• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

    Siêu Sanh Liễu Tử ( Tiết thứ 1 )

     Lợi ích của việc thụ Minh Sư một chỉ điểm đắc được                                               (Tam Bảo )
    Tiết thứ 1 : Siêu Sanh Liễu Tử

    Muốn siêu sanh liễu tử, trước tiên nhất định cần phải biết nguyên nhân tạo thành sanh tử. Nguyên nhân tạo thành sự sanh tử là cái gì đây ? chính là những “ vô minh vọng tưởng ”, còn phương pháp của siêu sanh liễu tử chính là “ trực tâm ”, “ chơn tâm ”. “ trực tâm ”, “ chơn tâm ” là cái “ tâm thanh tịnh ”, cũng chính là “ Vô Niệm ”. “ Vô Niệm ” chẳng phải là chẳng có niệm đầu.


    “ Lục Tổ Đàn Kinh ” nói rằng : “ VÔ là VÔ NHỊ TƯỚNG (pháp đối đãi), VÔ tất cả tâm trần lao. NIỆM là NIỆM CHƠN NHƯ BẢN TÁNH  ”
    Nếu quả thật có thể đạt đến cản giới Vô Niệm, thì chẳng hai chẳng khác với Phật.

    “ Lục Tổ Đàn Kinh ” lại nói rằng : “ kẻ ngộ pháp VÔ NIỆM thông đạt vạn pháp, ngộ pháp VÔ NIỆM thấy được cảnh giới chư Phật, ngộ pháp VÔ NIỆM được đến địa vị Phật  

    Nếu đã rằng : “ tự tánh có thể bao hàm vạn pháp, vạn pháp ở bên trong tự tánh ” thì lại vì sao chúng ta không thể thông đạt vô ngại vậy ? Vì sao chẳng thể liễu liễu phân minh ? Vì sao không thể trong ngoài tỏ triệt ? Đấy là bởi vì có quá nhiều những vọng tưởng, đến mức chẳng cách nào rõ ràng nơi tâm. Hễ một khi hàng vọng hiển chơn, thì có thể “ thấy được cảnh giới chư phật, đến được địa vị phật ”.


    “ Kinh Lăng Nghiêm ” nói rằng : “ tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co ”

    “ Chơn tâm ” chính là Tự Tánh, bởi vì không thể thường trụ tự tánh thanh tịnh, vô minh vọng niệm chẳng đoạn dứt, chính là cái gọi là “ một niệm đầu, một luân hồi ”, do vậy mà đời đời kiếp kiếp thường ở trong sự luân hồi. Còn mười phương chư phật Như Lai lại làm thế nào để liễu dứt sanh tử đây ? “ Kinh Lăng Nghiêm ” lại nói rằng : “ Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm 

    Phương pháp mà mười phương chư phật Như Lai ra lìa khỏi sự sanh tử chính là “ thường trụ chơn tâm ” – thanh tịnh mà thôi, đấy cũng là căn cứ lí luận của vì sao mà một chỉ liễu dứt sanh tử. Do vậy, phàm là các đệ tử Bạch Dương chúng ta, đắc thụ Minh Sư chỉ điểm thì vào ngay lúc ấy của một chỉ, tức đã siêu sanh liễu tử. Do đó Thầy Tế Công Hoạt Phật nói : “con nay được một chỉ, phiêu phiêu nơi thiên đường, chẳng có sanh và tử”. Thế nhưng cũng chớ có quên mất lời dặn dò phó chúc của Ân Sư rằng : “ con nếu như Nguyện chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”, ngay lúc chúng ta đắc thụ một chỉ điểm, sau một niệm thanh tịnh, thì lập tức liền theo đó “ xúc ý tức tà thiên, rơi vào đệ nhị kiến, sanh tử chuyển, uổng phí Minh Sư tâm pháp truyền ”. Do vậy, Ân Sư đặc biệt dặn dò nhất định cần phải “ suốt ngày luyện thần quang ”.

    Phàm các đệ tử Thiên Đạo chúng ta, đối với một chỉ siêu sanh nên có lòng tin sâu “ các cá giai đắc hoàn hương đạo ” ( mỗi người đều đắc được con đường trở về cố hương ) , Phật tuyệt đối chẳng vọng ngữ.
    “ Kinh Di Lặc Thượng Sanh ” nói rằng : “ nếu ai được nghe danh hiệu đại Bồ-tát Di Lặc mà hoan hỷ cung kính, lễ bái, những người này sau khi chết, chỉ trong khoảng khảy móng tay liền được vãng sanh ”.

    Nếu như đối với sự thật về một chỉ liễu sanh tử vẫn chưa tin tưởng nổi, đọc một đoạn kinh văn này của “ Kinh Di Lặc Thượng Sanh ” chắc rằng có tể tăng thêm một chút lòng tin cho bạn.

    Vào cái hôm cầu đạo, chúng ta đều đã được nghe thánh hiệu “ Di Lặc ”,những Tiền Hiền mà có thể thường quay về phật đường để liễu nguyện thì chắc rằng đối với đạo đã ít nhiều phát sanh một chút lòng tin mà tâm sanh “ hoan hỷ ”, chỉ cần về phật đường, lễ tham giá, từ giá là việc không tránh khỏi, hành lễ thì điều quan trọng nhất là tâm tồn “ cung kính ”. Như thế điều kiện tối thiểu nhất để vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ - được nghe thánh hiệu Di Lặc, hoan hỷ, cung kính lễ bái, viên mãn có đầy đủ. “Những từ điểm đạo ” nói rằng : “ con nếu như Nguyện mà chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”, nói cách khác, nếu có thể liễu nguyện thì chắc chắn có thể trở về lại cố hương. Đạo lí là ở đó.


    Nếu như bạn vẫn cho rằng làm gì mà có cái chuyện dễ dàng như vậy, thì ở đây giới thiệu một pháp môn càng rộng hơn so với điều kiện vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ, chính là pháp môn Tịnh Độ.
    Căn cứ vào “ Kinh Vô Lượng Thọ ” đã ghi chép, điều nguyện thứ 18 trong số 48 đại nguyện của Phật A Di Đà : “ Nếu con được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởngmuốn sinh về cõi nước con chỉ trong mười niệmnếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp  ”.


    Kinh A Di Đà ghi chép rằng : “ Nếu có người trai lành, người gái thảo nào nghe nói về đức Phật A Di Đà, cố gắng chuyên trì tên hiệu Ngài: hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngàynhất tâm bất loạnthì người ấy khi lâm chung sẽ được đức Phật A Di Đà cùng các bậc Thánh, hiện ra trước người ấyngười ấy khi chết tâm không điên đảoliền được sinh sang cõi nước cực lạc của đức Phật A Di Đà 

    Vào lúc lâm chung, có thể niệm mười tiếng phật hiệu cũng có nhận định rằng mười niệm phật nên là : một niệm mười câu phật hiệu, mười niệm là một trăm câu phật hiệu ) , niệm được nhất tâm bất loạn, Phật  A Di Đà tức sẽ đến tiếp dẫn.

    Những điều kiện như thế, so với Thiên Đạo vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ thì đơn giản hơn rất nhiều rồi. Tuy nói là vậy, nhưng nói đến mức độ bảo đảm vững chắc thì quả thật là Thiên Đạo khá là bảo đảm vững chắc. Sự thật bảo với chúng ta rằng rất nhiều các đạo thân vào trước lúc vẫn chưa đứt hơi thì biểu thị Lão Tổ Sư và thầy Tế Công Hoạt Phật đã đích thân đến tiếp dẫn rồi, do vậy mà những người vãng sanh phần lớn đều mỉm cười vãng sanh, thân thể mềm mại như sợi bông, mùa đông không thẳng cứng, mùa hè không thối rữa. Các ví dụ thực tế đều rất nhiều, thật không sao kể xiết.

    Quan sát từ một góc độ khác của mười niệm phật, điều kiện tuy đơn giản, thế nhưng lại không dễ đạt thành, nhất định cần phải như những điều mà Pháp Sư Tịnh Không đã nói : “ nhất định cần phải ” :

    Thứ nhất, lúc lâm chung đầu óc tỉnh táo rõ ràng chẳng mê
    Thứ hai, lúc lâm chung có thiện tri thức nhắc nhở hãy mau chóng niệm phật.
    Thứ ba, hễ nghe thấy thì nhanh chóng giác ngộ tiếp nhận.

    Ba điều kiện này muốn viên mãn có đủ thì thật quá khó khăn rồi, do vậy pháp sư lại nói : “ ba điều kiện này trong nghìn vạn người khó được có một người ”

    Kinh Di Ðà dạy: “ không thể chỉ có một chút nhân duyên phúc đức thiện căn mà được sinh sang cõi nước Phật kia! 

    Sự đời có  ai tránh được hai chữ “ Vô thường 

    Xưa kia có vị viên ngoại, ngày thường thì niệm phật rồi, đã niệm đến cảnh giới tương đương. Khi lâm chung, lại có rất nhiều các vị đồng tu, bạn thân ở bên cạnh trợ niệm. Vị viên ngoại đột nhiên nói một cách rất vui mừng rằng : “ nhìn thấy rồi ! nhìn thấy rồi ! ”, nhìn thấy ai đây ? đương nhiên là thấy Phật A Di Đà. Lúc này, cô vợ lẽ thứ hai nhận được tin Viên Ngoại lâm chung, từ ngoài vội vàng trở về, mới vào cửa đã khóc thút thít. Vị Viên Ngoại nhất thời tâm động, lâm chung một niệm chẳng thanh tịnh, Phật A Di Đà bèn chẳng thấy nữa rồi.

    Có vị đạo thân trước lúc lâm chung, người thân đều vây quanh bên mình anh ta, trong miệng anh ta đột nhiên thốt ra một câu : “ Thầy đã đến rồi, mọi người hãy mau tiếp giá ”. Đợi khi mọi người tiếp giá xong đứng lên thì vị đạo thân này đã đi theo Thầy rồi. Những ví dụ tương tự như vậy quả thật là quá nhiều rồi.

    Chúng ta nhất định cần phải tin chắc rằng, kiếp này chỉ cần đắc thụ một chỉ của Minh Sư, đắc được Tam Bảo, mệnh chung nhất định vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ, chỉ sợ là bạn tin chẳng nổi, lập nguyện chưa liễu, thì : “nguyện mà chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét