Từ tâm niệm nhìn xem nhân duyên quả báo
( Hoạt Phật Sư Tôn từ bi )
Nghiệp lực của mỗi người đều là từ trong một số cách nghĩ riêng tư hiển lộ ra ngoài; những quan niệm cách nghĩ không tốt để ở trong tâm, lâu rồi thì sẽ biến thành hôi thối như ống cống vậy. Con làm việc này chẳng phải là công thì là tội, cho nên niệm đầu của con cũng vậy, chẳng phải là công thì là tội, hãy đem những vấn đề riêng tư của các con, hãy đem những tư tâm của các con dọn dẹp đi và hóa bỏ thì sẽ có mặt quang minh sáng ngời.
Các con muốn gieo trồng xuống những hạt giống ở trong tâm, nếu như những hạt giống mà con gieo trồng xuống là những cái không tốt thì thứ sinh ra mọc ra sẽ là cái tốt hay không ?
Chớ có làm những điều trái với lương tâm ở những nơi chẳng có người, tâm hễ động thiện niệm hay ác niệm một cái thì ông trời đều biết rõ, bởi vì thiện ác báo ứng như bóng với hình, chớ có vì là việc ác nhỏ nên làm, do là việc thiện nhỏ mà chẳng làm, đặc biệt là thời thời khắc khắc phải cẩn thận khéo bảo vệ lấy niệm của mình.
Bồ Tát sợ nhân, phàm phu thì sợ quả. Điều này thì xem con muốn đi con đường của Thánh Hiền hay là con đường của tà ác, giống với đạo lý trồng dưa được dưa vậy. Tùy tiện tu là tu đạo chẳng xong đâu. Một con người thì phải có nhân cách, phải có thể làm một cách chánh trực. Tu đạo là không có sự cùng tận, xem chí hướng mà mình lập, và từ đấy mà cảnh giác cẩn thận.
Tứ Đế tức là : Khổ, tập, diệt, đạo. “ Khổ ”, “ Tập ” là nhân và quả của mê; “ Diệt ”, “ Đạo ” là nhân và quả của ngộ.
Tu đạo chính là thời thời khắc khắc thay đổi bản thân, khiến cho bản thân càng ngày càng viên mãn, đấy chính là tu đạo. Khi trong lòng con vọng niệm thì tự nhiên chẳng cách nào mà bất muội nhân quả (không còn mê lầm về nhân quả ), con sẽ hồ đồ phạm vào rất nhiều tội lỗi. Có tội lỗi rồi thì là có nhân, có nhân thì sẽ có quả, thì sẽ luân hồi. Cái gì gọi là luân hồi ? Nghĩa là cái nhân và cái quả này cứ mãi xoay vòng, càng xoay càng lớn giống như bánh xe vậy, đấy chính là sự luân hồi. Gieo nhân gì thì sẽ gặt quả nấy, đấy chính là luân hồi. Hôm nay có thể tiến vào cửa phật để tu chính là nhân duyên và căn cơ của chúng ta, là cái duyên mà con đã kết xuống với phật trong những kiếp quá khứ thì mới có cái duyên phận tu dạo này, do đó phải trân trọng lấy cái duyên phận này đấy.
Ma chướng của bản thân, niệm đầu của bản thân, không thể không thận trọng.
Cảnh ngộ trước mắt mà mình đang ở có liên quan rất lớn với nhân quả của cá nhân mỗi người, do vậy mà tầm nhìn phải phóng xa dài, hãy trân trọng lấy những ngày tháng quý báu để làm những việc có ý nghĩa, noi theo chí hướng của Thánh Hiền, thay trời tuyên hóa, phổ độ chúng sanh mới có thể hóa nghịch cảnh thành thuận cảnh.
Tha thứ nhượng bộ cho người thì là phúc, lừa gạt hiếp đáp người khác thì là họa đấy ! Con đã gieo nhân gì thì sẽ gặt quả nấy, lưới trời lộng lộng, thưa mà khó thoát. Một đời người có một bộ phận là do nhân duyên kiếp trước tạo thành, một bộ phận là dựa vào kiếp này của con có thật tốt mà sáng tạo hay không. Vẻ bề ngoài của một con người là dựa vào kiếp trước tu mà có đấy ! Kiếp này con lễ bái thật nhiều thì kiếp sau chắc chắn vẻ ngoài sẽ trang nghiêm. Con kiếp này chẳng lễ phật, chẳng dâng hoa thì con chớ cầu kiếp sau được vẻ ngoài đẹp đẽ. Nếu hy vọng có phước kiếp sau thì phải xem trọng việc kiếp này nên gieo trồng xuống những nhân gì đấy ?
Hôm nay nếu như người nhìn người mà chẳng lấy làm lạ, người nhìn tiên phật thì lấy làm mới lạ chính là do các con không thừa nhận bản thân mình là phật mà ! Điểm xuất phát của phật có phải là từ bi ? còn các con có từ bi không ? Đôi khi cũng từ bi phải không ? Các con tuy rằng chẳng phải là người xấu ác, nhưng thỉnh thoảng cũng làm những việc xấu đấy ! Vậy các con giống kẻ xấu lại vừa giống người tốt, vừa giống tiên phật lại vừa giống ác ma, vậy rốt cuộc là gì vậy ? Một niệm thiện thì thăng thiên là tiên phật, một niệm ác thì là địa ngục là ác ma đấy ! Con người nếu gặp phải khó khăn thì phải biết đấy là túc mệnh, chớ có oán trời trách người. Tự bản thân mình phải thể ngộ, cái gọi là : “ muốn biết nhân kiếp trước, xem sự hưởng đời nay, muốn biết quả kiếp sau, xem việc làm hiện tại ”. Chúng ta giờ đây tu đạo chính là muốn liễu thoát nhân quả, thiện quả là phước báo, phước báo cũng là có nhân quả, cho nên cái mà chúng ta lần này tu không chỉ phải tu thiện quả, mà còn phải tu phật quả. Mục đích cuối cùng của việc các con tu đạo chính là muốn liễu thoát sanh tử, thoát rời luân hồi. Do đó nghiêm túc mà tu thì ơn trên sẽ ủng hộ con; con nếu chẳng nghiêm túc mà tu thì ơn trên chẳng cách nào giúp các con được, phải “ tự trợ thì trời trợ ”. Con nếu muốn bỏ đi thì ông trời sẽ thuận theo ý con, con nếu muốn làm thì ông trời sẽ giúp con; con nếu chẳng có tâm muốn làm thì ông trời sẽ khiến con đọa lạc, cho nên nóithành và bại đều là ở tâm của chúng ta, đều là tâm của chúng ta đang chi phối làm chủ, làm tốt làm xấu, làm thiện làm ác, nói những lời thị phi đúng sai của người khác đều là tâm của chúng ta. Tâm nếu chánh thì con đường mà con đi sẽ chánh; tâm con nếu bất chánh thì con sẽ nhận lí không rõ, đời người sẽ bị khiến cho biến thành mơ hồ xa xăm.
Có người mới sinh ra thì đã có phước báo rất lớn, có người thì lại chẳng có, đấy chính là nhân quả. Nếu đã biết đời người có nhân quả thì nên tu cái nhân thiện, nhưng tu đạo chẳng phải là chỉ cần dạy chúng ta tu cái nhân thiện, kết cái quả thiện mà thôi, điều quan trọng nhất chính là liễu thoát luân hồi, chẳng mê muội, chẳng làm những hạt giống luân hồi.
Khi các con có tâm thiện tốt thì nhìn thấy cái gì cũng đều tốt; khi các con có ác niệm thì nhìn thấy cái gì cũng đều không tốt. Do đó, khi gặp phải sự việc thì phải để lại cái không gian thật tốt mà nghĩ cho đại thể.
Con có phải là hy vọng cả đời này của con đều vĩnh viễn bình bình an an ? Đằng nào thì con đi vào cái đạo trường này thì thầy sẽ không bạc đãi con đâu.Có một phần khổ tâm thì sẽ có một phần thu hoạch, đấy là thiên lí đấy, là thiên lí bất biến ! Có canh tác thì có giá phải trả. Thế nhưng con người vẫn khó tránh khỏi có lúc cầu xin người khác, do vậy bình thường thì phải dưỡng thành thói quen giúp đỡ người khác rồi, con có khó khăn thì người ta mới giúp trở lại đấy ! Con bình thường chẳng bố thí, một khi con có khó khăn thì người ta sẽ cứu con, sẽ giúp con chăng ? Sẽ không đâu đấy ! Bởi vì bản thân con đã đi ngược với những lệ thường rồi, như vậy sao có thể có được đời người bình an đây ?
Mùa đông thì các con ăn những gì ? ăn cơm ăn thịt phải không ? Chỉ vì bản thân các con mà đã phải hy sinh rất nhiều những mạng sống của các loài súc sanh, tuy rằng súc sanh chẳng phải do các con đã giết, nhưng bởi vì các con muốn ăn nên mới có người sát sanh, đấy chính là việc sát sanh gián tiếp. Phải biết rằng súc sanh cũng có mạng sống, các con có thể đã từng nhìn thấy súc sanh đang khóc lúc sắp chết, lúc sắp bị giết phải không ? Gặp phải những dịp lễ, tết thì trên bàn quả thật rất phong phú, còn súc sanh chúng nó thì đang ở đấy mà khóc. Chúng biết khóc, biết dặn dò vợ con của chúng khi nào sẽ như thế nào như thế nào.
Súc sanh có phương thức nói chuyện giao tiếp của chúng, chỉ là chúng ta nghe chẳng hiểu mà thôi. Các con hãy quan sát tỉ mỉ thật kĩ, chúng nó con lớn sẽ dẫn dắt con nhỏ, cũng rất vui vẻ, chỉ vì bụng miệng của các con mà đã phá hoại mất gia đình của chúng đấy.
Con nhìn xem Tiên Phật Bồ Tát các ngài ấy có ăn thịt không ? Các con có không gian sống của các con, súc sanh cũng có không gian sống của chúng. Nếu như vì những cái con yêu thích mà làm phá hoại chúng thì con chẳng có tâm từ bi. Hãy cố gắng hết sức ăn ít một chút, đừng sợ rằng ăn chay thì không có thể lực. Con hãy nhìn con bò xem, nó ăn cỏ mà nó lại có sức nhất. Có thể lúc mới bắt đầu ăn chay không ăn thịt thì con sẽ cảm thấy tương đối là chẳng có tinh thần, nhưng sau khi tập quen rồi thì ổn rồi, chớ có để bụng con làm chiếc quan tài.
Cái lí này nếu như con hiểu rồi thì hãy theo đó mà làm. Muốn làm hay không thì thầy đây chẳng thể miễn cưỡng các con được, đành phải xem bản thân các con vậy, cũng giống như “ Sư phụ dẫn tiến cửa, tu hành tại cá nhân ”.
Chiếc quạt của thầy là muốn quạt những người tốt lên thiên đường, đem những người lương thiện, có căn cơ quạt đến để cầu đạo. Khi thời gian đến, quạt một cái thì đến, có một số người quạt thế nào cũng quạt chẳng đến, đấy chính là do có người khác kéo ở phía sau và do lũy kiếp đến nay đã tạo xuống rất nhiều tội.
Thường có người nói rằng : “ được rồi ! Tôi đi cúng bái cũng được, nhưng ông phải khiến cho gia đình tôi lớn nhỏ đều kiếm được nhiều tiền, ông phải làm cho eo lưng đau nhức của tôi khỏi hẳn, thân thể trở nên cường tráng …”. Trước khi con yêu cầu đòi hỏi ông trời thì con phải bản thân con phải chăng là có cái tâm chí thành ? Con nếu như chẳng có cái tâm chí thành, con muốn bàn điều kiện gì với ông trời ? Ông trời phải từ bi như thế nào ? Công đức của con nếu chẳng đủ để trả cho người khác, vậy thì làm thế nào ? Ông trời là đại công vô tư, tục ngữ nói rằng : “ Oan có đầu nợ có chủ, Quan Thánh Đế Quân Pháp Luật Chủ phục ma chẳng phục oan ”, cái oan này hàng phục nổi không ? Vốn dĩ có vay mượn thì phải có trả, có nợ thì phải tính cho sạch hết. Vì sao mà quả báo hiện đời lại lợi hại, tàn nhẫn đáng sợ như vậy? Bởi vì thiên thời đã quá khẩn cấp rồi, Thầy đây chẳng phải đang dối gạt các con đâu.
Tuy rằng không có thời gian, nhưng chúng ta vẫn phải cố hết sức giành thời gian ra làm nhiều việc tốt, bởi vì con làm chút việc tốt thì là con thành tựu nghiệp thiện, phải thành tựu căn cơ làm bồ tát của con, chớ có gặp phải khó khăn thì oán trời trách đất oán cả thầy. Tất cả mọi thứ thảy đều có nhân quả, muốn thành tựu thì nên gánh vác lấy, nên liễu đều phải liễu, phải liễu mới có thể sạch sẽ, chưa liễu muốn dựa vào thầy gánh lấy thì có làm cho sạch hết được không ? Con nợ tiền của người ta, người khác trả thay cho con thì có phải là con vẫn nợ tiền người khác ? Con phải dựa vào bản thân mình đi hoàn trả, con liễu dứt rồi thì con sẽ sạch hết, chẳng còn nợ người ta nữa. Cho nên hết thảy đều là mệnh, chúng ta đều phải đi gánh chịu lấy, vui vẻ mà đi đón nhận lấy, vui vẻ mà đi cho xong con đường đời.
Muốn có nhân duyên tốt thì phải xem con đối xử với người khác như thế nào. Do đó bất kì một sự việc gì đều là tương đối cả, có tương sinh thì sẽ có tương khắc. Người khác cũng giống như cái gương của con vậy, hôm nay tâm của con thành khẩn thì tự nhiên người khác đối với con cũng sẽ thành khẩn. Con đối với người khác không thành khẩn, có cái tâm dối gạt, họ có một ngày nào đó vẫn sẽ phát hiện ra được thôi.
Có khi còn nhìn thấy một người sẽ cảm thấy rằng người đó giống như có tâm sự, điều đó biểu thị rằng nguyên thần của người đó đang lờ mờ bảo với con rằng anh ta đang cần sự giúp đỡ. Cho nên, hôm nay nếu con đối xử không tốt với người khác, tuy rằng nhất thời có thể che giấu dối gạt, một ngày nào đó, nguyên thần của con sẽ chuyển dời đến anh ta, anh ta sẽ biết được. Do vậy, hôm nay con có thể tự dối gạt bản thân mình, nhưng chớ có tưởng rằng có thể dối gạt qua mặt được người khác. Mỗi người đều có một bầu trời nhỏ, bầu trời nhỏ của bản thân mình có thể viên mãn tròn đầy rồi mới có thể làm viên mãn tròn đầy bầu trời lớn. Một niệm chánh thì trăm tà chẳng xâm; nếu một niệm sai lệch rồi thì vạn ma sẽ xâm nhập đấy ! Do đó mà niệm đầu của các con là quan trọng nhất. Khi con làm bất cứ việc gì, chỉ cần chuyên nhất ở một việc, chớ có lại đi nghĩ đến những việc khác, như thế thì sẽ chẳng có nguy hiểm, cũng ví như nói rằng con ngồi ở đây nghe đạo lí thì phải đem tâm để ở nơi này, giữ lấy tâm của con, chớ có suy nghĩ lung tung bậy bạ, nếu không thì tình cảnh mà con đang ở sẽ vô cùng nguy hiểm.
Vì sao vậy ? Bởi vì hiện nay là Tam Kì Mạt Kiếp, có rất nhiều những món nợ oan nghiệt đều phải đại thanh toán trong lúc này, cho nên khi chúng có cơ hội có thể nhân lấy thì chúng đương nhiên sẽ chẳng bỏ qua cơ hội này, do đó các con phải cho bản thân mình cơ hội để hành công chuộc tội, chớ có vì những suy nghĩ lung tung bậy bạ của con mà cho người khác cơ hội. Con người phải từ bi là điều không sai, nhưng đối với những cái này thì chúng ta phải cho bản thân mình cơ hội đối với bản thân phải từ bi, chớ có cho những Ma này cơ hội đấy.
Con vì sao lại ở trong pháp hội này vậy ? Đấy là do nhân duyên và thiện nghiệp chung của các con đã chính muồi nên mới ở trong lớp pháp hội này. Có người ngồi máy bay sẽ rớt xuống, sẽ một đi chẳng trở lại, đấy cũng là nhân duyên của họ đấy ! Khi nhân duyên, nghiệp chung của họ nên chín muồi thì cũng sẽ chín muồi. Cho dù thần thông của các con quảng đại đi nữa, có thể trốn qua được nhất thời, nhưng cũng chẳng cách nào trốn thoát cả đời được. Cho dù con có cách đoán ra được khi nào con sẽ có nguy nạn, con có thể đoán ra biết làm thế nào để kiếp lớn hóa thành kiếp nhỏ, kiếp nhỏ hóa thành vô kiếp, nhưng trên thực tế con làm sao có thể trốn thoát được đây ? Đấy cũng là sự tạo hóa của chính bản thân con đấy ! Chính là do nghiệp chung, nhân duyên của họ đã chín muồi rồi nên mới từ trên mà rớt xuống, điều này phải oán trách ai đây ? Nếu như trong đó vẫn còn người sống sót, các con đã nghĩ qua vì sao họ vẫn còn sống sót hay không ? Đấy là do sự tạo hóa mà lũy kiếp đã làm của mỗi người khác nhau. Có những người thường tồn tâm tốt làm việc tốt, cho nên khi gặp nguy nạn thì Tiên Phật có biện pháp để trợ giúp cho họ; thế nhưng nếu như nghiệp chung của bản thân đã rất chín mùi rồi, khi tránh chẳng nổi, Tiên Phật cho dù cứu con trở lại, nhưng lại sẽ biến thành một người tàn phế, đấy chẳng phải là càng khiến cho con oán trách đời người của con, làm tổn hại uổng phí bản thân con, chẳng cách nào đối mặt với hiện thực ? Thầy đây gánh lấy gánh nặng Tam Tào này, các con có biết được đôi vai thầy đã gánh nặng biết bao không ? Có thể cân được không ? có thể đo được không ? Những tội, lỗi, sai trái của các con từng người một thầy đây chỉ là tạm thời gánh thay cho con trước, thật tốt để con sau này có thể nhanh chóng đi tu, nhanh chóng đi bàn. Vì sao vậy ? Bởi vì những oan oan khiếm khiếm đã tích lũy xuống từ lũy kiếp đến nay thật sự đã quá nhiều rồi, chỉ là các con nhìn không thấy, giờ đây cũng chẳng có cảm giác được. Còn khi các con cầu đạo, Thầy đây chúc mừng cho các con là bởi vì đồ nhi đã vào cửa của ta rồi, ta sẽ bảo vệ cho một chút, thế nhưng trong khoảng thời gian này nếu như con chẳng nỗ lực thì thầy đây cũng chẳng có cách rồi ! “ Quỷ ” chính là thức thần của chúng ta, sau khi thoát rời nhục thể thì vẫn còn những ưu phiền vướng mắc.
Sinh bệnh có hai nguyên nhân :
1. Một là bản thân chẳng tự chăm sóc tốt.
2. Hai là do nhân quả tuần hoàn.
Cảm ân vị Bồ Tát này chịu lấy thân mình để hiển thị pháp. Nguyện tất cả những người có nhân duyên nhìn thấy đều có thể biết sám hối, cảm ân và buông xuống. Đây là ảnh của một cô gái người Singapore, trên gương mặt của cô đã mắc phải bệnh ghẻ mặt người. Miệng của ghẻ mặt người này chẳng những có thể ăn uống, vả lại còn có thể nói chuyện. Hiện cô đang ở Tây Tạng, có một vị hoạt phật mỗi ngày đều giảng kinh thuyết pháp cho cô nghe.
Cảm ân vị Bồ Tát này chịu lấy thân mình để hiển thị pháp.
Chúng ta nhất thiết phải ghi nhớ lấy : đối với những chúng sanh đau chịu nỗi khổ NhânQuả, nếu chúng ta cho rằng tự làm tự chịu thì như vậy là chúng ta không có lòng từ bi,thường là chỉ trong một niệm như vậy mà chúng ta không cẩn thận kết lấy oán nghiệp vớihọ. ( Không nên cười nhạo, chỉ trích họ, mà phải thương xót họ và tự phản tỉnh lấy mình).
Kiếp trước nợ người ta, hôm nay tuy bái dưới cửa của thầy đây, nhưng những cái mà các con nợ của người ta thì vẫn phải hoàn trả. Kiếp này tích đức thì kiếp sau có thể hưởng. Nghiệp lực của các con thầy đây không thể toàn bộ đều gánh thay cho các con được. Con đường tu đạo có khổ, chua, ngọt, cay, phải biết rằng nhục thể chẳng sao cả. Các con có thường hay soi gương không, thường bị mê hoặc bởi bản thân mình trong gương phải không ? Tu đạo chớ có ham thích cái đẹp; tâm đẹp thì được rồi, biết không ?
Mỗi người ở cái thế gian này đều có nghiệp lực, đều có nhân quả. Thầy đây tuy có diệu pháp cũng chẳng thể biến chúng thành không có, cần phải dựa vào bản thân các con đi hành công liễu nguyện. Duy chỉ có bản thân mình mới có thể cứu mình, mới có thể liễu dứt nghiệp lực, nhân quả, con cũng chớ có muốn đi đường tắt, chớ có chỉ muốn thầy đến cứu con. Nhân nhân quả quả của con người trong lờ mờ âm thầm đều dính líu đến các con.Khi con gặp phải khó khăn thì phải thật tốt mà đối mặt với hiện thực, giải quyết nó, như thế chính là đang liễu nghiệp của con.
Tuy rằng thầy có diệu pháp cũng khó cứu một người tự từ bỏ bản thân, tự cam chịu đọa lạc. Cái gọi là trời trợ giúp những người tự trợ. Nếu muốn đắc được sự giúp đỡ của người khác thì trước hết phải đi giúp đỡ người khác, phải hành công lập đức, phải tận tâm đi làm, phải chẳng oán chẳng trách mà đi làm.
Phía sau mỗi một người đều có những nghiệp lực khác nhau theo sau, đang chủ mưu xúi giục tâm niệm của chính mình. Nếu như chẳng cách nào có cái tâm của xích tử ( tâm như trẻ sơ sinh ) chính là do tạp niệm quá nhiều; tâm niệm thường nhấp nhô lên xuống, rõ ràng là cái tâm đã phát nguyện, ngay lập tức thì đã mất cái tâm ấy rồi, đấy đều là nghiệp lực đang lôi kéo, cho nên phải hành công lập đức để trả sạch những vướng mắc của nghiệp lực. Nếu như những việc phản đạo bại đức con đã làm rất nhiều, bản thân con đã nhận được sự báo ứng, thậm chí nợ chất một đống, xin hỏi con, sẽ có làm liên lụy đến con cháu không ? Những đứa con cháu ấy có tội tình gì mà phải khiến cho họ nhận chịu sự liên lụy của con vậy ? Phải biết rằng nếu như thế hệ trước tâm hành bất chánh, vậy thì con cháu của họ cũng sẽ gặp nhiều những trở ngại chẳng thông. Các con phải hành công lập đức, liễu dứt những tội lỗi sái trái của các con. Nếu như các con đều chẳng đi làm thì những tội lỗi sai trái của các con vẫn cứ tồn tại. Lúc ban đầu tích cực thượng tiến mà đến, nay cũng phải tích cực thượng tiến mà trở về. Khi các con đến đã mang theo cái gì đến? Là đến với toàn thân trong sạch, vậy thì phải trở về với toàn thân trong sạch, không thể mang theo nghiệp hoặc lỗi lầm sai trái mà về đấy !
Sự đời như gió và mây, sẽ biến đi biến lại, Tôn Ngộ Không 72 biến, nay thì nghĩ thế này, đợi lát nữa thì biến thành nghĩ thế khác. Đấy là do tâm niệm của con hay biến, cho nên đã tạo cái nhân, đã tạo cái quả, có nhân thì có quả, có quả thì có nhân, nhân quả là liên quan dính líu với nhau, tuần hoàn, liền với nhau đấy. Giống như con và cha mẹ của con, vì sao đến kết cái duyên này, phải chăng là có nhân tiền kiếp ? Chẳng phải là nợ nần lẫn nhau thì là đến để báo ân đấy. Có người thì chỉ là mượn ở nhờ, tình cảm gì cũng chẳng có, con là con, cha mẹ là cha mẹ, hai người hình như chẳng có quan hệ gì. Những người nợ nần lẫn nhau thì ra đời sẽ đến đòi nợ, đấy đều là trong mệnh định sẵn, chớ có oán trách. Nếu như đã có cái duyên ra đời trong gia đình này, bất luận là giữa con và đứa con này là tình cảm như thế nào, thầy đây hy vọng con dùng cái tâm chí thành của con để chăm sóc cho nó, chớ có oán, phải tận hết trách nhiệm của chúng ta. Có người ở bên ngoài nói rằng con tôi như thế nào như thế nào …hoặc nói “ thật là tức chết đi được ”, có người nói con tôi rất ngoan, đáng yêu lại nghe lời, rất lấy làm vui, đấy đều là mệnh của con người, là nhân quả đấy.
Tóm lại, chính là muốn bảo các con hãy thật tốt mà tu, nhận lí phải nhận được thật rõ, thật tốt mà đi tham ngộ mới có thể liễu dứt nhân quả.
Giữa người và người với nhau có một sự việc rất áo diệu, chính là linh tánh của mỗi một người đều trộn lẫn với nhân tâm, mà tâm niệm đều sẽ thường nổi hiện lên, giao lưu giao thiệp truyền đạt lẫn nhau. Bởi vì công đức và nghiệp lực của mỗi người đều sẽ đuổi theo kịp giao lưu với nhau bất cứ lúc nào, cho nên nói ngẩng đầu ba thước có thần minh; ở trên này có cái định luật. Cái định luật này là định luật không thay đổi.
Có lúc khi tâm trạng của các con không tốt, có phải là sẽ có một âm thanh bảo con nên làm như thế nào ? Có lúc con ở trong đêm khuya mà người khác đều đã ngủ, lúc con giống như trở nên thanh tịnh, trở nên lí trí thì trái lại con sẽ phát hiện được rằng con nên làm như thế nào ! Đấy là cái gì ? Là sự giao lưu của linh tánh. Cho nên hôm nay con làm việc tốt thì mới hiện lên, làm việc xấu thì cũng sẽ hiện lên, việc xấu việc tốt thì đều sẽ hiện lên. Cho nên cái mà hiển hiện lên là một luồng hơi mà thôi; luồng hơi này là không cách nào nói ra được, không cách nào nhìn thấy được, đấy chính là luồng hơi, có tốt có xấu. Luồng hơi tốt đến thì nó sẽ theo niềm tin tốt, tương thông với niềm tin của Tiên Phật; còn niềm tin xấu thì sẽ kết hợp lẫn với luồng hơi giống y như nó vậy. Trong cái hiển hiện bên trên này lại có cái định lực để phân biệt cái tốt và xấu của con.Nếu là công thì sẽ bao bọc phủ lấy tất cả nghiệp lực và những khí số xấu ác, khiến cho con gặp dữ hóa lành. Nếu như hôm nay niệm đầu xấu của con hiện lên, con tuy rằng cảm thấy người khác giống như không biết, nhưng nó vẫn sẽ giúp con tăng trưởng. Có người làm một số những việc xấu làm một cách giống như rất cao siêu, giống như là có người trợ giúp họ vậy, đấy chính là những luồng khí không tốt này đang giúp họ. Khi những luồng khí không tốt này đến giúp họ, họ có phải là càng làm thì càng có sức mạnh, có hứng thú không ? Tốt xấu đều có người trợ giúp, nếu như những lỗi lầm sai trái càng nhiều nghiệp lực càng nhiều, sau này cho dù không có những luồng khí này thì cũng sẽ bị những nghiệp lực này và những lỗi lầm sai trái này bao phủ lấy, vậy họ sẽ đi được tốt không ? sẽ thuận lợi không ? Do đó con chớ có tưởng rằng ở phía bên trên mình chẳng có gì cả, tâm niệm của bản thân mình hiện lên đều rất dễ dàng giao thiệp truyền đạt, cũng chính là trong âm thầm lờ mờ có một cái gì đó ở đằng sau làm chủ chi phối những niệm thiện ác của con, con tin những điều này không ? Cho nên hôm nay con có một số những niệm đầu xấu xa, một số những cái nhân xấu thì con sau này sẽ có một số những quả xấu cứ mãi theo con, cho nên nghiệp lực chính là như thế mà đến đấy.
Vì sao mà truyền hình diễn chiếu những tình tiết phim bạo lực, không thật ? là do nhu cầu của người xem. Khán giả thích xem những cái không tốt, cho nên thảy đều là một số những hoạt cảnh không tốt. Nếu như mọi người đối với những cái không tốt thì đều không xem, vậy thì đã không có những tình tiết không tốt rồi. Do đó việc xảy ra chắc chắn có nguyên do, có nhân mới có quả, bởi vì lòng người đang biến đổi nên tình tiết cũng đang biến đổi. Tình tiết là thứ phản ánh đời người, cũng phản ánh lòng người, cho nên hiện tại như thế nào, mượn ngoại cảnh thì có thể hiểu rõ; cầu thần hỏi quẻ có ích gì không ? nên bắt đầu thay đổi từ bản thân mình, từ nay về sau chẳng xem bạo lực, chẳng làm việc xấu chính là phương pháp làm thay đổi bản thân.
Ôi đời người ! Mỗi người đều có quyển kinh khó niệm, thế nhưng nếu đã đến cuộc đời một chuyến rồi thì phải đem quyển kinh ấy niệm cho xong hết. Mà các con kiếp này có cái duyên cầu đạo này, thầy đây không cứu con cũng không được rồi. Thế nhưng vẫn còn phải xem bản thân con đi hành công lập đức như thế nào. Thầy không thể thay thế con hoàn trả những nợ nghiệp này, Thầy đây chỉ là tạm thời gánh vác thay cho con; con chỉ có kiếp này tu kiếp này liễu dứt, khổ ( đắng ) tận mới có thể cam lai ( ngọt đến ). Đời này kiếp này con không trả, món nợ này kiếp sau vẫn phải trả. Kiếp này nếu có thể thật tốt mà tu bàn đạo, hành công liễu nguyện thì tự nhiên trả rồi ! Phải biết rằng liễu nguyện liễu nợ rồi mới có thể trở về cố hương.Thường thường có rất nhiều việc có lẽ 2 giây thì sẽ kích thích con một lần, có một số việc 3 giây thì sẽ quấy rầy con một lần, có một số sự việc 5 giây thì sẽ làm cho con tổn thương, vậy thì con phải chăng sẽ đầu óc quay cuồng chẳng rõ phương hướng ? hay là vẫn như như bất động ? Những sự việc này đều sẽ quá cảnh, phải xem con có phải là sẽ bị nó ảnh hưởng hay không ? Sự việc đu đưa dao động trước mặt con lâu rồi thì con sẽ cảm thấy rất không vui, sẽ tâm sanh phiền chán; nếu như có thể chuyển biến tâm niệm, đem hoàn cảnh bên ngoài, những sự lôi kéo bên ngoài hóa bỏ đi thì con sẽ cảm thấy rất thoải mái. Có thể dùng tâm niệm của bản thân con đi chuyển hóa những điều này hay không thì phải xem bản thân con rồi đấy.
Hôm nay con phát một niệm thiện thì sẽ có phật trợ giúp con một tay, đẩy con một cái khiến cho con tiến về trước tốt hơn. Tâm niệm là tốt thì sẽ tiếp được những cảm ứng tốt; nếu như tâm niệm không tốt thì nghiệp lực sẽ nhanh chóng theo liền, tà thần và Ma sẽ theo bên cạnh con. Tốt hay là xấu đều là xoay chuyển ở một niệm, nghiệp lực và công đức cũng đều là ở giữa một niệm. Những biểu hiện hành vi của con người có mối quan hệ tương quan rất lớn với vận mệnh của cá nhân. Muốn có vận mệnh tốt thì trước tiên phải đoan chánh những cử chỉ hành vi và tâm niệm của bản thân.
Mục tiêu theo đuổi của mỗi người không giống nhau, vận mệnh cũng sẽ khác nhau. Muốn thay đổi vận mệnh thì trước hết phải thay đổi tâm niệm, tự nhiên thói quen, cá tính cũng sẽ thay đổi theo, như thế mới thật sự có thể thay đổi vận mệnh của con. Nếu như con dùng cùng thời gian đó đi kiếm tiền hoặc đi giảng đạo lý, con sẽ lựa chọn cái nào ? Muốn kiếm tiền kiếm rất mệt ? hay là lựa chọn việc giảng đạo lý giảng rất vui vẻ ? Ta tin rằng khi con dành thời gian đi giảng đạo, độ hóa chúng sanh thì tiền con làm lụng kiếm được cũng sẽ chẳng vì thế mà ít đi. Cho nên nói tu đạo có thể thay đổi vận mệnh. Muốn biết thay đổi thế nào ư ? Phải dựa vào sự thành tâm của bản thân để thay đổi, bởi vì con thật tốt mà tu, thật tốt mà hành công lập đức, trong vô hình thì có thể thay đổi được vận mệnh, dựa vào bản thân các con đi làm lấy, có thể thay đổi bao nhiêu, là tốt hay xấu đều là trong sự nắm bắt của bản thân, chớ có cứ mãi cầu xin Tiên Phật sửa đổi thay cho con, chỉ cần con có bản lĩnh thì nhất định có thể thay đổi.
Mỗi người đều có mệnh, nếu như mỗi người đều có thể an mệnh, an cái mệnh của bản thân con, chẳng đi cầu xin thì xã hội này cũng sẽ không có những sự tranh chấp. Chính là bởi vì có rất nhiều người không thể an ở mệnh của mình, oán trách vận mệnh của mình không tốt, do đó mới khiến cho có nhiều loại phiền não sản sinh.
Vì sao mà mệnh không tốt đây ? Bởi vì kiếp trước đã tạo nhân, cho nên kiếp này cần phải nhận lấy cái quả này, thế nhưng vận mệnh có thể thay đổi được, đổi thế nào ? Phải tu đạo mới có thể tự mình nắm bắt lấy vận mệnh của bản thân.
Một Niệm Xấu Trong Tâm Khởi Lên
Quỷ Thần Đều Biết
Một Phật tử Trung Hoa, ông Trần Hải Lượng, có người bạn tên Hoàng Ðồng Sanh. Ðôi mắt cư sĩ họ Hoàng rất lạ, có thể thấy được ma quỉ và điện quang của mỗi người. Theo lời ông, những vị tu hành chân chánh, tâm trong sạch, thì xung quanh mình có vòng ánh sáng sắc trắng mát mẻ dịu dàng. Người giàu, có ánh sáng sắc đỏ. Bậc sang quý, có ánh sáng màu tím. Kẻ buồn rầu thất chí, hoặc đau yếu, có ánh sáng màu xám như khói. Hạng người tầm thường, phần nhiều có ánh sáng màu lục. Ai có điện quang màu đen thì một là người sắp chết, hai đó là kẻ rất độc ác. Và tùy theo tâm niệm tốt xấu, điện quang của mỗi người thay đổi khôn lường. Ðại khái, người tâm lành ít thì vòng ánh sáng lành nhỏ hẹp; bậc tâm lành hay thanh tịnh nhiều, thì vòng ánh sáng lành rộng lớn. Quang lượng rộng hẹp của kẻ ác cũng như thế. Cho nên khi ta khởi một niệm ác, tuy người ngoài không biết, song mình biết, quỉ thần biết; còn những bậc thánh đắc đạo thì thấy rõ ràng như nhìn các làn chỉ trong bàn tay, hay nhìn bóng hiện trong gương sáng. Mình biết, thì lương tri tự khiển trách làm cho hổ thẹn hối hận không yên. Quỉ thần biết, thì phẫn nộ quở phạt. Chư Phật, Bồ Tát khi biết dù xót thương không làm tổn hại, song kẻ gây nhân tất phải chịu quả, chẳng thế nào tránh khỏi. Từ hành vi đến tâm niệm của ta, sự phản ứng của luật nhân quả mỗi mỗi đều rất công minh. Cho nên tiên hiền đã bảo: “Quả báo của việc lành dữ như bóng theo hình. Khi khởi một niệm lành, tuy phước chưa đến mà thiện thần đã đến. Lúc sanh một niệm dữ, tuy họa chưa tới mà ác quỷ đã theo”. Mấy lời này rất phù hợp với lý nhân quả của đạo Phật.
Nếu trong ba nghiệp, khẩu nghiệp đã dễ tạo, thì ý nghiệp lại có năng dụng mạnh hơn cả. Phàm phu chỉ có thể kiểm soát tâm niệm thô của mình, song không thể kiểm soát tâm niệm tế. Ngài Di Lặc Bồ Tát khi nhập định, dùng trí huệ cực thanh tịnh sáng suốt, thấy mỗi chúng sanh trong một sát na có đến ba mươi sáu muôn ức niệm vi tế, mỗi niệm biến mỗi hình, niệm lành biến tướng lành, niệm dữ biến tướng dữ. Ðiều này nhắc cho ta nhớ, người tu không những giữ gìn nhân quả nơi thân, khẩu, mà còn phải dè dặt nhân quả trong mỗi tâm niệm. Nếu thờ ơ để cho tâm xấu thường nổi lên, khi dồn chứa lâu ngày, nó có đủ năng lực sai sử ta làm việc quấy, và chịu thân ác thú trong tương lai.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét