• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

    Từ huấn ( phật dạy )

    Từ huấn 





    心要空  意要静

    Tâm phải không, ý phải tịnh

     

    不為外物所擾  不為掛慮所動所謂

    Không vì ngoại vật mà nhiễu, chẳng vì lo lắng mà động


    心不可不虚  虚則義理來居

    Tâm không thể không khiêm tốn, 
    khiêm tốn thì nghĩa lí đến ngụ

    心不可不實  實則物欲不入

    Tâm không thể không chơn thật ,
    chơn thật thì vật dục chẳng nhập

    不動心可以達到仙佛的境界

    Chẳng động tâm thì có thể đạt đến cảnh giới của 
    Tiên Phật

    不動氣可以達到聖賢的領域

    Chẳng giận dữ thì có thể đạt đến lĩnh vực của 
    Thánh Hiền

    是故

    Do vậy

    多心自增掛慮  疑心自造困擾

    Đa tâm thì tự tăng thêm lo lắng,
    tâm nghi ngờ thì tự tạo sự phức tạp phiền nhiễu

    心念一起  百欲俱生

    Tâm niệm hễ khởi, trăm dục đều sanh

    志一動摇  萬事皆休

    Chí hễ dao động, vạn sự đều ngưng nghỉ

    所以

    Do đó

    你們要時常『關心』自己才能『開心』

    Các con phải thường đóng khép tâmtự mình
    mới có thể khai mở tâm

    『關心』關閉一切邪念之心念

    đóng khép tâmđóng khép lại tất cả mọi tâm niệm 
    của tà niệm

    『開心』敞開一切正思惟之心扉

    khai mở tâmmở rộng ra tất cả mọi cánh cửa tâm trí của chánh tư duy


    關什麼心呢?

    Đóng khép cái tâm gì ?

    貪心妄心 嗔心 痴心 邪心 偏心 驕心 疑心

    Tham tâm, vọng tâm, sân tâm, si tâm,  tâm, 
    tâm thiên lệch, tâm kiêu ngạo, tâm nghi ngờ.

    開什麼心呢?

    Mở cái tâm gì ?

    善心誠心 正心 真心 赤心 虚心 敬心 信心

    Thiện tâm, thành tâm, chánh tâm, chơn tâm, 
    tâm hài nhi, tâm khiêm tốn, tâm kính trọngtín tâm.

    聖人求道在求心

    Thánh Nhân cđạđang cu tâm

    凡人求道在求神

    Phàm nhân cầu đạo đang cầu thần

    故不識本心  不能明心

    Do đó chẳng nhận thức được bổn tâm thì chẳng thể 
    minh tâm

    不識本性  不能見性

    Chẳng nhận thức được bổn tánh thì chẳng thể 
    kiến tánh

    如果不識本心學道無益

    Nếu như chẳng biết bổn tâm thì học đạo vô ích

    不明本性   學法無得

    Chẳng tỏ bổn tánh thì học pháp chẳng đắc


    ( II )
                                                         

    活佛老師慈訓─放下
    Hãy buông xuống
    Từ huấn của Hoạt Phật Lão Sư )

    放下執著的心   提起定下的心
    Hãy buông xuống cái tâm chấp trước
    Để nâng lên cái tâm đã định

    放下浮燥的心   提起安靜的心
    Hãy buông xuống cái tâm nóng nảy
    Để nâng lên cái tâm an tịnh

    放下貪嗔的心   提起喜捨的心
    Hãy buông xuống cái tâm tham sân
    Để nâng lên cái tâm hỷ xả

    放下不安的心   提起真誠的心
    Hãy buông xuống cái tâm bất an
    Để nâng lên cái tâm chân thành

    放下妄想的心   提起清靜的心
    Hãy buông xuống cái tâm vọng tưởng
    Để nâng lên cái tâm thanh tịnh

    放下煩惱的心   提起智慧的心
    Hãy buông xuống cái tâm phiền não
    Để nâng lên cái tâm trí tuệ

    放下自滿的心   提起謙虛的心
    Hãy buông xuống cái tâm tự mãn
    Để nâng lên cái tâm khiêm tốn.


    ( III )
      
    院長大人慈訓─修道指南針
    Kim chỉ nam tu đạo
    Từ huấn của viện trưởng đại nhân )

    快樂是一個人生命中的泉源
    Vui vẻ là nguồn nước trong sinh mệnh của 
    một con người

    時時保有快樂的心
    Lúc nào cũng hãy có tâm vui vẻ

    隨份過日 隨緣生活 養心寡慾
    Tùy phận qua ngày, tùy duyên sinh sống, 
    dưỡng tâm ít dục

    首先要把自己的心擺平
    Trước tiên phải làm bình lặng cái tâm mình

    要管別人先要管好自己
    Muốn quản người khác,
    trước hết phải quản tốt chính mình

    要管自己先要管好自己的心
    Muốn quản chính mình,
     trước hết phải quản lấy cái tâm mình

    凡夫的心猶如猴子和馬
    Tâm của phàm phu giống như con khỉ và ngựa

    求道之後鎖心猿栓意馬
    Cầu đạo rồi khóa tâm khỉ, dừng ý ngựa

    復歸本來真面目
    Khôi phục trở về lại bổn lai diện mục vốn có
    無知者事理不通
    Kẻ vô tri thì sự lí chẳng thông

    無明者心性不明
    Người vô minh thì tâm tánh chẳng tỏ

    執著者為相所困
    Kẻ chấp trước thì vì tướng mà khốn khó

    妄心者虛幻不實
    Người vọng tâm thì hư ảo chẳng thật

    收得住心就可慎獨
    Thâu được tâm thì có thể thận độc
    thận độc : khi nhàn cư ở một mình, hành vi vẫn cẩn thận không cẩu thả )

    放得下心便可修行
    Buông xuống được tâm bèn có thể tu hành

    忍得住氣就可處世
    Nhẫn được cơn giận thì có thể xử thế

    化得了氣便可成事
    Hóa được cơn giận thì việc có thể hoàn thành

    鏡若無塵才能照出黑白
    Gương nếu chẳng bụi mới có thể soi rõ trắng đen

    心若無私才能明辨是非
    Tâm nếu vô tư mới có thể phân biệt rõ thị phi

    玉若無瑕才能光澤耀人
    Ngọc nếu chẳng lỗi mới có thể ánh bóng tỏa sáng người

    心若無欲才能天人合一
    Tâm nếu vô dục mới có thể thiên nhân hợp nhất

    修道辦道切莫跟人比
    Tu đạo bàn đạo tuyệt đối chớ có so sánh với người khác

    活在當下自己和自己比
    Sống ngay lúc đó tự mình so với chính mình

    古人云
    Cổ nhân rằng :
    寸有所長 尺有所短
    Thốn hữu sở trường, xích hữu sở đoản
    Mỗi người đều có ưu điểm, khuyết điểm
    Đều có chỗ đáng để học tập hoặc ca ngợi lẫn nhau ).

    慎思慎思
    Hãy nghiêm túc tường tận mà suy nghĩ !


    ( IV )

    認清你的人生方向

    Hãy nhận rõ phương 
    hướng đời người của con


    與其是社會上的企業家,不如是道場中的聖業家
    Thay vì là nhà doanh nghiệp trên xã hội
    Chẳng thà là nhà Thánh nghiệp trong đạo trường

    與其是高談闊論的演說家,不如是普渡眾生的實踐家
    Thay vì là nhà diễn thuyết ba hoa tràn giang đại hải
    Chẳng thà là Nhà thực hiện phổ độ chúng sanh

    與其是名滿天下的闡學家,不如是真功實善的修煉家
    Thay vì là nhà Thiền học nổi danh thiên hạ
    Chẳng thà là nhà tu luyện chơn công thật thiện

    所以能夠在道場上,就很幸福了
    Cho nên có thể ở trên đạo trường
    Thì hạnh phúc lắm rồi

    徒兒們要認準這個方向,認清這個理
    Các đồ nhi phải nhận chuẩn phương hướng này
    Nhận rõ cái lí này

    認清你的人生,向這條路繼續地走
    Nhận rõ đời người của con
    Hướng con đường này mà tiếp tục đi

    不論前面是高山或是大海,向著你的目標
    Bất luận phía trước là núi cao hay biển lớn
    Hãy hướng đến mục tiêu của con

    一定要達到,那麼你就不會受到阻擾了
    Nhất định sẽ đạt đến
    Vậy thì con sẽ không bị sự ngăn cách trở ngại


    卍南無彌勒佛   南無濟公活佛卍卍
    Nam mô Di Lặc Phật
    Nam mô Tế Công Hoạt Phật


    無念為宗 濟公活佛慈訓

    Lấy vô niệm làm tông

    ( Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật )


     

    人心善變,心美物物皆美,心善物物皆善。心念是千變萬化的,它可以讓你成佛,也可以讓你成魔入地獄、入四生六道,心念很可怕。所以六祖才說「無念」,這個無念不是把你萬念都絕掉,而是不執、不著、不染,那叫「無念」。

    Tâm ý con người thường hay dao động bất định, dễ dàng thay đổi. Tâm đẹp thì mọi thứ đều đẹp, tâm thiện thì mọi thứ đều thiện. Tâm niệm là thiên biến vạn hóa. Nó có thể khiến cho con thành Phật, cũng có thể khiến cho con thành Ma vào địa ngục, vào tứ sanh lục đạo. Tâm niệm rất đáng sợ. Do đó Lục Tổ mới nói : “ Vô niệm ”. Cái vô niệm này chẳng phải là đem vạn niệm của con đều đoạn tuyệt hết, mà là Không chấp, không trước, không nhiễm, đấy gọi là “ Vô niệm ”.

    人啊,不可能不動任何念頭,一動了念頭,就造下因果,所以要時時發正念,「邪來煩惱至,正來煩惱除」,發了正念才能改變命運啊!

    Con người thì không thể không động bất cứ niệm đầu gì, hễ động niệm đầu một cái thì tạo xuống nhân quả, do đó phải lúc nào cũng phát chánh niệm, “ tà khởi phiền não tới, chánh đến phiền não trừ ”, phát chánh niệm rồi mới có thể thay đổi vận mệnh !

    所 以君子慎獨,時時留心自己的思想,因為思想會成為言語,言語會成為行動,行動會成為習慣,習慣會成為性格,性格會成為命運,因此思想很重要,想改變命運就 要先改變你的心念,自然習慣、個性也就跟著改。自古修行都要從「根本」修,念頭、思想就是根本,一切言行的根源都來自思想,心真一切真,心平一切平,一切 言行的正與邪係乎一心。

    Do đó quân tử thận độc thận độc : khi nhàn cư ở một mình, hành vi vẫn cẩn thận không cẩu thả ), lúc nào cũng để ý đến tư tưởng của mình, bởi vì tư tưởng sẽ trở thành lời nói, lời nói sẽ trở thành hành động, hành động sẽ trở thành thói quen, thói quen sẽ trở thành tính cách, tính cách sẽ trở thành vận mệnh. Do vậy, tư tưởng rất quan trọng. Muốn thay đổi vận mệnh trước hết phải thay đổi tâm niệm của con, tự nhiên thói quen, cá tánh cũng sẽ thay đổi theo. Từ xưa tu hành đều phải tu từ “ căn bản ” ( gốc rễ ); niệm đầu, tư tưởng chính là căn bản gốc rễ. Tất cả mọi nguồn gốc của lời nói hành động đều đến từ tư tưởng. Tâm chơn thật thì tất cả mọi thứ đều chơn thật, tâm bình thì tất cả mọi thứ đều bình lặng; tất cả mọi chánh và tà của lời nói, hành động đều liên quan đến tâm. 

     
                               

    心,就像個橐籥一樣,如果沒有人去搖動它,它就是虛靜無為;如果有人去拉動它,風就自然吹出來了。心與境本是自然的應對、互相唱和著,有何心就有何境。只是人容易著境,一著了境,就無法應對、唱和自如。徒兒是不是也這樣呢?天堂不是在上面造就,或百年之後才能夠去的,而是在當下是否能夠轉念,若能當下轉念,則煩惱即菩提。

                             

    Tâm, giống như ống bễ thổi lò vậy, nếu như chẳng có người đi dao động nó, thì nó là hư tịnh vô vi; nếu như có người đi kéo động thúc đẩy nó thì gió tự nhiên sẽ thổi ra. Tâm và cảnh vốn dĩ là sự ứng đối của tự nhiên, hô ứng phối hợp nhau, có tâm gì thì sẽ có cảnh như thế ấy. Chỉ là con người dễ dàng ( chấp ) trước cảnh, hễ trước cảnh rồi thì chẳng cách nào ứng đối, hô ứng phối hợp nhau một cách tự tại. Các đồ nhi phải chăng là cũng như thế ? Thiên đường chẳng phải là ở trên tạo thành, hay là sau trăm tuổi mới có thể đến, mà là ngay lúc ấy lập tức có thể chuyển niệm; nếu có thể chuyển niệm ngay lúc ấy thì phiền não tức bồ đề.

    修道人的心頭大患莫過於「不知足」。那個不知足便是「起心動念」、「不能安份」,也就是貪、嗔、癡三毒在作亂。連名為修道人的你都會亂了陣腳,又如何安定他人呢?孔夫子說:「慎心物於隱微之間,慎其獨也。」起心動念的那一剎那很重要,有人相、我相就是地獄。佛魔只在一念之間,你成全人就是佛,你考倒人就是魔。僅僅這一個不經意的心念,就可以造就聖賢、造成魔頭!所以徒啊!你自己的心性要把持得住,可別忽略了自己的「起心動念」。
    大家喜歡朝向希望之光,因為每個人都喜歡光明面,不喜歡黑暗面,因為本性自然。我們念頭一起的時候,要告訴自己的真主人「黑暗面啊黑暗面,我要帶你們去光明面」。現在是全自動的時代,很多都要自動自發。

    Điều mắc phải lớn nhất trong tâm đầu của người tu đạo không gì hơn là “ bất tri túc ” ( chẳng biết thỏa mãn ). Cái bất tri túc ấy chính là “ khởi tâm động niệm ”, “ chẳng thể an phận ”, cũng chính là sự tác loạn của tam độc : tham, sân, si. Đến cả các con mang tiếng là người tu đạo cũng loạn mất đội hình ( trong trận địa chiến đấu ), vậy thì làm thế nào mà an định người khác được ? Khổng Lão Phu Tử nói rằng :  「慎心物於隱微之間,慎其獨也。」“ thận tâm vật ư ẩn vi chi gian, thận kì độc dã ” ( hãy cẩn thận tâm ở giữa những nơi u ám không rõ ràng, ở một mình thì phải hết sức thận trọng ) . Một sát na ấy của khởi tâm động niệm là rất quan trọng ( sát na : thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi ), có nhân tướng , ngã tướng thì là địa ngục. Phật Ma chỉ ở giữa một niệm. Con thành toàn người khác chính là Phật, con khảo rớt người khác thì là Ma. Chỉ có một tâm niệm không để ý này thì có thể tạo tựu Thánh Hiền, hoặc tạo thành Ma đầu ! Do vậy các đồ nhi ơi, tâm tánh của bản thân các con, các con phải khống chế kiểm soát được, chớ có sao lãng coi nhẹ, không chú ý những “ khởi tâm động niệm ” của bản thân mình. Mọi người đều thích hướng đến ánh sáng của hy vọng, bởi vì mọi người đều thích mặt quang minh sáng rạng, chẳng yêu thích mặt tăm tối, bởi vì bổn tánh tự nhiên. Khi niệm đầu của chúng ta khởi lên một cái, phải bảo với vị chơn chủ nhân của mình rằng : “ mặt đen tối ơi mặt đen tối, ta muốn đưa các người đến quang minh sáng ngời ”. Hiện nay là thời đại của toàn tự động, rất nhiều cái đều phải tự động tự phát.

    你們人人本性具足,就是自信心不夠,都是說老師我自信心不夠,老師你賜給我勇氣。老師給了我們勇氣,我們願意接招嗎?那麼多招都在你們的生活當中接招,那一招?為法忘軀,病痛來的時候才想到真理。

    Các con mỗi người bổn tánh đầy đủ, chỉ là lòng tin đối với bản thân chẳng đủ, đều là nói thầy ơi con không đủ lòng tự tin, xin thầy hãy ban cho con dũng khí. Thầy cho chúng ta dũng khí rồi, chúng ta có chịu tiếp chiêu không ? Nhiều chiêu như vậy đều ở trong cuộc sống của các con, chiêu nào vậy ? vì pháp quên thân. Khi đau ốm mới nghĩ đến chân lí.

    最大的敵人是自己,最愛的人是自己,障蔽最深的也是自己!可要反省 、省察自己。當你們有決心的時候,發得快,去得也快。發心的時候,是否懷疑過自己?行道過程當中,有沒有猶豫?因為對老天沒有信心,對你們的真主人沒有信心,對你們成佛沒有信心。

    Kẻ địch lớn nhất chính là bản thân, người yêu lớn nhất chính là bản thân, chướng ngại sâu nhất cũng chính là bản thân ! thế nhưng phải phản tỉnh, giám sát nghiêm ngặt bản thân. Khi các con có quyết tâm thì phát ra nhanh, đi cũng được nhanh. Lúc phát tâm, phải chăng đã hoài nghi qua bản thân ? trong quá trình hành đạo, có do dự hay không ? Bởi vì chẳng có lòng tin đối với ơn trên, chẳng có lòng tin đối với chơn chủ nhân của các con, không có lòng tin đối với việc các con thành phật.

    天 地之間不能一日沒有和平之氣,何況是人的心,所以要從我們開始去營造。要和平得從自己做起-降伏不平的心。什麼叫不平的心,如果對修道這條路很有自信心的 話,縱然遇到很多的稱譏毀譽,就不會抱怨。當人們毀謗時,才能看出真功夫,不遷怒,不動心,動心就是擾亂了平靜的心,這平靜的心被擾亂了,那世界也不平 了。人心不平,世界怎麼平呢?所以一切的問題都在自己。成佛是自己的事,造罪也是自己要賠償。

    Giữa đất trời không thể một ngày chẳng có khí hòa bình, huống hồ là cái tâm của con người. Do đó phải từ chúng ta bắt đầu đi sáng tạo xây dựng. Muốn hòa bình thì phải bắt đầu từ chính bản thân mình, hàng phục cái tâm bất bình. Cái gì gọi là cái tâm bất bình ? Nếu như đối với con đường tu đạo này rất có lòng tự tin, ch dù gặp phải rất nhiều những lời hủy báng chỉ trích hoặc khen ngợi  thì cũng sẽ không phàn nàn oán hận. Khi người ta hủy báng mới có thể nhìn ra được chơn công phu, chẳng trút giận lên người khác, không động tâm; động tâm thì sẽ làm nhiễu loạn cái tâm bình tĩnh. Cái tâm bình tĩnh này bị làm nhiễu loạn rồi, vậy thì thế giới cũng sẽ bất bình rồi. Nhân tâm bất bình, thế giới làm sao mà an bình được ? do đó tất cả mọi vấn đề đều ở bản thân.Thành phật là việc của bản thân, tạo tội cũng là bản thân mình phải đi bồi thường.

    為師一直跟你們說「克已復禮」,「克」是克什麼呢?克你們的慾念、貪妄、雜念,克你們的六根,不要染六塵入十八地獄,要克除我執、我慢、我相!為師傳給你們的三寶心法,是不是要用來預防盜賊?常常念動自己的自性之佛,念動自性三寶,時時刻刻用三寶,放下人世間的情愛、痛苦、煩惱,債清德立,就漸漸與仙佛接近了。

    Thầy cứ mãi bảo với các con hãy 「克已復禮」khắc kỉ phục lễ. “ Khắc ” là khắc cái gì ? Khắc phục những dục niệm, tham niệm, tạp niệm, khắc lục căn của các con chớ có để nhiễm lục trần vào 18 địa ngục, phải khắc trừ những ngã chấp, ngã mạn, ngã tướng ! Tam bảo tâm pháp mà Thầy đã truyền cho các con có phải là để dự phòng ngăn ngừa trộm cướp ? thường thường niệm động vị phật tự tánh của bản thân mình, niệm động tam bảo của tự tánh, thời thời khắc khắc dùng tam bảo, buông xuống những tình ái, đau khổ, phiền não của thế gian, nợ sạch, đức lập thì đã gần gần tiếp cận với tiên phật rồi đó.

    三寶的第一寶,讓你明心,讓你守玄,把萬念歸於一念,再把這一念放下來,那就是你本來的面目。知道自性在哪裡嗎?那是一顆不安份的心,還是一顆很沉靜的心?真人在哪?真人在明師一指的地方。在行、住、坐、臥中常收束身心,取念於前,意守玄關,念念不離而相續,把心收回玄關,就不會起邪念和妄想,從玄關發出的念頭,都是正念。

    Bảo thứ nhất của tam bảo khiến cho con minh tâm, khiến cho con thủ huyền, đem vạn niệm quy về một niệm, lại đem cái niệm này buông xuống, đấy chính là bổn lai diện mục của con.Con có biết tự tánh ở đâu không ? Đấy là một cái tâm chẳng an phận, hay là một cái tâm rất trầm tĩnh ? Chơn nhân ở đâu vậy ? Chơn nhân ở chỗ của Minh Sư nhất chỉ. Trong lúc đi, ở, ngồi, nằm thường thâu thúc trói buộc thân tâm, lấy niệm ở phía trước, ý thủ huyền quan, niệm niệm chẳng rời mà liên tiếp chẳng dứt, đem tâm thu về huyền quan thì sẽ chẳng khởi tà niệm và vọng tưởng, những niệm đầu phát ra từ huyền quan đều là chánh niệm.

    第二寶在緊急的時候念一念,沒事的時候也要念,最重要的是:要去「實踐」!念念如仙佛,魔就對你沒有辦法!念念都是佛心,就沒有私我,沒有私,就不會貪,還會執著什麼?憎恨什麼?要腳踏實地去實踐!五字真言默念於心,用天心去念,這種修持,可以讓我們帶到天涯海角,任何場所,任何時間,行住坐臥,都可以默念;散步時、空閒時、工作時、睡覺時都可以默念,這是收束心念最簡單,最方便的方法。一切煩惱、妄想都是劫難,默念五字真言,不是外求淨土,而是內生淨土。

    Bảo thứ 2 vào lúc khẩn cấp thì niệm một niệm, khi chẳng có việc gì cũng phải niệm, quan trọng nhất chính là : phải đi “ thực hiện ”, niệm niệm như tiên phật thì Ma sẽ bó tay với con. Niệm niệm đều là tâm phật thì chẳng có cái tôi riêng tư, chẳng có riêng tư thì sẽ chẳng có tham, còn chấp trước điều gì ? ghét hận cái gì ? phải nghiêm túc thiết thực mà thực hành ! Ngũ tự chơn ngôn mặc niệm nơi tâm, dùng thiên tâm đi niệm. Loại tu trì này có thể để chúng ta đem đến chân trời góc biển, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, đi, ở, ngồi, nằm đều có thể mặc niệm. Lúc tản bộ, lúc nhàn rỗi, lúc công tác, lúc ngủ nghỉ đều có thể mặc niệm. Đây là phương pháp tiện lợi đơn giản nhất để trói buộc tâm niệm. Tất cả mọi phiền não, vọng tưởng đều là kiếp nạn. Mặc niệm ngũ tự chơn ngôn chẳng phải là cầu tịnh độ bên ngoài, mà là sanh tịnh độ bên trong.

    人 生本來就充滿了無數的喜怒哀樂、煩惱雜念,徒啊,咱們不怕念起,只怕那顆執著的心,有了執著,就不易察覺煩惱妄想的出處啊!借由三寶心法的修持,便是要讓 自己時時保持明淨,不會輕易被外境所困擾,時時念頭守一,不思善,不思惡,不執著,五字真言時時默念,用這方法去修持,沒有投機取巧的方法,也沒有怪異的 方式,一切腳踏實地認理實修,沒有捷徑。

    Đời người vốn dĩ đã tràn đầy vô số những hỷ nộ ai lạc, phiền não tạp niệm. Các đồ nhi ơi, chúng ta chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ cái tâm chấp trước ấy đã có chấp trước rồi thì chẳng dễ dàng quán sát phát hiện ra nguồn gốc của những phiền não vọng tưởng ! Mượn nhờ sự tu trì của tam bảo tâm pháp chính là phải khiến cho bản thân lúc nào cũng bảo trì sự trong sáng tỏ rõ, không dễ dàng bị ngoại cảnh làm phiền nhiễu, lúc nào cũng niệm đầu thủ nhất, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, không chấp trước, lúc nào cũng mặc niệm ngũ tự chơn ngôn, dùng phương pháp này để tu trì, chẳng có cách đầu cơ trục lợi, cũng chẳng có những phương thức quái dị, tất cả mọi cái đều phải nghiêm túc thiết thực nhận lí thật tu, chẳng có con đường tắt.

    念力、愿力主宰著你的未來,你的念力、愿力可化暗為明,可以化困境為樂境,所以撥得雲開見如來。所謂放下屠刀,立地成佛,這個屠刀是指我們內心那把刀,不好的慾望就是刀了。今天放下、拋下,那就成佛,你的佛心佛性就顯現了。慎獨很簡單、很明瞭,老師要你們心念無貪,思維無虧、舉止無妄、言語無欺、行事無過。

    Niệm lực, nguyện lực làm chủ tể ( thống trị ) tương lai của các con. Niệm lực, nguyện lực của con có thể hóa tối thành sáng tỏ, có thể hóa hoàn cảnh khốn khó thành lạc cảnh ( hoàn cảnh vui vẻ ), do đó vén được mây mở nhìn thấy Như Lai. Cái gọi là buông dao đồ tể xuống thì lập tức thành phật. Dao đồ tể này chính là chỉ con dao trong tâm của chúng ta. Những dục vọng không tốt chính là con dao. Hôm nay buông xuống, vứt bỏ xuống, vậy thì thành phật. Phật tâm phật tánh của con bèn hiển hiện ra. Thận độc rất đơn giản, rất rõ ràng. Thầy muốn tâm niệm của các con chẳng có tham, tư duy chẳng có khiếm khuyết, cử chỉ chẳng có vọng, lời nói chẳng có lừa gạt, hành sự chẳng có lỗi.

    眾生是有佛性的,有沒有自信可以回歸?這一句話怎麼說?「仙佛本是凡人做,只怕凡人心不堅」, 每天對自己念三遍以上,自我勉勵,再互相鼓勵。每天對自己說,然後再對別人說:「你畢竟成佛」,人可以接受這句話的時候,行為也是往這方向走。不管他是走 的快或慢,只要不斷追求真理,奉守真理去做,一心一意,畢竟成佛。觀念,會影響人的一生,時時保持「初發本心」,那就無須仰賴觀念了。徒啊,這便是為師要 傳給你們的「無念」。

    Chúng sanh là có phật tánh. Các con có tự tin rằng có thể trở về ? Câu nói này nói thế nào đây ? “ tiên phật vốn dĩ người phàm làm, chỉ sợ người phàm lòng chẳng kiên ”. Mỗi ngày niệm 3 lần trở lên đối với bản thân, tự mình khích lệ, lại cổ vũ lẫn nhau. Mỗi ngày tự nói với bản thân, sau đó phải nói với người khác : “ bạn rốt cuộc sẽ thành phật ”. Khi người ta có thể tiếp nhận câu nói này thì hành vi cũng sẽ đi theo hướng này. Bất kể là người đó đi nhanh hay chậm, chỉ cần không ngừng theo đuổi chân lí, phụng giữ chân lí đi làm, nhất tâm nhất ý, cuối cùng sẽ thành phật. Quan niệm sã ảnh hưởng đến một đời của con người, lúc nào cũng bảo trì “ cái bổn tâm sơ phát ”, vậy thì chẳng cần phải dựa dẫm vào quan niệm nữa rồi. Các đồ nhi ơi, đấy chính là cái “ Vô niệm ” mà thầy muốn truyền cho các con đấy.

    徒兒要知道,
    當你一念善時,天地便充滿善氣;
    當你一念惡時,天地便充滿災難。

    Các đồ nhi phải biết rằng,
    Khi một niệm của con thiện, trời đất bèn tràn đầy thiện khí
    Khi một niệm của con ác, trời đất bèn tràn ngập tai nạn.


    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét