• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

    Sự Thù Thắng Của Việc Tu Trì Tam Bảo Tâm Pháp

    Ảnh của Phát Nhất Sùng Đức.
    - Thưa quý vị Tiền Hiền Đại Đức, có phải ngày hôm nay chúng ta cầu Đạo quá dễ dàng hay không ?
    - Cầu Đạo là đắc Đạo, đắc Đạo là đắc được Tam Bảo.
    - Đắc Tam Bảo là đắc thiên mật bảo, nên nó có sự thù thắng đặc biệt của nó, nhưng sự thù thắng như thế nào đây ? chúng ta có từng suy nghĩ qua :
    - Ngày xưa các vị Tiên Phật phải khổ tu, khổ luyện như thế nào mới đắc được Tam Bảo, đắc được Đạo hay không ? phải hành bao nhiêu công, lập bao nhiêu đức, và tu bao nhiêu kiếp mới đắc được Đạo không ?
    Còn Phải :
    - Bỏ gia đình, vào rừng sâu núi thẳm để tu hành.
    - Cách mẹ, xa cha, bỏ vợ, lìa con, để vào thâm sơn cùng cốc mà khổ tu khổ luyện, rồi phải, hành 3000 công, 800 quả viên mãn, độ rất là nhiều người và còn chịu sự khảo nghiệm, sự thử thách của Bề Trên, xem người này có chân tâm chưa ? ,thật tâm chưa ?,hay là giả hình giả tướng làm cho người ta xem chứ không phải thật lòng, không phải chân tâm.
    - Sau khi thử thách, thấy thật lòng thành tâm, thà chết không bỏ Đạo, thì Bề Trên mới âm thầm điểm hóa, âm thầm truyền Đạo, giờ đó mới đắc được chơn Đạo, vì Đạo ngày xưa :
    " Đơn Truyền độc thụ
    Một đời truyền cho một đời "
    - Cho nên rất nhiều người tu, nhưng chỉ có thể một người đắc Đạo, nhưng ngày nay thì sao ?
    * Đạo đại khai phổ độ, độ 96 ức nguyên linh Phật tử (toàn cầu), độ thiện không độ ác ,nên hễ là thiện nam hay tín nữ đều được bái Minh Sư, cầu được Đạo, đắc Đạo. Thật ra hôm nay chúng ta cầu được Đạo là do :
    - Lũy kiếp có tu, Tổ Tiên có đức, Phật duyên sâu dày, nên ngày hôm nay chúng ta mới cầu được Đạo và đắc được Tam Bảo, tiếp theo chúng ta :
    - Học Đạo, tu Đạo, hành Đạo, thì chắc chắn chúng ta thành Đạo, lập tức chúng ta có thể thoát được lục đạo luôn hồi, vì đời nay :
    - Một kiếp tu là một kiếp thành Đạo.
    - Ai cũng có sự nghiệp, nhưng trong sự bận rộn của sự nghiệp, mình đối với Đạo như thế nào ?
    - Ai cũng có gia đình và nghiệp lực, nhưng trong nghiệp lực mình liễu nghiệp như thế nào ?
    - Phật Tổ hỏi chúng ta : Trần gian này, chuyện đại sự, chuyện lớn nhất của đời người là gì ? Là sinh tử. -Sinh tử chính là chuyện đại sự lớn nhất của đời người, nên Phật Tổ kêu các đệ tử mà dạy rằng : - Các con đừng tu phước, mà phải tu như thế nào để thoát khỏi lục đạo luôn hồi vì : tu phước thì vẫn còn đầu thai để hưởng phước ( còn luân hồi), hoặc là tu cao hơn nữa, cũng chỉ là các vị Thần Tiên cõi Khí Thiên Thần vài trăm năm, khi thời gian đến cũng phải đến trần gian này làm người trở lại, mà hễ làm người là còn luân hồi khổ. Có người làm người hưởng phước sung sướng quá nên không muốn tu nữa, nhưng họ đâu biết rằng :
    "Phước Dù Đến Tận Trời Cao, Gió Vô Thường Đến, Cũng Hóa Thành Hư Vô "
    - Nên con đường duy nhất để thoát khỏi luân hồi là :cầu Đạo, tu Đạo, đắc Đạo.
    - Đắc Đạo là đắc được siêu sanh liễu tử, là thoát được luân hồi, là đắc được Tam Bảo. Tam Bảo chính là mục tiêu tối thượng của thiên kinh vạn điển, có câu :
    "Đọc Hết Thiên Kinh Vạn Điển, Không Bằng Minh Sư Nhất Chỉ Điểm "
    - Đây chính là : sự thù thắng của Tam Bảo, vì trên giấy mực không bao giờ tìm thấy được Tam Bảo, lúc Điểm Truyền Sư đại diện cho Minh Sư, thắp nên cây nhang từ đèn của Lão Mẫu dẫn xuống lư hương ý là : bổn tánh quang minh của mình vốn từ Vô Cực Lý Thiên mà xuống phàm trần, do lạc vào hậu thiên quá lâu, nên đã nhiễm phải thói hư tật xấu, phải sửa bỏ sạch những thói hư tật xấu này, cho Phật Tánh mình quang minh trở lại lúc đầu tiên mới xuống phàm, thì mình trở về mới khớp với Vô Cực Lý Thiên. Nên : bổn tánh này vốn nó tự thanh tịnh, vì vậy khi cầu Đạo bảo chúng ta rằng "Bình tâm tịnh khí, mắt nhìn Phật đăng ", cũng ý là : mọi lo lắng phiền não, những tình cảm phàm tục gia đình, hãy tạm buông xuống, nhất tâm hướng lên Phật.
    - Trong lúc chúng ta nhìn lên, lúc đó tự tánh Phật chúng ta xuất hiện ra, không ưu tư, không phiền não, thì Minh Sư mới đem chánh Đạo truyền cho chúng ta, nên nói : đắc Đạo rồi, là đệ tử của Phật rồi. ( có phải không quý vị ? xin hỏi Phật nào, các vị có biết không ? Là Tế Công Hoạt Phật). thì việc đầu tiên là phải học Đạo thì mới hiểu mà tuân thủ và hành theo tu trì của Tam Bảo thì mới có thể đạt bổn hoàn nguyên, khôi phục lại bổn tánh tự nhiên, ( điều này các vị cao nhân thời xưa tu nhiều kiếp nhưng vẫn không đắc được, nhưng chúng ta ngày nay trong tích tắc lại có trong tay, nên thấy quá dễ dàng, quá đơn giản mà xem thường nó, bỏ rơi nó, thật sự nó là viên kim cương ngàn năm sáng chói, tại thánh không tăng, tại phàm không giảm, một bảo bối vô cùng quý giá mà trần gian không thể nào có, cũng không thể nào sáng bằng được, đó chính là Phật Tánh là bổn tánh chúng ta, đương nhiên lúc mới cầu Đạo, các vị nghe nói nhưng không thể nào hiểu được Phật Tánh là gì, cũng không biết Phật Tánh vốn quý như thế nào ? nhưng nếu các vị chịu đem thời gian suy nghĩ, nghiên cứu đến một này các vị hiểu được nó, biết được nó, thấy nó được, lúc đó tâm các vị đã sáng lên rồi, thì mọi việc mọi vật các vị đã thông suốt hết , điều này gọi là hạ công phu tu, học nghiên cứu, nhưng để đạt đến trình độ này không phải dễ ( vì mọi người đều biết nhưng có chịu hạ công phu không mới là quan trọng) và cũng không khó khăn nếu các vị chịu quan tâm đến Phật Tánh thì nhất định các vị sẽ đạt đến Minh Tâm Kiến Tánh.
    - Chúng ta vốn từ Thiên Đàng xuống, vốn đã có sẵn sự thanh tịnh, thuần khiết nhưng vì ở trần gian quá lâu 60 mấy ngàn năm sinh tử luân hồi quá nhiều kiếp, ăn cháo lú của bà mạnh bà quá nhiều, nên mình đã quên đi bổn tâm Phật tánh của mình, bị những thói hư tật xấu làm ô nhiễm Phật Tánh, che lấp mất Phật Tánh rồi, nên mình không còn biết Phật Tánh về đâu nữa, nên lúc cầu Đạo được Minh Sư nhất chỉ điểm, chính là cho chúng ta biết rằng :Phật Tánh của con chính tại nơi này, từ nơi này tìm ra Phật Tánh, tự trong thân trong tâm con mà tìm lại Phật Tánh, các con hướng ra ngoài tìm, tìm nhiều đời nhiều kiếp cũng không bao giờ tìm được. Nên nói tu Đạo tu tâm là vậy, các vị có hiểu không ?
    - Ngày hôm nay mình cầu Đạo, chính là cầu Tam Bảo để giúp chúng ta tìm lại, khôi phục lại bổn lai diện mạo tự nhiên của mình, nhưng mà muốn đắc được Tam Bảo không phải dễ dàng, phải đúng thời cơ và còn có điều kiện nữa, vì Đạo phi thời bất giáng, phi nhân bất truyền.
    - Ngày xưa tu Đạo phải Thiên Lý tầm Minh Sư, vạn lý cầu khẩu quyết, đi tìm, đi cầu đến nỗi mang giày sắt mà đi tới mòn vẫn không cầu, không tìm được.
    - Rất là nhiều người tu hành, công phu tu Đạo rất tốt, căn cơ sâu dày, nhưng vẫn không cầu được Đạo, vì sao ? vì Đạo ngày xưa là bí truyền, là đơn truyền độc thụ ( Đạo bất truyền lục nhĩ), Đạo chỉ một đời truyền một đời, do ngày xưa tu Đạo nhưng Minh Sư nan ngộ, chân Đạo nan phùng, nên có rất nhiều người tu, nhưng thành Đạo thì không bao nhiêu cả.
    - Còn ngày nay thì sao ? Nay là thời tam kỳ mạt kiếp, còn gọi là :Bạch Dương Kỳ, thời kỳ thâu viên, Lão Mẫu có mệnh, phổ độ chúng sanh, độ 96 ức nguyên phật tử bình an trở về Lý Thiên, nên thời kỳ Bạch Dương Kỳ này , Đạo đại khai phổ độ, chúng ta mới dễ dàng đắc Đạo, mới có thể có cơ hội cầu Đạo, đắc Đạo và thành Đạo, (đắc Đạo là y như Tiên Phật ngày xưa đắc Đạo). Đây là thời kỳ cuối cùng nên Lão Mẫu cho :Kiếp này tu kiếp này thành Đạo.
    - Lão Mẫu nói :mỗi khi bàn Đạo Mẫu lệnh cho chư Thiên Tiên Phật đáo đàng hộ pháp, trong 500 dặm xa, không có âm hồn hay ma quỷ đến quấy phá, thì mới truyền Đạo, bàn Đạo là kinh thiên động địa, bàn Đạo phải có Minh Sư truyền Đạo, không có Minh Sư, mình không thể cầu được đại Đạo để thoát khỏi sinh tử luân hồi.
    Có câu : Hữu Duyên Gặp Phật Ra Đời, Vô Duyên Gặp Phật Vào Nơi Niết Bàn.
    Nay phụng mệnh Lão Mẫu đại khai phổ độ.
    Mẫu lệnh : Di Lặc Tổ Sư chấp trưởng thiên bàn.
    Sư Tôn :Tế Công Hoạt Phật và Sư Mẫu: Nguyệt Tuệ Bồ Tát chấp chưởng Đạo bàn .Tam vị Phật này cùng bàn mạt hậu thâu viên. Nên nói :
    - Thời này Phật Di Lặc ra đời, chúng sanh thời này thật hữu duyên, Đạo này trời người cùng làm, bàn Đạo phải có Phật Đường, Phật Đường chính là pháp thuyền độ hóa chúng sanh, có Phật đường mới cầu được Đạo. Ngày nay chúng ta cầu Đạo, đắc Đạo so với chùa chiền tu phước, thật là cách xa một trời một vực, muốn được nghe Tam Bảo, người thường không thể nào nghe được, phải có Phật duyên sâu dày mới cầu được Đạo, đắc Đạo, thì mới nghe được Tam Bảo.
    Vậy ý nghĩa của Tam Bảo là gì?
    1/ Huyền Quang Khiếu là nơi Minh Sư nhất chỉ điểm là nơi thanh tịnh của Phật Tánh biết chơn tâm và phân biệt rõ ràng :chơn tâm và vọng tâm, thì hãy để chơn tâm hiện ra.
    - Chơn tâm là gì ? Là Phật Tánh, là lý thể của phật tánh, là tâm thanh tịnh, tâm không tư thiện, không tư ác, tâm lúc nào cũng lương thiện hiền lương, lúc đó Phật Tánh hiện ra trước mắt, gọi là Minh Tâm Kiến Tánh, nên Minh Sư nhất chỉ điểm, là trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật, là của chánh, nơi đi ra vào cửa Phật Tánh.
    - Lão sư nói :tâm của các con ở nơi Minh Sư nhất chỉ điểm, ngoài nơi đây không còn nơi nào có vì vậy không thể hướng ngoại để tìm.
    - Người có lục đạo luân hồi khổ, duy có tu Đạo liễu tuần hoàn, trong lúc Minh Sư nhất chỉ điểm là giúp chúng ta tỉnh ngộ, để trừ vọng tâm mà đắc chân tâm và hiện ra chân tâm phật tánh của mình, nhất niệm thanh tịnh chính là Tây Phương Tịnh Thổ, nên Huyền Quang Khiếu chính là cửa chánh, cửa sanh tử, do cửa chánh bị đóng lại quá lâu, nếu không có Minh Sư khai mở, thì sẽ không thoát khỏi vòng tam giới.
    - Vậy lấy gì để chứng minh là chúng ta đắc Đạo, chính là bản thân mình ( gọi là chứng đắc kim thân), đắc được Minh Sư nhất chỉ điểm khi quy không thân thể mềm mại trở về Lý Thiên .
    2/ Khẩu Quyết : là Ngũ tự chân kinh, là mật ngữ, là thông thiên chú.
    - Chữ thứ nhất là :nói về tự tánh của mình, chính là vô cực bản thể không thay đổi.
    -Chữ thứ hai là :thái cực, nhân tâm con người có thương có ghét, có ứng sự việc.
    - Chữ thứ ba là : Hoàng cực, đại diện cho thể dụng hợp nhất, cả hai đều phải cùng làm, cầu Đạo rồi phải chuyển thức tâm thành trí tuệ, tánh và tướng hợp nhất, ngôn và hành hợp nhất, trong ngoài như một, thân này có ngày không còn nên phải biết thiện dụng cho thật là tốt, khẩu quyết chúng ta thường niệm trong tâm, giúp chúng ta hàng phục tâm vọng tưởng, để tâm chúng ta thanh tịnh xuống.
    Di lặc Phật vào thời Phổ Độ Tam Tào này trách nhiệm của Ngài vô cùng quan trọng nên chúng ta phải phò trợ Di Lặc thành đại Đạo. Trong kinh Di Lặc có câu ( lao thuyên ý mã niệm vô sinh) ý nói : tâm chúng ta không thanh tịnh bởi do tâm mình là tâm viên ý mã, thường suy nghĩ lung tung, như những con ngựa chạy tứ tán, thường hướng ra ngoài, nơi này nơi kia để truy cầu vật chất hưởng thụ, bởi sức hút của vật chất quá mạnh, nên mình khởi tâm vọng niệm, mà mình không thể khắc phục được chính bản thân mình.
    Ngũ Tự Chân Kinh chúng ta thường mặc niệm sẽ giúp chúng ta hàng phục lại tâm viên ý mã này, luôn cả những vọng tâm và vọng niệm, và để chúng ta tiến thêm một bước nữa là Khai Ngộ và Kiến Tánh.
    3/ Hợp Đồng ý nghĩa là gì ? Tay phải thuộc âm, là đại diện cho cái ác, tay trái thuộc dương, đại diện cho cái Thiện, lấy tay trái bao tay phải, lấy Thiện bao ác, ẩn ác dương Thiện, là sửa đổi thói hư tật xấu, là hành Thiện, hành ra tấm lòng bao dung, độ lượng.
    - Từ chữ ty đến chữ hợi là : từ khỏi đầu đến kết thúc phải kiên trì tu đạo 24 giờ thời thời khắc khắc mặc niệm chân kinh và hướng vào tịnh thổ để bản tánh chúng ta tịnh lại, và cũng ý là cảnh tỉnh Bạch Dương tu sĩ, nhất định phải biết khôi phục lại bản tâm mình ,đó là tâm nào ?
    - Tâm thuần khiết như một đứa trẻ, không biết giận, không biết hờn, không ghi lòng tạc dạ, khôi phục lại xích tử chi tâm, tâm chí thiện, lời nói và hành động phải hợp nhất, hợp với tự tánh, và hợp với thiên lý lương tâm, cũng chính là hợp với đạo với Lão Mẫu, nay chúng ta được pháp thân này phải biết thiện dụng cho thật tốt, làm gì cũng suy nghĩ trước sau cho hợp với chúng sanh thì sẽ không còn sự tranh chấp lẫn nhau.
    Yếu Tưởng Thành Phật Cần Lễ Bái, hợp đồng chúng ta bao lại là để khấu đầu Thiên Ân sư đức, Tiên Phật Bồ Tát, ý nói : muốn thành Phật phải siêng năng bái lạy, nó còn giúp chúng ta hàng phục lại tâm trễ nải, tâm lười biếng, tâm vọng tưởng, chúng sanh vốn tích tụ đầy đủ đức tướng Như Lai và trí tuệ, mọi thứ đều bình đẳng, chúng ta phải tu tâm bình đẳng, khôi phục lại bản tính đơn thuần khiết, nhân hậu hiền lương.
    - Tam Bảo còn cho chúng ta sám hối về nghiệp chướng tiền kiếp vì : Tam Độc, Tham, Sân, Si, lũy kiếp đã tích tụ thành nghiệp số, nghiệp chướng cản trở chúng ta, nên ta phải : Sám hối nghiệp chướng, nghiệp lực, khi ôm hợp đồng khấu đầu là mình phải :
    - Sám hối tội lỗi lũy kiếp mà chúng ta đã tạo ra, xin những oan khiên tha thứ tội lỗi cho chúng ta và ta phải sửa những sai trái mà chúng ta phạm phải, phải hồi hướng công đức cho nghiệp lực, cuối cùng mình tu phải : đạt được xích tử chi tâm, khôi phục lại bổn lai diện mạo của mình.
    4/ Sự Thù Thắng Của Tam Bảo : Tam giáo vốn viên thông tròn đầy.
    - Đạo giáo gọi là : bảo nguyên thủ nhất
    -Nho giáo gọi là : chấp chung quán nhất
    - Phật giáo gọi là :vạn pháp quy nhất
    Đều là nói về bản thể tự tánh của mình, nên tam giáo đều truyền cái tánh này, chỉ cần chúng ta chân chánh ngộ được bản tánh, bản tâm thì dù ở nơi nào, một là mọi thứ, mọi thứ đều là một.
    Nhất Bổn Tán Vạn Thù, Vạn Thù Quy Nhất Bổn
    Đạo là lộ, lộ là con đường trở về cố hương. Phật nói :" Ta có chánh pháp nhãn tàn, Niết Bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền "( lời của Phật nói với Ma Ha Ca Diếp).
    * Dù kinh điển có để lại nhiều vô số cũng không đạt được cứu cánh vì : không có Minh Sư nhất chỉ điểm, kinh điển chỉ giáo hóa dạy chúng ta tu sửa, sửa mình cho thật tốt để chuẩn bị đắc Đạo cho tương lai.
    * Còn Minh Sư nhất chỉ điểm là mở cánh cửa sanh tử thì mình mới thoát khỏi lục đạo luôn hồi, tu đạo không rõ về Huyền Quan Khiếu thì không thể thoát khỏi lục đạo luôn hồi nên cầu đạo là đắc được thiên đạo để trở về cố hương. Đạo do ngày xưa bí mật truyền thừa nên gọi là bí truyền, nên đắc đạo là đắc Thiên Cơ mật bảo.
    - Ngày nay đại đạo phổ truyền khắp thế giới, hễ là thiện nam tín nữ đều được cầu đạo khai quang, vì vậy sau khi cầu đạo phải tu đạo, bàn đạo để khai ngộ kiến tánh, khởi phát trí tuệ bồ đề, khởi tâm chí thiện, để tâm ứng tâm, trực thám bổn nguyên, phải thật tốt tu, thật tốt hành công lập đức, khi công quả viên mãn thì trực chỉ trở về Lý Thiên, đó mới thực sự là giải thoát quyết triệt để chuyện sanh tử luân hồi, thật sự là siêu sanh liễu tử.
    Đạo Có Thể Viên Thành
    - Từ cổ chí kim, tu đạo có nhiều phương pháp, các tôn giáo tu mỗi cách khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là giải thoát luân hồi, siêu sanh liễu tử.
    Tu có "
    - Thượng Thừa, Trung Thừa, và Hạ Thừa, nhưng nếu không có chân đạo giáng thế, không đắc Minh Sư nhất chỉ điểm, cho dù chúng ta siêng năng tham thiền nhập định, bố thí phóng sanh, trường chay niệm phật, thì chỉ là tu phước, không phải tu về cái trí tuệ bồ đề.
    Ngày nay đắc đạo là đắc thượng thừa chánh đẳng, chánh giác, nên chúng ta tu đạo phải tu cho trọn vẹn, cho thành đạo, vì vậy mới gọi là tánh mệnh song tu, mới giúp mình siêu phàm nhập thánh, đạt bổn hoàn nguyên.
    - Nên Tam Bảo tu trì là phải dùng tâm của chúng ta tu, Lục Tổ nói rằng :
    " Bồ đề tự tánh, bổn lai thanh tịnh"
    Nếu dụng tâm này, kiến tánh thành Phật
    - Như vậy trí tuệ mới quang minh mới phát sáng, muốn biết bản tâm phải kiến tự tánh, tu đạo tâm phải cẩn thận, nên cẩn ngôn thận hành, tiếp theo là hàm dưỡng, hạo nhiên chánh khí. Chúng ta mở được khiếu này là mở được của sanh tử, nếu có tu tồn tâm dưỡng tánh trí tuệ bồ đề mới phát sáng, nếu không tu mà còn làm sai thì ánh sáng đó sẽ bị lu.
    Do đó làm gì cũng nghĩ đến lợi ích của chúng sanh, không hại người hại vật, thường ngày phải tam tỉnh và không ngừng hành công lập đức, còn phải bồi dưỡng hạo nhiên chánh khí và cuối cùng là ngừng nơi chí thiện. Khi ở gia đình bất cứ đang ở vị trí nào, vai trò nào phải định tâm xuống mà làm tròn trách nhiệm của mình " chuyện phàm làm cho tròn, chuyện thánh không thể sơ xuất "
    Lão Sư Nói :tại khiếu này, một khi ta tịnh xuống được thì thân tâm nhẹ nhàng, đó là nơi chí thiện bảo địa, phải từ nơi Minh Minh Đức, tiến tới Tân Dân và ngừng nơi chí thiện, phải quyền quyền phục ưng $ là thời thời khắc khắc không rời khỏi nơi đây dù trong chốc lát. Tam Bảo trong đó có hợp đồng là xích tử chi tâm, cho ta tìm về chân tâm, tâm không vọng tưởng, không sơ xuất, bản chất tu đạo đơn thuần là tốt nhất, phải bỏ đi thói hư tật xấu, ngôn hành hợp nhất, tu không trễ nải và tu đến hơi thở cuối cùng, chí hướng không thay đổi.
    Khẩu Quyết : giúp chúng ta hàng phục vọng niệm, khi niệm chân ngôn là giúp chúng ta đạt đến giới định, tuệ. Khi mặc niệm, tâm lúc nào cũng nghĩ đến Di Lặc Tổ Sư, miệng nở nụ cười thật tươi và bụng to khoan dung tất cả, phải kế thừa gia đình Di Lặc, không ngừng dẫn dắt hậu học, không ngừng độ hóa chúng sanh, tận đại trung đại hiếu.
    *** Kết Luận ***
    - Đạo ngày xưa đơn truyền độc thụ.
    - Đạo ngày nay phổ truyền khắp tam thiên.
    Tam Bảo :Quan, Quyết, Ấn là pháp môn thượng thừa, pháp môn cứu cánh, giúp chúng ta siêu sanh liễu tử, dựa vào tam bảo tu thành Phật có thừa, cầu đạo, tu đạo có thành tích thì chứng đạo bồ đề, tu thành đạo về Thiên Đàng hưởng 10800 năm tiêu diêu tự tại, sau khi cầu đạo, lập nguyện phải liễu nguyện, có nguyện mà không liễu, khó trở về cố hương.
    Nên đây là pháp môn thù thắng nhất, Quan, Quyết, Ấn thống lãnh vạn giáo, tam bảo bao gồm thiên kinh vạn điển, y pháp tu trì, trừ được vọng tâm, tâm chấp trước, tu tam bảo, thành tựu vô thượng bồ đề, đạt thành chánh quả, nên dù bất cứ nơi nào, không được quên tam bảo, từ xưa đến nay, đời đời tu đạo chỉ có một pháp môn truyền tam bảo là như thế này, dù ở bất cứ nơi đâu nơi nào cũng cố gắng tận tâm mình, dù người ta có nói chuyện thị phi gì đi nữa cũng không cần nghe tới, không thể lung lạc tâm trí mình, do đó phải thật tốt nắm bắt cơ hội này mà tu trì, thì mới thực sự liễu thoát sanh tử, vì đây đã là kiếp cuối cùng rồi.
    Do đó có câu :
    "Lênh đênh trên cõi hồng trần,
    Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
    Nay tu một kiếp này thành,
    Tận tâm tận lực, đồng sanh thiên đàng.
    Nguyện cho bá tánh tu hành,
    Đồng về cực lạc, đồng sanh sen vàng. "
    - Hậu học nói đến đây có điều chi không viên mãn, khấu đầu Xin Tiên Phật từ bi xá tội, Điểm Truyền Sư, các vị giảng sư chỉ chính và các vị Tiền Hiền bao dung.
    - Chúc quý vị và gia đình luôn mạnh khỏe và an lạc, thân tâm an lạc, phước huệ song tu, đạo quả chóng viên thành, âu xiêu dương thế, pháp giới chúng sanh, đồng thành phật đạo.
    Nam mô Thiên nguyên thái bảo A Di Đà Phật

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét