Lợi ích của việc thụ Minh Sư một chỉ điểm đắc được
Tam Bảo
Kiếp nạn lớn nhất : Sự sanh tử luân hồi
Trong số các đạo thân, thường sẽ có những sự cảm ứng thù thắng của việc tránh kiếp tị nạn. Có một số các đạo thân đã xảy ra kiếp nạn rồi, nhưng mức độ bị thương ( tình trạng thương tật ) thì lại nhỏ nhẹ nằm ngoài những sự dự đoán, hoặc cơ hồ dường như chẳng có tí ti tổn hại nào, đủ thứ các loại hiển hoá của việc thoát chết, thật không sao kể xiết. Những sự hiển hoá này đều là lẽ thường chẳng cách nào giải thích nổi, đấy hoàn toàn là nhận được sự gia bị của Thiên Ân Sư Đức, sự từ bi cứu trợ của phật bồ tát, thậm chí đến mức là Thầy vì chúng ta gánh vác lấy. Thế nhưng chúng ta nhất định cần phải hiểu rằng, sự gánh vác thay của Thầy là cái mang tính tạm thời, vẫn cần phải tự chúng ta hành công lập đức để hoàn trả lại các món nợ của luỹ kiếp.
Chúng ta càng nên hiểu rõ rằng sự phát sinh của kiếp nạn là do đến từ những cái nhân xấu ác trong các kiếp quá khứ đã tạo xuống. Sở dĩ tạo xuống những cái nhân xấu ác, là do những sự tham, sân, si của từ vô thỉ kiếp đến nay, thông qua sự tạo tác của 3 nghiệp thân, khẩu, ý mà đến. Nếu đã tạo xuống các nghiệp ác, thì tất nhiên sẽ có những quả ác xấu,đấy là việc của cái lẽ đương nhiên, là cái đạo lí chẳng thể thay đổi ở giữa đất trời.
Thường hay nói rằng : “ Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả ”, chúng sanh chẳng có ai là không hy vọng cố hết mức tối đa không rơi vào nhân quả, thế nhưng “ Kinh Hoa Nghiêm ” bảo với chúng ta một cách rõ ràng rằng : “ giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ ” ( Dịch nghĩa : “ Giả sử trăm nghìn kiếp, nghiệp đã tạo không bao giờ mất. Nhân duyên khi gặp gỡ, quả báo lại phải chịu ” )
Do vậy, đối với quả báo thì nên tiếp nhận một cách cam nguyện, đấy mới gọi là bất muội nhân quả.
Bách Trượng Thiền Sư có một hôm giảng kinh kết thúc, có một cụ già nán lại để thỉnh giáo ngài ấy một vấn đề. Cụ già biểu rõ rằng ông ta vốn dĩ cũng là một vị pháp sư, chỉ bởi vì đã từng có một vị tín đồ hỏi ông rằng : “bậc đại tu hành có rơi vào nhân quả hay không ? ”. Ông ta trả lời rằng : “ không rơi vào nhân quả ”, kết quả lại rơi vào quả báo đoạ mang thân chồn đã 500 năm, rốt cuộc là vì sao ? Bách Trượng Thiền Sư nói : “ Để ta đóng vai ông, ông hỏi lại ta cùng một vấn đề đó ” . Cụ già bèn hỏi : “ xin hỏi bậc đại tu hành có rơi vào nhân quả hay không ? ” Bách Trượng Thiền Sư đáp rằng : “ bất muội nhân quả ” ( tạm dịch : không mê muội nhân quả ) . Lúc đó, lão già chợt đại ngộ, vái lạy hòa thượng Bách Trượng và nói: như thế thì tôi đã thoát được kiếp chồn. Xác của tôi bỏ lại nằm ở sau núi. Xin thầy hãy lấy lễ chư tăng mà chôn cất cho ”.
Lại có vị tu hành cực kì là tinh tấn. Có một hôm, một vị cao nhân chỉ điểm cho ông ta rằng : “ ngày mai sẽ có một bọn cường đạo đến thôn để cướp giật, mà còn ông thì kiếp trước đã giết tên đầu sỏ băng nhóm cường đạo ấy 16 nhát dao, nếu ông không mau trốn khỏi, sẽ phải chết dưới dao của tên cầm đầu băng nhóm cướp giật ”.
Vị tu hành ấy nói rằng : “ nếu đã là nghiệp ác của kiếp trước đã tạo xuống, tôi quyết định không đi, cam nguyện chịu báo để liễu dứt một món nợ nghiệp ”.
Ngày hôm sau, vị tu hành chuẩn bị một bàn tiệc trưa vô cùng thịnh soạn, chờ đợi sự đến của bọn đạo tặc. Đến giữa trưa, bọn đạo tặc quả thật đã đến một cách rất hùng hổ. Lúc này những người trong thôn toàn bộ thảy đều đã chạy hết sạch, chỉ sót lại vị tu hành này chẳng chạy đi, vả lại lại còn mở to cửa, cung nghênh đại giá của băng nhóm cường đạo này. Bọn cường đạo này vừa mới vào cửa đã giật bắn cả người, hỏi một cách kinh ngạc rằng : “ vì sao ông không chạy đi ? ”.
Vị tu hành nói rằng : “ tôi đặc biệt ở lại để cung kính chờ đợi sự đại giá quang lâm của các vị, xin hỏi trong số các vị có vị nào họ Vương ? ”.
“ Là ta đây ! Có việc gì không ? ” tên đầu sỏ băng nhóm đạo tặc trả lời, tiếp đó lại nói : “ ta đến để cướp giật đấy, cớ sao lại đợi ta vậy ? ”.
Vị tu hành giải thích nói rằng : “ Kiếp trước tôi đã giết ông 16 nhát dao, kiếp này lẽ ra nên thọ báo, đã định sẵn là chết dưới đao của ông. Hôm nay tôi đặc biệt đã chuẩn bị một bàn tiệc với các món ăn thịnh soạn, mời mọi người dùng, sau đó giết chết tôi để liễu dứt một đoạn nhân quả ”.
Tên cầm đầu bọn đạo tặc nghe rồi bèn mau chóng giác tri sự đáng sợ của nhân quả, nghĩ đến việc mình kiếp này đã giết người vô số, kiếp sau lẽ nào chẳng phải là phải bị nghìn dao róc ( xẻo ) thịt đó sao ? Nghĩ đến đây, bất giác sởn cả gai óc ! Tên đầu sỏ băng nhóm đạo tặc kiên trì khăng khăng không giết người tu hành, thế nhưng vị tu hành thì lại cứ khăng khăng dai dẳng muốn liễu dứt nhân quả.
Cả hai người khăng khăng cương quyết chẳng nhượng bộ nhau, được một hồi, tên đầu sỏ bực quá chẳng chịu nổi nữa, dùng sống dao ( phần lưng của con dao, trái với lưỡi dao ) giết người tu hành 16 nhát dao, xem như là đã đoạn dứt đoạn nhấn quả này rồi, vị tu hành cũng vì thế mà đã miễn được một cái chết. Còn những đạo phỉ này từ đấy trở đi cũng chẳng dám làm nghề cướp giật nữa.
Kiếp nạn lại có thể chia làm 3 phương diện : tánh, tâm, thân, nhưng cái mà những người bình thường hay nhấn mạnh, quan tâm phần lớn đều thiên nặng ở kiếp nạn của “ thân ”, đấy là sự bỏ gốc theo ngọn.
Nên biết rằng tánh chẳng mê, vọng chẳng khởi tâm, thân lại làm sao mà tạo nghiệp đây ? Do vậy, Hoạt Phật Lão Sư chỉ thị rõ ràng rằng “ tu đạo tu tâm ”, quả thật là phương pháp giải quyết căn bản gốc rễ, thẳng thừng trực tiếp.
Chúng ta đắc thụ chỉ điểm của Minh Sư, Thầy truyền cho chúng ta Tam Bảo, nên biết rằng Tam Bảo là pháp bảo để tu trì thành phật, phải khéo dùng tam bảo để hàng phục cái tâm vọng tưởng. Nếu chẳng khởi vọng tâm, chẳng tạo nghiệp ác, thì ở đâu mà lại có những quả ác xấu đây ?đương nhiên những kiếp nạn do nhân quả tạo thành cũng bèn sẽ chẳng phát sinh rồi.
Từ đây có thể biết rằng, cái mà Thầy đã truyền thụ cho chúng ta là phương pháp tránh kiếp tị nạn căn bản gốc rễ nhất. Tuyệt đối chớ có chỉ cho rằng kiếp nạn xảy đến mới hy vọng nương nhờ vào thần lực của Tam Bảo để tránh kiếp tị nạn, bởi vì đấy là điều có thể mong đợi ( có thể xảy đến tình cờ do may mắn ) chớ chẳng thể cưỡng cầu được, vả lại không phải là điều tuyệt đối, có lúc vẫn còn phải xem coi chủ nợ có bằng lòng tiếp nhận sự điều giải hay không, nếu không thì Thầy cũng chẳng còn cách nào khác.
Có thể vọng chẳng khởi tâm, tất nhiên sẽ an tường tự tại, được sự giải thoát lớn, tiến đến liễu dứt sự sanh tử của sáu nẻo luân hồi, tránh khỏi kiếp nạn lớn của sáu nẻo luân hồi, siêu phàm nhập thánh, viên dung vô ngại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét