• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

    Giác Lộ Kim Chỉ Nam

    Giác Lộ Kim Chỉ Nam


    Chân trí huệ là phải nhìn rõ hồng trần và nhận thấu thật giả, không bị công danh phú quý lôi kéo, không bị tửu sắc tài khí làm cho mê muội , giữ lấy thiên tánh, thủ lấy nguyên thần, cử chỉ hành động không rời thiên lý, ý nghĩ lời nói không rời bổn tâm.
    Mục đích của tu Đạo ở chỗ tự tại giải thoát, nhưng rất nhiều người càng tu càng đau khổ, tu Đạo bao năm rồi mà thói hư tật xấu cứ y nguyên không đổi, ăn chay bao năm rồi mà cứ khư khư ốm lấy lòng tư dục thiên kiến. Chỉ bởi trí huệ không sáng, không cách nào nắm bắt được điều căn bản của tu Đạo, đến nỗi không thể từ căn bản mà tiến hành cải thiện, tu mù luyện mò, uổng phí một đời, quyển “Giác Lộ Kim Chỉ Nam” này kết cấu hoàn chỉnh, từng câu từng câu khế nhập căn bản của Đạo, từng chương từng chương dẫn dắt quan niệm chính xác, để những vị tham khảo qua loại sách này có khả năng nắm bắt được căn bản của nhân sinh và lãnh ngộ được sự quan trọng từ căn bản mà tiến hành cải thiện. Vì vậy cần phải bình tâm tịnh khí đọc rõ ràng tường tận hơn, sẽ giúp ích cho công phu tu hành của tự thân, càng có thể dẫn dắt cho thế hệ sau có quan niệm tu bàn chính xác.
    1. Trí Huệ
    Trí huệ có thật giả, trí huệ thật phát xuất từ thiên tánh, là nguyên thần, tuyệt đối không làm bộ làm tịch, Mạnh Tử nói: “nhân nghĩa lễ trí”, những  điều này chúng ta vốn sẳn có; trí huệ giả phát xuất từ thức thần, tuyệt đối không phải bộ mặt vốn có của chúng ta, Kim Cang Kinh rằng: “Phàm những gì có hình có tướng đều là hư vọng”, Đại Học rằng: “Cách vật trí tri”, từ cách vật mà trí tri, mới là trí huệ thật.
    Từ sau khi con người được sinh ra, mỗi người đều có thiên tánh, Nho gia gọi nó là “Minh đức”, Phật gia gọi nó là “Kim Cang”, Đạo gia gọi nó là “Cốc thần”; sỡ dĩ con người được làm người là nhờ vào cái thiên tánh này; con người có thể thành Thánh Hiền nên Tiên Phật cũng nhờ vào cái thiên tánh này. Nói ngược lại là muốn nhập thế làm người hoàn thiện thì cần phải phát huy cái thiên tánh này; còn muốn xuất thế làm Tiên Phật thì cũng phải phát huy cái thiên tánh này. Thánh Hiền nhập thế tức là Tiên Phật xuất thế, Thánh Hiền Tiên Phật đều từ chổ chí thành tận tánh Ngũ luân bát đức mà bắt tay làm, càng không phân biệt xuất thế hay nhập thế này nọ.
    Nói tóm lại , thiên tánh dụng sự, xuất ở vô ý, đơn thuần chỉ ở lương tâm phát ra; không phải thiên tánh dụng sự, thì xuất ở có ý, đơn thuần chỉ ở lục thức tác động lôi dắt. Phàm hễ việc gì phù hợp với thiên tánh thì là trí huệ thật, không phù hợp với thiên tánh tức là trí huệ giả. Có những loại người chỉ biết tranh danh đoạt lợi, không thèm quay mặt với nhân nghĩa lễ trí, một mực tham sân si ái, không ngộ chánh đẳng chánh giác, suốt ngày chìm đắm trong tửu sắc tài khí, tự cho mình là thông minh lanh lợi; nào biết được danh lợi của thế gian đều là hư hoa giả cảnh, vật chất hưởng thụ đều là ham muốn nhất thời. Toàn là tổn thương đến thiên tánh và thiệt hại đến nguyên thần, tạo ra oan nghiệt oan khiên, đều không xuất từ đây (ý nói đều không xuất ra từ thiên lý lương tâm), những người được gọi thông minh đó, thật là những kẻ ngu si.  
    Chân trí huệ là phải nhìn rõ hồng trần và nhận thấu thật giả, không bị công danh phú quý lôi dắt, không bị tửu sắc tài khí làm cho mê muội , giữ lấy thiên tánh, thủ lấy nguyên thần, cử chỉ hành động không rời thiên lý, ý nghĩ lời nói không rời bổn tâm; càng tinh tấn hơn mà cầu chân Đạo - đắc tâm truyền - phát thệ nguyện – độ chúng sanh – cứu vãn phong tục đồi bại, để cùng nhau thoát xuất biển khổ và cùng lên giác lộ. Nho gia gọi là “Minh đức thân dân”, Phật gia gọi là “Tự giác giác tha” có ý là vậy. Nếu có thể làm được vậy, thì mới tận được nhân Đạo hợp với ý trời và phản bổn hoàn nguyên, lúc sanh thời thì làm Thánh Hiền, mất đi rồi thì làm Tiên Phật. So với những người chỉ biết ngủ vùi trong giấc mộng hồng trần và sa đọa chìm đắm trong biển khổ, thì vượt qua muôn vạn lần. Như thế mới là thông minh thật, trí huệ thật.
    2. Nhân Quả
    Nhân quả là định luật bất biến của vũ trụ, có thể nói thiên cổ ngàn năm không thay đổi. Tục ngữ có câu: “Trồng dưa được dưa trồng đậu được đậu”, khảo sát thực tế, tự có đủ chứng cứ. Ở trên từ thiên giới, ở dưới đến hạ giới, bất kể là người hay vật, là quỷ hay Thần, đều đang ở trong nhân quả. Trồng nhân thiện đắc quả thiện, trồng nhân ác đắc quả ác, là biến hóa tự nhiên trong vũ trụ.   
    Nhân sinh vũ trụ là linh nhất trong vạn vật, sao có thể lật ngược biến hóa mà không rõ nhân quả; sao có thể tự cho mình thông minh mà không tin vào nhân quả. Tục ngữ nói: “Muốn biết nhân kiếp trước, xem sự hưởng đời này; muốn biết quả kiếp sau, xem việc làm kiếp này.” Kiếp trước trồng nhân kiếp này kết quả; kiếp này trồng nhân kiếp sau kết quả. Có nhân thì sẽ có quả không dứt, tiếp tục sanh tử không ngừng; tứ sanh lục đạo cũng từ đây mà luân hồi không ngớt. Tuy giàu có nhưng khó tránh khỏi nghèo khổ; tuy có phước báo nhưng khó tránh khỏi nghiệp báo. Cuối cùng lại sanh sanh tử tử, khổ nhiều vui ít, chung quy khó có ngày xuất đầu lộ diện.
    Người đời không tin vào nhân quả, nói người chết như đèn tắt; không tin vào báo ứng, nói chỉ thấy người sống chịu tội nào có thấy người chết đeo cùm. Thậm chí không biết con người từ 3 bộ phận mà kết thành, và chỉ biết có 1 hình thể duy nhất mà thôi, kỳ thực ngoài hình thể ra, ở trên nó còn có linh tánh và khí thể. Con người chết chỉ có hình thể bị hủy diệt, nhưng linh tánh và khí thể vẫn không bị hủy diệt, có thể nói con người chết nhưng không thật sự chết, chẳng qua là xuất dương thế nhập âm giới mà thôi, như thay đổi chổ ở vậy. Con người đã không thật sự chết, sinh tiền tạo nghiệp, chết rồi sao có thể tránh đi chịu tội? Ví như dời chổ ở, mình ở thôn A có mượn nợ người ta, vậy khi đến thôn B ở, có thể không trả nợ cho người ta được không? Con người lúc ở dương thế không tin vào nhân quả, đợi đến lúc khí tam thốn ( hơi thở ) dứt rồi, hồn xuống âm tào, trước kính Nghiệt Đài chiếu lên, liền biết không hư không giả, sau đó hối hận thì đã muộn.
    Người nam người nữ trên thế gian hãy sớm ngày tỉnh ngộ, trồng thêm nhiều nhân thiện và tích thêm nhiều âm đức, chớ làm các điều ác, nên làm các điều thiện, nhất là thành tâm tu Đạo – thay trời tuyên hóa – rộng lập công đức, siêu thoát trần thế - kết thành Phật quả - mãi thoát luân hồi; lợi dụng vào nhân quả mà siêu thoát khỏi nhân quả, là điều trước tiên cần phải làm. Vượt ra khỏi thuyết vô tha của nhân quả (Nhân quả không vị tình riêng). Tất cả nhân vì nguyên cớ siêu khí nhập lý.
    3. Trở Ngại (Chướng Ngại)
    Mỗi người ai cũng có Phật tánh, thấy Phật tánh tức thành Tiên Phật; không thấy Phật tánh thì làm chúng sanh. Mỗi người đều có trở ngại, giải thoát được trở ngại thì thấy được Phật tánh; không giải thoát khỏi trở ngại ắt rơi xuống vực sâu. Đại thể khi con người rớt xuống hồng trần, thì bị khí bẩm cấu thúc và vật dục che đậy. Ở trong thì gia đình ở ngoài thì bị tình thâm giao bạn bè lôi dắt, ân ái đeo quấn; càng vì công danh phú quý làm cho vọng tưởng tham sân si khơi dậy. Muôn vàn sự kiềm chế kiềm hãm, đều là những trở ngại. Người nếu nhận Đạo không rõ, nhận lý không thấu, thì sẽ mê luyến hư hoa giả cảnh, không thể cởi ra được khúc mắc, không dễ mở ra được ổ khóa xiềng xích, cuối cùng khó có ngày thoát khổ. Phải biết rằng gia đình thân hữu chính là luân lý kết hợp lại, công danh phú quý chỉ tạm thời hưởng thụ, là do duyên phận số phận nên có được mà thôi. Người có trí nên giác ngộ triệt để, nhìn thấu thật giả, phân rõ thực hư, chớ lấy thật cho làm giả, chớ lấy giả nhận làm thật.
    Ví như cha từ con hiếu, chồng đàn vợ hát, chính là sự tuôn chảy ra tự nhiên của thiên tánh; ân của cha mẹ, lòng yêu thương vợ con nên cứ theo thiên tánh mà phát huy, chớ để tình cảm ham muốn trộn lẫn vào. Dùng Đạo lại hiếu thảo cha mẹ, dùng đức lại yêu thương vợ con, phú quý giàu có tự nó có phước phận, người nên có phần, muốn cự tuyệt cũng không được; người không nên có phần, có cưỡng cầu cũng vô ích. Nên tự nhiên bình thản mà xử đáp, có được không vội mừng, mất đi chớ đau buồn, tất cả để cho tâm vô sở trụ. Khổng Tử nói rằng: “Phú quý đối với ta như mây trôi. Nếu vậy thì, tuy có ân ái, nhưng ân ái phải vừa đủ, muốn được vậy thì phải phát huy từ thiên tánh của ta; mặc dầu có công danh phú quý, nhưng công danh phú quý phải vừa đủ, muốn được vậy thì phải tăng thêm đạo nghĩa của ta.”
    Cái gọi là quái ngại, nó tồn chứa trong lòng như thế nào? Bát Nhã Kinh có đoạn rằng: “y bát nhã ba la mật đa, cố tâm vô quái ngại ” tức là "y theo bát nhã ba la mật đa (thiên tánh) mà hành, nhờ vậy mà tâm không còn quái ngại". Tất cả những quái ngại đều do ham muốn làm cho liên lụy, không phải là hư hoa giả cảnh là gì? Nếu có thể nhìn thấu chân ngụy, chém đứt ham muốn xem nhẹ ân ái, chỉ từ ở nơi phát huy thiên tánh mà hạ thủ công phu, tự nhiên trong lòng sẽ không còn quái ngại. Những ai nhận biết Đạo không rõ, không thể chém đứt những ham muốn và nhìn thấu ân ái, dẫn đến thiên tánh bị mai một cuối cùng lại bị đọa vào biển khổ, quả thật sai lầm. Nhưng có một số người tu thường nói vợ chồng là oan gia, con cái là chủ nợ, khuyên người ta cách ly ân ái, cần phải rời cha mẹ, ly khai vợ con, cũng đều là cố ý nói để tổn hại đến luân lý thường tình, không hợp với thiên lý, hạng người như vậy không thể thành chánh quả. Cũng bởi không biết ân ái phải từ thiên tánh mà phát huy, danh lợi phải từ không tâm mà làm ra, thì mới đắc được cái gọi là chân giải thoát quái ngại, mới có thể thực sự thấy được Phật tánh.
    4. Oan Nghiệt
    Ở đời có nợ tiền và nợ oan, nợ tiền ắt người ta sẽ đòi tiền, nợ oan tất sẽ bị quả báo. Tục ngữ nói “nợ tiền trả tiền, nợ mạng trả mạng”, là lý đương nhiên vậy. Người ở đời trải qua bao phen sống chết luân hồi, không tránh khỏi tạo ra vô số tội - nghiệp, mắt nợ vô số oan trái. Phàm hễ phạm vào giới luật thì sẽ có nợ nghiệp; nợ nghiệp phải trả có lớn nhỏ, tức là phải xem xem việc phạm giới luật là nặng hay là nhẹ, nghiêm trọng nhất là sát nghiệp, nợ sát nghiệp tuyệt đối không thể trốn thoát, cho dù có trải qua ba kiếp, năm kiếp hay cách xa vài trăm năm, vài ngàn năm sau, điều phải trả cái nợ đó.
    Hiện đang lúc tam kỳ mạt kiếp, oan trái nợ nần của mấy vạn năm phải nhất loạt thanh toán, cho dù kiếp trước trốn đặng, nhưng kiếp này tuyệt đối không thể trốn né. Cho nên hiện nay tai kiếp không ngớt xảy ra khắp nơi như hỏa hạn, lũ lụt, đao binh, ôn dịch, đói nghèo. Càng có những điều kỳ lạ yêu ma quỷ quái xuất hiện khắp nơi làm cho lòng người hoang mang hoảng hốt, những điều đó đều do nghiệp chướng quấy nhiễu, chủ nợ oan duyên đã đến. Thời thế hiện nay, chỉ có gấp rút tu hành mới tránh khỏi hạo kiếp, nếu không thì thực là muôn vàn gian nan khó tránh được.
    Nhưng lại có nhiều Pháp môn tu hành, có người thì tu theo Pháp môn tụng kinh ngồi thiền, có người thì phóng sinh xả tiền, có người thì ăn chay niệm Phật …, những việc trên chẳng qua chỉ là những việc thiện nguyện mà thôi, không thể vượt sanh dứt tử, có thể tiêu tai giải nạn, đều thuộc về trung hạ lưỡng thừa, đã không thể siêu phàm nhập Thánh, càng không thể tiêu hết nghiệp trái (nợ nghiệp). Nếu muốn leo lên đến đỉnh, thì hãy mau đi cầu chân Đạo, thọ Minh Sư điểm chỉ, đắc Nhất Quán tâm truyền; hồi phục dũng mãnh tinh tấn, rộng việc tuyên hóa, tiếp dẫn nguyên nhân (chúng sanh), lập nhiều công đức, mới có thể tiêu tai giải nghiệp thật sự, tránh qua được cửa ải của tai kiếp, tấm lòng thanh thản không lụy phiền.
    Nhưng nên biết “Đạo chân oan nghiệp gấp”, không đắc chân Đạo, chủ nợ (nghiệp trái) có thể gia hạn từ từ trả, một khi đã đắc rồi chân Đạo, chủ nợ tức tốc đòi; ví như sự nghiệp càng phát đạt thì yêu cầu thanh toán hóa đơn càng hối thúc; người tu Đạo sau khi đắc Đạo khó tránh không nảy ra va chạm dày vò, tất cả phải nhận rõ chân lý, nhìn thấu oan nghiệp, bất luận muôn ngàn dày vò, tất cả phải dùng tinh thần vô úy (không sợ), nổ lực tiến bước tu, kết quả sau cùng có thể đạt được thành tựu.
    5. Nghi Hoặc
    Người có thật giả, lý có hư thực, không rõ thật giả, hư thực gọi là “hoặc’; “hoặc” mà không thể quyết đoán gọi là “nghi”. Hai chữ “nghi hoặc” là một chướng ngại lớn của con người.
    Trung Dung rằng: “Thiên mệnh chi vị tánh, suất tánh chi vị Đạo”, là con người ai cũng đều có tánh, tánh là Đạo lớn của con người; sở dĩ con người được làm người là nhờ vào cái tánh này; con người muốn làm người thì cũng phải dựa theo cái Đạo có sẳn này; tức là chân đại Đạo, chân đại Đạo tức là bổn tánh của con người. Con người có thể hồi phục bổn tánh tức là chân nhân (người thật) nếu không sẽ là người giả.
    Thánh Hiền xưa kia lập ngôn xiển Đạo, phát huy tường tận, chứng cứ rành rọt, đặc biệt là Khổng Tử tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương Văn Võ, thượng luật thiên thời, hạ tập thủy thổ ( tường thuật lại và đề xướng kêu gọi mọi người hãy noi theo các bậc minh quân như vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Văn, vua Võ thời xa xưa, để cuộc sống của thiên hạ bá tánh được trở về cái cảnh mưa thuận gió hòa, an bình lạc nghiệp, không có trộm cướp chiến tranh, của rơi ngoài đường không có người lượm, tối ngủ không cần đóng cứa …, Ngài trên thì am hiểu thiên thời, dưới thì thông làu thủy thổ ) , những lời nói ra điều căn cứ vào sinh lý của trời đất hoặc biến hóa của tự nhiên, quyết không có một chút hư ngụy. Luận ngữ rằng: “viết, thuật mà không tự tác chế ra”. Có thể làm minh chứng cho Ngài. Khổng Tử sở dĩ làm được Thánh nhân, không phải nhờ vào một sự nghiệp vĩ đại hoặc đã lập được công huân hiển hách gì cả, thảy nhờ vào tường thuật mà không tự chế tác ra. Nói cách khác là sự lập ngôn của Khổng Tử đều là tường thuật viết lại sự thật của tự nhiên, không có một chút nói suông hay giả dối. Tựa như Đạo lớn của con người vậy, quyết không thể nghi, đã không thể “nghi”, thì sẽ không bị “hoặc”. Hai chữ nghi hoặc một khi được giải trừ thì phát thệ nguyện, vững lòng tin, thẳng bước đường Đạo, dũng mãnh kiền tu, há không đạt được thành tựu?
    Nhưng người thường tự cho mình thông minh, tin Đạo không vững, nhận lý không rõ, từ chổ “nghi” mà sanh ra “hoặc”, từ chổ “hoặc” mà sanh ra “mê”, giống như hoàn cảnh của người cao thượng giàu sang bị trôi dạt xuống thôn quê, thật là lấy làm đáng tiếc, giống như người ăn học, hơi biết nửa hoặc, tự cho rằng sở học của mình có khả năng đặc biệt, không cân nhắc thật giả hư thực, liền vọng ngôn phê bình, đây gọi là lý chướng (chướng ngại của lý). Người tu Đạo, hơi biết chút ít về đại ý trong Đạo, tự cho rằng nhìn thấu Đạo tình, không chịu dùng tâm nghiên cứu tham khảo thêm, liền 3 nghi 4 hoặc, hoặc nhận Đạo không rõ – thoái lui không tiến, người như vậy không thể được thành tựu chánh quả, đây gọi là nghiệp chướng (bị oan nghiệp bao vây làm chướng ngại)
    Lấy trí huệ thật ra chém đứt thảy nghi hoặc, chỉ cần cho Đạo là thật lý là thật, cúi đầu mà khổ tu, chuyên tâm mà phụng hành, bất luận là vô hiệu hay hữu hiệu, tất cả phải chí thành không ngơi nghỉ; bất luận là thành hay bại, tất cả phải kiên trì đến cùng. Có thể làm được như trên cộng với sự vui vẻ rộng lòng tiếp lấy báo ứng của nhân quả, nhất định sẽ có thành tựu, hà huống chí thành có thể cảm động được trời đất phù hộ, Trung Dung có đoạn rằng: “thành ắt rõ vậy”. Quả nhiên không sai chút nào.
    6. Ma Khảo
    Tục ngữ nói: “không thọ ma nạn không thành Phật”, đã có chân Đạo tức phải có chân khảo. Khảo để biết được thật giả, ma để sửa đổi sai trái, không khảo thì thật giả khó phân, không ma thì sai trái khó sửa, không chỉ có người tu Đạo mới như vậy, mà những người làm ăn lớn và những người có tài năng lớn cũng phải vậy, không ai không chịu qua ma khảo, không nếm qua mùi gian nan. Mạnh Tử nói: “Để giao trách nhiệm trọng đại cho một người nào đó, trước tiên trời cao làm cho người đó tâm chí đau khổ, mệt nhoài gân cốt, đói lã thân xác, thân thể khốn cùng, hành vi loạn xạ”, lại nói: “sống trong hoạn nạn, chết trong an lạc”. Đủ thấy ma khảo là lộ trình mà con người bắt buộc phải đi qua.
    Nếu là người tu Đạo, thứ nhất phải phát nguyện thành chân (phát nguyện tu cho đến thành Phật), thứ hai phải có lòng sám hối giải oan, ma khảo từng lớp từng lớp chồng chất lên nhau, càng phải tự hành giải thoát, khi ma khảo đến thân, tự nhiên sẽ động tâm, nhưng ở trong lúc động tâm mà có thể nhẫn tính, đủ thấy có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể làm. Khảo do trời giáng, ma do người chuốc lại, ai đó nếu phát tâm tu hành, tự nên kiên quyết ý chí, ngậm đắng nuốt cay, nhẫn nhục trì giới, lập công chứng quả, nhưng tâm ý có vững chắc chưa? Tu hành có chân thành chưa? Không có khảo nghiệm thì làm sao thấy được bổn chân (bộ mặt thật)? Huống hồ hiện đang lúc tuyển chọn hiền năng, tiêu oan giải nghiệp, càng nên nghiêm hành khảo luyện, đại giá ma nạn (ma nạn đến thân). Nguyên nhân trời cao giáng khảo, là vì có lòng từ ái hộ chúng ta, chớ không phải cố ý tạo ra kiếp nạn. Khảo có thuận khảo nghịch khảo, mượn việc lại khảo, mượn bệnh tật tai ương lại khảo; thông thường dựa vào phú quý giàu có thì biết đó là thuận khảo; nghèo nàn tai nạn thì biết đó là nghịch khảo. Nghịch khảo dễ thấy, thuận khảo khó biết. Tiếp đến là ở trong cái tròng của ma chướng. Đó là quá trình mà con người bắt buộc phải đi qua, đặc biệt người tu hành thì càng khó tránh. Con người sau khi rớt xuống hậu thiên, thường thì dục thịnh lý suy (ham muốn thì nhiều đạo đức luân lý thì suy cạn), cử chỉ hành động không hợp Đạo, hoặc hành động thiếu suy nghĩ, hoặc kiêu căng ngạo mạn, làm ra vô số việc không chính đáng, khó tránh ma chướng triền miên, nếu có thể chú ý cẩn trọng, bắt đầu từ Trung Đạo mà hành, thì ma chướng tự nhiên sẽ tiêu diệt. Tức là những việc đến từ phi lễ tai ương xuất hiện thì vô vọng, khó tránh khỏi khốn cùng, nên nghịch lại thì thuận chịu, nhẫn nại ôm ngậm. Tất cả thành tâm mà hướng Đạo, thề quyết chí tu hành, tự nên nhẫn chịu ma khảo, tự nhiên ma khảo sẽ thuyên giảm. Đây là điều mà người tu Đạo không thể không chú ý đến.
    7. Giới Luật
    Nhà Nho giảng là “biết ngừng định tĩnh an lự đắc”, nhà Phật thuyết rằng “ngừng quán giới định huệ”, hai thuyết tuy khác nhau, nhưng công phu phải hành thì không có hai. Con người sinh ra ở hậu thiên, bổn tánh bị lục trần tiêm nhiễm, trí huệ thật không thể xuất hiện ra, giống như trời xanh bị mây mù che khuất, ánh mặt trời không thể ló ra được, nếu muốn thấy được trời xanh, nhất định phải vén phá mây mù ra; còn nếu muốn hồi phục lại bổn tánh, tất phải thoát nhiên (thoát tục).
    Công phu của nhà Nho có 6 giai đoạn, còn công phu của nhà Phật có 3 giai đoạn, bước khởi đầu không được xuất phát ra từ miễn cưỡng. Bổn nghĩa của giới định huệ, từ giới mà nhập định, từ định mà sinh ra huệ. Nhà Phật gọi là giới, dùng giới để thủ lễ, tức nhà Nho gọi là lễ, dùng lễ để trì giới. Nhà Phật gọi là huệ, tức nhà Nho gọi là đắc. Biết ngừng với ngừng quán, thủ lễ với trì giới, tất cả nên cưỡng chế, đắc cùng huệ ắt trở thành tự nhiên vậy. Khổng Tử gọi nó là ham muốn từ trong tâm, không được vượt quá giới hạn quy củ, cũng là có ý nghĩa như vậy. Giới luật của nhà Phật là “sát đạo dâm vọng tưởu”, chí thiện địa của nhà Nho là “nhân nghĩa lễ trí tín”. Sát tức là bất nhân, giới sát tức là bồi dưỡng đức nhân; ngừng ở nhân, tức là giới sát. Đạo tức là bất nghĩa, giới đạo tức là theo đức nghĩa; ngừng ở nghĩa, tức là giới đạo. Dâm tức là phi lễ, giới dâm tức là trung đức lễ; ngừng ở lễ, tức là giới dâm. Vọng tức là vô tín, giới vọng tức là thủ đức tín; ngừng ở tín, tức là giới vọng. Tưởu làm cho loạn thần tổn trí, giới tưởu tức là gặt được đức trí; ngừng ở trí, tức là giới tưởu.
    Sát có trực tiếp và gián tiếp, thông thường ăn thịt ăn cá và có hành động tổn hại đến người khác, hoặc tổn hại đến sinh mạng của sinh vật, đều gọi là sát, làm tổn thương đến đức nhân. Đạo không phải chỉ có trộm cắp thôi, mà có những hành động như chiếm đoạt cái danh của công ích, cùng với những việc cưỡng đắc những vật mà mình không nên có, đều gọi là đạo, làm tổn thương đến đức nghĩa. Dâm không chỉ có trầm ngâm trong nữ sắc không thôi, phàm có những dâm niệm tà hành, và những việc khinh cuồng đùa cợt, cùng với những cử chỉ ngôn ngữ vượt quá lễ nghi cho phép, đều gọi là dâm, bội trái với đức lễ. Vọng không chỉ có lời nói không thật thôi, mà còn có những việc như hư ngụy giả tạo, những khinh mạn và những điều chưa phân tích suy nghĩ cặn kẽ, những điều trên đều gọi là vọng, trái với đức tín. Tưởu có đặc tính kích thích, kích thích thần kinh rất nhanh, uống vào hôn thần loạn tính, đặc biệt thấm rồi sinh ra thị phi, rước lấy tai họa, là không có trí nhất, người tu hành nên hàn phục thân tâm, thảy chớ vi phạm giới luật, đến nỗi làm cho bổn tánh tổn thương, mãi sa đạo nơi bể khổ, khó có ngày xuất đầu lộ diện.
    8. Bố Thí
    Bố thí có ba loại: Lấy tài vật cứu tế người gọi là tài thí; trì giới nhẫn nhục gọi là vô úy thí; thuyết Pháp độ hóa người gọi là Pháp thí. Là người tu hành tam thí nên lấy làm trọng yếu, nhưng Pháp thí phải lấy làm đầu. Xả thực xả y, trợ tiền cứu người, tuy là cử chỉ lương thiện, được xã hội chiêm ân, được người đời tán thưởng, nhưng kỳ thực chỉ thuộc về hình tướng, y theo chân công thực thiện mà tính vẫn chưa đủ.
    Nếu muốn hành Pháp thí, dùng lời thiện khuyên người, thẳng siêu linh tánh, hiện nay thuyền vàng rãi rác khắp nơi, để mọi người cùng lên giác lộ, ở thế thì hóa đổi thuần phong mỹ tục, ở người thì siêu phàm nhập Thánh, so với tài thí chuyên cứu giả thể thắng gấp 100 lần. Như Lai nói: “Cho dù có đem hết thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới ra bố thí, cũng không bằng công đức thọ trì 4 câu kệ trong Kinh và vì người mà thuyết giảng”, đoạn này có thể làm bằng chứng.
    Tiếp đến là vô úy thí, chính là hàn phục thân tâm, giải thoát khỏi thức uẩn (lục trần ngũ uẩn), thiên về tự liễu (tự độ mình không đi độ người khác), cũng không bằng thuyết Pháp độ người công đức vô lượng. Khổng Tử nói: “Tự muốn vững hãy vững người”, có thể minh chứng.
    Sau cùng là tài thí tuy công đức không lớn nhất, nhưng nếu biết dùng xác đáng, cũng không kém gì Pháp thí. Như ấn tống Kinh sách, trợ tiền làm việc Đạo, tuy thuộc về tài thí, thực ra là tài Pháp song thí. Khổng Tử nói rằng: “người năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng nhân”. Thiên Đạo giáng thế, nguyên là trời mượn vào sức người mà bàn, người lại nhờ vào trời mà thành tựu, tuy nói là Thiên Đạo, thực sự là do người làm. Đã là do người làm, đương nhiên hết thảy phương thức không thể thoát hết khỏi trần tục, có câu nói mượn giả tu chân, hòa quang hỗn tục là vậy. Mục đích tuy là đến bờ bên kia, nhưng trước khi chưa đến bờ bên kia thì phải dùng đến cái bè tre, có điều là tất cả phải vô sở trụ ở tâm đầu. Như Lai thuyết Pháp, dùng cái bè tre lại tỷ dụ, là có ý như vậy. Chẳng hạn như bàn Đạo, tiếp đãi qua lại, ấn tống Kinh sách, và bố trí sắp xếp các việc trong Đạo trường, thiết lập Phật đường..., tất cả đều cần đến tiền, có tiền thì mới có thể phát đạt, không có tiền thì một bước khó hành.
    Người nếu nhìn thấu tinh hoa ẩn chứa bên trong mỗi loại, nghĩa thật của tam thí là, người có thể thuyết Pháp, thì rộng hành Pháp thí, người có tiền tài thì hành nhiều tài thí, có thể tiêu giải oan nghiệp của nhiều kiếp, lại có thể đạt được chân công thực thiện, mới không uổng tu Đạo kiếp này. Nhưng người có tiền thì thường không thể xem nhẹ đồng tiền, thậm chí xem tiền bạc hơn cả sinh mạng, có lúc dám hy sinh mạng sống, nhưng lại không xả bỏ được tiền bạc, một đời kinh doanh tính toán, uổng phí khổ tâm; một khi vô thường đến, mọi thứ đều không. Phải dùng làm sao để đồng tiền dùng cho đáng, khéo dùng có thể cứu tính mạng, không khéo dùng thì tính mạng mất toi; hà huống tiền bạc đều có thí chủ, thí xả quyết không bị lạc mất. Xả một phần tiền thì đắc một phần phước báo. Người có trí thì khéo dùng tam thí.
    9. Đạo Thống
    Đại Đạo không hai, chân lý chỉ một, từ xưa đến nay, không gì không là Đạo. Chỉ có Pháp môn bất đồng, truyền thọ mỗi khác, nhìn bề ngoài trông có vẻ là khác biệt rất xa, kỳ thực thì không ngoài cùng gốc nhưng khác phái, khác đường nhưng cùng đích đến. Khoảng thời gian mà Đại Đạo giáng thế, là bắt đầu từ thời đại vua Phục Hy. Phục Hy một vạch khai thiên là căn nguyên nguồn cội của Đạo. Kế có Huỳnh đế truyền đến vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử, Khổng Tử truyền lại cho Tăng Tử, Tăng Tử truyền lại cho Tử Tư, Tử Tư truyền lại cho Mạnh Tử. Sau đời Mạnh Tử, tâm Pháp thất truyền, Nho tông lu mờ, Đạo thống từ đó đứt đoạn. Nhưng đức Thích Ca Mâu Ni vào thời Châu Triệu Vương đã giáng sinh ở Ấn Độ, truyền thọ tâm Pháp, sáng lập nên Phật giáo. Đồng thời vào giai đoạn mới chớm của triều đại Châu, lại có đức Lão Tử ứng vận, sáng lập nên Đạo giáo. Lão Tử đông độ Khổng Tử, tây hóa Hồ Vương (Nhiên Đăng Cổ Phật) độ đức Thích Ca, cũng có thể nói rằng: Nhất phái mà phân thành Tam giáo.
    Đức Thích Ca Mâu Ni đơn truyền đến Tổ Sư thứ 28 là Đạt Ma Lão Tổ. Vào thời vua Lương Võ Đế, Đạt Ma từ Tây Trúc đến Trung Quốc, trực chỉ nhân tâm, không dùng văn tự, truyền cho Thần Quang, Đạt Ma là Sơ tổ, Thần Quang là Nhị tổ, từ đó lại tiếp tục kế thừa Đạo thống. Tam tổ là Tăng Xán, Tứ tổ là Đạo Tín, Ngũ tổ là Hoằng Nhẫn, Lục tổ là Huệ Năng. Mãi đến Thất tổ là hai tổ Bạch – Mã, Bát tổ là La Úy Quần, chánh Pháp bắt đầu truyền vào hỏa trạch, Đạo quy về Nho tông, cũng là giai đoạn rành rành đã đứt đoạn nhưng lại âm thầm truyền thừa. Sau đời Bát tổ, là đầu nhà Thanh cuối nhà Minh, Huỳnh Cửu tổ phụng mệnh tiếp vị; Ngô Thập tổ, Hà Thập Nhất tổ, Viên Thập Nhị tổ, Từ - Dương Thập Tam tổ, Diêu Thập Tứ tổ. Vương Thập Ngũ tổ, Lưu Thập Lục tổ, trải qua bao đời, tìm hiểu qua Tam giáo, hoặc là thiên về Nho, hoặc thiên về Phật – Lão, đều là do ứng theo vận số mà chuyển đổi. Sau đó Đạo truyền đến phía đông nước Lỗ (hiện nay là tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc), Tam giáo lại hợp nhất, Lộ tổ ứng vận phổ truyền, phi loan tuyên hóa, hai tổ Cung Trường và Tử Hệ, kế tục bàn việc một lần màng trót, là Đạo thống chính thức hẳn hoi.
    Nhưng ngoài Đạo thống chính thức ra, còn có ngàn môn vạn giáo khác, người thức thời thì cho là vạn giáo quy nhất, người không biết thì nghi tam nghi tứ phân môn chia phái, nghị luận không dứt, chưa thể thống nhất. Cho nên Đạo có chánh phái và nhánh chi, Pháp có tam thừa thượng trung hạ; người mà phụng mệnh kế tục Đạo thống là chánh phái, từ chánh phái rồi phân ra mạch, người tự thực thi truyền thọ gọi là nhánh chi. Chánh phái phụng mệnh truyền thọ, Pháp truyền thọ đó gọi là thượng thừa; nhánh chi tự thực thi truyền thọ, Pháp truyền thọ đó đa phần đều là trung hạ lưỡng thừa. Thoạt đầu có Pháp thượng thừa, chánh phái cũng từ đó mà lan truyền đi, lâu dần mất đi hiệu nghiệm, nhắc đến các môn phái khác, hoặc rộng láy thuyền từ, tùy duyên mà tiếp dẫn; hoặc độc xướng nhất tông, nhờ vào vãn hóa; hoặc truyền thọ kỳ thuật dị pháp, chuyên thu phục tinh quái dị loại. Tuy là ứng theo vận số mà sinh, điều cần là tất cả đều vô tâm ấn chân Pháp, dù cho căn duyên thâm hậu, kiên ý thành tâm tu hành, cũng không phải là con đường tắt. Đại Đạo là thế đó, người tu Đạo nên nhận thức triệt để, theo điều lành mà làm, mới không uổng phí đi khổ công tu hành.
    10. Tôn Sư
    Học Ký viết: “Sư (Thầy) nghiêm, sau Đạo hẳn tôn.” Sư có nhiều loại: Nghiệp Sư, Pháp Sư, Thánh Sư. Người mà dạy học truyền nghề, hoặc văn hoặc võ, gọi là Nghiệp Sư; người mà giảng Pháp truyền thuật, gọi là Pháp Sư; người mà chỉ rõ tánh lý, làm cho người đắc nghe được chí Đạo, có thể siêu phàm nhập Thánh, cửu tổ chiêm ân, gọi là Thánh Sư, hay gọi là Minh Sư.
    Bất luận là Nghiệp Sư hay Pháp Sư, đều nói đến là người chỉ dẫn đào tạo chúng ta, thuộc về người đã rành đường đi nước bước trước ta. Phàm những thành tựu mà một đời người đạt được, đó đều là nhờ vào công ơn vun đắp to lớn của người Thầy. Sự tôn nghiêm của người Thầy, có lúc còn uy nghiêm hơn cả cha mẹ; ân đức của người Thầy, có lúc còn xâu nặng hơn cả cha mẹ. Chỉ có Thánh Sư truyền cho ta đại Đạo, chỉ cho ta con đường sáng, trao cho ta tâm ấn, cứu lấy linh tánh của ta, tiêu đi nghiệp nợ của ta, ân đức trọng đại đó khó mà diễn đạt cho tận. Ân của cha mẹ đã gọi là bao la che rợp cả trời, huống hồ là ân của Thánh Sư đây, há có thể luận bì?  
    Ân của Thánh Sư đã trọng đại đến vậy, khó mà báo đáp được một trong vạn phần, ắt nên tận tâm kiệt lực mà tôn kính. Tôn Sư có 3 điều quan trọng: Một là cần phải tâm thành ý khẩn, không được dối lừa; hai là cần phải cẩn thận ngôn ngữ, không được mạo phạm; ba là cần phải lễ phép chu đáo, không được khinh mạn. Ngoài 3 điều trên, càng cần phải tuân thừa theo ý Sư, cố gắng tuyên hóa, trợ giúp Sư bàn Đạo, nhiệt tình dũng mãnh tấn tiến; bản thân nếu có lỗi lầm, nguyện chịu bị Sư trách phạt; bình thường nghinh tiếp Sư đến, chú ý cúng dường ăn uống phải thanh khiết, có bệnh hoạn phải chăm sóc chu đáo, mọi lúc tâm tồn chí thành; đụng việc thì nhảy vào nước sôi lửa bỏng, không ngại gian nan, cần dùng đến tiền thì cố gắng đóng góp, nào phân Sư trò, nhất thiết không được nghi ngờ lung tung, tự chuốc lấy tội lỗi. Cho dù gặp phải phong khảo, trước tiên nên quan sát tỉ mỉ, nhẫn nhục chịu đựng, uốn mình hài lòng chu toàn. Có lúc hoặc là do bản thân sở kiến không rõ, ngộ nhận ý Sư, cần phải từ từ xem xét rõ ràng, nhằm đợi thời cơ. Muốn can gián thì nên uyển chuyển lựa lời can gián, lời nói phải trung thực, nhất thiết không được tự cho thông mình, nói đông nói tây.
    Xưa kia trung thời (lúc chuẩn mực) Khổng Phu Tử làm Thánh. Trung thời (lúc chuẩn mực) đó, không nơi nào không trung (chuẩn mực), không người nào không trung, không lúc nào không trung, không vật nào không trung, cho nên gọi là thời trung. Huống hồ Thánh Sư (Minh Sư) là bậc phụng thiên thừa vận, lý không thể không hợp với trung (chuẩn mực), suy xét không thể không thích đáng, cho nên nói: “bậc Thánh trước đây bậc Thánh sau này. Đều một chuẩn mực suy xét cả.” Phận là đệ tử, chỉ có tôn Sư trọng Đạo, nhất trí đến cùng, nhất thiết không được giành công đoạt quả, âm mưu riêng lẻ không toại nguyện, khinh Sư trái Sư, thậm chí khi Sư, tất cả đều là tự chuốc tội tự chiêu lỗi. Mặt khác, tôn kính Sư, không chỉ có tôn kính ân đức trọng đại của Sư không thôi, nên biết rằng có chân Đạo tức là có chân Sư, có chân Sư tức là có chân căn cơ, không tôn Sư thì không thể quy căn, không thể quy căn, tu Đạo có ích gì? Cho nên tôn Sư là yếu tố đầu tiên của tu Đạo.
    11. Truy Căn (Tìm Về Nguồn Gốc)
    Phàm việc gì cũng có nguồn cội, cây không rễ thì không mọc, nước không nguồn thì không chảy, vạn vật không cội nguồn thì không sinh sôi. Tất cả sinh vật trong vũ trụ đều có nguồn gốc, nhân loại không thể cá biệt tự sinh ra. Cây muốn sum xuê, trước tiên nên vun gốc; người muốn thiện lành, trước tiên nên truy căn. Sinh lý tự nhiên của thuở ban sơ, Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi là hai khí âm dương. Dương khí bay lên, tích dày thành hình, gọi là trời; âm khí rơi xuống, ngưng tụ thành chất, gọi là đất. Trời đất khí thịnh, vạn vật hóa sinh, hai khí giao nhau, người vật thành hình. viết: “Có trời đất sau đó có vạn vật. Có vạn vật sau đó có nam nữ.” Đây là nguồn gốc sinh ra của trời đất vạn vật. Như nhân loại mỗi người đều có thiên tánh, thiên tánh này lúc sinh ra là đã có sẳn, Châu Tử viết: “Cái chân của Vô cực, cái tinh của nhị ngũ, diệu hợp mà ngưng tụ, càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ.” Nên con người dựa vào tam ngũ mà thành, chân ngũ sinh từ Vô cực, là thiên tánh; nhị ngũ sinh từ cha mẹ, là hình thể. Ngược về cội nguồn từ lúc hội Dần sinh ra con người, cho đến nay con con cháu cháu, trải qua bao đời, trên cha có tổ, trên tổ có tăng tổ, cao tổ, truy về đến nguyên thủy, thì Vô cực là thủy tổ. Như thiên tánh được sinh ra từ Vô cực, trực thuộc thiên mệnh, Vô cực xưng là Lão Mẫu. Phục Hy Thị một vạch khai thiên, là khởi đầu của đại Đạo giáng thế, cốt làm cho con người ta biết truy tìm về con đường sáng, quy căn nhận Tổ, phản bổn hoàn nguyên (quay về nguồn cội), nhằm miễn sa đọa hồng trần. 
    Vô cực vốn không tiếng mùi, nhìn mà không thấy, lóng mà không nghe, vốn không thể nói, không thể gọi; duy chỉ truy thuật lại, cốt làm cho người ta biết được là có nguồn cội, bất đắc dĩ miễn cưỡng gọi tên. Phục Hy Thị hình dung là hình tròn, Khổng Tử gọi là Trời cao, Giê-su và Mohamet xưng là Thượng Đế, hoặc dẫn nghĩa, hoặc xưng danh, tên tuy khác nhau, thực chất chỉ là một thể. Nguồn căn đã thuật rõ, quyết không được quên, không những không được quên, mà còn phải vun căn, quy căn. Nếu muốn quy căn, ắt phải ôm Đạo phụng hành, rộng lập công đức, công viên quả mãn, tự sẽ đạt đến mục đích. Nếu muốn vun căn, ắt phải kính trời lễ thần, nơi nơi thừa theo ý trời, hợp với lòng trời; nhất là tôn Sư trọng Đạo, phục tùng theo mệnh của Sư, cách tuân theo lời huấn răn của Sư, không được chút vi phạm. Kế là có dẫn bảo Sư cùng các vị Tiền nhân đều là những người giác ngộ trước đã cất công chỉ dẫn giáo hối, uống nước phải nhớ nguồn, tất cả đều cần phải tôn phải kính. Tiếp là có các vị Đạo hữu, đã cùng chúng ta tương thân tương ái, cùng hội cùng thuyền, thân sơ gần xa, phân biệt có thứ tự, mới không mất đi nguồn căn, mới có thể phản bổn hoàn nguyên.
    12. Thành Chánh
    Đại Học viết: “Muốn tu tấm thân này, trước phải chánh tâm; muốn chánh lấy tâm này, trước phải thành ý.” Thành ý chánh tâm là nền tảng của làm người xử thế, càng là yếu tố của tu hành. Đạt Ma Bảo Truyện viết: “Đạt Ma tây đến không một chữ, thảy nhờ tâm ý dụng công phu.” Cho nên tâm là chủ tể của thân, ý là sở dụng của tâm; những lay động của ý, tức là những phát ra của tâm. Tâm ý phát động, thân liền hành ra. Tất cả lời nói hành động cử chỉ, thảy đều dựa vào tâm ý làm chủ. Tâm ý hướng thiện, thì có thiện hành; tâm ý hướng ác, thì có ác hành. Nếu muốn tu hành, trước tiên cần ở tâm ý mà bắt đầu ra tay, tâm ý luyện vững, mới có thể bất khuất bất nhiễu, không bị âm thanh cảnh sắc bên ngoài lại quấy nhiễu, không bị lợi lộc làm lay động; tuân theo tam quy, thủ lấy ngũ giới, tự có thể thành được chánh quả.
    Tâm có Đạo tâm và dục tâm. Đạo tâm dụng sự, phát ra từ thiên tánh; dục tâm dụng sự, động ra từ lục trần. Lục trần xuất ra từ lục căn, lục căn là công cụ của tâm, có thể làm ác, cũng có thể làm thiện. Đạo tâm phát động, thì lục căn là thiện căn; dục tâm phát động, thì lục căn là ác căn, cũng gọi là lục tặc. Khéo dùng Đạo tâm lại phát ra từ thiên tánh, thì từ trong ra ngoài; dục tâm động từ lục trần, thì từ ngoài vào trong. Lục trần dẫn từ lục căn, nên gọi là lục tặc, ví như mắt thấy sắc mà sinh ra tâm háo sắc, tai nghe âm thanh mà sinh ra tâm háo thanh, mũi ngửi mùi hương mà sinh ra tâm tham hương, lưỡi nếm vị mà sinh ra tâm tham vị, thân chạm xúc mà sinh ra tâm chấp thích, ý sinh ra Pháp mà sinh ra tâm cầu thuận. Dục tâm thịnh thì Đạo tâm mờ, lâu ngày thành tính, nên theo đường tà. Liền sau đó điên đảo mộng tưởng, không từ bất cứ việc gì, thiên tánh từ đó tổn thương, linh hồn rơi vào bể khổ, muôn kiếp không phục hồi, thật đáng tiếc thay.
    Muốn làm người hoàn thiện, ắt phải tu hành, tu hành trước nên luyện tâm ý, Nho gia gọi là thành ý chánh tâm, nhà Phật gọi là quét tam tâm phi tứ tướng, cũng gọi là ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm. Thành ý phải không để lục trần xung động mà không sinh vọng niệm, chánh tâm phải không để dục tâm bưng bít mà diệt đi Đạo tâm; quét tam tâm, cần phải quét sạch tâm quá khứ, tâm vị lai và tâm hiện tại; phi tứ tướng, cần phải vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng và vô thọ giả tướng. Ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, cần phải không trụ vào sắc thanh hương vị xúc pháp, mà làm cho Đạo tâm vĩnh tồn.
    Nhà tu hành nên biết rõ Đạo tâm cùng dục tâm. Phàm hễ Đạo tâm phát ra, thì phải hết mực phát huy; phàm hễ dục tâm phát ra, thì phải triệt để tiêu diệt. Nho gia gọi là nhân nghĩa lễ trí tín, Phật gia gọi là đại từ đại bi, đều từ chổ Đạo tâm phát ra; nhà Nho gọi là thanh sắc hóa lợi, nhà Phật gọi là tham sân si ái, đều từ chổ dục tâm phát ra. Nếu có thể tìm hiểu thấu đáo, phân biệt thực tiễn, tức là đắc vậy.
    13. Dung Đức
    Thư viết: “Có dung đức thì lớn.” Đủ thấy dung đức là yếu tố của làm người. Lượng lớn của trời, bao la vạn tượng; lượng lớn của đất, sinh dưỡng vạn vật; lượng lớn của người, phải có được độ cao của trời và độ rộng của đất. Lượng lớn thì đức sẽ rộng, lượng nhỏ thì đức sẽ mỏng. Phàm là những khó khăn gian nan, hoặc những lời hủy báng nhục mạ, tất cả nên rộng lượng bao dung tha thứ. Tỷ có đói lạnh cực nhọc, chớ sinh oán hận; khốn khổ hoạn nạn, chớ sinh phiền não; nhất là những lúc bị người hủy báng nhục mạ, chớ cùng người ta tính toán. Bởi vì đói lạnh cực nhọc chính là số mạng của mình, phận mình có thì nên đặng, oán hận chi chi; khốn khổ hoạn nạn chính là định mệnh của mình, muốn trốn không xong, phiền não ích gì? Thậm chí bị người nhục mạ hủy báng, khúc mắc cũng từ mình mà ra, là việc báo thù đương nhiên, không nên tính toán; nếu khúc mắc ở người ấy, thì người ấy tự bị tổn đức, đối với mình không chút thiệt hại, không cần phải tính toán. Huống hồ kiếp này hưởng chịu là vì những gì kiếp trước đã tạo ra, tất cả những lời lăng mạ hủy báng vị tất là vô duyên vô cớ; hoặc giả cũng có thể là oan nghiệt cầm theo hóa đơn của kiếp trước lại đòi nợ, nếu quả như vậy, đó không phải là cơ hội tốt để tiêu oan giải nghiệp sao, không những không tổn thất gì, mà còn có ích nữa; nếu trong lòng muốn tính toán thiệt hơn, thì oan nghiệt chưa giải được mà còn kết nặng thêm, oan oan tương báo, chừng nào mới trả dứt.
    Đời người, luôn luôn là đau khổ thì nhiều mà vui vẻ thì ít ỏi, thật không biết đau khổ vui sướng tất cả do mình tự nắm lấy, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm ta. Bất kỳ nỗi đau nào, tâm ta không cho là đau khổ, tức là không phải nỗi đau; bất kỳ niềm vui nào, tâm ta không cho là vui sướng, tức là không phải niềm vui. Mặc dầu bị người hủy báng lăng mạ, đối với người khác đó là sự sỉ nhục lớn, nhưng đối với tôi thì không hề hấn gì, thì làm gì có đau khổ? Suy cho cùng, bất kỳ khốn khó phiền não chi, nếu đạm nhiên bình thản mà xử trí, tức có thể chuyển khổ thành vui.  
    Như trên, ắt cần phải hàm dưỡng tâm tánh, khuếch to dung đức, thực thi vô úy thí, mới có thể làm được đến bước viên mãn trọn vẹn. Nếu không thì, khí lượng hẹp hòi, dung đức không đủ, đụng chuyện chưa kịp đắn đo suy nghĩ, không phân xanh đỏ trắng đen, thình lình sinh ra oán hận phiền não, hoặc giận dữ đến dựng tóc, dẫn đến đấu tranh, ngọn lửa vô minh nhất thời thiêu cháy bao nhiêu công đức, thậm chí chuốc lấy bao nhiêu là phiền phức, đã tổn đức, lại tăng thêm khổ đau, thật không chút giá trị, đây là những hạng người không có dung đức vậy.
    Đòi hỏi thiên tánh phải không vô minh. Tâm Kinh viết: “Không vô minh, cũng không vô minh tận.” Người nếu nhận thấu thiên tánh, biết rõ thật giả, phàm hễ hợp với thiên tánh thì là thật, có thể phát huy ra; phàm hễ không hợp với thiên tành thì là giả, nên dặp tắt đi, tự không động tâm rồi, tự không vô minh vậy. Sau đó kiên nhẫn không bật, hành không vật cản, y vậy cần nên nghiên cứu nhiều về Đạo lý, dốc sửa khí chất. Tục ngữ nói: “Học vấn đủ để thay đổi khí chất.” Khí chất thay đổi, thì thiên tánh tự nhiên có thể phát huy rộng lớn, tất cả thoát nhiên không lụy phiền, lo gì không thành.
    14. Ngoại Công
    Đạo lớn của nhân sinh, không ngoài thiên tánh, phần bên trên đã đề cập qua. Làm người lập thân xử thể không rời khỏi thiên tánh, mới là tận nhân sự hợp trời cao. Biểu hiện đầu tiên của thiên tánh là điều nhân, điều nhân không vượt qua được nhân thân, cho nên trong trăm điều thiện hiếu làm đầu. Đại hiếu nhân rộng ra đến thân hữu, cùng xã hội; rất tự nhiên sẽ thân kỳ thân, muốn nhân cách thân kỳ thân, thì phải thực thi đại hiếu tích đức trồng phước, thong thả rộng rãi; rất tự nhiên hiển kỳ thân, muốn nhân cách hiển kỳ thân. Đại Học viết: “Tại minh minh đức, tại thân dân.” Mạnh Tử viết: “Người người thân kỳ thân, trưởng kỳ trưởng, thì thiên hạ thái bình.” Đều là phát huy thiên tánh cả, hồi phục lại cố hữu mỹ đức của đại Đạo. Người nếu an phận mà hành, há chẳng phải Thánh Hiền sao?
    Hiện đang lúc Tam kỳ mạt kiếp, trời mở ân lượng hải hà, chân Đạo phổ truyền, phàm hễ là có căn cơ đều đắc được vậy. Tâm pháp chân cơ từ xưa chưa từng khinh suất hé mở, hiện thời ứng vận phổ truyền, thật là cơ duyên tốt lành vạn năm khó đặng. Nếu có thể thành tâm tu hành, y theo điều nhân của Nho gia mà hành, phát huy đại từ đại bi của nhà Phật, lấy việc cứu đời làm hoài bão, rộng việc tuyên hóa, phổ độ chúng sinh, hoặc thiết lập Phật đường, mở rộng cửa thiện, hoặc xa gần khai hoang, rộng đắp đường lành, hoặc khinh tài trọng Đạo, xúc tiến cử chỉ thiện lành, tất cả những việc trên đều là vô lượng công đức.
    Tham công đẩy tội là điều đại kị của tu hành. Ví dụ khai hoang dẫn độ, bất kể được hay không được, tùy tiện lôi kéo; lại như giảng Đạo thuyết Pháp, không để mặc đến chân lý tùy ý đàm luận, sử dụng các phương thức không hợp lễ, mong mỏi mưu đồ cầu công chứng quả, nào biết được Đạo trời vốn rất tự nhiên, chân công vô trụ, phàm hễ cố ý làm thiện, đều không phải là chân thiện, cho dù bước đầu gượng gạo, cũng nên hàn phục thân tâm, nơi nơi phải hợp lý hóa, chớ để tâm ham muốn phát động, định liệu không chính đáng, muốn lập chân công, ngược lại chuốc lấy lỗi lớn, vất vã kinh doanh, kết quả thâm hụt két, thật đáng tiếc thay. Chung quy mà nói, tu Đạo lấy thiên tánh làm chủ, phát huy thiên tánh lấy ngoại công làm đầu. Ngoại công lập hành, cần phải hợp với thiên tánh; thiên tánh tự nhiên, cho nên lập ngoại công cũng cần tự nhiên. Thiên tánh không bám trụ ở tâm, hành ngoại công cũng không bám trụ ở tâm. viết: “Bồ Tát thí Pháp, nên không chổ trụ mà hành bố thí, không trụ sắc bố thí.” Đạo Đức Kinh viết: “Trời đất mà bất nhân, thì sẽ coi vạn vật như là rơm rác; Thánh nhân mà bất nhân, thì sẽ coi bá tánh như là rơm rác.” Đều là những lời chí lý rõ rành. Người tu hành, nên đắn đo suy nghĩ vậy.
    15. Nội Công
    Nội công là khí công, tánh công. Tham thiền luyện đơn gọi là khí công, tồn tâm dưỡng tánh gọi là tánh công. Khí công là trung thừa, tánh công là thượng thừa. Khảo cứu Đạo gia Ngụy Bá Dương tiên sinh chước tác , phát minh ra rút Khảm thêm Ly, đại thể lấy Tiên thiên bát quái làm Càn nam Khôn bắc, còn Hậu thiên bát quái làm Ly nam Khảm bắc. Con người rơi xuống Hậu thiên (sau khi sinh ra đời), nếu muốn phản bổn hoàn nguyên (quay về bổn vị), tất nên từ nơi Hậu thiên mà quay về Tiên thiên, cho nên phải xây lò đắp đỉnh, luyện hỏa điều chế, rút một dương của Khảm thêm vào Ly, hồi phục lại quẻ Càn; đem một âm trong Ly xác nhập vào cho Khảm, nhằm hồi phục lại quẻ Khôn. Quá trình trên là luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, cũng gọi là khí công. Từ xưa người tu hành, đại đa số đều dựa vào loại công phu này mà đạt được thành tựu. Nói đến các Đạo môn khác, tuy truyền thọ không giống, công phu mỗi khác, đòi hỏi không ngoài đều từ tinh khí thần mà bắt tay.
    Tánh công thì không như thế, bắt tay trực tiếp vào tu tánh, không hái thuốc, không luyện đơn, chỉ có khứ trừ lòng ham muốn riêng tư, tồn lấy thiên lý, trì ngũ giới, dưỡng tâm tánh, không khinh cuồng, không động hỏa, không giảo hoặc, không làm bậy. Phàm là các việc hôn thần tổn tánh, phản Đạo bại đức thì không làm. Có lúc ngồi tịnh thủ huyền, điều hòa hô hấp, dưỡng tâm thần, không luận về tam quan cửu khiếu, không câu nệ bất cứ tư thế nào, đi đứng nằm ngồi, mọi lúc đều có thể tịnh dưỡng, không chỉ có công phu tiện lợi không thôi, mà còn trực tiếp dưỡng nuôi tâm tánh, ngắn tắt vô cùng. Cho nên gọi là thượng thừa.
    Nhưng loại công phu này nếu không đắc chân truyền, thì không dễ tuần hành. Thứ nhất, tịnh tọa thủ huyền, phải từ đâu mà bắt tay; thứ hai, nhận lý không rõ, vật dục khó trừ. Tam giáo Thánh nhân độc đắc chân truyền, đều từ tánh công mà bắt tay, chỉ có những tín đồ hậu thế vẫn chưa đắc được tâm Pháp, nên đa phần đều ẩn cư nơi thâm sơn cùng cốc, chuyên dùng khí công.
    Nay đang lúc Tam kỳ mạt kiếp, đại Đạo phổ truyền, tâm Pháp phổ độ, phàm hễ người có căn cơ đều đắc đặng vậy, giờ khắc này đây là thời lành, đúng là cơ hội một bước siêu thẳng. Nếu chỉ chuyên dùng nội công, mà không dùng ngoại công, y vậy cũng khó thành. Vì cớ nội công liên quan đến việc gìn giữ thiên tánh, ngoại công liên quan đến việc phát huy thiên tánh, huống hồ Tam kỳ ứng vận, ngoại công lấy làm trọng đấy, nếu dùng ngoại công, không dùng nội công, ngoại công viên mãn, nội công tự sẽ thành. Nội công là Đạo, ngoại công là đức, Đạo lấy đức vun bồi. Nếu dùng nội công, không dùng ngoại công, ra hoa mà không đậu, đậu rồi mà không hạt, y vậy cũng không thể đạt đến rốt ráo Niết bàn.
    16. Quả Vị
    Cây có quả hạt, người có quả vị, về phần sự và lý cũng hiển nhiên như thế. Nhưng cây có thể sinh trưởng sao cho kết hạt ngon, người có thể tu sao cho đắc được chánh vị. Hạt ngon là gì, chánh vị là gì? Hạt của cây không mất đi bản chất, nên gọi là hạt ngon; vị của người không mất đi bản thể, nên gọi là chánh vị. Cây nếu không thể sinh trưởng được, thì hạt không ngon, hoặc cũng không kết được hạt; người nếu không thể tu được, thì vị ắt không chánh, hoặc cũng không đắc được vị. Nho gia có thể tu, thì thành Thánh Hiền; Đạo gia có thể tu, thì thành Thiên Tiên, Phật gia có thể tu, thì thành Như Lai Phật. Thánh Hiền Tiên Phật tức là chánh quả vị của người vậy, Mạnh Tử gọi nó là thiên tước.
    Nho gia thuyết giảng là Pháp nhập thế, trọng về nhập thế phận làm người. Luận Ngữ viết: “Chưa biết sống, sao biết chết?” Lại nói: “Chưa phụng sự được cho người, sao phụng sự được cho quỷ thần?” Còn Đạo gia thì thuyết giảng là Pháp xuất thế, xem trọng xuất thế quy căn, thế gian vạn sự vạn vật, tất cả đều không. Đạo Đức Kinh viết: “Biển vật đó, mỗi trong số nó lại quay về với cội nguồn. Quay về với cội nguồn gọi là tịnh, tịnh gọi là phục mệnh.” Lại nói: “Sống mà không có, làm mà không cậy, công thành mà không ở.” Nhà Phật thuyết giảng cũng là Pháp xuất thế, chú trọng không tướng kiến Phật, các tướng sinh diệt của thế gian tất cả đều nên dặp tắt đi. viết: “Như Lai không nên dĩ cụ túc các tướng kiến.” Lại nói: “Ta nên dặp tắt tất cả chúng sanh.” Tam giáo tuy luận giảng bất đồng, truyền thọ mỗi khác, kết quả đòi hỏi, đều là quy về nhất thể, Nho nói là tận nhân hợp thiên, Đạo nói là quy căn phục mệnh, Phật nói là kiến tánh thành Phật, mỗi giáo tuy không giống, thực chất thì Phật tức là căn, căn tức là thiên, thiên tức là lý, lý là xuất ra từ tánh. Bất luận là hợp thiên, kiến tánh, quy căn, đều là hồi phục lại thiên tánh vốn có, chẳng qua là công phu bắt tay không giống, phương thức mỗi giáo mỗi khác biệt, kết quả đạt được đều như nhau.
    Tạm theo quả vị của nhà Phật lại luận, nếu có thể kiến tánh thành Phật, thì đắc đặng cửu (9) phẩm liên vị. Liệt vào hàng phẩm là 9, dụ ý là thuần dương, tra cứu qua Kinh Dịch thì 9 là thiên 6 là địa, theo Đơn Thư nói thì cửu (9) chuyển kim đơn. Vị ví như liên hoa, dụ ý là nhập trần không nhiễm trần, vì tính chất của liên hoa là trong khiết, nhưng không trồng trong bùn nhơ thì lại không sinh trưởng được, tuy sinh trưởng ở trong bùn nhơ, nhưng tuyệt không bị bùn nhơ bám nhiễm, cho nên mới gọi là quân tử. Bậc quân tử, nhập hồng trần nhưng không nhiễm vậy; người tu hành mượn giả tu chân, hòa quang hỗn tục (hòa nhập vào thế tục), kết quả giống như liên hoa, cho nên quả vị dụ ý là tên của liên hoa. Cách cắt nghĩa giả thuyết này, không phải là vô căn cứ, các bậc đọc giả xem duyệt qua, còn ít khi chỉ chính.

    Tấn đức tu Thánh nghiệp, thanh nguyên lưu ắt khiết
    Đăng đường hiếm nhập thất, tâm ấn chứng Bồ Đề


    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét