được người khác vỗ tay, được chứ vụ trọng yếu, được người khác khẳng định…”. Phương hướng mục tiêu tu đạo như thế là sai lầm! đó là những lời nói một chút cũng không sai lệch. Cho dù con cả đời gần phật đường thì cũng “khổ tử vô thành”. Về điều này các con phải thận trọng đấy!

    Điều Thứ Tư: Tu Đạo Sợ Nhất Là Từ Từ Thay Đổi
    Bất tri bất giác mà thay đổi! Không có tâm “phát giác”. Sám hối rồi lại phạm. Có không? Địa vị cao, năng lực giỏi, tuổi đạo cao, kinh điển thể ngộ sâu, nhưng cũng rất dễ thay đổi đó! Hy vọng người ta nghe theo mình, người ta không nghe theo mình thì mình không vui? Người khác đến thì cơ hội thành công liễu nguyện của mình sẽ ít đi, liền tìm khuyết điểm của họ để phê bình? Sợ người ta sẽ nổi bật hơn mình, liền gây áp lực với họ? Ảnh hưởng đến con cháu người ta, mai một nhân tài, còn không thì sao? Thích phô trương năng lực của bản thân, bản thân giảng thì rất cao hứng, nhưng người khác nghe thì lại rất nhàm chán, đây là tại vì sao? Vì kiêu ngạo!.
    Còn không thì khi làm sai việc gì, bèn nói dối để cho qua chuyện, đổ trách nhiệm cho người khác, tìm người làm bia đỡ đạn? Còn không thì phân rạch ròi, anh là anh, tôi là tôi, tâm phân biệt và đối đãi như vậy e rằng quá nặng rồi. Đồ nhi! Chúng ta đều là con cùng một Mẹ, trò cùng một Thầy, hậu học cùng một Tiền Nhân, có gì phải phân chia? Có gì đâu phải tính toán? Nếu thói hư tật xấu, lỗi lầm lớn không sửa, sau này trở về sẽ bị giam vào Thiên Lao, còn không sẽ bị rơi vào vô gián địa ngục, đây là điều mà đồ nhi hy vọng đó hay sao? Nếu không hu vọng như thế, thì đồ nhi hãy mau mau tu tập bản thân từ chỗ căn bản.
    Đồ nhi là cầu nối “thừa thượng khải hạ”, càng là tấm gương “tôn Sư trọng Đạo”, Tiền hiền giao phó đồ nhi chút việc, đồ nhi phải toàn tâm toàn lực đi làm, nếu như trong lúc đó bị thành kiến, tính kiêu ngạo và chấp chướng xen lẫn vào, trong nhất niệm phút chốc này sẽ đọa lạc vào vực sâu; trong nhất niệm ngằn ngủi này đã làm lỡ tuệ mạng của bao nhiêu chúng sanh?
    Cho nên đồ nhi, chúng ta tu đạo phải “xem trọng bản thân” mà không phải “phô trương bản bản”; phải tự tin mà không kiêu căng tự phụ; phải khiêm cung hàm dưỡng, mà không làm bộ làm tịch; phải tinh tấn đốc thúc bản thân, mà không nhu nhược buông xuôi bản thân. Nếu như đồ nhi tu đạo có thể “lạc thiên tri mệnh” thì sẽ vui với đạo mà không chán.
    Đồ nhi đã biết mệnh lại không cam tâm không chấp nhận; lập mệnh rồi lại không kiên trì, mà để gián đoạn. Chẳng trách! Càng tu càng mệt mỏi, càng tu càng bất lực, càng tu càng phí sức. vấn đề cơ bản là xuất phát từ ai? Từ bản thân. Bởi vì đồ nhi khổng thể nhận tính là ta, nhận lý là thật, xem cái giả thành cái thật rồi.
    Việc gì đáng phải đối mặt thì đồ nhi hãy dũng khí mà đối mặt. Chỉ có dũng khí thì chưa đủ, còn phải có lòng từ bi, trí tuệ mới có thể khắc phục được quan ải, hoàn thiện mỗi một nhân duyên không tốt. Đồ nhi muốn một kiếp tu một kiếp thành thì phải nỗ lực cố gắng.
    Không có quyết tâm cao độ, không có chí hướng lớn, đại trí, đại nhân, đại dũng thì làm sao có thể sống chết một phen cho đáng kiếp này đây? Có câu nói: “Vạn duyên nhất sanh, nghiệp duyên hội tụ”. phải biết rằng tại sao người đời bị đọa vào lục đạo luân hồi vĩnh viễn? Đó là do tình đời, tình thân, tình cảm quá sâu nặng, không cách nào tự giải thoát. Đồ nhi hãy suy nghĩ mà xem! Dùng tâm như thế có thể tu bàn đạo được không? Thánh nhân nói: “ Luyện thấu tình đời mới là tu hành”. Là ý gì đây? Chính là đồ nhi thân ở hồng trần, mỗi ngày tiếp xúc đều là việc phàm… Nếu người tu đạo có thể trong trần duyên nhìn xuống mà buông xuống được, tiến thêm một bước nửa là mượn cảnh luyện tâm, mượn phàm tu thánh, tu đến thay da đổi cốt, nhất trần bất nhiễm, đó chính là “tu hành”.
    Đồ nhi ơi! “Đạo tâm” chân chánh là không chấp chướng “nhân tình”, không phải vì những biến đổi cuộc đời mà dao động. Phải biết rằng, trên đời không có sự việc gì mà khó dức bỏ, vấn đề
    là có thể xem nhẹ được không. Người tu đạo chúng ta thanh tâm quả dục, thì làm sao có phiền não? Làm sao mà sữa không được, buông không xuống?
    Thời gian không còn nhiều, đồ nhi càng phải tăng tốc để theo kịp đấy! Có được không? Đồ nhi, trước tiên mời các con nên ngồi xuống. Để các con ngồi cho ra tướng ngồi, chớ nên ngã nghiêng ngã ngửa, phải tự khắc chế mình.
    Thử hỏi: “Nguyên nhân thất bại lớn nhất của con người là gì?”. Đó là không dám tin tưởng hoàn toàn vào năng lực của mình, thậm chí cho rằng bản thân nhất định thất bại, làm không tốt, giảng không hay. Thật ra, làm được hay không là ở niệm đầu của đồ nhi? Chỉ trong một niệm đầu mà thôi. Những kinh nghiệm quá khứ cho đồ nhi biết rằng: Nhân tố thành đạo quan trọng không phải là “năng lực”, mà là sự “nhiệt thành”.
    Các vị Thánh Tiên Hiền thành đạo ngày xưa, đều là những người một lòng một dạ chuyên tâm tu bàn. Nhưng đồ nhi cũng phải biết rằng: tu, không phải chỉ ở Phật Đường mà tu; bàn, không chỉ ở Phật Đường
    Là vị chân Phật, chỉ luận về sinh hoạt hằng ngày! Mọi lúc mọi nơi đều là đạo trường! Bất luận là ở gia đình, công sở, trường học, xã hội, đồ nhi đều có thể sử dụng “Phật tâm”! Vận dụng “đạo tâm”! Triển dụng “thiên tâm”! Thí Thầy tin rằng, cuộc đời của các con sẽ yên ổn và vững vàng.
    Đồ nhi có yên ổn vững vàng hay không? Đây có phải là vấn đề không? Tu đạo không có “tốt nhất” mà chỉ có “tốt hơn”! Tại vì tốt thì càng phải tốt hơn! Giỏi, càng phải giỏi hơn! Nếu như vì thế mà tự mãn, dậm chân tại chỗ, thì tâm lúc đó “không tiến tức lùi! Tu đạo không nên so sánh với người khác, người so với người sẽ tức chết người đấy! thắng người khác nhưng thua chính mình, đây không phải là người tu đạo thật sự. Tu đạo là phải khắc phục chướng ngại, đột phá bản thân, chiến thắng bản thân lần này đến lần khác, mới có thể thật sự thể ngộ được niềm vui từ sự trưởng thành của chính mình và niềm tự hào thành tựu nâng lên một tầm cao mới.
    Nâng lên một tầm cao mới là mục tiêu cụ thể nỗ lực tiến về phía trước và tinh tấn tu bàn của người tu đạo. Làm người không nên so đo với người, phải so đo với chính mình, so với bản thân mình trước đây, như thế mới có thể khởi phát tiềm lực, tăng trưởng trí tuệ, mỗi ngày đều trưởng thành, mỗi ngày tin tấn, lâu ngày chẳng phải thấy được kết quả hay sao? Nhất là hiện nay vạn giáo tề phát là thời kỳ của bách gia tranh luận. Đồ nhi! Con phải giữ vững niềm tin, giữ vững phương hướng tu bàn, quan trọng nhất là gì? Dùng tâm hàm dưỡng bản thân cho nhiều, trau dồi bản thân. Nếu không trau dồi hàm dưỡng chính mình, thì làm sao theo kịp đà phát triển của thời đại? Đồ nhi phải biết lấy cái bất biến để ứng vạn biến?
    Con đường tu đạo có dài hay không? Nó giống như một đoàn xe lửa, đúng vậy không? Có biết bao chúng sanh đang chờ đợi con đến tiếp dẫn. Đồ nhi các con cũng đã từng được tiếp dẫn, cho nên đồ nhi cũng cần phải tiếp dẫn người khác, cũng giống như thầy không bỏ mặc các con. Đồ nhi à! các con cũng đừng bỏ mặc bản thân, bỏ mặc người khác, có được không?

    Điều Thứ 4: Tu Đạo Sợ Nhất Là Từ Từ Thay Đổi

    6 ĐIỀU TU LUYỆN BẤT BIẾN
    Điều 1: Tu tâm, tu tâm gì? Tu “tâm đơn giản” không nhiễm trược.
    Đồ nhi các con tu đạo có phải sửa đổi thói hư tât xấu, trừ bỏ tính nóng nảy hay không? Phải biết rằng, để tánh tình trạng nước chảy đá mòn, kiến tha lâu cũng đầy tổ.
    Đồ nhi nhớ cho rằng: Tập tính nhỏ, không sao! Chớ cho rằng bẩm tính của mình đang thay đổi. Lâu ngày tích tiểu thành đại, sẽ cản trở chúng ta tu đạo, đoạn tuyệt tuệ mệnh của mình! Chúng ta sao có thể tùy tiện cho qua?
    Tu tâm, là tu trở về “xích tử chi tâm”. Trong hoàn cảnh phức tạp, duy trì “tâm đơn giản”. Thế nào gọi là “tâm đơn giản”? Chính là trên gương mặt của chúng ta, chưa bao giờ có một chút để bụng. Đồ nhi, nếu như con tu đạo tu đến như vậy, mới xem như có được một chút công phu đấy!
    - Làm sao có thể “không nóng giận”? Phải biết sám hối, cảm ân, thường tồn tâm hoan hỷ.
    - Làm sao có thể “không để bụng”? Tâm lương rộng lớn, biết bao dung, tha thứ.
    Lúc đó tự hỏi bản thân mình xem: “Có thường xuyên nóng giận không? Có phải trong tâm lúc nào cũng có ý niệm trong đầu để bụng?”. Đó chính là đồ nhi tu đạo vẫn chưa “đạt yêu cầu”! Sao vẫn chưa quyết tâm sửa đổi chính mình, vậy còn phải đợi đến khi nào đây?
    Điều 2: Tận tâm, tận điều gì? Tận hết mình- phước huệ song tu
    Chúng ta tu đạo “tận tâm” là vì điều gì? Chiến thắng người khác? Hay là muốn chứng tỏ năng lực của mình? Đâu đâu cũng đối đầu với mọi người? Trong tâm vẫn còn phân biệt? Làm việc còn so đo tính toàn? Ở trên đài thì giảng rất hay, xuống đài thì giảng lung tung. Sau này làm sao báo Thiên Ân, liễu nguyện đây?
    Đồ nhi, chúng ta “tu bàn đạo tân tâm”, là vì sinh tử đại sự của mình, cũng nguyện chúng sanh khắp thiên hạ được ly khổ đắc lạc. Cho nên phải nhẫn nhịn những điều người khác không thể nhẫn nhịn, làm những điều người khác không làm được; cho nên phải chịu khổ liễu khổ, chịu oan ức, càng không nên oán trời trách người.
    Con phải biết rằng: Chịu cực mà không chịu được oan ức đó là vô đức, chịu oan ức mà không chịu được cực thì vô công. Thường xuyên cảnh tỉnh bản thân, Thầy không hy vọng các đồ nhi tu đến phút cuối cùng, chỉ còn bốn chữ “vô công vô đức”
    Điều 3: Giảng lớp giảng điều gì? Chú trọng căn bản, giảng theo thể ngộ.
    Có câu: “Đập sắt không rời đe, giảng Đạo không rời tự tính”. Giảng theo nhân tâm, gọi là “tri thức”, còn giảng theo Tự tính gọi là thể ngộ.
    Thể ngộ thì gần với Đạo, ví như “nhân sanh chân đế, nói ra đều là cảm nhận, đạo chi tôn quý nói ra cũng đều là cảm nhận, suy cho cùng cảm nhận không thể đều giống nhau. Giảng đi giảng lại, ngay cả câu kế tiếp giảng gì người ta đều có thể đoán được. Cho nên đồ nhi phải khích lệ bản thân, thường xuyên đề thăng bản thân.
    Thể ngộ có thể khoáy động nhân tâm, tri thức, người ta nghe một lần, thì sẽ không muốn nghe nữa. Đã là như vậy, thể ngộ từ đâu mà có đây? Thể ngộ có được từ rèn luyện trong quá trình tu bàn và từ công phu phản tỉnh sửa sai mà có được. Lúc đó, các con phải tự hỏi bản thân rằng mình tu đạo có thể ngộ hay không? Chẳng có mấy ai, con xem mỗi ngày trôi qua, xảy ra rất nhiều việc, cũng không biết từ tâm tánh đi phản tỉnh, điều chỉnh, mỗi ngày mơ hồ trôi qua, cũng không trau dồi bản thân, tinh tấn bản thân, thúc đẩy bản thân, đây chẳng phải trở thành người tu đạo “uổng công vô ích”, thật đáng thổ thẹn với Thiên chức mà Ơn Trên phú cho các con. Tu đạo đối với sinh mệnh của đồ nhi không giúp ích được gì thì làm sao liễu nguyện, trở về cố hương đây? Mọi người đều biết, nguyện không liễu khó trở về cố hương. Hãy khắc ghi lời này trong tâm, thường xuyên đốc thúc chính mình.
    Điều 4: Bàn Đạo, bàn điều gì? Bàn trung tu chánh – thân khẩu ý
    Đồ nhi, các con “bàn Đạo”, hay đang “bàn việc”? Bàn xong rồi thì hết việc! Có khiếm khuyết không trọn vẹn, cũng chẳng cần kiểm điểm sửa đổi! Con xem, mỗi lần đều có khiếm khuyết, mỗi lần đều không trọn vẹn, mỗi lần đều không viên mãn, đó gọi là “không tiến bộ!”, như xe hư cản đường!
    Trong quá trình bàn đạo, các con phải đi phát hiện những tập tính của mình ở trong đó, đây là cơ duyên tốt đẹp nhất để thật sự tu đạo đó! Khi tâm trạng không tốt, cảm nhận “nhân tâm” trỗi dậy, phải mau chóng hàng phục nó lại. Phát hiện bản thân: một khi buồn bực liền phản tỉnh! Một khi tính toán liền phản tỉnh! Một khi chấp chước liền phản tỉnh! Một khi đối đãi liền phản tỉnh! Một khi cho mình là đúng liền phản tỉnh! Phản tỉnh chính mình để thay đổi bản thân, một khi thay đổi thì sẽ lĩnh hội được! Tu đạo như thế mới có được hữu hiệu!
    Một khi tu  đạo hữu hiệu, thì trong quá trình bàn đạo và xử lý công việc sẽ càng thận trọng viên mãn hơn. Có như thế mới có thể thật sự dẫn dắt bản thân bước lên “con đường giải thoát”. Cho nên đồ nhi, nhìn lại bản thân có thật sự đi trên con đường giải thoát không? Không cần phải trả lời cho Thầy, trong lòng các con tự hiểu.
    Điều thứ 5: Độ người, độ gì đây? Độ tập tính xấu – nhíp thụ đức.
    Đồ nhi, chúng ta chỉ độ người nhưng không độ bản thân, rất dễ dàng thì bị người khác độ mất. Tu đạo không phải chỉ là ngày ngày nghe đạo lý, mà là trong giây phút lắng nghe, phải khắc sâu vào tâm của mình, đồng thời phải thực tiễn hành ra trong cuộc sống hằng ngày.
    Độ hóa chúng sanh, không phải kêu con ngày ngày cứ hướng bên ngoài mà chạy, mà là trong  lúc độ hóa đó, có hồi quang phản chiếu không? Có thật sự thuận theo Đạo mà độ hoá chúng sanh trong nội tại của mình không? Tất cả các con đều là nhân tài của Ơn trên; nhưng mà, muốn thành tài, thì cần phải “lấy thân hiển Đạo” đấy!
    Trời không ngôn, đất không ngữ, hành vi lời nói của người tu đạo nếu có thể được mọi người chấp nhận, người khác sẽ nói: “Đạo này rất tốt”! Không cần con nói nhiều, tự nhiên người khác sẽ tu theo con. Vậy nếu đồ nhi không làm tốt thì sao đây? Tức là đã tu hành mà lại hủy báng Phật, hủy báng Phật gì đây? Chính là hủy báng “tự tánh Phật” của mình. Con nhìn xem, điều trước tiên là không tôn kính Tiên Phật rồi! Sau này con đường tu đạo sẽ rất dễ đi vào tà đạo, nửa đường gãy gánh, há không cẩn thận sao?
    Đạo, siêu vượt ngôn ngữ, quan trọng nhất là làm thế nào “bồi đức”. Đồ nhi phải “lấy đức phục người, lấy đức cảm hóa người, lấy đức để báo oán”, quan trọng nhất là “lấy đức báo ân”. Chiếu theo “tu hành chân chánh” mà làm, đừng quên rằng “tu hành chân chánh, vạn giáo quy nhất”.
    Điều thứ 6: Tinh tấn, tinh tấn điều gì? Tinh thần nhất quán – tự khắc chế.
    Cái gì gọi là “tự khắc chế”? Tốt! một câu cũng đáp không được. Cho thấy đồ nhi hằng ngày đều không quản thúc, ràng buộc bản thân. Buông thả quen rồi, có phải là cảm thấy: “Tu đạo phiền phức, bàn đạo phiền phức, phật quy phiền phức, lễ tiết phiền phức, đến Phật đường phiền phức, giảng lớp phiền phức, trực lớp phiền phức, quét dọn phiền phức và hiến cung sắp lớp phiền phức”? Đến việc mặc đồng phục cũng than phiền phức? Ngay cả tham giá từ giá cũng phiền phức?
    Đồ nhi, tại sao không thể nào tinh tấn? Không phải đã nói nguyên nhân cho các con rồi sao? Bởi vì “không có tinh thần”! Bởi vì “không có chí khí”! Tại sao “không có chí khí”? Bởi vì “tự mình bỏ cuộc”?
    Thầy có từng từ bỏ các con không? Nếu như từ bỏ rồi, thì hôm nay Thầy sẽ không đến, và cũng không nói những lời nặng như vậy. Đồ nhi ơi! Cần phải phấn chấn bản thân, thì đừng từ bỏ mình nữa. Tu đạo là phải tu trong đoàn thể, mà trong lúc con đi vào đoàn thể, thì lại quên đi công phu “Tự khắc chế”, đây chẳng khác nào phàm phu tục tử hay sao? Con chỉ nhìn thấy những điều không viên mãn bên ngoài, cũng chính là phản chiếu vào tâm tánh không viên mãn của bản thân, lúc này đồ nhi phải nhanh chóng tịnh tâm lại, phản tỉnh yêu cầu bản thân.
    Một người muốn tu, phải biết quản thúc chính mình; bất luận mình đang ở đâu, làm bất cứ việc gì, đều không bị hoàn cảnh, sự việc làm ảnh hưởng. Vậy thì Thầy hỏi: Quản thúc bản thân, là quản thúc điều gì? Tức là đừng để mình có được một chút “Đạo Tâm” này, rồi quay trở lại thành “Nhân tâm” đó!.
    Nói tóm lại, đồ nhi tu đạo phải có trước sau. Biết mà không học, là “Vô duyên”; học mà không hành, là “Vô phận”. Thầy không cầu xin điều gì, chỉ hy vọng sau này các đồ nhi có được duyên và có được phận, cho nên phải thiết thực một chút, tu đạo thật thà một chút, có được không?
    Sáu điều trên, đồ nhi phải thường lấy đó để khích lệ bản thân, mài luyện bản thân. Thật ra, có đôi khi đều tự cho bản thân mình áp lực quá lớn: “Ai da! Việc này tôi không có làm tốt, bài giảng không có được tốt, nhất định tiền hiền sẽ cho rằng mình năng lực kém!”, tương tự những việc như vậy. Đồ nhi ơi! Trong lúc các con bàn đạo, học giảng lớp, thử để tâm mình “trở về điểm khởi đầu”, trở về lúc “phát tâm ban đầu”; bất kể là đang gánh trách nhiệm hay đóng vai trò gì, đều là vì chúng sanh cả. Chỉ cầu bỏ ra, không cầu bất kỳ hồi báo nào. Chỉ là hành vi, phương pháp và gốc độ của mỗi người không giống mà thôi, chỉ cần có thể nắm lấy một điểm này, bất luận là đang đóng vai trò như thế nào, gánh vác trách nhiệm như thế nào, nói lớp như thế nào, nhất định đều có thể toàn thiện toàn mỹ. Bởi vì quan trọng nhất, là các đồ nhi đã từng nỗ lực và dung thực qua! Đã từng tinh tấn! Đã từng phụ trách! Không phải sao? Trừ khi những điều này đồ nhi không làm được, vậy thì không còn gì để bàn luận nữa.
    Xem trọng bản thân, trong âm thầm cũng là một trợ lực. Cho nên các con còn dám từ bỏ bản thân mình không? Còn hoài nghi về năng lực của mình nữa không? Hãy ghi nhớ câu nói hôm nay các con đã đáp với Thầy (không thể), có được không?
    Đồ nhi phải biết rằng: Đời người không có muôn ngàn “khó khăn”, thì không cách nào biểu hiện ra “chiều sâu”! không có những “đả kích”, thì không có cách nào có được “chiều rộng”! Từ đây biết được rằng, khó khăn là thử thách của ý chí. Trong lúc khó khăn, mới giúp con người sản sinh trí tuệ; và một người có thể chịu đựng sự khó khăn đả kích, nhưng vẫn có thể nhẫn chịu sương gió, mới thể hiện được sự bền bỉ và hỏa hầu của họ.
    Tấm gương tu hành tốt nhất, là ai đây? Tấm gương tu hành tốt nhất, chính là Tiền Nhân của các con. Vậy các con hãy xét lại lương tâm của mình, nhớ lại những năm gần đây, trong quá trình tu đạo, tại sao trách nhiệm của các con gánh vác không nổi? Nguyện không thể liễu? Tâm tánh không nâng cao? Tại sao cứ tìm nhiều lý do để biện hộ cho mình?
    Hãy nhớ: Trước mắt “Chân lý”, là không có hai chữ “Lý do”! Trước mắt “Thánh Phật”, không có hai chữ “Khó khăn”!.
    Tại sao đồ nhi có lý do, có khó khăn? Điều thứ nhất, nhìn không thấu vướng bận của thế thái nhân tình. Điều thứ hai, ngộ không được nhân sanh đại sự. Điều thứ ba, không biết tu đạo rốt cuộc để làm gì?
    Đồ nhi tu hành là để truy cầu điều gì? Là truy cầu “nguồn gốc”, truy cầu “đức hạnh”. Nếu như gốc rễ cắm không vững, cắm không sâu, thì khảo nghiệm sẽ càng nhiều, vậy thì làm sao có thể để ngàn vạn người tiến lên vững vàng đây? Bản thân mình còn chưa lo xong.
    Đồ nhi! Phản tỉnh nội tâm, là cơ bản của hành ngoại công. Đồ nhi con muốn gốc ngọn đảo ngược bao lâu nữa? Quân tử xem trọng gốc, có gốc đạo mới sanh, gốc vững thì cây tươi tốt, biết rõ trước sau, tức gần với Đạo.
    Đồ nhi! Chẳng lẽ con muốn mình tu “đạo hồ đồ” hay sao? Không hy vọng. Vậy chúng ta phải bắt đầu từ chỗ căn bản, có được không? Chúng ta phải giống như một ngọn đèn Phật mọi thứ, đốt cháy bản thân soi sáng mọi người.
    Đồ nhi nếu tiếp tục mơ hồ nữa, thì mạt kiếp một lượt thanh toán, bị ai thanh toán đây? Bị nghiệp lực và trái chủ đòi mất đi! Cho nên “chân đạo oan nghiệp đòi gấp” còn không nhanh vun roi thúc ngựa! Hồ đồ, lúc đó mới đến cầu xin Thầy, con vô công vô đức, con còn muốn dựa Thầy bao lâu nữa? Dựa núi núi ngã, dựa người người chạy, tốt nhất dựa vào chính mình! Hiểu không?
    Thầy thấy rất nhiều đồ nhi ở phật đường thì như vậy, ra ngoài thì lại khác, ở nhà lại khác nữa! Đồ nhi à! Rốt cuộc là các con mang mấy cái mặt nạ giả? Các con đã giấu cái mặt thật của các con đi đâu rồi? Tu bàn là phải “ngôn hành hợp nhất, nội ngoại đồng nhất” như vậy dù không nói cũng có sự trang nghiêm! Phải vậy không? Đồ nhi muốn tinh tấn, không muốn đọa lạc, thì phải có tâm “muốn đề thăng”. Đồ nhi có muốn đề thăng không? Đời người là bể khổ, đã chịu khổ rất nhiều, nếu như trong lúc này mà chùn bước như vậy, thì sự chịu khổ lúc đó há chẳng phải uổng phí sao?

    Điều thứ năm: Tu Đạo Sợ Nhất Là Uổng Phí Một Chuyến Đến Nhân Gian
    Các con chớ nên cứ lẩn quẩn trong ân oán tình thù, đừng cứ lẩn quẩn trong thị phi đúng sai! chúng ta phải hợp lại thành một thể, mà hãy lẩn quẩn trong tam tào đại sự, đó mới là người có trí tuệ. Thật ra chỉ cần các nơi đoàn kết, trên dưới đoàn kết, đạo trường đoàn kết. Thì không có việc nào không thể làm được.
    Tại sao trong đạo trường luôn có nhiều “vấn đề thị phi”? Bởi vì mỗi người đều cho rằng cách nghĩ cách làm của mình đều là đúng! Chủ kiến quá nặng, ý kiến quá nhiều, không chịu phục tùng, không có ý thức đoàn thể. Không nghĩ đến đại thể. Đồ nhi nói xem, những hạt cát rời rạt có thể nào làm nên việc không? Đồ nhi, đừng cứ chỉ trích người khác, nên tu “nội đức” của mình rồi đấy!
    Thầy cũng biết rất nhiều người đều nhận thấy: “Sao nghịch cảnh này của tôi chưa qua, nghịch cảnh khác lại đến? Con chưa vượt qua thì cái khác lại đến?”.
    Khảo nghiệm này chưa qua, sao khảo nghiệm khác lại đến? Điều này đồ nhi phải kiểm điểm bản thân mình. Phải chăng bản thân mình tiến triển quá chậm? vấn đề khó khăn thứ nhất còn chưa giải quyết thì khó khăn thứ hai lại đến, điều này chứng tỏ sức tinh tấn của con còn chưa đủ.
    Suy thoái thật sự không phải lúc tóc bạc và nếp nhăn, mà là lúc ngưng học tập và phấn đấu. Đồ nhi, con cho bản thân mình thế nào thì sẽ trở thành người như thế nấy. Tuy nói rằng tu đạo không thể có ngạo khí, nhưng không thể không có khí phách, càng không thể không có chí khí.
    Có câu nói: “Tu đạo bổn vô sự, tự kỷ tâm ưu chi”, tức là Tu đạo vốn vô sự, chỉ do tâm nhiễu loạn. Nhưng đồ nhi các con đều là những người may mắn nhất, lúc các con chịu khổ, Ơn Trên đều âm thầm xoay chuyển, âm thầm đánh thức, thậm chí giờ giờ phút phút không quên quan tâm các con, chỉ là đồ nhi các con có lúc không chú ý đấy thôi. Nếu như tu đến lúc này mà đồ nhi vẫn còn tâm bất cần này, thì những nỗ lực trước đây đều uổng công vô ích, công lao đổ biển, cũng giống như dùng rổ múc nước chẳng được gì! Đến lúc đó lại oán trách Tiên Phật không từ bi, phải không? Đồng nhi hy vọng kết quả sau cùng là như thế đấy sao? Thầy đương nhiên cũng không hy vọng. Nhưng Thầy thấy đồ nhi hễ gặp phải trắc trở, thì tâm lạnh nhạt, đây là vấn đề rất lớn đấy. Đời người ai chẳng có khảo nghiệm, hai hòn đá chạm vào nhau còn bật ra tiếng, tay đụng phải hòn đá còn cảm thấy đau, nhưng đồ nhi không thể chỉ nghĩ đến đau, phải nghĩ rằng: “Tại sao hòn đá lại đụng phải tay mình?”, đừng cứ yêu cầu người khác phải phối hợp với mình, mà nên yêu cầu chính mình. Tại sao con không thể hòa hợp với họ?. Yêu cầu bản thân thì thế giới này mới có ngày tốt đẹp. Nếu như cứ yêu cầu người khác phối hợp với mình, thì thế giới này được ngày hòa bình hay không? Tiểu đồng còn làm chưa được, nói chi đến lý tưởng về một thế giới đại đồng đây.
    Đồ nhi con phải dùng lương tâm, từ chỗ căn bản của mình để điều chỉnh bản thân. Nếu như con còn lãng phí cuộc đời và thời gian, đến lúc đó mới ôm chân Phật, nước tới chân mới nhảy thì thật sự không kịp nữa rồi. Đừng nên làm công phu bề ngoài, càng không nên buông thả chính mình, được không? Thầy tặng các con một câu: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”, tức là khi việc làm gặp trắc trở hãy tự hỏi mình. Đây là câu nói rất quan trọng, con phải ghi lòng tạc dạ. Khổng Phu Tử đã từng nói: “Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân” tức là quân tử yêu cầu bản thân, tiểu nhân thì yêu cầu người khác. Đồ nhi các con là dạng người nào? Đang lúc khởi tâm động niệm thì liền rõ ràng mọi việc.
    Tác dụng của Phật tính là “tâm giác ngộ”. thường đi tìm những cấn đề của mình, đề cao năng lực phản tỉnh của bản thân. Đồ nhi phải nghĩ rằng: “Giảng lớp có thể giúp ta tu đạo hay không?”. Tại sao càng giảng càng không có gì để nói? Bởi vì con không còn đang tu đạo. Tại sao không còn tu đạo? Vì không còn nâng cao, tại sao không còn nâng cao? Bởi vì không phản tỉnh. Con dùng nhân tâm phản tỉnh, thì sẽ không phản tỉnh được điều gì. Đây chính làn vấn đề về nội tâm đấy?
    Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư có nói: “Thường tự kiến kỷ quá, dữ Đạo tức tương đương” tức là thường thấy sai của mình, tức là gần với Đạo. Mọi người nghe nhiều nên đã quen thuộc, đây cũng là câu nói nghe đến ngán ngẩm, nhưng ý nghĩa hàm xúc trong đó có phải đã làm cho đồ nhi mất cảm giác rồi phải không?
    Đồ nhi, các con hiện nay phải chăng đang làm trái ngược? Hãy mau quay đầu là bờ. Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác muộn. Đồ nhi phải tu sửa bản thân mình cho tốt nhé. Nếu có thể thật sự “niệm niệm tịnh tâm”, như vậy tu Đạo mới có hiệu quả, mới có thể thật sự làm ít công lớn. Con co hiểu không?
    Thầy hy vọng việc tu Đạo của các đồ nhi có thể khích lệ lẫn nhau, khẳng định lẫn nhau, như vậy mới có tinh thần phấn đấu và sức sống mãnh liệt. Hãy tự cho mình niềm tin và sức mạnh, thì Thầy cũng ban cho các con niềm tin và sức mạnh. Chỉ cần các đồ nhi có tâm, chỉ cần đồ nhi bằng lòng, Thầy cũng bằng lòng dẫn các con đi, chỉ sợ đồ nhi không ghi nhớ những lời của Thầy.
    Hôm nay những lời Thầy nói không chỉ nói với các con, phàm là những người muốn tu Đạo, thậm chí Điểm Truyền Sư cũng phải tham ngộ cho tốt những lời nói của Thầy hôm nay, để cảnh tỉnh bản thân, khích lệ bản thân, thức tỉnh bản thân, đốc thúc bản thân. Chúng ta phải vững vàng tinh tấn bản thân, tu mình độ người.
    Mỗi người đều có ưu điểm, không cần đi ngưỡng mộ. Chúng ta tu Đạo là “Kiến hiền tư tề” tức là thấy người tốt xem mình có tốt hay chưa. Chứ không phải là “Kiến hiền tư tễ” tức là thấy người tốt thì đố kỵ. Tu Đạo phải có quan niệm chính xác, phải có chánh tri, chánh kiến. chánh niệm, chánh hành. Quan trọng nhất là phải trân trọng ưu điểm của bản thân, không nên hủy hoại lòng tin của mình. Có không?
    - Đường phải bước đi mới có thể đến
    - Con Đường gập gềnh, phải dựa vào con đi lắp bằng
    - Con đường khúc khỉu, phải dựa vào con đi ứng biến
    - Khảo nghiệm đến, phải tự mình đi suy xét
    - Việc khó khăn, là muốn thử nghiệm trí tuệ của con.
    Cho nên đồ nhi ơi! Chớ nên trì trệ nữa, một lòng đi liễu nguyện nhé, có được hay không? Thầy sẽ không nói nhiều nữa. Có thể hiểu được tâm của Thầy mà phấn đấu tu bàn, đó mới là đồ đệ tốt, tri âm của Thầy. Đồ nhi hãy cố gắng, hãy tiếp tục tiến lên.
    Hoàng hôn đã xuống, chớ nên tham luyến, tham chơi, tham hưởng thụ. Đây là lúc con nên trang bị đầy đủ hướng đến cong đường về nhà. Thầy cũng sẽ ở bên cạnh các con trên suốt chặng đường. Đồ nhi ơi! Suốt đoạn đường này con hãy bảo trọng nhé.
    Đồ nhi đã hiểu chính mình, thì phải giữ mình trong sạch. Quan trọng nhất là phải biết “Trang kính tự cường”. Chớ nên phân tâm, thần trí không rõ ràng, sai một li đi một dặm, quay đầu lại đã trăm tuổi, đến lúc đó có hối hận cũng đã không kịp nữa rồi.
    Đồ nhi, đừng sợ người ta chê cười, sợ người ta xem thường. Tại sao đồ nhi sợ ánh mắt và cách nhìn của người khác? Đó chính là vì đồ nhi xem “giả” là “thật”. Chẳng trách càng tu càng đau khổ, càng tu càng phiền não, càng tu càng thoát không ra.
    Tuy rằng ở trên Tiên Thiên điều kiện mỗi người đều có thiếu xót, nhưng chỉ cần Hậu Thiên chịu nỗ lực, Thầy tin rằng đồ nhi nhất định sẽ chiến thắng chính mình và đột phá chính mình, đó mới thật sự là người dũng cãm, được không?
    Cuối cùng Thầy dặn dò, lúc bế lớp mỗi người một quả, đương nhiên kẹo cũng không thể thiếu. Tặng quả là muốn cỗ vũ đồ nhi, chứ không phải ăn cho xong. Mà cho bản thân mình kỳ vọng, sau này trở về Lý Thiên phải có duyên cũng phải có phận. Đừng nên phụ tâm ý từ bi của Tiên Phật, sự phù hộ từ đức của Tiền Nhân các con và hậu ái bồi dưỡng của biết bao tiền hiền.
    Đồ nhi! Phải báo ân liễu nguyện cho tốt, chớ nên hồ đồ nữa. Những bài giảng sắp tới, nghe xong phải phấn chấn bản thân, chớ nên ngủ gật nữa, phật quy cần tuân thủ thì phải tuân thủ, phải khắc chế bản thân, được không? Thầy xin từ giá Mẫu trở về Lý Thiên, đồ nhi các con phải bảo trọng.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét