• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

    Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật


    Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật



    Hoạt Phật Sư Tôn trong phần đạo nghĩa vấn đáp đã từ bi chỉ thị rằng : “ xem kinh vốn dĩ là để cầu pháp, nếu đã đắc pháp thì không xem kinh cũng chẳng sao, chỉ cần giữ lấy một điểm tánh linh, tức là một bộ “ vô tự chân kinh ”, vả lại kinh phật tổng cộng 5048 quyển, một ngày xem một quyển thì 15 năm mới xem hết, ngày tháng nhanh như thoi đưa, ở đâu mà có công phu lớn như thế. Thế nhưng cũng chẳng thể không xem, nhưng xem kinh nên dựa theo kinh mà hành mới có ích không có tổn, như sách Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Kim Cang Kinh, Pháp Bảo Đàn Kinh, Thanh Tĩnh Kinh …đều có thể đại khai mở trí tuệ, có thể tham khảo. ”

    Hôm nay các đệ tử của Nhất Quán Đạo đã đắc pháp, vì sao vẫn cần phải tham khảo xem “ Pháp Bảo Đàn Kinh ” ? chỉ vì cái mà Lục Tổ Đàn Kinh nói là truyền phật tâm tông, với sự phổ truyền của Nhất Quán Đạo, trọng điểm đều ở việc truyền thụ tâm pháp. Ngũ Tổ nói rằng : “ tự cổ phật phật duy truyền bản thể, sư sư mật phó bổn tâm ”, đấy là tánh lý tâm pháp chân thật nhất. Lục Tổ nói rằng“ nhưng phải truyền thọ, từ trước đến nay, các Tổ đều mặc truyền tâm ấn, chẳng được ẩn giấu chánh pháp ”, đấy là Thiên Mệnh Minh Sư, trực chỉ kiến tánh, là chánh pháp giáo ngoại biệt truyền, dĩ tâm truyền tâm, dĩ tâm ấn tâm, cũng là từ xưa đến nay, mặc truyền dặn dò tâm pháp Nhất Quán mãi cho đến nay, cho nên nghiên cứu học tập Lục Tổ Đàn Kinh có thể biết được nguồn gốc của Nhất Quán Chân truyền, đối với sự tôn quý và thù thắng của Nhất Quán tâm pháp càng có thể đi sâu vào thuyết minh giải thích, đối với việc truyền thừa của đạo thống càng có ấn chứng rõ ràng hơn. Hoạt Phật Sư Tôn lại nhiều lần nhấn mạnh rằng các đạo thân nên tham khảo nghiên cứu Lục Tổ Đàn Kinh thật nhiều vào, bởi vì Lục Tổ Đàn Kinh từ nào cũng kiến tánh, có thể đại khai trí tuệ. Có thể thấy rằng Lục Tổ Đàn Kinh vô cùng quan trọng đối với người tu đạo. Nay dựa vào

    1.     Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền           不立文字,教外別傳
    2.     Bình tức chư duyên, đốn ngộ bồ đề              屏息諸綠,頓悟菩提
    3.     Trực chỉ nhân tâm, thị đạo kiến tánh            直指人心,示導見性
    4.     Tâm hành bình trực, thị chơn công phu         心行平直,是真功德
    5.     Quá trình ngộ đạo, nguyện giải chi tiết          悟道歷程,願解其詳
    6.     Hồi quang phản chiếu, thật tâm tu luyện       迴光返照,實心修煉
    7.     Ngoại thiền nội định, chân nhân tĩnh tọa        外禪內定,真人靜坐
    8.     Vô tướng sám hối, tự quy y phật                   無相懺悔,自皈依佛
    9.     Đản dụng thử tâm, trực liễu thành phật         但用此心,直了成佛
    10.  Xương long pháp tự, phổ lợi quần sanh …              昌隆法嗣,普利群生

    để bàn về pháp môn đốn ngộ của Lục Tổ Đàn Kinh và Thánh đạo trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật.

    1. Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền

    Khi xưa Phật Thế Tôn trên hội Linh Sơn, niêm hoa vi tiếu, nhân thiên trăm vạn toàn bộ đều không hiểu, duy chỉ có Ca Diếp Tôn Giả khẽ mỉm cười, Thế Tôn bèn nói rằng : “ Ngô hữu chánh pháp nhãn tàng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, phó chúc Ma Ha Ca Diếp ”. Đấy tức là pháp môn trực chỉ minh tâm kiến tánh, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền ? Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng là vị tổ sư kế thừa của đạo thống. Ngài cho rằng bổn thể tự tánh chẳng phải là dùng văn tự mà có thể hình dung, chớ có tưởng rằng dựa theo những đạo lý mà kinh điển đã nói thì có thể giải thoát, do vậy Lục Tổ dạy người không được chấp trước vào tướng văn tự, cho nên phẩm Bát Nhã của Đàn Kinh nói rằng : Thiện tri thức, ta ở nơi Hoà Thượng Hoằng Nhẫn vừa nghe câu nói liền ngộ, đốn thấy chơn như bản tánh, cho nên hoằng dương giáo pháp này, khiến hành giả đốn ngộ Bồ Ðề, mọi người tự thấy bổn tâm, tự kiến bản tánh, nếu chẳng tự ngộ, phải tìm người đã khai ngộ pháp tối thượng thừa, chỉ ngay đường lối CHÁNH PHÁP, vì thiện tri thức có nhân duyên lớn giáo hoá dẫn dắt, khiến hành giả được KIẾN TÁNHtất cả thiện pháp đều do thiện tri thức mà được kiến lập. Tam thế chư Phật, mười hai bộ Kinh ở trong tự tánh vốn đã đầy đủ, vì tự ngộ chẳng được, nên phải nhờ thiện tri thức chỉ ra mới thấy, kẻ tự ngộ thì chẳng phải nhờ đến người khác.

    Có thể thấy rằng trong bổn tánh đã hàm có diệu đế của tất cả các kinh, thế nhưng tự tánh lại chẳng ở trong kinh điển, nên tìm Minh Sư chỉ thụ mới có thể tự thấy. Cái gọi là sự giác ngộ của tự tánh chẳng phải là dùng học thức có thể truyền thụ, nó nhất định cần phải dùng thân tâm của bản thân mình để đi thể nghiệm mới có thể chứng đắc. Phẩm Hành Do trong Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “ Ấn Tông mời Năng ra ngồi trên Cao Toà, hỏi những nghiã lý thâm sâu, thấy Huệ Năng lời gọn mà đúng lý, chẳng do văn tự. ”. Phẩm Bát Nhã nói rằng : “ diệu lý của chư phật, chẳng liên quan đến văn tự ”, lại nói rằng : “như người thượng thừa, người tối thượng thừa nghe được Kinh Kim Cang, tâm liền khai ngộ. Nên biết tự tánh vốn có cái TRÍ BÁT NHÃ, trí huệ tự tánh thường chiếu soi nên chẳng nhờ văn tự ”. Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng cho rằng chẳng thấy tự tánh thì niệm kinh vô dụng, ngài cho rằng tâm pháp bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền khả quý, và nhấn mạnh rằng người học đạo chớ có để cho bị văn tự chướng làm mê hoặc, cũng có nghĩa là chẳng phải là đừng có xem kinh sách, chỉ là đừng có để cho bị kinh chuyển mà thôi.

    2. Bình tức chư duyên, đốn ngộ bồ đề

    Bình tâm tịnh khí, mắt nhìn phật đèn, quỳ nghe lễ chúc là muốn khiến cho người cầu đạo bình tâm tịnh khí, vạn duyên buông xuống, nhất niệm chẳng sanh mới có thể dĩ tâm truyền tâm, dĩ tâm ấn tâm để điểm mở chánh pháp nhãn tạng, đốn ngộ chân diện mục vốn có, có sự xảo diệu của cách nói khác đi nhưng dụng ý giống với pháp môn đốn ngộ của Lục Tổ khai thị cho các đệ tử.
    Pháp Bảo Đàn Kinh ghi chép rằng, các đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn biết được ý bát đã truyền cho Huệ Năng, có vài trăm người đuổi theo muốn đoạt lại y bát, trong số những người đó, có một vị Tăng tên gọi là Trần Huệ Minh, đuổi kịp trước nhất, Huệ Năng nhìn thấy tình hình này, bèn bỏ y bát trên tảng đá nói rằng : “Y bát là vật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao?” , nói xong Huệ Năng bèn ẩn mình trong đám cỏ. Huệ Minh đuổi kịp đến, tiến về trước nhấc y bát lên mà chẳng nhúc nhích được, Huệ Minh liền kêu lên : “ Hành giả! Hành giả! Tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y đếnHuệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng: Mong hành giả vì tôi thuyết Pháp. Huệ Năng nói:Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên ngưng nghỉ các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết.

    Huệ Minh đã ngưng nghỉ rất lâu, Một hồi sau Huệ Năng nói: “Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? ” Huệ Minh ngay đó đại ngộ. Ngưng nghỉ các duyên và việc bình tâm tĩnh khí, mắt nhìn phật đèn trước khi điểm đạo khiến cho người mới đến cầu đạo vào thời khắc này tâm niệm đã chuyển từ cái tâm tán loạn sang chuyên tâm, từ chuyên tâm đến nhất tâm; lúc này nhất tâm thanh tịnh, tâm bình khí hòa, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, vọng niệm đều ngưng diệt là then chốt của sự khai ngộ. Kim Cang Kinh nói rằng“ nên sanh tâm thanh tịnh như thế này, chẳng nên trụ sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ ở hương vị xúc pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm Ngũ Tổ nói rằng : “ hễ lọt vào suy lường thì chẳng dùng được.” Người kiến tánh vừa nghe phải liền thấy”. Do vậy ngay lúc ấy chẳng tạo niệm thứ hai, ngay lúc ấy thể ngộ, ngay lúc ấy nên chẳng có chỗ trụ mà bổn tâm hiện ra trước mắt. lúc này Điểm Truyền Sư lập tức điểm mở huyền quan, lập tức nhận biết bổn tâm của mình, thấy được bổn tánh của mình. Có thể thấy rằng Lục Tổ muốn Huệ Minh ngưng nghỉ tất cả các duyên và Nhất Quán Đạo trước khi điểm đạo phải bình tâm tịnh khí – đạo lý là như nhau.

    3. Trực chỉ nhân tâm, thị đạo kiến tánh ( khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh)
    Bởi vì chúng sanh thường chẳng thể tự ngộ, nên mới có hành động và việc “ thiên lý tầm Minh Sư, vạn lý cầu khẩu quyết ” để cầu có thể đắc được Thánh Đạo siêu sanh liễu tử, có thể thấy được tầm quan trọng của việc cầu Minh Sư chỉ thị khẩu quyết, cho nên Phẩm Bát Nhã trong Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “ Thiện tri thức, trí bồ đề Bát Nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh. ”

    Đại Thiện tri thức chính là Điểm Truyền Sư, điểm truyền cho chúng ta pháp môn minh tâm kiến tánh, bởi vì tâm là chẳng dễ gì nắm bắt suy đoán, không dễ lý giải, như người uống nước, nóng lạnh tự biết, do vậy Ngũ Tổ nói rằng : “ Pháp thì lấy tâm truyền tâm, đều khiến cho tự ngộ tự giải ”do vậy ngoài việc Minh Sư khai thị dẫn dắt ra, còn phải dựa vào sự tu chứng của bản thân mình mới có thể đạt đến cảnh giới minh tâm kiến tánh. Phẩm Hành Do nói rằng : “ bồ đề tự tánh, vốn dĩ thanh tịnh, chỉ dụng tâm này, trực liễu thành phật ”Tự tánh của chúng sanh vốn dĩ thanh tịnh vô nhiễm, chỉ do bị nhiễm trần duyên, mất đi bổn lai ( vốn có ), thế nhưng nếu có thể dựa theo chỉ điểm của Minh Sư, bát nhã diệu tâm vốn có, lại thêm việc tồn dưỡng tự quan sát và phản tĩnh, tự có thể khôi phục lại bổn lai diện mục.
    Lục Tổ cho rằng tự tánh giống như quốc vương, cái tâm này giống như các thần tử ( quan chức ) của quốc vương, cũng có nghĩa là nói tự tánh là bổn thể của tâm, tâm là tác dụng của tự tánh. Phẩm Cơ Duyên ghi chép rằng : Tăng Pháp Hải lần đầu tham vấn Tổ Sư, hỏi rằng : “Thế nào là tức tâm tức Phật? xin Hoà Thượng chỉ dạy.” Lục Tổ Đại Sư nói: “ Niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật; thành ( lập ) tất cả tướng tức tâm, lià tất cả tướng tức Phật. Nếu ta nói cho đủ thì trọn kiếp cũng chẳng hết, hãy nghe kệ đây:


    Tức tâm danh huệ,
    Tức Phật nãi định.
    Ðịnh huệ đẳng trì,
    Ý trung thanh tịnh.
    Ngộ thử pháp môn,
    Do như tập tánh
    Dụng bổn vô sanh
    Song tu thị chánh.

    Dịch nghiã:

    Tức tâm là huệ,
    Tức Phật là định.
    Ðịnh huệ song song (đẳng trì),
    Nơi ý thanh tịnh.
    Ngộ pháp môn này,
    Do tập khí ngươi,
    Dụng vốn vô sanh,
    Song tu (định huệ) là chánh. ”

    Pháp Hải ngay nơi đó liền đại ngộ, tán thán bằng kệ rằng:

    Tức tâm nguyên thị Phật,
    Bất ngộ nhi tự khuất.
    Ngã tri định huệ nhân,
    Song tu ly chư vật.

    Dịch nghiã:

    Tâm vốn dĩ là Phật,
    Chẳng ngộ mà tự khuất
    Ta biết nhân định huệ, ( nhân : nguyên nhân )
    Song tu lià vạn vật.

    Có thể thấy rằng tâm quan trọng biết bao ! do vậy các đời Tổ Sư chỉ lấy phương thức trực chỉ, khiến cho người ta nhận biết bổn tâm tự tánh thì có thể tiếp cận chân lý, chương hiển bổn tánh.

    4. Tâm hành bình trực là công đức thật sự

    Trong phẩm nghi vấn của Lục Tổ Đàn Kinh, Vi Công hỏi rằng : “Ðệ tử nghe nói : Tổ Ðạt Ma lúc mới gặp Lương Võ Ðế, vua hỏi : “ Trẫm suốt đời xây chùa độ Tăng, thiết trai bố thí, được công đức gì ? ” Tổ Ðạt Ma đáp : “ Thật chẳng công đức ”.  Ðệ tử chưa hiểu lý này, xin Hòa Thượng chỉ dạy.

    Sư nói : “ Thật chẳng công đức. Chớ nghi lời của bậc Thánh xưa. Võ Ðế tâm tà, chẳng biết Chánh Pháp. Xây chùa độ Tăng, thiết trai bố thí, ấy là cầu phước, chẳng thể đem cái phước ấy cho là công đức. Công đức ở trong Pháp Thân, chẳng ở tại tu phước ”.

    Đoạn kinh văn này ghi chép nghĩa thật của công đức; bởi vì Võ Đế tâm tà, chẳng biết chánh pháp ( chữ tà nên xem là Mê ), mê ở tướng công đức, chẳng rõ chân lý, tuy rằng xây chùa độ tăng, bố thí thiết trai, nhưng đều là tiền mồ hôi xương máu của lão bá tánh để thành tựu cái tôi riêng tư của mình. Tứ tướng nếu đã lập, ở đâu mà có công đức ? do đó công đức là nhất định phải từ nội tâm tự tánh để thấy, chẳng phải nhờ vào việc bố thí cúng dường mà có thể cầu đắc được, cho nên phước đức và công đức là khác nhau. Lục Tổ càng đi sâu vào giải thích thuyết minh chân đế ( ý nghĩa thật ) của công đức. Phẩm nghi vấn nói rằng : Kiến tánh là công, bình đẳng là đức, niệm niệm vô ngại, thường thấy cái diệu dụng chân thật của tự tánh gọi là công đức. Trong tâm khiêm tốn là công, ngoài hành lễ phép là đức; tự tánh kiến lập vạn pháp là công, tâm thể lià niệm là đức; chẳng rời tự tánh là công, ứng dụng vô nhiễm là đức. ”

    Tâm nếu khinh người, nhơn ngã chẳng dứt tức là chẳng công, tự mình hư vọng chẳng thật tức là chẳng đức, vì ngã chấp quá lớn, nên thường khinh bỉ tất cả. Thiện tri thức, niệm niệm chẳng gián đoạn là công, tâm bình đẳng, hạnh ngay thẳng là đức; tự tu tánh là công, tự tu thân là đức. Muốn tìm kiếm Pháp Thân của công đức, phải y theo đây thực hành mới là chơn công đức. Người tu hạnh công đức, tâm chẳng khinh người, thường hành pháp cung kính. ”

    Từ những cái ở trên đã nói thì công là sự phát huy quang đại của bổn tánh mình, đức là nội hàm ( sự hàm dưỡng bên trong ) của bổn tánh quang minh; duy chỉ có khai ngộ kiến tánh, đức tánh quang minh mới là công đức thật sự. Hoạt Phật Sư Tôn nói rằng : “ sự thành tựu sau này chẳng phải ở chỗ đạo trường lớn hay nhỏ, cũng chẳng phải ở chỗ phật đường chùa miếu nhiều hay ít, càng chẳng phải là sự so sánh của số lượng tín chúng, mà là xem người tu đạo phải chăng là chân tu thật luyện, bảo vệ gìn giữ giới nguyện, vô tham vô vọng, chẳng có tranh chấp phân biệt, công phu của tâm tánh viên mãn đi hoàn thành sứ mệnh của mình ”Do vậy chẳng chấp tướng công đức, vô niệm vô vọng, khôi phục bổn lai diện mục thanh tịnh của mình mới là công đức thật sự, cũng là con đường sáng rõ thật sự để quy căn nhận mẫu.

    5. Quá trình ngộ đạo, nguyện giải chi tiết

    Phẩm Hành Do của Lục Tổ Đàn Kinh ghi chép rằng, Huệ Năng nhìn thấy một vị khách tụng Kim Cang Kinh : “ ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ” ( nên không có chỗ trụ mà sanh tâm ), tâm lập tức khai ngộ, đấy là khởi điểm khai ngộ của tự tánh, khi gặp được Ngũ Tổ thì trả lời thẳng thừng rằng : chỉ cầu làm Phật, chẳng cầu việc gì khác ”Đấy là sự ứng đối thẳng thừng trực tiếp biết bao. Ngũ Tổ lại nói rằng : “Ông là người Lãnh Nam, cũng là người kém văn hoá, làm sao có thể làm Phật được?” Huệ Năng nói: “ Người có Nam Bắc, Phật tánh vốn chẳng có Nam Bắc, thân hèn hạ này với thân Hoà Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai biệt! ”. Đấy là sự cấp thiết trong tâm muốn cầu đạo của Huệ Năng, ý chí kiên quyết, bảo đảm khẳng định người người đều có thể thành tiên thành phật, kế đến Huệ Năng bèn nói với Ngũ Tổ rằng : “ Tự tâm của đệ tử thường hiện trí huệ chẳng lià tự tánh, tức là phước điền, chưa rõ Hoà Thượng bảo làm việc gì? ”. Ngũ Tổ bèn sai Huệ Năng đến nhà sau bửa củi giã gạo, trải qua hơn 8 tháng, công việc tuy vất vả nhưng Huệ Năng nghiêm túc thiết thực dụng công, mới thấy được bổn tánh vốn dĩ thanh tịnh ấy. Khi ngài nhờ người đặt bút viết xuống thay : “ Bồ đề bổn vô thụ, minh kính diệc phi đài, bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai ? ” Tạm dịch : “ Bồ đề vốn chẳng cây, gương sáng cũng chẳng đài, vốn chẳng có một vật, đâu mà dính bụi trần ? ” )

    Trong bốn câu kệ, Huệ Năng đã khai ngộ đến bồ đề tự tánh của chúng ta là vô cùng thuần khiết trong sáng, linh minh bất muội, quang minh trong suốt. Huệ Năng canh ba vào thất, Ngũ Tổ dùng cà sa vây xung quanh che lại không cho người thấy, rồi thuyết Kinh Kim Cang, đến câu “ ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ” thì Huệ Năng ngay đó đại ngộ, rằng : “ tất cả vạn pháp chẳng lìa tự tánh ”.Dùng cà sa vây quanh che lại là để cách ra khỏi tai mắt của người trời để truyền tâm pháp, giống như lúc Nhất Quán Đạo truyền thụ tâm pháp, phải thông qua thỉnh đàn, cung thỉnh nhị thập bát tinh tú và thiên long bát bộ, chư thiên thần thánh hộ pháp đàn, đạo lý là như nhau. Lục Tổ sau khi kế thừa tiếp nhận y bát, trải qua nghìn vạn gian khổ, quả thật mạng sống như treo trên sợi tơ mỏng, trải qua những tháng ngày của 15 năm mới ra hoằng pháp. Có thể thấy Lục Tổ từ việc tự tu, Thầy truyền thụ, tự hành, tự ngộ, cho đến quá trình con đường tâm tự thành phật đạo là chẳng có gián đoạn, chẳng có chỗ trống. Chúng ta nếu có thể noi theo tinh thần tu bàn của Đại Sư Huệ Năng, nhất định có thể khiến cho chánh pháp đại phóng quang minh, vĩnh bất đoạn tuyệt.

    6. Hồi quang phản chiếu, thực tâm tu luyện

    Điểm truyền sư trước khi điểm đạo, nói với người mới đến cầu đạo rằng : “ hai mắt phải hồi quang, một điểm chân thái dương, đấy là đường rõ thật, liễu kết về cố hương ”. Lại nói rằng : “ nay con được một chỉ, phiêu phiêu tại thiên đường, chẳng có sanh và tử, cả ngày luyện thần quang ”. Một đoạn yếu quyết ( phương pháp quan trọng ) tu đạo này và “ cái mà Lục Tổ Đàn Kinh đã nói : “ thường dùng trí tuệ quán chiếu tự tánh ”, ý nghĩa là như nhau. Cái gì gọi là quán chiếu ? quán là quán bổn tâm của mình, chiếu là soi bổn tánh của mình, cũng có nghĩa là thông qua công phu quán chiếu để khôi phục bổn tánh quang minh sáng ngời.

    Lợi ích thực tế của việc quán chiếu, Lục Tổ Đàn Kinh ghi chép như sau : “ mọi người tự quán bổn tâm, tự thấy bổn tánh ” “Ðối với tất cả pháp, dùng trí huệ của chơn như tự tánh chiếu soi, chẳng lấy chẳng bỏ, tức là KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT. 

    “ Nếu khởi BÁT NHÃ ngay thẳng quán chiếu, trong một sát na vọng niệm đều diệt, nếu nhận thức được tự tánh, ngộ một cái lập tức đến Phật địa ”. Lại nói rằng : “ Thiện tri thức, dùng trí tuệ quán chiếu, trong ngoài sáng tỏ rõ ràng, nếu nhận thức được bổn tâm tức gọi là giải thoát ”. Lại nói rằng : “Học đạo thường ư tự tánh quán, Tức dữ chư Phật đồng nhất loại. ” Học đạo thường quán nơi tự tánh, thì với chư Phật đồng một loại )Phẩm cơ duyên nói rằng : “Nếu có thể chánh tâm ngay thẳng, thường sanh trí tuệ, quán chiếu tự tâm, dứt ác làm lành, tức là tự khai tri kiến Phật vậy ”. Có thể thấy rằng thông qua thật tâm tu luyện của việc quán chiếu mới có thể giải thoát, đạt đến cảnh địa của kiến tánh thành phật. Lục Tổ Đàn Kinh bảo chúng ta làm sao quán chiếu đây ? Lục Tổ chỉ ra rằng tu đạo chẳng khởi sự cuồng vọng, ở tất cả các pháp chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng nhờ văn tự, thường rời pháp tướng, tự do tự tại, quý ở chỗ thực hành, chẳng ở chỗ miệng nói, thật thà chẳng biện bác, chẳng tự dối mình, tuy tu các việc thiện nhưng tâm chẳng chấp trước, đối với tất cả mọi cảnh giới ái dục trần lao chẳng nhớ chẳng luyến, nếu gặp phải sự ngu mê, ác duyên, kiêu cuồng, đố kị, ái dục …bất luận niệm trước, niệm bây giờ, niệm sau đều không thể ô nhiễm. Lục Tổ càng chỉ ra thời cơ quán chiếu, là ở hành trú tọa ngọa ( đi đứng nằm ngồi ), cử chỉ lời nói hành động, trong tất cả mọi thời điểm, lúc nào cũng phản chiếu, chẳng bị cảnh duyên làm lưu chuyển mới có thể khiến cho bổn tánh viên minh, đấy là phương pháp tốt nhất để kiến tánh thành phật.

    7. Ngoại thiền nội định, chân nhân tĩnh tọa

    Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng cho rằng, khai ngộ kiến tánh không có hạn chế ở việc trầm tĩnh im lặng tĩnh tọa mới có thể thành tựu. Ngài cho rằng tu thiền định chẳng ở chỗ quán tâm, tĩnh tọa hạ công phu, mà là ở chỗ đi đứng nằm ngồi, giữa lời nói hành vi cử chỉ, niệm niệm phải chăng nhìn thấy tự bổn tánh của mình, có thể ở tất cả mọi nơi, khi tâm chẳng động mới là thiền định thật sự.

    Tọa thiền tiếng phạn là gọi tắt của dhyāna, tiếng hoa dịch là tĩnh lự ( tĩnh lặng suy nghĩ ), tức là phương pháp ngưng các vọng niệm để mà minh tâm kiến tánh. Pháp môn đốn giáo cho rằng chẳng cần phải dựa vào phương pháp nhìn tâm, nhìn tịnh, tĩnh tọa bất động thì có thể kiến tánh thành phật, chỉ cần chúng ta có thể trí tâm nhất xứ ( đặt tâm một chỗ ), chẳng có vọng tưởng, bổn tánh tự nhiên thanh tịnh, đấy là pháp môn đốn ngộ thẳng thừng trực tiếp nhất đạt tâm nguyên, bởi vì tĩnh tọa quán tâm trái lại sẽ khiến cho những vọng tưởng tạp niệm che lấp cái bổn tánh chơn như, sanh khởi tịnh vọng mà bị tịnh tướng trói buộc. Lục Tổ cho rằng : “kiến giải như vậy chướng tự bổn tánh, lại bị tịnh trói ”.

    Phẩm Tọa thiền trong Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “ Thiện tri thức, như thế nào gọi là TỌA THIỀNTrong pháp môn này vô chướng, vô ngạibên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là TỌA, bên trong thấy tự tánh chẳng động gọi là THIỀN.

    Thiện tri thức, như thế nào gọi là THIỀN ÐỊNHBên ngoài lià tướng làTHIỀN, bên trong chẳng loạn là ÐỊNH. Ngoài nhìn nếu chấp tướng, trong tâm liền loạn, ngoài nếu lià tướng thì tâm chẳng loạn. Bổn tánh tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh nghĩ chấp ) cảnh thành loạn, nếu người thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là CHƠN ÐỊNH vậy.

    Thiện tri thứcngoài lià tướng tức THIỀN, trong chẳng loạn tức ÐỊNH, ngoài THIỀN trong ÐỊNH gọi là THIỀN ÐỊNHKinh Phạm Võng nói: Bản tánh ta vốn tự thanh tịnh. Thiện tri thức, niệm niệm tự thấy bản tánh thanh tịnh, tự tu tự hành, tự thành Phật đạo. ”

    Phần trên đã chỉ ra rất rõ ràng rắng bổn tánh chẳng có chướng ngại, viên minh tự như, đối với tất cả mọi cảnh giới thiện ác bên ngoài mà tâm niệm chẳng khởi, rời tất cả mọi tướng, bên trong có tự tánh chẳng động chẳng loạn tức là thiền định thật sự. Hiện nay đại khai phổ độ, tĩnh độ bản thân, động độ người khác, chúng ta tu đạo tu tâm, đạo pháp tự nhiên, hai mắt thủ huyền, siêng tu cái đức của nội thánh, hồi quang phản chiếu, quay đầu lại kiểm điểm những lỗi lầm của bản thân, bình tâm tịnh khí, hợp với tự nhiên, hai vai buông thỏng xuống, khí quán đan điền, tinh thần tập trung, tùy lúc tùy nơi đều có thể tọa, đấy tức là nội công, chân nhân tĩnh tọa.

    8. Vô tướng sám hối, tự quy y phật

    Tu đạo quan trọng đầu tiên là sám hối, duy chỉ có biết sám hối mới có thể hướng đến con đường thành phật. Các đệ tử của Nhất Quán Đạo càng phải xem trọng việc sám hối, hiến hương mỗi ngày trước 3 bữa, niệm nguyện sám văn để cải quá tự tân sửa lỗi, đổi mới bản thân, làm lại con người mới ), bình thường tuân thủ tam thanh tứ chánh khiến cho tâm tánh đoan chánh, lời nói hành vi cử chỉ hợp với lệ tiết mới có thể lập kỉ đạt nhân, có thể thấy sự quan trọng của việc sám hối. Sám hối, tiếng phạn gọi là ks!ama, có nghĩa là hối lỗi hối cải những lỗi lầm ).

    Khổng Tử nói rằng : “ nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá, quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên ” ( tạm dịch : con người chẳng phải là Thánh Hiền, ai có thể chẳng có lỗi, có lỗi mà có thể sửa lỗi thì chẳng có cái thiện nào lớn bằng ”. Lục Tổ Huệ Năng trong phẩm Sám Hối nhắc đến 5 phần pháp thân của tự tánh, vô tướng sám hối, tứ hoằng thệ nguyện của tự tâm, tự tánh tam bảo quy y giới và pháp nhất thể tam thân của tự tánh…những lưu trình này, có những nghi thức hành sám hối như thế nào có thể khiến cho thân tâm quang minh sáng ngời. Ngũ hương mà Lục Tổ Đàn Kinh nói là :
    Giới hương
    Định hương
    Tuệ hương
    Giải thoát hương
    Giải thoát tri kiến hương

    Đại ý là muốn chúng ta trừ đi những tà niệm trong tâm, khiến cho tâm chẳng có phan duyên chấp trước, và phải học rộng nghe hỏi nhiều, dùng trí tuệ quán chiếu tự tánh, kính người trên, thương yêu người dưới, thương xót giúp đỡ những người cô đơn nghèo khổ mới có thể khiến cho tự tâm chẳng loạn, trực chứng bồ đề. Vô tướng sám hối mà Lục Tổ Huệ Năng nhắc đến lại còn gọi là pháp bồ tát sám hối, bởi vì tội do niệm khởi, cũng do niệm sám, mà tâm niệm vốn dĩ chẳng có tướng, cho nên gọi là “ vô tướng sám hối ”. Phẩm Sám hối nói rằng : “ Thế nào là SÁM? Thế nào là Hối? Sám là sám trừ tội trước, từ trước tất cả các tội ác nghiệp, ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ thảy đều sám hết, chẳng bao giờ khởi nữa gọi là sám. Hối là hối cải lỗi sau, từ nay về sau, tất cả ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ... nay đã giác ngộ, đều cho đoạn dứt, chẳng bao giờ tạo nữa gọi là hối ”. Người học đạo nếu có thể chân thành sám hối, từ tâm bộc lộ, linh tánh quang minh sáng ngời thì dễ dàng chứng đạo. Sám hối xong, phát tứ đại hoằng nguyện, lại quy y tự tánh tam bảo, trừ bỏ đi đủ thứ tâm bất thiện trong tự tánh, tức là sau khi thụ một chỉ điểm của Minh Sư. Dùng công phu hồi quang phản chiếu, tự trừ đi mê vọng, tâm tánh hợp nhất thì cảnh giới của tự tánh nhất thể tam thân là có thể đầy đủ hiện ra trước mắt.

    9. Đản dụng thử tâm, trực liễu thành phật

    Phẩm Bát Nhã trong Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “ Cần phải dùng ÐẠi TRÍ TUỆ, phá ngũ uẩn phiền não trần lao, dụng tâm tu hành như thế, nhất định thành Phật đạo ”. Bởi vì ngũ uẩn đều Không, phiền não trần lao đều thuộc hư ảo, do vậy nhất định cần phải dùng đại trí tuệ, đem tam độc tham sân si trừ bỏ đi mới có thể chuyển thức thành trí, cuối cùng có thể thành Phật.

    Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng khẩn thiết khuyến cáo với các đệ tử rằng tự tâm của mọi người là phật, càng chớ có hồ nghi, tất cả vạn pháp đều kiến lập từ tự tánh, người người đều có phật tánh này, cái nào cũng viên mãn tốt đẹp, người người đầy đủ, tại thánh chẳng tăng, tại phàm chẳng giảm. Ở phẩm Hành Do chương thứ nhất, sau khi Huệ Năng khai ngộ kiến tánh bèn bạch với Tổ rằng :
    Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
    Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
    Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
    Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,
    Ðâu ngờ tự tánh có thể sanh vạn pháp!
    Đấy là thể dụng của tự tánh, nó là bất sanh bất diệt, bổn thể thanh tịnh viên mãn đầy đủ. Từ của Lễ Chúc nói rằng : 「真水真火已俱全」,“ chân thủy chân hỏa dĩ câu toàn ” , phẩm Phó Chúc của Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng :
    Tâm ta tự có Phật,
    Tự Phật là chơn Phật.
    Nếu tự chẳng Phật tâm,
    Nơi nào tìm chơn Phật?

    Từ những ghi chép ở trên, càng thêm khẳng định bổn tánh của chúng sanh đều xem như bình đẳng, người người bình đẳng, ai ai cũng có thể thành, nên biết tâm mình tự có phật, phật này là chơn phật, nếu chẳng có phật tâm, chẳng tự xem mình là phật, lại đi nơi nào để tìm chơn phật đây ? Lúc này Nhất Quán Đạo ứng vận phổ truyền, Minh Sư giáng thế, đạo giáng hỏa trạch, truyền thụ tâm pháp minh tâm kiến tánh, chỉ ra người người vốn có lương tâm bổn tánh, vững tin tự tánh là phật, ngoài thân chẳng có đạo. Hôm nay chúng ta nếu đã đắc đạo, chẳng phải là đắc rồi thì thành, ngày xưa là tu trước mà đắc sau, hiện nay là đắc trước mà tu sau, đắc rồi vẫn còn nhất định cần thiết phải tu, do vậy chúng ta phải tự mình phát lòng tin lớn và nguyện lực lớn, sau khi thụ Minh Sư chỉ thụ đại đạo, quyết tâm gánh vác chớ có nghi hoặc, chỉ cần dùng cái tâm này, nhất định có thể thành phật.

    10. Xương Long Pháp tự, phổ lợi quần sanh

    Đạt Ma Tổ Sư sau khi nhập diệt, phó chúc Thần Quang Đại Sư. Hai trăm năm sau khi ngài diệt độ, y bát sẽ ngưng chứ không truyền nữa, vả lại để lại một bài kệ, dự báo việc truyền thừa đại đạo rằng :
    Ngô bổn lai tư độ,
    Truyền pháp cứu mê tình.
    Nhứt hoa khai ngũ diệp,
    Kết quả tự nhiên thành.
    Dịch nghiã:
    Ta đến đất nước này,
    Truyền pháp cứu người mê.
    Một bông nở năm cánh,
    Kết quả tự nhiên thành.

    Bài kệ này chỉ ra rằng y bát sẽ truyền 5 đời, từ sau Thần Quang truyền cho Tam Tổ Tăng Xán Giám Trí Đại Sư, Tứ Tổ Đạo Tín Đại Y Thiền Sư, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Mãn Đại Sư, Ngũ Tổ lại đem y bát truyền cho Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư; sau khi Lục Tổ đắc pháp, Ngũ Tổ nói rằng : “Khi xưa Ðạt Ma Ðại Sư mới tới xứ này, vì người ta chưa đủ lòng tin, nên mới truyền y bát để làm tín thể (vật làm tin) đời đời truyền nhau thành pháp tắc, lấy tâm truyền tâm đều khiến cho tự ngộ tự giải, từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Tổ Tổ mật phó bản tâm. Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền. Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm. ”

    Do vậy, cho đến sau Lục Tổ Huệ Năng, y bát ngưng truyền, thế nhưng pháp mạch truyền vào tục gia, lưu truyền đến hiện nay, trở thành Nhất Quán Đạo của hôm nay.

    Phẩm Phó Chúc trong Pháp Bảo Đàn Kinh, các môn đồ hỏi rằng :“ chánh pháp nhãn tạng truyền phó cho ai ? ”. Sư nói : “ người có đạo thì được, người vô tâm thì thông ”. Người có đạo là người minh tâm kiến tánh. Người vô tâm là người tu đạo chẳng có tâm cơ; từ trước Chư Phật Chư Tổ truyền thừa tâm pháp đến nay, chẳng có cái nào không hợp với cái diệu của vô tâm, thay thế nối tiếp nhau lưu truyền. Huệ Năng lại nói rằng : “ Tôi đi khoảng bảy mươi năm, có hai vị Bồ-tát từ phương Đông lại, một người xuất gia, một người tại gia, đồng thời hưng hóa, dựng lập tông tôi, kiến thiết những ngôi già-lam, xương long cho chánh pháp tiếp nối ”. Huệ Năng Đại Sư chỉ ra rõ ràng, thất Tổ là do hai vị bồ tát tiếp tục kế thừa. Vị thất tổ xuất gia là Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư, tại gia thì là Bạch Ngọc Thiềm Cư Sĩ, cho nên Tổ Sư Thiền của Nhất Quán Đạo là thiên mệnh từ Bạch Thất tổ đời đời tương truyền cho đến nay, hiện nay Nhất Quán Đạo đã truyền thừa cho đến hậu đông phương đời thứ 18, trước mắt đại đạo đã truyền đến khắp vạn quốc cửu châu trên thế giới, các đệ tử Bạch Dương đã đem phật pháp lại phát dương quang đại, xương long cho chánh pháp tiếp nối, phát dương chân lý đại pháp của thiền tông, khiến cho tâm pháp nhất quán nhất mạch chánh tông độ hóa càng nhiều chúng sanh đồng triêm pháp âm, cùng quy về con đường giác.

    Tóm lại, Lục Tổ Đàn Kinh và Nhất Quán Đạo, nguồn gốc cực kì là sâu dày, nó xiển rõ văn hóa đạo thống Trung Tây, phá vỡ sự chấp trước của văn tự chướng, đề xướng tổ sư thiền trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật.


    Lục Tổ ngài là vị khởi xướng hoằng dương đốn giáo, cũng là một vị Thánh đem việc tu đạo bình dân hóa, sinh hoạt hóa. Nghiên cứu đọc Lục Tổ Đàn Kinh khiến chúng ta đốn trừ vọng niệm, tăng trưởng trí tuệ, tâm sanh pháp hỷ, kiên định lòng tin tu bàn, lợi ích vô cùng. Từ chỗ bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền khiến chúng ta hiểu sự tôn quý và thù thắng của chánh pháp nhãn tạng, trực chỉ nhân tâm; ngưng nghỉ mọi duyên, đốn ngộ bồ đề, ấn chứng việc Lục Tổ muốn Huệ Minh ngưng nghỉ mọi duyên và Nhất Quán Đạo khi truyền đạo phải bình tâm tịnh khí, đạo lý là như nhau. Trực chỉ nhân tâm, khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh, nhấn mạnh sự quan trọng của việc tu đạo phải tiếp nhận chỉ điểm của Minh Sư, tâm bình hành trực là chơn công đức, nói rõ ý nghĩa thật của hai từ công đức và phương pháp khiến cho chúng sanh khôi phục bổn tánh quang minh. Quá trình ngộ đạo, nguyện giải tường tận, việc hiểu tiến trình tâm lộ ngộ đạo của Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư khiến cho chúng ta có quy tắc có thể tuân theo, hồi quang phản chiếu, thật tâm tu luyện, nói rõ sự hồi quang phản chiếu của Nhất Quán Tâm Pháp và công phu quán chiếu của Lục Tổ khiến cho chúng ta biết tu trì như thế nào mới có thể minh tâm kiến tánh để đạt đến cảnh giới kiến tánh thành phật; ngoại thiền nội định, chân nhân tĩnh tọa. Việc tường thuật nghĩa lý tinh yếu của thiền định và phương pháp chơn nhân tĩnh tọa, vô tướng sám hối, tự quy y phật nói rõ ý nghĩa và trình tự của sám hối, khiến cho chúng ta tiêu trừ ác nghiệp, đạt được quang minh sáng ngời, trực liễu thành phật, xiển rõ người người đều có đủ phật tánh thiện tâm, chỉ cần dụng tâm tận dụng nắm bắt thời cơ tu bàn, nhất định có thể liễu thoát luân hồi, đắc chứng bỉ ngạn ( lên được bờ bên kia ), đem phật pháp lại phát dương quang đại, xương long cho chánh pháp tiếp nối, phổ lợi quần sanh, xiển rõ việc truyền thừa của chánh pháp nhãn tạng và nhất quán đạo ứng vận phổ truyền. Từ những xiển thuật ở trên khiến cho chúng ta càng hiểu rõ sự truyền thừa tâm pháp của Nhất Quán Đạo và mối quan hệ với Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh; nguyện mọi người cùng hoằng dương bát nhã đốn giáo, độ hóa càng nhiều những đồng bào khổ nạn đều có thể triêm được sự thấm nhuần của mưa pháp, khiến cho nhân gian tràn ngập quang minh sáng ngời, khiến thế giới sớm ngày biến thành tịnh độ.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét