Bí mật ẩn giấu bên trong
Phước báo và vận mệnh của con người
ngờ đâu lại đáng kinh như vậy !
Có người nói rằng vận của mình vô cùng tồi tệ, cũng có người nói mệnh của mình chẳng tốt, cũng có người nói mình ngày nào cũng hành thiện nhưng lại chẳng có sự thay đổi gì cả …
Phước báo của con người cũng ví như một cái ly đầy nước nhưng lại có lỗ rò ( lỗ thủng, khe hở ) . Con người từ lúc mới sinh ra, cái ly của cậu ta lớn nhỏ và lượng nước đều là đã định sẵn, vả lại lúc này cái ly rỉ nước ra khá ít. Lúc này, chỉ có lúc này, có thể nói rằng “ mệnh ” của người này là “ định sẵn đấy ”.
Vận mệnh và phước báo của mỗi người không giống nhau, chính là bởi vì sự lớn nhỏ của cái ly khác nhau, lượng nước nhiều ít khác nhau.
Có người đã làm rất nhiều những việc xấu, mà vẫn sống được rất tốt, rất sung sướng, là bởi vì cái ly của cậu ta vô cùng lớn, vả lại nước cũng nhiều; làm chuyện xấu là đang rỉ nước ra ngoài, tuy rằng đã rò rỉ ra ngoài rất nhiều nước, nhưng do nước của cậu ta rất nhiều, vẫn chưa có chảy hết, do đó bạn thấy cậu ta vẫn sống rất sung sướng. Đợi cậu ta tiếp tục làm chuyện ác xấu, nước trong ly rò rỉ chảy hết ra ngoài rồi, ác báo bèn sẽ hiện ra trước mắt.
Có một số người đã làm rất nhiều những việc thiện, tình trạng vẫn rất ư là tệ, là bởi vì cái ly của anh ta có thể là tương đối nhỏ, nước là vô cùng ít, tuy rằng làm việc thiện tốt là thêm nước đổ vào trong ly, nhưng đồng thời cũng vì đang chảy nước, nước trong ly vẫn chưa có đạt đến một lượng nhất định, phước báo vẫn chưa có hiện ra trước mắt. Đợi cậu ta kiên trì hành thiện, giảm bớt sự rò rỉ, sau khi nước dần dần tăng thêm, phước báo bèn sẽ hiện ra trước mắt.
Bất cứ việc gì đều là một quá trình của từ lượng biến đến chất biến. Đấy gọi là “ thiện có thiện báo, ác có ác báo, chẳng phải không báo, thời điểm chưa đến thôi ”, do đó xem một người thì không thể xem vẻ ngoài, không thể xem nhất thời, không thể xem một kiếp.
Từ sự ví dụ trên, mọi người chắc là có thể hiểu rằng :
Cái ly là chỉ tâm lượng của con người : tâm lượng càng lớn, cái ly càng lớn.
Nước là chỉ đức hạnh của con người ( nước lúc ban đầu là do tiền kiếp hoặc do Tổ Tông tích luỹ gom góp lại ) : Hành thiện tích đức là thêm nước vào trong cái ly.
Cái lỗ rò là chỉ khuyết điểm của con người : khuyết điểm càng nhiều, làm chuyện xấu càng nhiều, lỗ rò bèn càng lớn, lượng nước chảy ra ngoài càng nhiều.
Muốn nắm bắt được vận mệnh của chính mình, thì phải xem coi bạn là nước thêm vào nhiều hay là nước chảy rỉ ra ngoài nhiều.
Nói rằng “ mệnh người trời định sẵn ” là không chính xác, chí ít là không chuẩn xác đâu. Vận mệnh và vận khí của con người bất cứ lúc nào cũng đều đang tuỳ theo hành vi, lời nói, tâm niệm của bạn mà đang làm sự điều chỉnh nho nhỏ ( đại thiện đại ác mới có sự điều chỉnh lớn ).
Hiện nay có rất nhiều người đều không chịu khuất phục ở vận mệnh của bản thân, đổi mệnh một cách tích cực, là điều vô cùng đáng để ca ngợi đấy. Thế nhưng có rất nhiều người đều có một lỗi là chỉ chú trọng thêm nước vào bên trong ly, không chú trọng biến cái ly trở nên lớn và giảm bớt lỗ rò rỉ, lượng nước thêm vào còn chưa đủ để rò rỉ, khi nào mới là quá mức đây !
Muốn nhanh chóng thay đổi vận mệnh, bạn có phải đã biết dùng phương thức gì rồi ? khuếch đại tâm lượng + làm việc thiện nhiều + sửa ngay khuyết điểm = nhanh chóng đổi mệnh.
Khuếch đại tâm lượng chính là thêm cái ly lớn : “ lượng lớn phước lớn”. Lượng lớn thì mới có thể phước lớn, những người lòng dạ hẹp hòi vĩnh viễn là những người chẳng có phước báo, bởi vì cái ly của cậu ta nhỏ, lượng nước đựng ít. “ Đức dày tải vật ” ( đức dày nâng đỡ mọi vật ) , tâm lượng lớn mới có thể đức dày, đức dày mới có thể tải vật, “ vật ” ở đây là chỉ sự giàu sang phú quý của bạn, phước báo của bạn, chức quan của bạn, học lực của bạn … Nhìn thấy người khác đều cảm thấy chẳng thuận mắt, hoặc gặp phải một việc không như ý, hoặc người khác nói một câu nghe không thuận tai, không hợp với ý mình thì nổi giận, thì oán trời trách người, cũng là biểu hiện của tâm lượng nhỏ hẹp. Nếu như chẳng có tâm lượng lớn để nâng đỡ, đột nhiên một phước báo lớn tìm đến, sẽ đè chết bạn đấy. Có một số người không sửa đổi đức hạnh của mình, ngày ngày đi mua vé số, kì vọng có thể trúng hàng tỉ. Trúng giải thưởng lớn nếu như chẳng có đức dày để nâng đỡ, những người chuốc lấy cái hoạ sát thân vô cùng nhiều, ví dụ rất nhiều, đấy gọi là “ đầu đuôi đảo lộn ”.
Một số các phương pháp để khuếch đại tâm lượng :
1. Chịu thiệt thòi : “ “ chịu thiệt là phước ”. Chịu thiệt chính là kiếm được món lời lớn, thường chịu thiệt thòi thì có thể khuếch lớn tâm lượng. Nếu như sau khi chịu thiệt thòi rồi mà lại hối hận, loại oán trách, vậy không tính, đã chịu thiệt một cách uổng công rồi
2. Bố thí : Bố thí đối trị tâm tham, keo kiệt. Người tham lam keo kiệt tâm lượng sẽ không lớn, làm bố thí thật nhiều, giúp đỡ người khác nhiều thì có thể khuếch lớn tâm lượng. Bố thì là một môn học vấn lớn, nhất định phải học tập nhiều vào, bố thí nhiều vào.
3. Chuyển niệm : có những lúc gặp phải những việc không thuận lòng, trong tâm sẽ nảy sinh những phiền não. Những lúc này phải học biết cách chuyển niệm.
Ví dụ như túi tiền của bạn đã đánh rơi mất, hãy nhanh chóng chuyển niệm : đấy khẳng định là mình lúc nào đó trước đây đã từng lấy trộm qua đồ của người khác hoặc kiếm lời từ người khác rồi, bây giờ báo ứng đã đến rồi, do mình đã tín tu theo phật rồi, thì tội nặng chịu nhẹ, nếu không thì nói không chừng là sẽ mất mát càng nhiều thứ hơn.
Ví dụ như người khác mắng chửi mình, hãy nhanh chóng chuyển niệm : họ mắng mình là đang giúp mình tiêu nghiệp, mình phải cảm ân họ, nguyện rằng sau khi họ mắng mình xong rồi có thể giải trừ những ân oán giữa mình và họ, phát tâm bồ đề, cầu sanh tịnh độ. Bạn mỗi lần chuyển niệm thì tâm lượng bèn sẽ khuếch lớn thêm một chút.
4. Phóng sanh : Tuỳ duyên và phóng sanh một cách có trí tuệ, bất luận nhiều ít, như không sát sanh, ăn chay. Hãy dùng cái tâm từ bi, cái tâm cảm ân, nhìn chúng sanh từ trong tay mình trở về lại với sự sống tự do vốn có, về lại với ngôi nhà mà suýt chút nữa đã sinh li tử biệt, tâm của bạn bèn sẽ từ từ tan chảy, tâm lượng từ từ bèn sẽ khuếch đại.
5. Đột phá : có khi bạn đặc biệt ghét một việc gì đó, vốn dĩ chẳng cách nào tiếp nhận, vậy thì phải học đột phá bản thân, nén lòng để đi làm một lần; sau khi làm rồi bạn sẽ cảm thấy rằng cái khốn khó này vốn dĩ là chính bạn tự tưởng tượng ra cả.
Ví dụ như nói là lau chùi bồn cầu; có một số người mới nhìn thấy đã cảm thấy ớn tởn, càng khỏi nói đến việc đi lau chùi, thậm chí trực tiếp dùng tay đi rút ( móc ). Lúc này thì phải đột phá tâm lượng rồi, nén lòng xuống, cho dù là dùng tay rờ phải thì lại có làm sao đâu, có chết không ? Những thứ này chẳng phải đều là từ trên thân người mà đến đó sao ! Sau khi làm qua rồi, bạn sẽ phát hiện, thật ra cái này chẳng được coi là dơ bẩn, cái mà thật sự dơ bẩn là thân thể và cái tâm của chính mình. Nếu như cái này đã đột phá qua rồi, lại đi quan sát những chuyện khác thì đã khác rồi, bởi vì tâm lượng của bạn đã khuếch đại rồi.
6. Lễ lạy Phật : Phật chính là trí tuệ, chính là sự giác ngộ, là sự từ bi, là tình yêu thương rộng lớn. Cái tâm cứng rắn khó thay đổi, cái đầu ngạo mạn chẳng chịu hạ thấp xuống kia từ từ khom cong cái eo xuống, dụng tâm cảm nhận sự từ bi của Phật Đà, dụng tâm tiếp nạp sự gia trì của Phật Đà, tâm của bạn sẽ trở nên mềm mại vô song, từ bi vô song, bạn từ từ sẽ thể hội cái gì là “ vô duyên đại từ, đồng thể đại bi ”, tâm lượng của bạn sẽ từ từ trở nên vô lượng vô biên giống như phật vậy.
7. Học tập kinh điển, khai thị : Mỗi ngày dụng tâm tụng đọc kinh điển, tiếp nhận sự giáo hoá của Phật Đà, dụng tâm lắng nghe sự khai thị của các bậc tiền hiền đại đức, tiếp nhận trí tuệ của họ, dùng hành động học tập “khó hành có thể hành, khó nhẫn có thể nhẫn, khó xả có thể xả ” của phật bồ tát. Bạn có thể kiên trì học rồi đi làm thì sẽ phát hiện ra bạn là “ đứng trên vai của người khổng lồ ”, đứng cao nhìn xa, tâm lượng vô biên.
8. Hiếu kính cha mẹ : Cha mẹ là đấng sinh thành cho bạn sinh mệnh, chẳng có họ thì chẳng có bạn. Những người bất hiếu với cha mẹ thì làm việc gì cũng đều sẽ không thành tựu. Gia đình là một cái cây lớn, cha mẹ, tổ tông chính là gốc cây, tưới nước tưới đúng chỗ - gốc cây, cái cây này mới có thể cành lá sum sê.
Lại nghĩ thêm nữa, Phật Đà dùng đại trí tuệ bảo với chúng ta rằng tất cả chúng sanh đều là cha mẹ của chúng ta trong những kiếp quá khứ, cha mẹ của chúng ta đều đang gặp những khổ nạn, chúng ta sao có thể nhẫn tâm chẳng lo màng đến; chúng ta phải tận sức khiến cho các cha mẹ chúng sanh của chúng ta giác ngộ, học tập chánh pháp của Phật Đà mới có thể rời khổ được vui.
Hành thiện tích đức là thêm nước vào bên trong ly : hành thiện tích đức là một trong những then chốt cải biến vận mệnh và vận khí. Hạt giống của sinh mệnh nếu như chẳng có nước đức hạnh tưới tiêu lên đó thì sẽ nở không ra những hoa quả trí tuệ. Ly nước của sinh mệnh nếu như chẳng có nước đức hạnh đổ vào thì sẽ khô cạn. Điều mà hành thiện phải chú ý là “ hành thiện nếu muốn người khác biết, thì chẳng phải là chơn thiện ”, nghĩa là nói hành thiện phải tuỳ duyên, chớ có vì hành thiện mà hành thiện, làm việc thiện chẳng cầu mong sự đền đáp, như vậy thì phước báo đắc được mới nhiều. Sau khi hành thiện rồi thì phải buông xuống, xem như là chưa có phát sinh qua vậy.
Cái thiện của phước báo nhân thiên ở trên phật pháp gọi là “ hữu lậu ”, bởi vì sau khi hành thiện rồi nếu như hối hận hoặc giận dữ, phước báo của bạn bèn chẳng còn rồi, rò rỉ mất rồi, do đó gọi là “ hữu lậu ”. Cái mẹo nhỏ là sau khi hành thiện thì hãy mau chóng hồi hướng, thì đã trở thành vô lậu rồi.
Sửa đổi cho ngay lại những khuyết điểm chính là giảm bớt những lỗ rò rỉ của cái ly : sửa đổi khuyết điểm là điều then chốt thứ hai để cải biến vận mệnh và vận khí. Lỗ rò chẳng giảm thiểu thì sẽ tạo thành tình trạng rò rỉ ra nhiều hơn là thêm vào, bạn có làm việc thiện nhiều thêm đi chăng nữa, không sửa đổi những khuyết điểm, nổi cơn tam bành một lần thì nước trong thoáng chốc bèn chảy rò rỉ sạch hết, nói chi đến việc đổi mệnh, thậm chí một cái ác niệm nho nhỏ cũng là đang rỉ nước. “ Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác trễ, niệm khởi là bệnh, chẳng để niệm khởi tiếp diễn là thuốc ”, muốn ác niệm chẳng hình thành nên ác nghiệp thì phải học biết giác ngộ một cách nhanh chóng, một cái ác niệm đến thì nhanh chóng giác ngộ, chuyển niệm hoặc dùng tụng kinh niệm phật để thay thế, chẳng để cho ác niệm cứ tiếp nối lẫn nhau, vậy thì sẽ không hình thành nên ác nghiệp. Do vậy bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu đều gợi nhắc đến phật hiệu cũng là một loại công phu.
Có rất nhiều người làm những chuyện sai trái hoặc làm những việc xấu ác đều chẳng cho là sai, bởi vì tiêu chuẩn chẳng có rồi, thật ra tiêu chuẩn của thiện ác chính là ngũ giới thập thiện; chẳng khiến chúng sanh khởi phiền não, chẳng dẫn khởi những tà niệm của chúng sanh. Đơn giản mà nói : lợi ích chúng sanh thì là thiện, lợi ích bản thân thì là ác.
“ Mệnh do mình tạo, phước do mình cầu ”, chẳng liên quan gì đến người khác, chẳng liên quan gì với ông trời. “ Thiên đạo vô tư ”, “ phàm là những việc, những hành vi không đắc được hiệu quả như mong đợi thì đều nên quay ngược lại kiểm thảo bản thân ”, “ tất cả đều là nghiệp lực của bạn cảm triệu mà đến ”, tuyệt đối chớ có oán trách, tuyệt đối chớ có oán trời trách người, tuyệt đối chớ có nổi nóng, nhẫn nhịn nổi, nhìn được thoáng, buông xuống được chính là công đức, làm nhiều việc thiện tích nhiều phước đức, “ chớ cho rằng là điều thiện nhỏ mà không làm, chớ cho rằng chỉ là điều ác nhỏ mà lại làm ”.
Những người hiểu “ Thí nghiệm nước ” mang tên “ nước biết câu trả lời ” của nhà khoa học người nhật Masaru Emoto, đều biết rằng : dán phật hiệu như “ A Di Đà Phật ” lên ly nước thì nước kết tinh vô cùng đẹp. Nếu như bạn thường niệm phật, tụng kinh, lễ bái phật thì chính là đem cái “ nước vận mệnh ” của bạn làm cho nó hình thành nên kết tinh hoàn mĩ đẹp đẽ, như thế “ tướng theo tâm chuyển, cảnh tuỳ tâm chuyển ”, chẳng những thân thể sẽ trở nên tốt khoẻ, tướng mạo cũng sẽ trở nên tốt, môi trường xung quanh cũng trở nên tốt, lẽ nào bạn chẳng bằng lòng hay sao ?
Nguyện tất cả chúng sanh hành thiện tích đức, cải mệnh tạo mệnh, nguyện thế giới vì sự thay đổi của bạn mà cải biến.
Nguyện tất cả chúng sanh tín thụ phụng hành chánh pháp của Phật Đà, sớm ngày viên thành phật đạo.
Cảm ân sự gia trì từ bi của phật bồ tát !
Cảm ân ơn sanh dưỡng của cha mẹ !
Cảm ân sự vô tư phụng hiến của tất cả chúng sanh !
Nam Mô A Di Đà Phật !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét