• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

    Các Loại Nước Hoa Quả Bổ Dưỡng




    ♦ Nước dừa
    Nước dừa giàu các khoáng chất như kali, natri, canxi, magie, sắt, đồng, phốtpho, vitamin nhóm B và vitamin C.
    Thực hiện: Có thể uống ngay mà không cần chế biến cầu kỳ
    Lưu ý: Nước dừa phải là nước dừa non, tươi, tránh các quả dừa có màu nâu.

    ♦ Nước cà rốt
    Nước ép cà rốt được xem như một loại nước ép bổ dưỡng hàng đầu vì nó có chứa hàm lượng lớn beta- carotene, vitamin B, kali, canxi, coban, phốtpho, magiê, kali, natri và sắt và những khoáng chất bổ dưỡng khác.
    Nước ép cà rốt đặc biệt tốt cho trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch kém hay gặp phải những rắc rối đối với làn da.
    Beta - carotene là một loại chất rất tốt cho thị lực. Tuy nhiên, bạn cần ăn thêm những loại thực phẩm có chứa chất béo sau khi uống loại nước ép này, bởi bằng cách này cơ thể bạn mới hấp thu các dưỡng chất vốn có của cà rốt một cách tuyệt đối nhất.
    Bạn cần lưu ý không nên uống quá nhiều loại nước ép cà rốt vì “nạp” một lương beta- carotene quá lớn sẽ gây hại cho gan và da. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên uống nhiều hơn 0,5 lít nước ép cà rốt mỗi ngày.
    Thực hiện: Xắt nhỏ cà rốt và xay nhuyễn, lọc bỏ bã. Pha 1 phần nước cốt cà rốt với 10 phần nước, cũng có thể cho thêm một nửa phần nước táo ép để tăng hương vị.

    ♦ Nước nho
    Nho rất giàu flavonoid, các chất chống ôxy hóa và vitamin C.
    Thực hiện: Xay 1 nhúm nhỏ nho lấy nước cốt. Pha một phần nước cốt với 10 phần nước đun sôi để nguội. Không cho thêm đường vì nho đã ngọt sẵn rồi.

    ♦ Nước táo
    Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie, phốtpho.
    Thực hiện: Đổ 1 chén nước vào 1 chén táo cắt lát rồi đun sôi trong khoảng 2 phút rồi đem xay nhuyễn lọc bỏ bã. Rồi thêm 1 nửa phần nước cà rốt để có được ly nước táo mang màu sắc và hương vị mới

    ♦ Nước dưa hấu
    Rất giàu vitamin A, vitamin C, canxi.
    Thực hiện: Xay hoặc dầm dưa hấu cắt lát, lọc bỏ bã.
    Lưu ý: Nếu trẻ em có vấn đề về tiêu hóa thì không nên uống trước 1 tuổi.

    ♦ Sinh tố chuối
    Rất giàu phốt pho, canxi, kali, magie.
    Thực hiện: Chuối xắt lát, sữa chua, để tăng vị cho thức uống có thể trộn 1/4 tách nước cam đem trộn đều trong máy xay sinh tố

    ♦ Sinh tố xoài
    Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie
    Thực hiện: 1/2 cốc xoài xắt lát, 1/4 cốc sữa chua trộn đều bằng máy xay sinh tố

    ♦ Sinh tố dâu tây
    Rất giàu vitamin A, vitamin C, canxi, magie
    Thực hiện: Xay sinh tố 1/2 cốc dâu tây rửa sạch và 1/4 cốc sữa chua trộn đều bằng máy xay sinh tố

    ♦ Trà xanh
    Tác dụng: Giảm nguy cơ bị loãng xương, ung thư và các bệnh tim mạch.
    Trà xanh chứa nhiều flavonoid, polyphenol và các chất chống ô xy hoá giúp bảo vệ tế bào khỏi các tác động có hại và trung hoà các free radical (phân tử bị ô xy hoá).
    Trà xanh cũng chứa fluorine giúp xương chắc khoẻ hơn và có tác động tích cực tới răng.

    ♦ Trà bạc hà
    Tác dụng: Giúp điều trị chứng rối loạn dạ dày, giảm bớt các cơn đau co thắt, tăng cường tiêu hoá, đưa thức ăn qua các ống dinh dưỡng. Bạc hà cũng có tác dụng chống co thắt, giảm nhẹ các cơn đau và căng cơ.

    ♦ Sữa
    Tác dụng: Sữa chứa các carbohydrate phức hợp, protein và một ít chất béo và đây chính là lý do tại sao loại thực phẩm này chậm tiêu, dễ gây cho bạn cảm giác chán ngán trong một thời gian nhất định.
    Nhờ lượng carbohydrate phức hợp, lượng đường trong máu duy trì ở mức ổn định. Sữa chứa cả canxi có vitamin D nên được tiêu hoá tốt. Bên cạnh đó, chất can xi còn giúp đốt cháy lượng mỡ thừa và thúc đẩy giảm cân tự nhiên.
    Hàm lượng calo: 120 calo/250g.

    ♦ Sữa đậu nành
    Tác dụng: Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.
    Các chất xơ trong chế độ ăn kiêng và sữa đậu nành chứa lượng cholesterol “xấu” và triglyceride thấp hơn. Tuy nhiên nếu bạn muốn thay thế hoàn toàn sữa bò thành sữa đậu nành thì bạn có thể sẽ thiếu vitamin A và D. Ở trường hợp này bạn có thể mua loại sữa đậu nành đã được làm giàu hai nguyên tố vi lượng này.
    Sữa đậu nành cũng chứa cả phytooestrogens, chất có thể liên quan tới nguy cơ bị ung thư vú. Do đó nếu trong nhà bạn đã có ai mắc bệnh này thì bạn cần phải trao đổi trước với bác sỹ về mức độ sử dụng sữa đậu nành phù phợp.
    Hàm lượng calo: 81 kcal/250g. (kcal: viết tắt của kilocalo)

    ♦ Sô cô la hoặc ca cao nóng
    Tác dụng: Giúp tinh thần hưng phấn và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
    Điều gì khiến cho loại thực phẩm này có được những tác dụng về mặt sức khoẻ như vậy? Ca cao chứa nhiều polyphenol giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các free radical (phân tử bị ô xy hoá). Uống sô cô la nóng làm tăng cường quá trình sản sinh serotonin, giúp tâm trạng bớt tiêu cực.
    Hàm lượng calo: khoảng 195 kcal/250g trong những sản phẩm uống liền và 194 kcal/115g ở dạng bột.

    ♦ Nước rau má
    Tác dụng: hạ hỏa, mát huyết, ngăn ngừa táo bón và cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Một số người có thói quen xay nước rau má với sữa tươi, điều này cũng tốt tuy nhiên nên hạn chế vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy rất nguy hiểm. Tốt hơn hết là dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, cũng không nên cho đường nhiều quá.
    Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau má mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống.

    ♦ Nước ép bí đao
    Bí đao còn gọi là bí xanh, theo y học cổ truyền bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng giải nhiệt làm tan đàm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc, giảm béo. Nước ép bí đao giúp giải nhiệt, tiêu độc, lợi niệu, trừ phù, dùng giải khát trong mùa hè rất tốt, có tác dụng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy…
    Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy. Bí đao có hàm lượng Natri rất thấp nên tốt cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề. Hạt bí đao chứa uroenzim, calabasinin, có tác dụng thanh phế nhiệt, loại mủ, tiêu đàm, rất thích hợp cho việc trị liệu các bệnh lý đường hô hấp.
    Cách 1
    Nguyên liệu: Bí đao: 1 trái 500g Muối: 1/2 muỗng cà phê
    Cách làm: Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, rửa sạch rồi thái miếng, Cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm 1 chút muối. Sau đó rót ra ly.
    Cách 2
    Nguyên liệu: 1/4 quả bí đao, 2 thìa sup đường, 2 thìa sup sữa đặc (nếu thích)
    Cách làm: Bí gọt vỏ, không phải bỏ hạt, cắt thành những phần nhỏ, cho vào máy ép hoa quả, ép lấy nước. Cho nước bí ép, đường, sữa và đá (nếu thích uống lạnh) vào máy xay sinh tố. Xay trong khoảng 1ph. Đổ ra ly, trình bày thêm với miếng bí tươi và hoa quả.

    ♦ Nước ép ổi
    Ổi là loại trái cây phổ biến ở nước ta có tên khoa học là Psidium Guajava. Mùi thơm của ổi dễ chịu, nhất là khi ổi đã chín. Trái ổi không chỉ là loại trái cây được nhiều người ưa thích mà còn là loại trái cây tốt cho sức khoẻ.
    Nguyên liệu: 2 trái ổi (ổi xanh hay ổi xá lị), 1 thìa cà phê đường, 1/4 thìa cà phê muối, 5 viên đá.
    Cách làm: Ổi rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, Cho ổi vào máy lấy nước, cho thêm chút muối và đường, Rót ra ly, dùng lạnh. 
    Lợi ích từ ổi: Tăng cường sức khoẻ.Ngoài ra Ổi trộn:Giúp giảm cân và bồi dưỡng thể lực.
    - Gọt vỏ ổi, chỉ lấy phần nạc và xắt thành từng lát vừa ăn, cam gọt vỏ xắt từng lát mỏng, chuối xắt khoanh tròn sau đó trộn đều ba loại với nhau.
    - Rưới nước chanh tươi vào hỗn hợp, trộn đều.
    - Trước khi ăn, rưới thêm mật ong.
    - Bạn có thể cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ trước khi dùng.

    ♦ Nước ép nho
    Nước ép nho là thứ uống ngon miệng và rất có lợi cho sức khỏe. Hãy pha chế ly Nước ép từ nho cho những người thân trong gia đình bạn vào những dịp cuối tuần nhé.
    Nguyên liệu: 150 ml nước ép nho, 40 gam đường cát xay nhuyễn, Rượu nho, Một vài quả nho tươi, Một miếng lót ly bằng gỗ, Đá viên và ống hút.
    Thực hiện:Khuấy tan đường trong nước ép nho, rồi cho vào tủ lạnh từ 4 đến 6 giờ. Cho nước ép nho, đá viên, rượu nho (tùy ý thích) vào ly và đặt lên miếng lót bằng gỗ. Bạn nên gài quả nho vào thành ly sẽ có sức hấp dẫn hơn.

    ♦ Nước ép bắp cải
    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép từ bắp cải là loại "máy lọc" tuyệt vời và giúp giảm cân vì chứa ít calo. Chất sulfur và chlorine trong bắp cải giúp tẩy sạch màng nhầy bám ở bao tử và ruột.
    Nước bắp cải hơi nhạt nhưng bạn đừng thêm muối vì muối có thể phá hủy hoạt tính trị bệnh của loại nước này. Bản thân nước bắp cải cũng chứa đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể người. Ngoài ra, nước bắp cải còn có tác dụng chữa viêm dạ dày, viêm miệng và viêm lợi.
    Nguyên liệu: 150g bắp cải, 1/2 quả chanh, Đường, đá viên.
    Thực hiện:Bắp cải rửa sạch, thái sợi, cho vào máy xay ép lấy nước. Thêm chanh và đá vào tùy theo sở thích.

    ♦ Nước ép dâu
    Trong những ngày trời nóng, một ly nước hoa quả là món giải khát thật thú vị. Đó là chưa kể, nếu được trình bày khéo léo thì thức uống ấy không chỉ mát miệng mà còn mát mắt. Bạn hãy làm thử hai loại nước ép trái cây sau đây:
    Nguyên liệu: 80 ml nước ép dâu, 20 gam đường cát xay nhuyễn, Một thìa rượu dâu, Một miếng lót ly bằng gỗ, Đá viên, ống hút và ly thủy tinh.
    Thực hiện: Cho đường vào nước ép dâu khuấy đều, để vào tủ lạnh từ 4 đến 6 giờ. Cho nước ép dâu, đá viên vào ly và đặt trên một miếng gỗ lót. Bạn có thể đặt vài quả dâu bên cạnh hoặc cài lên miệng ly để làm tăng cảm giác ngon miệng.

    ♦ Nước ép dưa gang
    Nước ép dưa gang có vị ngọt mát và mùi thơm hấp dẫn. Một ly nước ép mát lạnh sẽ xua tan đi cái nóng khó chịu của mùa hè này.
    Nguyên liệu: 150g dưa gang vàng, 1 trái chanh dây, 10ml mật ong, 20g đường, 1 ít đá viên.
    Thực hiện:Chanh dây, dưa gang ép lấy nước. Cho nước chanh dây, dưa gang, mật ong và đường vào máy xay mịn. Rót ra ly, thêm ít đá viên và thưởng thức.

    ♦ Nước cà chua không muối
    Tác dụng: không chỉ có tác dụng giúp cho làn da luôn trẻ, khoẻ đẹp và tươi sáng mà còn là phương thuốc hữu hiệu giúp bạn phòng ngừa nhiều loại bệnh ung thư.
    Như chúng ta đã biết, các loại thực phẩm làm từ cà chua tươi qua chế biến chứa lycopene mật độ cao hơn ở dạng thô.
    Lycopene là chất giúp giảm sự phát triển của các chứng ung thư ở khoang miệng, phổi, dạ dày, gan, các tuyến vú, dạ con, ruột kết và trực tràng. Bên cạnh đó, lycopene còn giúp bảo vệ tim khỏi ảnh hưởng của các free radical (phân tử bị ô xy hoá), giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.
    Thêm vào đó, nước ép cà chua còn không có chứa calo nhiều (43 kcal/250g) nên thích hợp với những người béo phì hay đang trong giai đoạn giảm cân.
    Bạn nên uống nước ép cà chua từ 20 - 30 phút trước bữa ăn để đẩy nhanh và tăng cường quá trình tiêu hoá về sau.
    Tuy nhiên, những đối tượng cần tránh xa loại nước này là những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, mắc bệnh về đường tiêu hoá, bệnh viêm túi mật cấp tính.

    ♦ Nước cam
    Tác dụng: Vitamin C có trong nước cam ép giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh như đục nhân mắt, ung thư.
    Nước cam cũng là nguồn cung cấp axít folic tuyệt vời, loại chất rất cần thiết trong việc phòng ngừa những dị tật ở bào thai.
    Hàm lượng calo: 115 kcal/250g.

    ♦ Sinh tố mãng cầu, chanh dây
    Hương vị thơm ngon tươi mát từ chanh dây và mãng cầu gai sẽ cho bạn một ly sinh tố bổ dưỡng và sua đi cái nóng oi bức của những ngày hè. Cách pha chế cũng rất là đơn giản. Dưới đây là cách pha chế ly sinh tố mãng cầu chanh dây.
    Nguyên liệu: 50g mãng cầu gai, 1 quả chanh dây, thìa súp sữa đặc có đường, 5 thìa cà phê đường cát trắng, 1 thìa súp nước đường, 1 bát đá bào.
    Thực hiện: Mãng cầu bóc vỏ, bỏ hạt. Chanh dây bổ đôi, lấy phần ruột, hòa với nước đường. Xay nhuyễn đã bào, mẵng cầu, đường cát, sữa. Rót sinh tố ra 1/2 ly, cho nửa phần chanh dây vào.

    ♦ Sinh tố xoài và chanh dây
    Màu vàng của xoài và chanh dây, tím của khoai môn, đỏ từ củ dền, trắng từ dừa... làm nên sắc màu nhiệt đới cho những thức uống ngon miệng và bổ dưỡng.
    Nguyên liệu: 1 quả xoài, 2 quả chanh dây, 1 hộp sữa chua không đường, 20g đá bào nhỏ.
    Pha chế: Xoài rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Chanh dây rửa sạch, bổ đôi ngang. Cho xoài, chanh dây, sữa chua, đá bào vào máy xay sinh tố, xay mịn (khoảng 1 – 2 phút). Rót vào ly rock, cho 1 thìa cà phê chanh dây nguyên chất lên trên để trang trí (nếu thích), dùng ngay sẽ ngon hơn.

    ♦ Sinh tố bơ và đu đủ
    Một ly sinh tố có thể làm cho bạn quên đi cái nóng khắc nhiệt của mùa hè. Cách làm cũng rất đơn giản. Dưới đây là cách chế biến.
    Nguyên liệu: 1 trái bơ chín, 1/2 trái đu đủ nhỏ, 1 cup sữa tươi, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh sữa đặc, 1 trái dâu tươi, 2 cup đá bào (crushed ice). Vài lát chanh để trang trí, (option), 1 trái dâu tươi để trang trí (optionn).
    Thực hiện: Bơ nạo ruột cho vào máy xay sinh tố cùng với 1/2 lượng sữa đặc, sữa tươi, đường, đá bào rồi xay nhuyễn.
    Đu đủ gọt vỏ, bỏ ruột, cắt miếng nhỏ cho vào máy xay cùng với phần sữa đặc, sữa tươi, đường, đá bào còn lại. Trút sinh tố bơ ra ly để tạo thành lớp thứ nhất. Tiếp theo cho sinh tố đu đủ lên trên. Trang trí với vài lát chanh và dâu tươi.

    ♦ Sinh tố xoài và đu đủ
    Đây là đồ uống rất bổ dưỡng và dễ pha chế. Vị ngọt thơm của xoài và đu đủ tươi ngon làm sảng khoái giúp bạn dễ dàng khởi động trong ngày đầu tuần.
    Nguyên liệu: ½ quả xoài, 120 ml nước thơm, 1/8 quả đu đủnhỏ, 3 thìa súp kem dừa (120 ml), 5 viên đá nhỏ.
    Thực hiện: Xoài và đu đủ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho tất cả thành phần vào máy xay sinh tố, xay đến khi mịn là được. Trút ra ly cognac, dùng ngay.

    ♦ Nước ép bắp cải pha dứa
    Nguyên liệu: 200gr bắp cải trắng, 150gr dứa, 2 thìa súp đường, Đá viên.
    Thực hiện: Tách lá bắp cải, rửa sạch, thái nhuyễn. Cho bắp cải vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn, lọc qua rây để lấy nước. Gọt bỏ mắt dứa, cho vào máy ép lấy nước cốt. Trộn đều nước dứa, nước bắp cải, cho đường đã hòa tan với chút nước đun sôi để nguội vào. Cho đá viên và hỗn hợp nước vào bình lắc thật đều.
    Mách nhỏ: Nên chọn bắp cải tươi, các lớp lá bó chặt vào nhau để hỗn hợp nước ép thơm ngon hơn.

    ♦ Nước ép ổi pha dưa hấu
    Nước ép hoa quả không những ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ. Kết hợp hai loại quả, bạn sẽ có được một loại nước hoa quả mới thật thơm ngon và hấp dẫn.
    Nguyên liệu: 150ml nước ép ổi, 50ml nước ép dưa hấu, 15ml nước đường.
    Thực hiện: Cho nước ép ổi, nước ép dưa hấu và nước đường vào bình lắc đều. Cho ra ly, để lạnh, khi dùng trang trí cho thật đẹp.

    ♦ Nước ép cà chua pha cà rốt
    Nếu bạn pha chế một lý nước ép có cả cà chua và cà rốt thì mức độ dinh dưỡng sẽ tăng lên gấp đôi đó. Còn chờ gì nữa mà không cùng Kiti trổ tài pha chế.
    Thành phần: 150g cà chua, 100g cà rốt, 10g đường, 50g đá viên nhỏ.
    Pha chế:  rốt sửa sạch, gọt vỏ cắt đôi ngang, cho vào máy ép lấy nước. Cà chua rửa sạch, cắt đôi theo chiều ngang, cho vào cối ép lấy nước. Cho nước cà rốt ép và nước cà chua ép, đường vào máy xay mịn. Rót ra ly, khi uống cho đá viên nhỏ vào thưởng thức. 

    ♦ Nước ép bắp cải pha táo
    Nước ép bắp cải & táo rất có lợi cho những người bị bệnh tim mạch.
    Nguyên liệu: Bắp cải: 150g, Táo: ½ quả, Chanh: ½ quả Đường, đá viên.
    Cách làm: Bắp cải rửa sạch, xắt sợi, cho vào máy ép lấy nước. Táo bỏ vỏ, cuống và hạt, xắt miếng nhỏ, ép lấy nước. Cho vào máy xay sinh tố, nước ép bắp cải, táo, nước cốt chanh, đường, thêm đá xay tùy thích. 

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét