I. Luận Đạo
Các con làm cho tốt, Đạo mãi mãi thật là thật, nếu như không có tâm chánh – thân chánh – ngôn chánh – hành chánh, như vậy chánh Đạo cũng biến thành tà Đạo.
Sống trên thế gian này nơi nơi đều là học vấn, nơi nơi đều có Đạo. Bất cứ nơi nào bất cứ lúc nào đều đi quan sát, không phải tới Phật đường mới có Đạo, mới có thể hành Đạo, ở mọi nơi mọi vùng, sinh sống đến đâu đều có thể hành Đạo tới đó.
“Đạo” chính là sâu sắc, là bước trên thực tế, là thiết thực trong cuộc sống hằn ngày của con. Đi học cái gì công năng đặc dị, quái lực loạn thần đều không phải là Đạo! Đạo là bình thường như vậy đó không có gì đặc biệt hết, chính là ở xung quanh cuộc sống của con. Nhưng chỉ xem các con có dụng tâm hay không mà thôi.
“Đạo” là con vốn dĩ đã có rồi, Đạo là thiên lý lương tâm, Đạo rất dễ tu, nếu như có thể đều y theo thiên lý lương tâm mà làm thì sẽ dễ tu. Thiên lý lương tâm chính là Phật tâm, từ bi tâm, thiên tâm, chân tâm.
“Đạo” ở trong vạn vật, ở trong sinh hoạt, gần ở trước mắt, vô sở bất bao (không nơi nào không có Đạo bao trùm khắp nơi). Cần đến nó, nó sẽ có Đạo, không cần đến nó, nó sẽ không có Đạo.
Hôm nay học được bao nhiêu thì phải biểu hiện bấy nhiêu, cái này mới gọi là Đạo! Hôm nay học được, đợi qua ngày mai mới đi làm, như vậy thì không có Đạo rồi, cho nên đương hạ (lập tức, tức khắc) chính là Đạo, biết đối diện với khuyết điểm, sai lầm của bản thân như vậy mới là Đạo.
“Đạo” chính là ở trong bất gôn (không lời), Đạo chính là ở trong sự thể ngộ, Đạo chính là ở trong cái gật đầu, bởi vì con lĩnh hội tâm mỉm cười, đó chính là Đạo rồi.
Sinh hoạt chính là Đạo, Đạo ở trong cái ẩn dật, ở trong cái nhỏ bé. Làm thế nào để mọi người đều có thể có cái tâm bình thường, để mọi người đều có cái tâm hoan lạc, tâm vui vẻ, không có tâm đối đãi, Đạo chính là ỏ đây. Không cần phải tỉ mĩ mà kinh doanh, tức khắc chính là Đạo.
“Đạo” cũng không phải là huyền huyền kỳ lạ, cùng với cuộc sống hằng ngày có mối quan hệ mật thiết nhất, như hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương anh chị em bạn bè. Tam cương – Ngũ thường – Bát đức, những cái này đều là Đạo.
Hai mắt thủ huyền chính là Đạo, trong nhị lục thời chính là Đạo, thân ở hồng trần nên mọi lúc mọi nơi đem tâm thu về để thanh tịnh bản thân, đừng cho là ngồi xuống một chỗ mới là chân tịnh tọa. Ngồi xuống rồi trăm đầu ngàn mối tơ lòng, ngược lại tịnh không xong. Mọi lúc mọi nơi là phải có cái công phu này, không phải của con thì con đừng có tham, không phải của con thì con đừng có cầu, tận hết lòng của con đạt được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, phải giữ bổn phận, phải có quy củ.
II. Tu Đạo Tu Tâm
Trời cao giáng Đạo không phải dạy các con vẽ bùa niệm chú, cũng không phải dạy các con những việc kỳ kỳ lạ lạ, mà là trực tiếp nói rõ với các con mỗi người đều là Phật Tổ, tự tánh ở tại bản thân, mắt thịt nhìn không thấy, nhưng mà chúng đồ nhi không đi phỏng tìm tỉ mĩ và khảo sát lịch sử của cổ Thánh Tiên Hiền cùng với năm giáo chủ lớn xem, có người nào mà không từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày tu hành không? Cho nên đừng có gác không bản thân, có biết không? Thế nào gọi là đừng có gác không bản thân? Tu Đạo là phải chịu cực chịu oán, đừng có đi so sánh với người khác, bản thân có thể làm thì làm, ông trời sẽ không để các con chịu thiệt đâu, đợi đến “nước đến kênh thành” (cơ duyên chin mùi), tự nhiên sẽ có người khẳng định con. Cái gì cũng không chịu làm, nói không một đống, đem bản thân gác không rồi, không có bước đi thực tế, không có thực lòng bỏ ra, thì khó có được sự khẳng định.
Thế gian địa ngục đều không phải là nơi quy túc (quay về) của các con, chúng ta có sứ mệnh mà đến, đừng có tự xem thường mình. Thay trời cao gánh vác, thay trời tuyên hóa là bổn phận của chúng ta, tại sao vậy? Vì trời sanh đất dưỡng! Ơn của trời đất, ơn của cha mẹ là lớn nhất.
Tu Đạo chính là cải chính những ý nghĩ không tốt, hồi phục lại cái vốn có của lương tri lương năng, cái vốn có của đạo đức quan. Vốn dĩ phải biết hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương anh chị em bạn bè, vốn dĩ phải biết báo ân và liễu nguyện. Hiếu thảo với cha mẹ cần phải ở bình thường lúc không có một chút yêu cầu “vô sở cầu” mà làm, như vậy mới là chân hiếu thảo.
Hiểu rõ bản thân thì nên “Thành ư trung, hình ư ngoại” có nghĩa là thành tâm ở bên trong đem nó biểu hiện ra ngoài, người khác thấy con như nhìn thấy một vị Phật, như vậy cái thế giới này chính là Thiên đàng rồi. Cũng bởi vì tâm của con, hoàn cảnh mới xây dựng nên Thiên đàng của tương lai, không cần phải đi Tây phương tìm Phật Đà, cũng không cần phải đi Tây phương tìm Lưu Ly Quang thế giới. Đã làm một con người thì phải đem bổn phận làm cho thật tốt, đừng có mơ ước viễn vong mà cưỡng cầu thành Phật, đi khắp nơi kiếm người học “tham thiền đả tọa”(ngồi thiền), thông linh… tất cả những điều đó đều không cần thiết. Trong lòng dùng phương thức thích hợp tự nhiên tu hành nhất, như vậy thì có thể thành Phật rồi, bởi vì đó là sự hiển hiện của lòng từ bi, học Phật phải dùng tự nhiên nhất, tấm lòng thành kính nhất, cho nên nói dùng phương pháp đơn giản nhất lại làm việc không bình thường nhất, đó là sự thù thắng của thời Bạch Dương.
Ở thời gian thích hợp nhất làm việc thích hợp nhất, chính là tu Đạo. Bởi vì chúng ta không thể không việc mà kiếm việc làm, tất cả là gặp việc đụng việc làm việc. Việc của thế gian làm xong thì việc của bề trên cũng làm xong.
Tu Đạo không phải ở trong Phật đường tu, không phải ở trước mặt người khác tu, mà là lúc con cô độc một mình, là lúc con đối diện với mỗi một sự việc, như vậy mới là tu Đạo.
Bình thường phải lấy ai làm Thầy? Không thấy Thầy, cũng không biết Thầy đang ở đâu, con phải lấy ai làm Thầy đây? Phải lấy thiên lý lương tâm làm Thầy, lấy lương tâm của con mà làm việc hành sự, mà nói chuyện thì sai lầm sẽ ít đi.
Làm việc đừng có cạn tàu ráo máng, để lại một chút đường thối lui, khí đừng có mạnh quá, để giành một chút sức lực, tài năng đừng có bộc lộ ra hết, để lại sau này mà phát huy, tốt rồi càng cầu cho tốt hơn, cứng mềm đồng tiến, đừng có ở chỗ cái cường mạnh trong cường mạnh mà xuất đầu lộ diện.
Người người đều là Phật đường, lấy Phật đường của con đem ra ngoài, để mọi người thấy con cũng giống như thấy Phật đường vậy, sao mà nho nhã đến thế, sao mà yên tĩnh đến thế. Cho nên tâm của con phải làm một cái Phật đường lớn, dung nạp được mọi người, đi đến đâu khai thị đến đó, như vậy con chính là Phật sống tại thế rồi.
Chướng ngại lớn nhất của tu Đạo bây giờ là chỉ muốn hỏi người khác, không tự hỏi mình. Tại sao Thầy muốn các con phải lên cao thêm một tầng nữa? Trước tiên là hiểu rõ bản thân, trước tiên hỏi mình làm xong chưa, bỏ ra chưa? sau rồi hẳn hỏi người khác. Phàm việc gì cũng không được chỉ hướng ngoài xét nét, mà phải hướng trong để hồi quang phản chiếu (tự xem xét kiểm điểm). Tự tánh Phật một khi đã minh bạch rõ ràng thì huyễn hoặc sẽ bị diệt, tự tính Phật mà bất minh, con sẽ bị huyễn hoặc làm cho mê muội.
Đồ nhi bắt đầu phải khắc ghi một điều: “Mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ con phải niệm ba lần “Tế Công, Tế Công, Tế Công”. Hy vọng các con có thể trì niệm lâu dài mãi mãi, trong miệng và trong long các con niệm “Tế Công" không phải là Tế Công Thầy đây, không phải là cái hình tướng mà thôi. Hình tướng thì sẽ bị đoạn diệt, nhưng làm thế nào để lấy “Đạo” mà tịnh hóa “Tình”, chính là phải nhờ vào cái hình tướng mà phân biệt con đường lý, phân biệt tình lý, đem cái nhân tình cái tình yêu trong tâm chúng ta hóa thành Đạo tình, hóa thành đại ái.
Biết tự tánh ở đâu không? Cái nào là cái tâm không an phận, hay là một cái tâm rất trầm tĩnh? Chân nhân ở chỗ nào? Chân nhân ở chỗ Minh Sư nhất chỉ điểm. Khi tâm cảm thấy quá mệt mỏi, đem nó tịnh xuống, nghỉ ngơi một chút rồi lại tiếp tục xuất phát. Các con đi học tha tâm thông không bằng đi học tự tánh tông. Chúng ta nếu có thể hiểu được sự khốn khổ của người khác, vậy thì mọi thứ đều thông rồi. Cho nên phải trực tiếp với ngọn nguồn. Khi đến lúc con hiểu rõ được bổn lai, thì quái lực loạn thần chỉ là cái cuối ngọn. Cho nên niệm lực và nguyện lực làm chủ tể của con sau này. Niệm lực và nguyện lực có thể hóa tối thành sáng, có thể hóa cảnh khổ thành cảnh vui, cho nên vén được mây ra thì có thể thấy được Như Lai.
Cái gọi là “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”, cái đao này là chỉ cái đao trong lòng chúng ta, những ham muốn không tốt chính là đao rồi. Hôm nay buông bỏ xuống thì sẽ thành Phật, lúc đó Phật tâm Phật tánh của con sẽ hiện ra ngoài rồi. “Thận độc” (cẩn thận lúc ở một mình) rất đơn giản rất dễ hiểu, Thầy muốn các con tâm niệm không tham, tư duy không sai, cử chỉ không vọng, lời nói không khi, hành sự không lỗi.
III. Bốn Khóa Trình Của Tu Đạo
1. Phẩm Cách
1. Phẩm Cách
Người tu Đạo trước hết phải tu thân mình, đạt kỹ viên mãn, tu thân lập đức trước tiên phải chánh kỷ. Cái gì gọi là “Đức”? Đức chính là “bác thí tế chúng” (bố thí cứu tế cho chúng sanh rất nhiều), bời vì từ bi hỷ xả mới có đức, cho nên đắc Đạo rồi cần phải bồi đức, cần phải tu thân chánh kỷ. “Thành nhân” (làm cho trọn nhân nghĩa), thì mới có thể thật sự lập đức lập công.
Phàm việc gì cũng phải yêu cầu bản thân, việc gì cũng vì người khác mà suy nghĩ, đó chính gọi là thành thục. Lúc ngồi tịnh một mình, phản tỉnh xem đã làm những việc gì phải ân hận đau lòng, lúc rãnh nói chuyện chớ nói chuyện thị phi của người khác. Bên trong phản tỉnh không ân hận đau lòng thì mới an lòng, lỗi lớn nhất không gì bằng lòng tham, tội lớn nhật không gì bằng nói chuyện thị phi của người khác.
Học làm Tiên Phật, học tu dưỡng chính là một cái bền tính và cái độ bền. một chữ “革” “cách” (đổi mới), “phải tẩy tâm cách diện” (tẩy rửa thân tâm để có một bộ mặt mới). Một chữ “刀” “Đao”, phải nhanh đao chém cái nên chém. Nắm càng nhiều thì sẽ thiếu khuyết càng nhiều. Nếu như nói triết học xử thế của nhân sinh, đem cái độ bền và bền tính học cho tốt, thì làm việc gì cũng có thể thành công.
Khi tự mình phóng túng, chính là tự mình tổn hại.
2. Công Đức
Bây giờ cũng là lúc đang để dành tiền vô hình, có biết không? Đã mở tài khoản ở trên Lý thiên rồi, mở tài khoản rồi thì sau này nhớ đem tiền vô hình mà gởi vào. Tiền vô hình này làm thế nào để dành được? Hành công lập đức không nhất định ở Phật đường hành công lập đức, hôm nay nói một lời hay giúp ích cho người khác, cho người ta một phương tiện, giúp người khác một việc nho nhỏ, đó đều là công đức, trong đời sống đều có thể hành Đạo, đều có thể đem Đạo phát huy cho thật tốt.
Tu Đạo không thể có tướng công đức, phải quăng bỏ tướng công đức, thì mới là công đức thật.
Nơi nơi cho người hy vọng, chính là có công đức, không phải hôm nay ở Phật đường làm được bao nhiêu việc mới có công đức. Công đức là ở mọi lúc mọi nơi cho người khác có hy vọng.
Lúc bố thí là giống như việc trao hoa từ tay trái qua tay phải vậy, thí qua thí lại, đều là ở trên tay của mình, càng thí thì tâm lượng càng rộng, đây mới là hàm nghĩa thật sự của bố thí.
3. Hỏa Hầu
Hy vọng chúng đồ nhi của Thầy đối với chúng sanh có thể kết thiện duyên, chuyển ác thành thiện, lúc gặp cảnh bất bình, nhẫn nại một chút, nhẫn nhất thời gió yên sóng lặng, phải nhớ nhẫn nhất thời gió yên sóng lặng, nhẫn nại được đều lả của con, nhẫn nại được đều có một phần, nhẫn nại không được thì bị gió thổi đi mất.
Chịu được cái khổ trong khổ, mới là người trên người. Tại ao chúng sanh không thích chịu khổ? Không chịu khổ thì ít phước đi, khổ tận cam lai, phải nhẫn nại, nhẫn nại mới trở thành Bồ Tát. Muốn làm Bồ Tát rất đơn giản, đem Nhân Đạo làm cho tốt, bởi vì con người quá ương bướng, phàm việc gì bản thân tốt là được rồi, không quan tâm người khác như thế nào. Thói hư tật xấu người người đều có, hơi một tí không vừa ý là động hỏa khí, hỏa khí lớn thì hỏa của gan cũng lớn, hỏa gan lớn thì thói hư bộc phát ra luôn, không thể không cẩn thận nhe!
Người ta chửi con, con không nỏi nóng, người ta khó chịu phô bày bộ mặt cho con xem, on vẫn cứ như vậy, đó gọi là hỏa hầu, nhưng mà nếu con làm sai việc, phải biết cách nhìn mặt, đó gọi là biết tiến thối, cái biết tiến thối đó gọi là hỏa hầu.
Cái cường mạnh thật sự là gì? Có thể hàn phục được “Tâm”, có thể khiêm tốn nhúng nhường (thấp tâm hạ khí), phải làm được những việc người ta khôg làm được, nhẫn được những việc người ta không nhẫn được, như vây tu Đạo mới có tiến bộ.
4. Lễ Tiết
Quỳ lạy khấu đầu, là lạy sinh mệnh của chính mình, chữ “Mệnh” viết như thế nào? Là “命 (Mệnh) = 人 (người) + 一 (một) + 叩 (khấu)”. Lúc đang khấu đầu, chính là nói với bản thân, phải làm công phu tự mình phản tỉnh, nếu như “Tự cao khí đẩy” (vênh vênh váo váo), có thể phản tỉnh được điều gì đây? Tâm trí cao ngạo, vĩnh viễn tự cho mình là đúng hết, vậy thì có gì để phản tỉnh? Trong tâm mọi người, Trời phú cho linh tính đều là Phật tánh, cho nên lúc đối diện với Tiên Phật cũng giống như thấy được Phật tánh của mình vậy, cúc cung với Tiên Phật cũng như khiêm cung phản tỉnh với chính mình.
Lúc chắp xá tựa như lập thân hành Đạo ở giữa hồng trần, phải biết khiêm cung, phải cuối lưng thấp xuống một chút mới không đụng phải cửa thấp. Tiếp đến là chân trái bước lên phía trước, giống như làm việc vậy, phàm việc gì cũng không được quá vội, cũng không được quá liều lĩnh, giống như Khổng Lão Phu Tử nói về Đạo Trung Dung, chỉ chăm chú làm mà không suy nghĩ, sẽ không hợp với Trung Đạo, chỉ có suy nghĩ mà không đi làm, lý tưởng cũng không thực hiện được. Cho nên đối nhân xử thế tất cả phải từng bước đi cho vững chắc.
Lúc chúng ta khấu đầu Tiên Phật, cũng là lúc làm một việc phản tỉnh tốt nhất đối với chính mình. Tăng Lão Phu Tử từng nói qua: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân” (Tôi mỗi ngày tự phản tỉnh ba lần). Ngô nhật tam tỉnh ngô thân mới có thể thành tựu một đời Thánh nhân. Trên con đường học Đạo, tu Đạo phải biết đều hòa, biết bình tĩnh tâm mình, biết cảnh tùy tâm chuyển, không thể tâm tùy cảnh chuyển.
Quy củ là để chúng ta càng thêm trưởng thành hơn, xây doing chúng ta thành người tiêu chuẩn.
Khấu đầu tâm phải thành, phải hồi quang phản chiếu, gân mạch phải kéo thẳng, phần đầu để thoải mái buông lỏng, tay với đầu cùng nhau động, sức dồn xuống do đôi chân chịu lại, “Khấu đầu” phải “khấu tay”, động tác khấu đầu, có đưa ra có thu về, động tác trước sau như một, đó là tinh thần của Nhất Quán Đạo. Khấu đầu phải thành tâm, mục đích của khấu đầu là nuôi dưỡng tâm thành kính và khiêm hòa, vả lại nếu khấu đầu tư thế chính xác, có thể đả thông kinh mạch, có ích cho sức khỏe cường tráng.
Lúc khấu đầu phải thâm tư (sâu sắc tư tưởng), mạt tưởng Tiên Phật, sau đó xem mình như Ngài, khấu đầu như thế mới có ý nghĩa.Các con liên tục cầu, cầu cái gì? Cầu điều kỳ diệu xảy ra, cầu những điều tốt lành, cầu cho lớp viên nhiều nhiều, đây cũng là một loại chắp chước. Xuất phát điểm tốt, vì lợi ích chúng sanh mà cầu, nhưng trước hết phải đem cong danh lợi lộc của thế tục xem nhẹ dần đi đã, rồi ứng dụng đến trong Đạo trường, hết thảy Đạo đều thuận theo tự nhiên.
I. Học Đạo Tu Đạo
Các con vẫn còn trẻ, mặc dầu đời người vô thường, nhưng không thể dự biết được tương lai, chỉ cần có thể nắm bắt được mỗi một ngày thì đem Thiên đàng xuống trần gian, thì mỗi một ngày đều giống như Thiên đàng vậy. Kỳ thực Thầy đã đem Thiên đàng xuống trần gian rồi, mỗi một chúng sanh đều có hy vọng, tiến tới thế kỷ mới, bất luận là người tu Đạo hay là người bình thường, đang lúc tiến tới thế kỷ mới, cần phải có nhiều nghị lực hơn, nhiều định lực hơn và nhiều kiên trì hơn, phải tăng cường đầy đủ bản thân, không tăng cường bản thân và không có phương hướng thì rất mau sẽ bị thời đại đào thải.
Con chính là chủ nhân của cái Pháp thuyền này, người khác không thể lật đổ hay thay thế con được, thuyền trưởng thông thường thì tiến sức về phía trước mà chèo thuyền, nhưng một khi không cẩn thận sẽ trở thành người bị đắm thuyền. Do đó bất luận ở nơi nào, bất luận ở loại vai diễn nào, phải kiên trì một niềm tin rằng: “Cuối cùng phải thành Phật”. Con chính là một vai diễn quan trọng, một sức lực quan trọng để hóa thế gian thành Thiên đàng. Bất luận đi tới đâu, cũng phải giữ được cái tâm giống như vậy.
Học Đạo phải gượng ép chính mình, mà trong cái gượng ép đó lại có cái nới lỏng của nó, có lúc không được chiều theo lòng mình quá, để cho người ta quản thúc mình một chút, người ta mà không thèm quản thúc đếm xỉa gì tới con, thì con quá đáng thương rồi! Người ta quản con là thương con, bởi vì thích con, hy vọng con tốt mới quản con. Cho nên những người bên cạnh đối với con có yêu cầu con này nọ, như vậy mới thật sự là đối với con tốt.
Bàn Đạo cần phải thắng chính mình, cũng cần phải thắng người khác. Tại sao phải thắng chính mình? Chính là đánh thắng thói hư tật xấu của mình. Tại sao phải đánh thắng người khác? Tức là làm cho bước chân của người khác chậm lại (có nghĩa là phải đi nhanh hơn người khác), chính mình cũng không được chậm lại.
Chỗ dựa ổn định của nhân gian ở nơi nào? Ở người có đức cao vọng trọng, ở người có lòng bàn Đạo, có lòng độ hóa chúng sanh, tâm càng lớn mạnh thì sứ mệnh càng lớn mạnh, nếu chỉ qua loa cho xong việc, bề trên sẽ không dám đem sứ mệnh giao cho con.
Cái mà bề trên muốn là sự nỗ lực của con, không phải muốn sự thành tựu của con, bởi vì thành tựu không có lâu dài, bề trên yêu cầu là sự nỗ lực của thường ngày, sự nỗ lực của thường ngày mới là đáng chân quý nhất.
Cái gì là Thiên Mệnh? Trên thân của mọi người đều có Thiên Mệnh, “Thiên mệnh chi vị tánh, suất tánh chi vị Đạo, tu Đạo chi vị giáo”, cái gọi là sứ mệnh, sứ mệnh chính là bổn phận của mọi người, mỗi một người ai cũng có trách nhiệm của chính mình.
Lại đến Phật đường bất luận là việc lớn hay việc nhỏ gì đều phải làm, bề trên tính là tính cái tấm lòng đó của con, chớ không phải xem con làm việc lớn hay nhỏ. Làm những việc người ta không thích làm như quét nhà, rửa nhà vệ sinh… việc dễ làm người ta tranh nhau mà làm, như vậy thì không có kỳ công gì hết.
II. Rèn Luyện Khảo Nghiệm
Ma có hai loại: Một loại là ma ở bên ngoài, một loại là tâm ma. Ma ở bên ngoài thì dễ thu phục hơn, còn tâm ma thì khó khăn hơn. Nó sẽ nhiễu loạn tâm của con, để cho con khi nhìn thấy việc gì, cũng không có sức phán đoán, mất đi ý chí, không có cách phân biệt thật giả, nó dẫn con đi tới tối tăm, mất đi sáng suốt. Làm thế nào để thu phục cái tâm ma ấy? Tịnh tâm xuống, lấy ra chân chí huệ lại thu phục nó, ngay tức khắc tự tánh Phật liền xuất hiện ra. Người thật làm chủ, tất cả ma ở bên ngoài sẽ nghe theo con chỉ huy, phải hạ chân công phu, đừng để mặc sóng gió cuốn trôi, có câu “Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật”.
Bề trên cho giáng xuống các hiện tượng là bởi vì con người đang thay đổi, đừng có oán trời trách người, đừng có trách ông trời tại sao lại như vậy, trong thời buổi này càng phải cống hiến ra một phần sức lực để thay đổi nó. Cái gọi là xoay chuyển càn khôn, phải hóa nộ khí (phẫn nộ) thành tường hòa khí (thái độ ôn hòa tốt lành), có lúc Bề trên đang thành tựu con, cho con một chút khảo nghiệm, cho con một chút giày vò, trong lòng nên tồn tâm cảm ơn, bởi vì có trải qua cực khổ khó khăn, thì trí tuệ mới sáng lên thêm.
Cuộc đời mỗi người đều có quá trình, có người thì long đong lận đận, có người thì tốt số hơn, kỳ thực tốt hay xấu đều ở nhất niệm trong lòng. Người có trí huệ sẽ nhĩ rằng: “Bề trên từ bi không ngừng rèn luyện mình, để mình trưởng thành”, cho nên đây là khảo nghiệm về trí huệ.
Thời thế đang thay đổi, lòng người cũng đang thay đổi, thay đổi đến nỗi ngay cả bản thân mình cũng không điều khiển được ý nghĩ của chính mình. Một ngày nào đó Tiên Phật không lại nữa, mọi người không phải chạy hết thì là trốn hết, lại còn có thể sót lại mấy người?
Nếu như cái khảo nghiệm này có thể thông qua được, con đường phía trước sẽ có một vùng ánh sáng. Gặp phải khó khăn, ngoài việc cầu xin Bề trên, cầu xin Tiên Phật từ bi ra, còn phải nhờ vào một tấm chân tâm của các con, các con tự mình nhất định phải có một phần sức lực ấy, có một phần khả năng ấy để đột phá vượt qua khó khăn.
Mỗi người có một nhân duyên khác nhau, chỉ là các con không muốn đi thừa nhận, đi chấp nhận nó thôi, có một ngày vẫn phải hoàn trả, hy vọng chúng đồ nhi, bất luận sau này có gặp phải chuyện gì đi nữa, đều có thể tự nhiên mà chấp nhận, bởi vì cái này là thích hợp với con nhất, vì không có cái này con không thể thâm nhập vào sâu hơn nữa, sẽ không thể tiến bộ thêm nữa.
Mặc dù việc tốt mài nhiều, mài nhiều thì mới tở thành công cụ hữu ích, mới sáng sủa ra thêm, từ nay về sau gặp phải nghịch cảnh thì phải cám ơn, nếu gặp thuận cảnh thì phải báo ơn.
Tại sao cũng là tu giống nhau, người ta không vấp phải tấm sắt thép, tại sao con lại bị vấp phải? Phải phản tỉnh chính mình, có đúng không? Kỳ thực không phải Bề trên đang khảo nghiệm con, là tự trong lòng con đang giẫy giụa, đó chính là khảo nghiệm.
III. Tri Mệnh Lập Mệnh
Khi chính con không lấy ra được chủ ý của mình, con có thể cầu xin Tiên Phật, rất nhiều việc có cách xoay chuyển được, bởi vì các con có cái năng lực đó. Tiềm năng của con người thường xuất hiện, nhưng lấy ra dung thì ít. Phàm việc gì tận được nhân sự thì sẽ nghe được mệnh trời, khi con tận được cái tâm, còn những việc khác con cứ giao cho Bề trên, có thể phát tâm thì có thể cảm động được Bề trên, lúc đó có thể thay đổi được tất cả, có thể thay đổi được tất cả những điều không có thể.
Con người có phải là có số mệnh không? Sống trong ngũ hành này, có phải là có con số mệnh không? Bị số mệnh đó bó chặt lại rồi. Nếu con muốn thay đổi con số đó, thì sẽ tuỳ thuộc vào sự tu hành và sự thay đổi của con, đã có sự thay đổi, đừng có tự mình trói buột, thường phải biết cảm ơn tất cả, sám hối nhiều nhiều, từ từ con có thể xoay chuyển được tình cảnh.
Con hôm nay biết được số mạng của mình như thế nào, thì phải mau mau đi nắm lấy số mạng của mình, tất cả đều ở trong tay của con, thành bại đều nằm ở trong tầm tay của con, chỉ xem con có dám hay không dám à! Tại sao còn đi xem bói xem tướng? Còn muốn đi xem số mạng gì nữa? Quan trọng là ở sự chuyển niệm trong lòng của con, một khi chuyển niệm ngay khoảnh khắc tức là Thiên đường, ngay lập tức tất cả là những cái con muốn.
Khi con hiểu được quý tiếc, con nhất định sẽ cảm thấy rất là vui sướng, bởi vì những người xung quanh đều là trợ duyên của con, các con đều cứ cảm thấy nếu như Tiên Phật y theo con, nếu như cái nguyện mà con hứa đều sẽ đạt thành tâm nguyện thì chứng tỏ Tiên Phật giúp con xoay chuyển, nhưng mà con có bao giờ nghĩ qua, xoay chuyển thật sự là đang xoay chuyển cái gì? Nếu như tu Đạo có thể tránh né được tất cả thì các con đang tu cái Đạo gì? Các con vẫn là phàm phu tục tử, những điều các con phải trải qua thì vẫn phải trải qua, cái nên đến thì vẫn cứ đến, nên đi thì phải đi, hay là trong lòng con không có cách thản nhiên như vậy mà đi cắt xả và đi chấp nhận, nhưng mà con nghĩ thử xem, con không cắt xả thì có thể làm được gì? Con không chấp nhận thì có thể làm được gì?.
Một người nếu đã đến lúc có thể gánh vác được, Bề trên có thể sẽ trích cho con, con không oán không trách, Bề trên mới có thể cho con càng nhiều. Khi con trách móc Bề trên làm thế nào để ban phước cho con? Muốn cho con, con ở đó oán trách, giống như tặng lộn nơi vậy, hay là đổi đường khác, bởi vì có lúc không phải kẹt xe, mà là có vật không tốt ngăn cản ở đó, thói hư tật xấu ngăn cản ngay ở đó, chặn bít lại rồi, cho nên đổi đường khác mà đi.
Tại sao bây giờ thiên tai hỏa hoạn lại nhiều như vậy? Tại vì lòng người bây giờ đang thay đổi, lòng người thay đổi xấu, cho nên Bề trên mới giáng xuống tai kiếp. Vì vậy các con phải tu tâm, đem tâm ra tu cho tốt, Bề trên mới không giáng kiếp xuống trên thân con, chỉ cần con có tu, người nhà của con sẽ có thể được bình an.
Hiện nay không khí rất dơ, không khí các con hít thở cũng dơ, đến đâu củng dơ, nếu các con muốn chạy thoát, trừ khi tâm của các con rất định thì mới chạy thoát được.
Thầy giữ không nổi tánh mạng của các con, sống hay chết ở trong tâm niệm của các con, tại sao nhiều người tránh không qua kiếp số? Tâm thường tồn chứa thiện niệm, tự nhiên sẽ có một luồng khí ôn lành hiền hòa, tự nhiên sẽ có Tiên Phật ở bên cạnh giúp đỡ. Nếu tâm tồn chứa ác niệm, chứa đố kỵ, chứa tà niệm, tự nhiên luồng khí của con sẽ không ôn lành hiền hòa, cho nên dấy tâm động niệm rất quan trọng.
IV. Quãng Kết Thiện Duyên
Có lúc phải đổi vai diễn lập trường với nhau, còn phải lấy lập trường của đối phương, lấy tâm của đối phương mà nghĩ, suy bụng ta ra bụng người, tức chuyển cảnh. Cho dù bây giờ có đối diện với hoàn cảnh khó khăn rất lớn, va chạm rất mạnh với người khác, tất cả những điều này chỉ có bản thân mình mới có thể hóa giải được. Lúc đổi vai diễn cho nhau, thì sẽ biết đối phương nghĩ gì và muốn cái gì?
Mỗi một người đều phải có một tấm lòng khéo giải ý người, như vậy thì nhân tâm và thiên tâm hợp nhất, mới có thể hoàn thành một sự việc lớn, phải đi tìm hiểu người bên cạnh con và người nhà của con. Tâm con ưa thích là khéo giải và thiện ý, không phải là ác ý, đừng có hướng về điềm xấu của người ta mà nghĩ, phải hướng về điểm tốt mà nghĩ, lấy việc không bình thường làm tâm của chúng ta, thành một cái tròn trịa, không có cạnh không có góc thì sẽ không tổn hại đến người khác. Sẽ không đến mọi nơi đạt được lợi ích trên thân của người khác (lợi dụng người) và sẽ không đi đến đâu hại người đến đó.
Các con muốn trở thành người có duyên nhất, là người được mọi người hoan nghênh tiếp đón nhất? Chỉ cần các con hài lòng, rất vui vẻ, mỗi ngày rất là vui vẻ tu Đạo, bàn Đạo, giúp đỡ người, độ người, tiếp dẫn Phật, cái gọi là tiếp dẫn, tiếp dẫn lại Phật đường, không chỉ tiếp dẫn họ đến Phật đường, mà còn phải tiếp dẫn họ thẳng tới Thiên đàng mới thôi, việc làm này là vui vẻ, giúp đỡ người ta, người ta sẽ vui vẻ hoan nghênh và yêu thích con.
Trong lòng của mỗi người đều có yêu thương, có yêu thương mới có động lực, lúc phát huy cái yêu thương lớn này, chính là Tiên Phật Bồ Tát. Thế nào gọi là yêu thương lớn phát huy, Thầy đây hy vọng chúng đồ nhi có một tấm lòng đó, tấm lòng yêu thương lớn là khi thấy người ta đau khổ, nhân dịp duỗi tay ra mà giúp đỡ họ, có thể là một câu khích lệ, có thể là một nụ cười cũng được, đều là cho họ sự giúp đỡ và ủng hộ.
Điều mà Đức Quan Thế Âm Bồ Tát nghĩ là chúng sanh, vì vậy chúng sanh tên toàn thế giới, mọi người đều thành tâm thành ý mà quỳ lại Ngài, đây không phải là bổn ý lúc xưa của Quan Thế Âm Bồ Tát, nhưng chúng sanh cảm nhận được sự hy sinh và phụng hiến của Bồ Tát, nên tự nhiên có sự đáp tặng. Hôm nay con toàn nghĩ tới bản thân mình trong vô hình ý niệm sẽ rút ngắn lại đến nỗi làm cho người khác khó mà tiếp cận được, như vậy thì sống một cách không vui vẻ, người ta sẽ cảm thấy rất là khó chịu khi ở chung với con, duyên người chính là duyên Phật, con muốn đi độ hóa chúng sanh, chúng sanh nhìn thấy con là thấy ghét, vậy con còn nói được gì?
Không được một mực oán trách hoàn cảnh không tốt, con người chung quy là phải thành tựu chính mình nhiều thêm, thông qua được cái cửa ải này sẽ là của con rồi, cái gọi là oán trách, gặp phải điều không như ý, là tự mình có va chạm với người ta trước, mới bị sản sinh ra va chạm, tự mình đối với mình không có lòng tin, không thể khẳng định chính mình, cũng vì vậy mà coi thường chính mình, mới cho là người khác cũng coi thường mình, cho nên tu Đạo chính là tu cái tâm này, phải tu cái tâm rộng lượng, cái gọi là quân tử phải có rộng lượng để bao dung người, chớ không phải được người bao dung mình, do vậy phải bồi dượng đức tính cung kính, khoan dung, lòng tin, từ mẫn, ân huệ”
Lúc có ý nghĩ không tốt, hy vọng tự mình có thể khéo dẫn cái tâm, chuyển cái ý nghĩ thì sẽ biến thành tốt rồi, cùng với người khởi lên tranh chấp, muốn nói lắm… có lẽ chúng ta là bạn bè, nó mới nói như vậy với mình, để bản thân có cơ hội cải tiến. Cho dù người ta có cố ý kiếm chuyện đi chăng nữa, cũng không cần nhục chí bực tức, đó là đang trả món nợ mình đã thiếu người ta, cho nên thiện ác chỉ ở cách nhau một niệm.
Phải biết được nhân tính, mới có thể biết được Phật tính, cho nên cùng với mọi người ở chung với nhau, phải quên đi chính mình, điều chỉnh chính mình, nếu như một mực yêu cầu người khác phối hợp, thì sẽ vô phương cùng người khác ở chung với nhau hòa hợp.
Thầy dạy cho các con một phép thuật, gọi là “Tha tâm thông”, chính là đi quan tâm người khác nhiều hơn, lúc quan tâm người khác, thì tự nhiên con sẽ biết được họ muốn cái gì, trong lòng họ đang nghĩ cái gì, không cần hỏi họ, họ sẽ nói cho con biết, đó chính là “Tha tâm thông” thời nay, nếu như mỗi đồ đệ đều làm được “Tha tâm thông” thì thiên hạ thái bình rồi. Đứng ở lập trường của người khác mà nghĩ nhiều hơn, vì người ta mà nghĩ nhiều hơn.
Phật tại sao thành Phật? Bởi vì Ngài không đem chúng sanh làm người khác, Ngài đem chúng sanh làm chính mình. Con đem người khác làm chính mình, con chính là anh ấy, con sẽ không nỡ trách móc anh ấy, sẽ không hiềm nghi anh ấy, sẽ không thấy người khác chỗ này không đúng, chỗ kia cũng không đúng, không có chỗ nào mà không tốt, bởi vì con đã dung nạp anh ấy rồi.
V. Quản Lý Tâm Trạng
Phải học cho tốt, niệm kinh nhiều nhiều, kinh thông rồi con liền thông luôn, tâm cũng sẽ mở luôn, đừng để tơ lòng quá nhiều, tâm phải vui vẻ một chút, học theo Phật Di Lặc, thường thường vui vẻ, sẽ không có tối ngày nhăn mặt nhíu mày, số mạng của một người đều hiện ra ở trên mặt, thường xuyên mặt mày rạng rỡ tươi cười thì số mạng sẽ mở mang.
Công phu nhẫn khí làm như thế nào? Trước tiên hít thở sâu vào, bởi vì lúc sanh khí sẽ không suy nghĩ kỹ đem khí trút lên thân của người khác, tạo thành song phương hai bên đều bị tổn thương, cho nên trước khi sanh khí hít thở sâu vào, sẽ cảm thấy rất thoải mái, khí nhờ vậy cũng bị nuốt xuống. Lúc thật sự sanh khí phải đem khí nuốt xuống nhưng mà là một việc không dễ làm, nhưng mà muốn trút nhả khí ra thì dễ dàng hơn nhiều, bây giờ dạy mọi người công phu nuốt khí, đem cái nộ khí không tốt và cái oán khí trút nhả ra, như vậy không làm tổn thương chính mình mà còn không để cho người khác bị tai ương. Đem khí trút nhả ra là rất tốt, nhưng muốn đem khí nhẫn nại hạ xuống là một công phu không dễ, chỉ cần hạ công phu thì sẽ đem khí nẫn nại hạ xuống được, như vậy mới có thể lộ ra một luồng khí ôn lành hiền hòa, đây chính là công phu nhẫn khí nuốt khí. Lúc trong lòng có khói đen khí dơ, thì phải thường xuyên đem cái công phu nhẫn khí lại rèn luyện, như vậy mới không để cho cơ thể mình chịu không nổi, người khác cũng không bị tổn thương, tâm phải thoải mái, phải khẳng định chính mình và tán thưởng chính mình, thì sẽ rất tốt.
Gặp phải việc trong lòng không vừa ý thì phải làm sao? Tâm phải lùi một bước mới có thể thấy trời cao đất rộng, tâm bình tất hòa, cái gọi là đạm bạc yên ổn, mới có thể thấy được sự tồn tại của Đạo lý, mới có thể thanh tâm quả dục, dục vọng ham muốn của con người chứa không có đầy, mà lòng người công kích không đổ ngã, đó chính là bức tường ưu sầu, một người trong lòng có ưu sầu, nếu như không có cách tự mình đi lý giải, đi điều chỉnh thích hợp thì chỉ có nguy hại cho chính mình, tổn hại nội tâm của chính mình. Cho nên thế giới lớn như vậy, bao la vạn tượng, cũng biến hóa đa đoan, bên trong thân mình các con phải lấy cái tâm “Tâm bình khí hòa” để ứng phó, mới có thể thong quyền đạt biến, tự nhiên sẽ việc lớn hóa nhỏ, việc nhỏ hóa không.
Thầy sẽ dạy các con một loại khí công khác, trước tiên cái miệng mở ra, sau đó đem cái khí mà con muốn trút nhả ra, lớn tiếng đem nó hô to ra, đem cái oán khí, nộ khí, khí bất bình của các con, bất luận là khí gì, cái khí mà làm cho con không thông, nhân cơ hội này đem nó hô to ra, từ trong tâm mà đi cảm nhận. Cái khí mà trút nhả ra là khói đen khí dơ, phải đem cái khối khí đó xả đi, không phải đem đi truyền nhiễm cho người khác, nên làm thế nào hóa bỏ, bắt buộc chính mình phải suy nghĩ, mà muốn đạt được hiệu quả cao, là phải tự mình đi chiêm nghiệm cảm nhận.
Kỳ thực vạn sự vạn vật, khi nghĩ thông rồi thì không còn phiền não nữa, là do nhìn không rõ, nghĩ không thấu, tự mình không muốn buông ra, mới bị nhiễm phiền não. Hạnh phúc là từ cái gì lại? Là từ con buông tay ra mà bắt đầu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét