Kính thưa quý vị Tiền Hiền Đại Đức ! Trong toàn thế giới hôm nay, có thể nói rằng chúng ta là một nhóm người vô cùng may mắn và được Trời ưu đãi nhất. Tại sao nói thế ? Tại vì chúng ta hầu như không tốn chút công sức gì mà cầu được cái quý báu nhất trong vũ trụ này, mà xưa nay Thánh Phật đều mơ ước tha thiết để cầu được, đó là Tiên Thiên Đại Đạo.
Nhớ lại bữa cầu Đạo, chúng ta từ một trần thế bề bộn phức tạp, biến hóa khôn lường, bước chân vào một lãnh thổ khoan thai điều hoà và tràn đầy tình thương, tại một Phật Đường yên tĩnh, chúng ta đã tham dự một nghi thức cầu Đạo thật trang nghiêm cung kính, những cảm nhận lúc ấy không thể nào diễn tả được. Sở dĩ có câu rằng :"Như người uống nước nóng hay lạnh tự hay ".Trong tình cảnh ấy chúng ta đã cầu được Thánh Đạo. Sau đó chúng ta được nghe giảng sư thuyết về Tam Bảo, những chân lý huyền bí của Thánh Nhân để lại trong sách kinh đã được phô bày ra một cách mạch lạc rõ ràng, khiến lòng ta lĩnh hội sâu sắc. Hồi ấy những vị tu sĩ cũng chính từ đó mà giác ngộ được Đạo, ngay sau đó họ đẩy mạnh pháp luân, tuyên truyền Phật Pháp, đi cứu thế độ người, những vị ấy là những vị Thánh Phật, Bồ Tát mà xưa nay chúng ta vẫn tôn kính thờ cúng. Sở dĩ chúng ta hôm nay không thể như các vị Thánh Phật là vì chúng ta còn là một phàm phu tầm thường, niềm sung sướng sau khi đắc Đạo, linh tính như được tái sinh, và được mưa pháp tưới nhuần đó có lẽ sẽ khô cạn ngay, do bị trần cảnh tiêm nhiễm trở lại, nếu cứ tiếp tục như thế, linh tính bị mê mờ đi, thì sẽ mất đi cơ hội thành Phật và sẽ không thể hưởng thụ được sự quý báu của Đạo, đó là điều đáng tiếc vô cùng ! Nhưng có một điều chúng ta nên hiểu là : Hồi xưa tu trước đắc sau, nhưng bây giờ là đắc trước tu sau. Tuy rằng chúng ta được sự phù hộ và từ bi của Thiên Ân Sư Đức, đại nguyện hồng từ của Tổ Sư Di Lặc, và lòng nhiệt của tất cả Tiền Hiền mà cầu được Đại Đạo quý báu tràn đầy pháp hỉ này, nhưng xét cho cùng công phu tu hành của chúng ta còn chưa được vững chắc, Đạo học còn quá kém cỏi, nên lòng pháp hỉ vì đắc Đạo ấy sẽ bị mọi sự nghi ngờ, dục niệm dần dần che đậy và mê muội trở lại.
Chính vì vậy, cho nên các vị Tiền Hiền vô cùng từ bi, ngay sau khi chúng ta cầu Đạo, liền tổ chức mở lớp giảng Đạo, hết lòng cổ vũ chúng ta đến tham dự, nếu chúng ta có chịu hy sinh chút thời gian quý báu về đến Phật Đường nghe giảng, tìm hiểu nghiên cứu về Đạo, chắc chắn sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ mọi sự nghi ngờ, và rửa sạch những dục vọng trần tục trong lòng, ngoài việc hiểu thêm được lẽ sống của con người, sau đó chúng ta mới sinh ra lòng tin và dũng khí ra sức sáng tạo, xây dựng cho mình cũng như cho mọi người một Thánh nghiệp vĩ đại huy hoàng.
Hôm nay hậu học rất vinh hạnh được Thiên Ân Sư Đức phù hộ, đại đức cảm hóa của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, Giảng Sư và khổ tâm dạy dỗ của các vị Tiền Hiền, mới có được cơ hội này cùng quý vị Đại Đức nghiên cứu chân lý của Ơn Trên. Tiêu đề của bài viết là :"Ý nghĩa về thiên Đạo ". Chúng ta đã cầu được Đạo, vậy Đạo là gì ? Ý nghĩa của Đạo là gì ? sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng bước một.
Đức Lão Tử rằng :" Hữu vật hỗn thành, tiên Thiên Địa sanh, tịch hễ liêu hễ, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu, ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo ".(Trang viết Đạo thứ 25)
Trong Ngũ Giáo Thánh Nhân, Đức Lão Tử miêu tả và trình bày về Đạo nhiều nhất. Thực ra thực thể của Đạo vốn không miêu tả được, nhưng chỉ vì muốn giúp cho chúng sanh đời sau có chút manh mối để tìm hiểu về Đạo, nên Thánh Nhân mới chịu khó dùng từ ngữ để thuyết minh trình bày ra. Đức Lão Tử để lại câu này trong quyển Đạo Đức Kinh có ý nghĩa gì ?.
- " Hữu vật hỗn thành ": chữ " vật " trong câu này là chỉ cái "Đạo ", hỗn thành là không biết nó hình thành như thế nào. Vạn vật sinh ra đều có nguồn gốc của nó, nói cách khác vạn vật trong vũ trụ đều là vật thể bị sinh ra. Nhưng chỉ có Nó là không bị sinh ra, và cũng không ai biết được Nó hình thành bởi gì, vì thế mới dùng từ "hỗn thành ",nghĩa là Nó tự mình hình thành không hề bị sinh ra.
- " Tiên Thiên Địa Sinh " : Trước khi có trời đất đã có Nó, Nó đã tồn tại trước khi có trời đất.
- " Tịch Hễ Liễu Hễ": " Tịch " là tĩnh tịch vô thanh. " Liễu " là hư không vô vật. " Tịch Liễu " là mô tả nó không có hình thể nào hết, cũng không có âm thanh hoặc mùi vị tại vì Nó không phải là một vật chất.
-" Độc lập nhi bất cải" : " Độc lập " là không lệ thuộc, " độc " là một thể tuyệt đối, " bất cải " là vĩnh viễn không thay đổi, và không bao giờ hư hoại.
-" Chu hành nhi bất đãi ":" Chu hành " là tự sinh ra một tác động, vận hành vạn vật một cách trọn vẹn, " bất đãi " là không ngừng trệ mệt mỏi hoặc có trở ngại. Ý rằng, Nó có một tác động làm cho vạn vật vận hành rất trọn vẹn và không bao giờ ngừng trệ : tất cả vạn vật đều dựa vào Nó mà tồn tại, không một phút giây nào rời khỏi Nó.
-" Khả Dĩ Vi Thiên Hạ Mẫu ": Nó có thể được xưng là Thân Mẫu ( nguồn gốc sinh ra) của trời đất vạn vật.
-" Ngô bất chi kỳ danh ": Nó vốn không có tên gọi, nên tôi cũng không biết Nó kêu tên gì.
-" Tự chi viết Đạo ": Bất đắc dĩ mới đặt đại một cái tên là " Đạo " để tượng trưng cho Nó.
-" Đây là một đoạn văn miêu thuật về Đạo của Đức Lão Tử. Từ câu nói trên chúng ta trích ra được một số kết luận sau:
1) Đạo là mẹ của vũ trụ vạn vật :
Như đã trình bày ở trên, chưa có trời đất là đã có Đạo, vạn vật trong vũ trụ đều do trời đất sinh ra, trời đất là do Đạo mà sinh ra, vì vậy mới gọi Đạo là mẹ của vũ trụ vạn vật. Chúng ta hiểu rằng, vạn vật là do trời đất mà sinh, vậy thì nguồn gốc của vạn vật là trời. Con người chúng ta tuy thông minh tài trí, đã sáng tạo nên nền khoa học văn minh tột độ ngày hôm nay, nhưng tuyệt đối không có cách nào sáng tạo nên cái sinh cơ của một tính mạng, một hạt giống, một bông hoa, một cây cỏ, và cũng như tất cả sự sống của vạn vật, bây giờ không được, sau này cũng không được, và mãi mãi vẫn không cách nào thực hiện được. Vì nguồn gốc của sinh cơ là do Ơn Trên ban cho ( hoặc gọi là tự nhiên). Con người cũng vậy, có câu nói : " Con người là trời sinh đất dưỡng ". Thân thể này là mượn cái trợ duyên của cha mẹ mà hình thành, nhưng cái làm cho thân thể trưởng thành và phát dục là phải nhờ sự tác dụng của sinh cơ. Con người được trời ưu đãi nhất, thừa nhận một linh tính nguyên vẹn của Ơn Trên và trở thành linh trưởng của vạn vật . Bởi thế, đối với tự nhiên. Đạo là mẹ của vạn vật : đối với con người, Đạo là linh tính của Thượng Đế ban cho, chúng ta gọi Thượng Đế là "Lão Mẫu Nương " một người là Mẫu thân sinh ra linh tánh chúng ta, và Mẫu thân sinh ra thân thể chúng ta. Chúng ta chia tay với Lão Mẫu Ơn Trên đã hơn 60.000 năm rồi. Hôm nay chúng ta cầu đạo là muốn nhận biết lại Lão Mẫu Nương này, và tu đạo để khôi phục lại hào quang của linh tính và tìm lại được con đường để sau này có thể trở về gặp lại Lão Mẫu Ơn Trên, thoát khỏi sự luân hồi trong khổ hải.
2) Đạo là phép tắc xử lý vạn vật :
" Lý" là công dụng của Đạo, đối với trời gọi là Thiên Lý, ví dụ như sự vận hành của mặt trời mặt trăng và sự giao thế của Xuân, Hạ, Thu, Đông, mưa gió, sương mù đều phải dựa vào Thiên lý, nên không bao giờ dừng lại và thay đổi. Đối với Địa lý nên tràn đầy sinh cơ . Đối với vật gọi là Vật Lý, nên từ xưa đến nay tất cả hiện tượng vật lý không bao giờ thay đổi. Đối với sự việc gọi là Sự Lý, nếu tất cả sự việc đều hành sử theo phép tắc của nó, thì không bao giờ gặp trở ngại. Đối với con người gọi là Tính Lý, nếu con người cũng biết dựa vào tính lý lương tâm mà làm người, mới xứng đáng được tôn xưng là " Vạn vật chi linh ".
Như đã kể ở trên, Đạo là một thể độc lập không lệ thuộc và mãi mãi không thay đổi. Đạo có một tác động thúc đẩy vạn vật vận hành rất trọn vẹn, không bao giờ ngừng trệ hoặc có trở ngại. Trời đất vạn vật vì biết dựa theo Đạo mà vận hành nên được tồn tại rất lâu dài, từ đó chúng ta biết được sự vận hành của vạn vật phù hợp với phép tắc của Đạo mới được an toàn bình thường : nghịch với phép tắc của Đạo thì khác thường, nên Đạo là phép tắc để xử lý vạn vật .Thiên, Địa, Nhân, Sự, Vật đều do Đạo thao tác cai trị. Con người thừa nhận tính lý của Đạo mới được sinh ra giữa trời đất, trở thành linh trưởng của trời đất vạn vật, nên con người xử lý vạn vật trong thiên hạ tất phải tuân theo phép tắc của Đạo, mới thực sự là một người đội trời đạp đất. Tục ngữ rằng :" Thuận thiên tắc sinh, nghịch thiên tức vong ".Trời tuân theo Thiên Lý mà có đức hiếu sinh, nên có khả năng sinh dục vạn vật. Đất tuân theo Địa Lý mà có đức quảng sinh, nên có khả năng dưỡng dục vạn vật. Con người sống giữa trời đất, nếu có thể tuân theo tính lý mà sống để bù đắp chỗ thiếu hụt chưa hoàn bị của trời đất, thì thiên hạ tất sẽ hiện ra cảnh tượng thanh bình lành mạnh, đó chính là một cảnh tượng ban đầu vốn có của thiên hạ. Nhưng vì con người từ khi nảy lên một ý niệm vô minh, lòng tự kỷ tham lam nổi dậy, mới gây nên những hành vi tranh dành chiếm đoạt lẫn nhau, và phá hoại cục diện thăng bình của thiên hạ : thậm chí ngày càng hiểm ác hơn, hình thành một xã hội hỗn loạn chém giết lẫn nhau, tạo nên một thế giới tràn đầy tội ác, tai kiếp liên miên tày trời. Nay chúng ta đã cầu Đạo, tìm lại được Phật tính lương tâm đã đánh mất tự bao giờ, sau này phải biết dựa theo phép tắc của Đạo xử sự, tuân theo Thiên Lý lương tâm làm việc, bù đắp sự khiếm khuyết của trời đất. Như thế, Thiên, Địa, Nhân tam tài tự hoàn thành bổn phận của mình, mới có thể hóa trừ hoạ kiếp, hồi phục lại cảnh tượng thăng bình của thế giới.
3) Đạo là con đường chánh trở về trời của chúng sinh :
Chúng ta đã được biết rằng con người là do Trời sinh, nói cách khác là chúng ta là từ trên trời xuống trần gian. "Trời "này là Vô Cực Lý Thiên đến, thì sau này cũng nên trở về Vô Cực Lý Thiên - là quê hương của chúng ta. Con người từ Vô Cực Lý Thiên đến, thì sau này cũng nên trở về Vô Cực Lý Thiên mới là gốc chính của con người. Nhưng vì từ khi con người nổi nên dục vọng có lòng tham muốn ích kỷ, nên đã tạo ra nhiều tội lỗi . Trong Thánh Kinh, Đức Giê Su có để lại một câu rằng :" Tổ tiên của nhân loại, Adam và Eve, vì chịu lời cám dỗ của rắn độc mà vi phạm ý chỉ của Thượng Đế, ăn nhằm quả thiện ác -quả cấm-mà tạo nên tội lỗi ". Trong kinh Phật cũng có câu ý rằng : Con người sinh ra vốn không có hoạ kiếp, cho đến khi có ý niệm vô minh mà bắt đầu truỵ lạc. Đó chính là nguyên do gây nên hoạ kiếp và sự truỵ lạc của con người. Con đường về Trời từ đó đã bị bế tắc và ngược lại con đường truỵ lạc xuống địa ngục dần dần rộng mở, con người bắt đầu truỵ lạc xuống tứ sinh lục đạo luân hồi, không được về Trời - quê nhà xưa.
( Tứ sinh : thai sinh, noãn sinh, thắp sinh, hoá sinh. Lục đạo : Thiên đạo, Nhân đạo, A tu la Đạo, Súc sinh đạo, Quỷ đói đạo, Địa ngục đạo)
Chúng ta cầu Đạo, là phải mở lại cánh cửa về Trời - Huyền Quan. Đức Giê - Su rằng :" Các ngươi hãy vào cửa chật, vì dẫn vào cửa diệt vong âý rất rộng, con đường rất lớn, nhưng người vào đó cũng rất nhiều, dẫn vào cửa vĩnh sinh là chật, con đường rất nhỏ, những người tìm được cũng ít". (" Mã Thái Phúc Âm " trang 7, tiết 13,14). Như chúng ta cũng đã biết, con người vốn từ trên Trời xuống, sau này cũng nên trở về Trời, nhưng mà từ khi lòng tham dục nổi nên và tạo nên tội lỗi, thì con đường trở về trời đã bế tắc. Những tham dục của con người là vì đôi mắt ham sắc mà động lòng, đôi tai ham nghe âm thanh mà động lòng, cái mũi ham ngửi mùi mà động lòng. Cái miệng ham ăn đồ ngon mà động lòng. Mắt, tai, mũi, miệng là bốn cánh cửa rộng lớn, luôn mở mang, và luôn luôn chạy theo mọi sự hưởng thụ của vật chất, dục vọng, sắc đẹp, danh lợi..., trên con đường đua đòi những thứ ấy, đã đánh mất lương tâm và làm xằng làm bậy, cho nên rằng, cánh cửa là rộng, con đường là lớn : những con người này khắp toàn thế giới cũng có ,vì vậy rằng những người đã đi lại rất nhiều. Chúng sinh trên con đường đuổi theo lòng tham hưởng thụ, tứ đại bàng môn rộng mở, cuối cùng linh tính sẽ từ bàng môn mà ra, bước lên con đường diệt vong - địa ngục. Cầu Đạo là mở" cửa chật" - Huyền Quan, đó là con đường Thiên Lý, làm việc theo Thiên Lý lương tâm, rất có thể sẽ gặp nhiều chắc trở, nên phải cẩn thận, từng ly từng tí, rụt rè thận trọng như đang chạy trên con đường chật hẹp, cho nên rằng, những người tìm được cũng ít. Nếu có thể cầu Đạo, mở ra " cửa chật ",dựa theo linh tính, Phật tính lương tâm làm việc, cho đến trăm năm tuổi thọ, linh tính từ Huyền Quan - " cửa chật " mà ra, như vậy mới dẫn đến Thiên Đường vĩnh sinh - Vô Cực Lý Thiên, đó là quê hương của chúng ta. Nên rằng : Đạo là con đường, là chỗ dẫn chúng ta trở về Vô Cực Lý Thiên - con đường chánh trở về quê hương cũ.
Nhớ lại bữa cầu Đạo, chúng ta từ một trần thế bề bộn phức tạp, biến hóa khôn lường, bước chân vào một lãnh thổ khoan thai điều hoà và tràn đầy tình thương, tại một Phật Đường yên tĩnh, chúng ta đã tham dự một nghi thức cầu Đạo thật trang nghiêm cung kính, những cảm nhận lúc ấy không thể nào diễn tả được. Sở dĩ có câu rằng :"Như người uống nước nóng hay lạnh tự hay ".Trong tình cảnh ấy chúng ta đã cầu được Thánh Đạo. Sau đó chúng ta được nghe giảng sư thuyết về Tam Bảo, những chân lý huyền bí của Thánh Nhân để lại trong sách kinh đã được phô bày ra một cách mạch lạc rõ ràng, khiến lòng ta lĩnh hội sâu sắc. Hồi ấy những vị tu sĩ cũng chính từ đó mà giác ngộ được Đạo, ngay sau đó họ đẩy mạnh pháp luân, tuyên truyền Phật Pháp, đi cứu thế độ người, những vị ấy là những vị Thánh Phật, Bồ Tát mà xưa nay chúng ta vẫn tôn kính thờ cúng. Sở dĩ chúng ta hôm nay không thể như các vị Thánh Phật là vì chúng ta còn là một phàm phu tầm thường, niềm sung sướng sau khi đắc Đạo, linh tính như được tái sinh, và được mưa pháp tưới nhuần đó có lẽ sẽ khô cạn ngay, do bị trần cảnh tiêm nhiễm trở lại, nếu cứ tiếp tục như thế, linh tính bị mê mờ đi, thì sẽ mất đi cơ hội thành Phật và sẽ không thể hưởng thụ được sự quý báu của Đạo, đó là điều đáng tiếc vô cùng ! Nhưng có một điều chúng ta nên hiểu là : Hồi xưa tu trước đắc sau, nhưng bây giờ là đắc trước tu sau. Tuy rằng chúng ta được sự phù hộ và từ bi của Thiên Ân Sư Đức, đại nguyện hồng từ của Tổ Sư Di Lặc, và lòng nhiệt của tất cả Tiền Hiền mà cầu được Đại Đạo quý báu tràn đầy pháp hỉ này, nhưng xét cho cùng công phu tu hành của chúng ta còn chưa được vững chắc, Đạo học còn quá kém cỏi, nên lòng pháp hỉ vì đắc Đạo ấy sẽ bị mọi sự nghi ngờ, dục niệm dần dần che đậy và mê muội trở lại.
Chính vì vậy, cho nên các vị Tiền Hiền vô cùng từ bi, ngay sau khi chúng ta cầu Đạo, liền tổ chức mở lớp giảng Đạo, hết lòng cổ vũ chúng ta đến tham dự, nếu chúng ta có chịu hy sinh chút thời gian quý báu về đến Phật Đường nghe giảng, tìm hiểu nghiên cứu về Đạo, chắc chắn sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ mọi sự nghi ngờ, và rửa sạch những dục vọng trần tục trong lòng, ngoài việc hiểu thêm được lẽ sống của con người, sau đó chúng ta mới sinh ra lòng tin và dũng khí ra sức sáng tạo, xây dựng cho mình cũng như cho mọi người một Thánh nghiệp vĩ đại huy hoàng.
Hôm nay hậu học rất vinh hạnh được Thiên Ân Sư Đức phù hộ, đại đức cảm hóa của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, Giảng Sư và khổ tâm dạy dỗ của các vị Tiền Hiền, mới có được cơ hội này cùng quý vị Đại Đức nghiên cứu chân lý của Ơn Trên. Tiêu đề của bài viết là :"Ý nghĩa về thiên Đạo ". Chúng ta đã cầu được Đạo, vậy Đạo là gì ? Ý nghĩa của Đạo là gì ? sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng bước một.
Đức Lão Tử rằng :" Hữu vật hỗn thành, tiên Thiên Địa sanh, tịch hễ liêu hễ, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu, ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo ".(Trang viết Đạo thứ 25)
Trong Ngũ Giáo Thánh Nhân, Đức Lão Tử miêu tả và trình bày về Đạo nhiều nhất. Thực ra thực thể của Đạo vốn không miêu tả được, nhưng chỉ vì muốn giúp cho chúng sanh đời sau có chút manh mối để tìm hiểu về Đạo, nên Thánh Nhân mới chịu khó dùng từ ngữ để thuyết minh trình bày ra. Đức Lão Tử để lại câu này trong quyển Đạo Đức Kinh có ý nghĩa gì ?.
- " Hữu vật hỗn thành ": chữ " vật " trong câu này là chỉ cái "Đạo ", hỗn thành là không biết nó hình thành như thế nào. Vạn vật sinh ra đều có nguồn gốc của nó, nói cách khác vạn vật trong vũ trụ đều là vật thể bị sinh ra. Nhưng chỉ có Nó là không bị sinh ra, và cũng không ai biết được Nó hình thành bởi gì, vì thế mới dùng từ "hỗn thành ",nghĩa là Nó tự mình hình thành không hề bị sinh ra.
- " Tiên Thiên Địa Sinh " : Trước khi có trời đất đã có Nó, Nó đã tồn tại trước khi có trời đất.
- " Tịch Hễ Liễu Hễ": " Tịch " là tĩnh tịch vô thanh. " Liễu " là hư không vô vật. " Tịch Liễu " là mô tả nó không có hình thể nào hết, cũng không có âm thanh hoặc mùi vị tại vì Nó không phải là một vật chất.
-" Độc lập nhi bất cải" : " Độc lập " là không lệ thuộc, " độc " là một thể tuyệt đối, " bất cải " là vĩnh viễn không thay đổi, và không bao giờ hư hoại.
-" Chu hành nhi bất đãi ":" Chu hành " là tự sinh ra một tác động, vận hành vạn vật một cách trọn vẹn, " bất đãi " là không ngừng trệ mệt mỏi hoặc có trở ngại. Ý rằng, Nó có một tác động làm cho vạn vật vận hành rất trọn vẹn và không bao giờ ngừng trệ : tất cả vạn vật đều dựa vào Nó mà tồn tại, không một phút giây nào rời khỏi Nó.
-" Khả Dĩ Vi Thiên Hạ Mẫu ": Nó có thể được xưng là Thân Mẫu ( nguồn gốc sinh ra) của trời đất vạn vật.
-" Ngô bất chi kỳ danh ": Nó vốn không có tên gọi, nên tôi cũng không biết Nó kêu tên gì.
-" Tự chi viết Đạo ": Bất đắc dĩ mới đặt đại một cái tên là " Đạo " để tượng trưng cho Nó.
-" Đây là một đoạn văn miêu thuật về Đạo của Đức Lão Tử. Từ câu nói trên chúng ta trích ra được một số kết luận sau:
1) Đạo là mẹ của vũ trụ vạn vật :
Như đã trình bày ở trên, chưa có trời đất là đã có Đạo, vạn vật trong vũ trụ đều do trời đất sinh ra, trời đất là do Đạo mà sinh ra, vì vậy mới gọi Đạo là mẹ của vũ trụ vạn vật. Chúng ta hiểu rằng, vạn vật là do trời đất mà sinh, vậy thì nguồn gốc của vạn vật là trời. Con người chúng ta tuy thông minh tài trí, đã sáng tạo nên nền khoa học văn minh tột độ ngày hôm nay, nhưng tuyệt đối không có cách nào sáng tạo nên cái sinh cơ của một tính mạng, một hạt giống, một bông hoa, một cây cỏ, và cũng như tất cả sự sống của vạn vật, bây giờ không được, sau này cũng không được, và mãi mãi vẫn không cách nào thực hiện được. Vì nguồn gốc của sinh cơ là do Ơn Trên ban cho ( hoặc gọi là tự nhiên). Con người cũng vậy, có câu nói : " Con người là trời sinh đất dưỡng ". Thân thể này là mượn cái trợ duyên của cha mẹ mà hình thành, nhưng cái làm cho thân thể trưởng thành và phát dục là phải nhờ sự tác dụng của sinh cơ. Con người được trời ưu đãi nhất, thừa nhận một linh tính nguyên vẹn của Ơn Trên và trở thành linh trưởng của vạn vật . Bởi thế, đối với tự nhiên. Đạo là mẹ của vạn vật : đối với con người, Đạo là linh tính của Thượng Đế ban cho, chúng ta gọi Thượng Đế là "Lão Mẫu Nương " một người là Mẫu thân sinh ra linh tánh chúng ta, và Mẫu thân sinh ra thân thể chúng ta. Chúng ta chia tay với Lão Mẫu Ơn Trên đã hơn 60.000 năm rồi. Hôm nay chúng ta cầu đạo là muốn nhận biết lại Lão Mẫu Nương này, và tu đạo để khôi phục lại hào quang của linh tính và tìm lại được con đường để sau này có thể trở về gặp lại Lão Mẫu Ơn Trên, thoát khỏi sự luân hồi trong khổ hải.
2) Đạo là phép tắc xử lý vạn vật :
" Lý" là công dụng của Đạo, đối với trời gọi là Thiên Lý, ví dụ như sự vận hành của mặt trời mặt trăng và sự giao thế của Xuân, Hạ, Thu, Đông, mưa gió, sương mù đều phải dựa vào Thiên lý, nên không bao giờ dừng lại và thay đổi. Đối với Địa lý nên tràn đầy sinh cơ . Đối với vật gọi là Vật Lý, nên từ xưa đến nay tất cả hiện tượng vật lý không bao giờ thay đổi. Đối với sự việc gọi là Sự Lý, nếu tất cả sự việc đều hành sử theo phép tắc của nó, thì không bao giờ gặp trở ngại. Đối với con người gọi là Tính Lý, nếu con người cũng biết dựa vào tính lý lương tâm mà làm người, mới xứng đáng được tôn xưng là " Vạn vật chi linh ".
Như đã kể ở trên, Đạo là một thể độc lập không lệ thuộc và mãi mãi không thay đổi. Đạo có một tác động thúc đẩy vạn vật vận hành rất trọn vẹn, không bao giờ ngừng trệ hoặc có trở ngại. Trời đất vạn vật vì biết dựa theo Đạo mà vận hành nên được tồn tại rất lâu dài, từ đó chúng ta biết được sự vận hành của vạn vật phù hợp với phép tắc của Đạo mới được an toàn bình thường : nghịch với phép tắc của Đạo thì khác thường, nên Đạo là phép tắc để xử lý vạn vật .Thiên, Địa, Nhân, Sự, Vật đều do Đạo thao tác cai trị. Con người thừa nhận tính lý của Đạo mới được sinh ra giữa trời đất, trở thành linh trưởng của trời đất vạn vật, nên con người xử lý vạn vật trong thiên hạ tất phải tuân theo phép tắc của Đạo, mới thực sự là một người đội trời đạp đất. Tục ngữ rằng :" Thuận thiên tắc sinh, nghịch thiên tức vong ".Trời tuân theo Thiên Lý mà có đức hiếu sinh, nên có khả năng sinh dục vạn vật. Đất tuân theo Địa Lý mà có đức quảng sinh, nên có khả năng dưỡng dục vạn vật. Con người sống giữa trời đất, nếu có thể tuân theo tính lý mà sống để bù đắp chỗ thiếu hụt chưa hoàn bị của trời đất, thì thiên hạ tất sẽ hiện ra cảnh tượng thanh bình lành mạnh, đó chính là một cảnh tượng ban đầu vốn có của thiên hạ. Nhưng vì con người từ khi nảy lên một ý niệm vô minh, lòng tự kỷ tham lam nổi dậy, mới gây nên những hành vi tranh dành chiếm đoạt lẫn nhau, và phá hoại cục diện thăng bình của thiên hạ : thậm chí ngày càng hiểm ác hơn, hình thành một xã hội hỗn loạn chém giết lẫn nhau, tạo nên một thế giới tràn đầy tội ác, tai kiếp liên miên tày trời. Nay chúng ta đã cầu Đạo, tìm lại được Phật tính lương tâm đã đánh mất tự bao giờ, sau này phải biết dựa theo phép tắc của Đạo xử sự, tuân theo Thiên Lý lương tâm làm việc, bù đắp sự khiếm khuyết của trời đất. Như thế, Thiên, Địa, Nhân tam tài tự hoàn thành bổn phận của mình, mới có thể hóa trừ hoạ kiếp, hồi phục lại cảnh tượng thăng bình của thế giới.
3) Đạo là con đường chánh trở về trời của chúng sinh :
Chúng ta đã được biết rằng con người là do Trời sinh, nói cách khác là chúng ta là từ trên trời xuống trần gian. "Trời "này là Vô Cực Lý Thiên đến, thì sau này cũng nên trở về Vô Cực Lý Thiên - là quê hương của chúng ta. Con người từ Vô Cực Lý Thiên đến, thì sau này cũng nên trở về Vô Cực Lý Thiên mới là gốc chính của con người. Nhưng vì từ khi con người nổi nên dục vọng có lòng tham muốn ích kỷ, nên đã tạo ra nhiều tội lỗi . Trong Thánh Kinh, Đức Giê Su có để lại một câu rằng :" Tổ tiên của nhân loại, Adam và Eve, vì chịu lời cám dỗ của rắn độc mà vi phạm ý chỉ của Thượng Đế, ăn nhằm quả thiện ác -quả cấm-mà tạo nên tội lỗi ". Trong kinh Phật cũng có câu ý rằng : Con người sinh ra vốn không có hoạ kiếp, cho đến khi có ý niệm vô minh mà bắt đầu truỵ lạc. Đó chính là nguyên do gây nên hoạ kiếp và sự truỵ lạc của con người. Con đường về Trời từ đó đã bị bế tắc và ngược lại con đường truỵ lạc xuống địa ngục dần dần rộng mở, con người bắt đầu truỵ lạc xuống tứ sinh lục đạo luân hồi, không được về Trời - quê nhà xưa.
( Tứ sinh : thai sinh, noãn sinh, thắp sinh, hoá sinh. Lục đạo : Thiên đạo, Nhân đạo, A tu la Đạo, Súc sinh đạo, Quỷ đói đạo, Địa ngục đạo)
Chúng ta cầu Đạo, là phải mở lại cánh cửa về Trời - Huyền Quan. Đức Giê - Su rằng :" Các ngươi hãy vào cửa chật, vì dẫn vào cửa diệt vong âý rất rộng, con đường rất lớn, nhưng người vào đó cũng rất nhiều, dẫn vào cửa vĩnh sinh là chật, con đường rất nhỏ, những người tìm được cũng ít". (" Mã Thái Phúc Âm " trang 7, tiết 13,14). Như chúng ta cũng đã biết, con người vốn từ trên Trời xuống, sau này cũng nên trở về Trời, nhưng mà từ khi lòng tham dục nổi nên và tạo nên tội lỗi, thì con đường trở về trời đã bế tắc. Những tham dục của con người là vì đôi mắt ham sắc mà động lòng, đôi tai ham nghe âm thanh mà động lòng, cái mũi ham ngửi mùi mà động lòng. Cái miệng ham ăn đồ ngon mà động lòng. Mắt, tai, mũi, miệng là bốn cánh cửa rộng lớn, luôn mở mang, và luôn luôn chạy theo mọi sự hưởng thụ của vật chất, dục vọng, sắc đẹp, danh lợi..., trên con đường đua đòi những thứ ấy, đã đánh mất lương tâm và làm xằng làm bậy, cho nên rằng, cánh cửa là rộng, con đường là lớn : những con người này khắp toàn thế giới cũng có ,vì vậy rằng những người đã đi lại rất nhiều. Chúng sinh trên con đường đuổi theo lòng tham hưởng thụ, tứ đại bàng môn rộng mở, cuối cùng linh tính sẽ từ bàng môn mà ra, bước lên con đường diệt vong - địa ngục. Cầu Đạo là mở" cửa chật" - Huyền Quan, đó là con đường Thiên Lý, làm việc theo Thiên Lý lương tâm, rất có thể sẽ gặp nhiều chắc trở, nên phải cẩn thận, từng ly từng tí, rụt rè thận trọng như đang chạy trên con đường chật hẹp, cho nên rằng, những người tìm được cũng ít. Nếu có thể cầu Đạo, mở ra " cửa chật ",dựa theo linh tính, Phật tính lương tâm làm việc, cho đến trăm năm tuổi thọ, linh tính từ Huyền Quan - " cửa chật " mà ra, như vậy mới dẫn đến Thiên Đường vĩnh sinh - Vô Cực Lý Thiên, đó là quê hương của chúng ta. Nên rằng : Đạo là con đường, là chỗ dẫn chúng ta trở về Vô Cực Lý Thiên - con đường chánh trở về quê hương cũ.
Những lời nói trên, chỉ là những lý luận thô thiển cơ bản mà thôi. Chúng ta nên biết rằng, Đạo là chí bảo của vũ trụ, chứ không phải là một vật chất, Nó không có hình thể, nhưng Nó có khả năng chủ tải tất cả vật chất, sinh hóa tất cả hình thể, nên Nó tuyệt đối không thể nào dùng văn tự lời lẽ mà miêu tả hình dung được. Tất cả kinh điển của Thánh Phật đều có cùng một tôn chỉ, đều trình bày về Nó, nhưng muốn hiểu rõ bộ mặt thật của Đạo, điều quan trọng nhất là phải tự đi tìm hiểu và giác ngộ. Chúng ta rất hân hạnh cầu được Đạo, nhưng làm thế nào để phát huy công dụng của chí bảo này ? Chỉ nhờ sự tận tâm chịu khó nghiên cứu mới có thể thấu hiểu được. Sự quý báu của Chân lý là phải tự đi nghiên cứu giác ngộ mới hiểu rõ được, rồi càng hiểu sâu thì càng thể hiện được công dụng đẹp đẽ của Nó, và cố gắng thực tiễn trong sinh hoạt hằng ngày, như thế mới thực sự là hiểu được sự quý báu của Đạo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét