• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

    Làm Sao Để Trở Thành Dẫn Bảo Sư Xứng Đáng?




    Thánh nhân dạy: “Cùng thì độc thiện kỳ thân, đạt thì kiêm thiện thiên hạ”  (người chỉ vì mình, đường sẽ cùng; người nếu vì thiên hạ – vì mình, thì sẽ có tất cả), đệ tử của Bạch Dương thừa nguyện vì một sứ mệnh lớn mà đến, chúng ta nên hành theo Bồ Tát Đạo, thay trời tuyên hóa, thay Sư tôn – Sư mẫu đi tìm những chúng sanh hữu duyên, và đi khắp thế gian, vì bề trên mà tìm về những “nguyên Phật tử”, càng nên phát huy cái tinh thần “người đau tôi đau, người đói tôi đói” (đồng cam cộng khổ với chúng sanh, cũng là cái tinh thần “từ bi”của nhà Phật, Đạo “trung thứ” của nhà Nho).
    I. LỜI NÓI ĐẦU
    Là (nhờ vào) mấu chốt của một nhân duyên đại sự,
    Để chúng ta xuống trần sanh làm thân người hoàn chỉnh.
    Là bi nguyện vô lưỡng cua Di lặc tổ,
    Ưng cơ trời Đạo chuyển Bạch Duong phổ độ tam kỳ.
    Là Sư tôn – Sư mẫu Thánh đức vô cương,
    Cứu chúng ta trở thành đệ tử của Tế Công Phật.
    Là chư tiền nhân đã hết lời giáo hóa,
    Dẫn dắt chúng ta tiến bước vào Đạo trường học Đạo.
    Thánh nhân dạy: “Cùng thì độc thiện kỳ thân, đạt thì kiêm thiện thiên hạ”  (người chỉ vì mình, đường sẽ cùng; người nếu vì thiên hạ – vì mình, thì sẽ có tất cả), đệ tử của Bạch Dương thừa nguyện vì một sứ mệnh lớn mà đến, chúng ta nên hành theo Bồ Tát Đạo, thay trời tuyên hóa, thay Sư tôn – Sư mẫu đi tìm những chúng sanh hữu duyên, và đi khắp thế gian, vì bề trên mà tìm về những “nguyên Phật tử”, càng nên phát huy cái tinh thần “người đau tôi đau, người đói tôi đói” (đồng cam cộng khổ với chúng sanh, cũng là cái tinh thần “từ bi”của nhà Phật, Đạo “trung thứ” của nhà Nho). Chúng ta không chỉ mình học tu bàn hành thôi, mà càng nên cất bước đi dộ hóa những chúng sanh hữu duyên, không quên rộng kết duyên lành. Lúc không có việc Phật để làm, thì nên ngồi bên nhau khai hội (hợp) để thảo luận lại những xao động trong đầu. Tiền nhân dạy: “không khai (hợp) không biết, càng (hợp) khai càng biết”. Mọi người “tập tư quãng ích” (tập trung trí tuệ của nhau để tiếp thu các ý kiến hữu ích), “Chúng chí thành thành” (kết hợp chí hướng của mọi người lại, có thể trở thành một bức tường thành vững chắc); tâm thường tồn chứa lòng cảm ơn, luôn thầm cầu Tiên Phật gia trí huệ, quét sạch chông gai, dùng tấm lòng tham – không đố cầu lại khéo dùng trí huệ, khơi dậy lòng từ bi, bồi dưỡng thêm nguồn động lực độ người thành toàn người.
    Có một số người, sau khi độ được chừng 1 hoặc 2 người, liền sanh lòng chán nản lạnh nhạt, cảm thấy không có người để độ rồi; kỳ thực, muốn  độ người cầu Đạo cần phải có cái tâm phổ độ chúng sanh coi như là “trách nhiệm và sứ mệnh” của chính mình, nếu như có thể ôm lấy tấm lòng “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” lại đối dãi với những người xung quanh, thì sẽ có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể làm, nhưng lại trở thành có thể làm. Thực tế mà nói, độ người thì dễ, nhưng thành toàn người thì lại khó, động cơ của người cầu Đạo, có thể là do vui nhất thời, hoặc giả do nhiều nguyên nhân khác, nhưng để duy trì được lòng hướng Đạo lâu dài thì là một việc không dễ chút nào, ngoài việc bị từ trường ở phía sau trong vô hình mà mắt thường không nhìn thấy được đang lôi kéo, thêm vào đó là những nhân tố khác như tổ tiên – căn cơ – Phật duyên ra, vẫn còn cái nguyên nhân thực tế nhất đó là hoàn cảnh sống, và còn vô số nguyên nhân khác, đã gây ra chướng ngại làm cho một người sau khi cầu Đạo không thể tiếp tục tu Đạo bàn Đạo được, vì vậy việc thành toàn người là tính lâu dài, vã lại sẽ gặp phải từng loại nhân duyên khác nhau để xây dựng nên một cõi tâm linh thành thục.
    II. NGUYÊN VĂN
    1. Tự Mình Nhận Biết Mình Của Dẫn Bảo Sư
    Đời người tựa vỡ tuồng, mỗi người chúng ta là một diễn viên đứng trên sân khấu, trước khi chưa xuống sân khấu, tất cả đều phải diễn cho thật lâm li sâu sắc, và cho thật hoàn thiện hoàn mỹ, hôm nay chúng ta có thể lên được Pháp  thuyền, là do nhân duyên của ngàn đời ngàn kiếp tu lại mà có, Lữ từ bi dạy: “Ngàn đòi vạn kiếp đắc thân này, nên hay tiền kiếp trồng nhân lại, thân này không hướng kiếp này độ, đợi đến lúc nào đợi thân này?” Điều quan trọng mà dẫn bảo sư nên cần biết, đó là trân trọng và quý tiếc cái duyên Phật hiện có này, chúng ta thề nguyện làm đôi tay cho Tế Công Hoạt Phật, bất luận hiện nay thân ta đang ở nơi nào, tuỳ duyên mà đưa đôi tay ra để tiếp dẫn “nguyên Phật tử” lên bờ, đi khắp chân trời góc bể để đi tìm kiếm người hửu duyên, đây chính là sứ mệnh của chúng ta. Thầy Hoạt Phật dạy: “tự mình độ mình, rồi mới có thể độ người”. Dẫn bảo sư mặc dầu rất là phát tâm muốn độ hoá tha nhân; nhưng độ chính mình mới là việc quan trọng nhất; nói rõ hơn là, dẫn bảo sư bản thân có năng lực lên đựơc bờ bên kia, mới có thể ở trong biển khổ mà cứu người. Chúng ta thân là dẫn bảo sư, bản thân nên thâm nhập tham ngộ Đạo học, đối với Đạo nghĩa có nhận biết sâu một bậc, kiên vững lòng tin của mình đối với Đạo, và bước đi phải vững vàn, như vậy mới có thể kéo được người lên bờ.
    2. Chức Trách Và Công Việc Của Dẫn Bảo Sư
    Dẫn bảo sư tức là từ bi Phật, cứu người lên bờ, tránh đoạ lục đạo, thắng qua công đức xây bảy toà tháp, là một việc không thể nghĩ bàn, nhưng muốn làm một dẫn bảo sư xứng đáng thực không dễ chút nào, độ người là gieo hạt giống Đạo, thành toàn người là làm cỏ - tới nước – bón phân, để cây chóng lớn khoẻ mạnh – ra hoa kết trái. Độ người là việc phát tâm ngắn ngủi, có thể làm được; nhưng thành toàn người cần phải có sự quan tâm lâu dài, có câu cứu người cứu cho đến cùng, thành toàn người cần phải thành toàn cho đến lúc giai đoạn họ phát tâm tu Đạo bàn Đạo, thậm chí là sự trưởng thành của một đời, nói cách khác, thành toàn người là một công trình xây dựng tâm linh không hề nghỉ ngơi, đây chính là công việc của dẫn bảo sư. Nhưng dẫn bảo sư ở quá trình thành toàn trong giai đoạn dài dằng dặc này, cũng có thể rèn luyện được tính dẫn nại và tính nhẫn nhục, khéo dùng trí huệ, tự mình tinh tấn, trong lúc bàn Đạo, đề cao lên tầng thứ tu Đạo của bản thân.
    3. Nguyên Tắc Cần Thiết Khi Dẫn Độ Chúng Sanh Nhập Đạo
    3.1. Nên lấy chân lý đại Đạo chỉ dẫn, dùng chánh tri chánh kiến và cam tâm tình nguyện lại dẫn độ người cầu Đạo, chớ có dùng các phương thức dụ dỗ hoặc ép buộc lại độ người cầu Đạo.
    3.2. Phải nắm bắt trọng điểm, đúng bệnh kê toa, hoạt bát linh động, nói chuyện sống động, đúng giờ đúng hẹn, chú ý đến những lễ tiết (củ chỉ) nhỏ nhặt.
    3.3. Chú ý đến lời nói cử chỉ của mình, bồi dưỡng thêm Đạo khí cho mình, lấy thân thị hiện ra Đạo, để cho đối phương nhìn thấy được mình là một người tu hành gương mẫu, mới có thể làm cho đối phương tâm phục khẩu phục.
    3.4. Dựa vào lòng tin làm tiên phong, lấy lòng thành kính và lòng nhẫn nại làm hậu thuẫn, một lần thành công, tương lai ắt sẽ thành toàn.
    3.5. Biết người biết ta, tìm hiểu thêm hoàn cảnh sống của đối phương, mượn sức dùng sức, cứng đụng cứng ngược lại làm cho đối phương sinh ghét.
    3.6. Độ người không nên lắm lời, mồm năm miệng mười, tạo ra cho đối phương nghi ngờ chúng ta có ý đồ này nọ.
    3.7. Mở miệng thay trời tuyên hoá, tức là gieo rắc hạt giống Đạo, thành hay không thành, tuỳ theo duyên phận, không nên miễn cưỡng, tạo thành ấn tượng không tốt, ngược lại còn đánh mất đi cơ duyên lành.
    3.8. Nếu có thận phận lập trường, cùng hoàn cảnh bối cảnh tương tự giống như đối phương, thì độ người sẽ có hiệu suất thành công cao, cùng nhau trợ giúp dẫn độ, không cần phải tốn nhiều công sức mà sự việc lại dễ thành.
    4. Thành Toàn Đạo Thân Mới Vào Cửa Phật Học Đạo Tu Đạo
    4.1. Thành toàn Đạo thân mới tham gia lớp “Suất tánh tiến tu’’ (Pháp hội), là để khơi phát dậy những tiềm năng vốn có ở bên trong của họ, để họ phát tâm họ Đạo. Từ ở  trong Pháp hội họ sẽ cảm nhận được sự chân thành trong Đạo trường, Tiên Phật sẽ gia linh gia trí huệ thêm cho họ, hốt nhiên đại ngộ, từ đó biết được Thiên Đạo chí tôn chí quí, họ bắt đầu làm lại một người mới, bắt đầu chí hướng mới, để đạt đến sự thành tựu cuối cùng là quả vị của Thánh Hiền.
    4.2. Thành toàn Đạo thân mới tham gia lớp “Năm năm tiến tu’’, để họ có được tấm lòng của Thánh Hiền, những điều  lợi khi khuyên dẫn Đạo thân tham gia lớp tiến tu.
    4.2.1. Rộng kết duyên lành, có thêm nhiều mối quan hệ tốt, quen biết thêm nhiều thầy tốt bạn lành.
    4.2.2. Tiếp nhận sự giáo dục của Đạo trường, nghien cứu diệu nghĩa trong Kinh điển của Tam giáo.
    4.2.3. Từ từ âm thầm thay đổi, thay đổi khí chất (cốt cách ở bên ngoài), sửa bỏ thói hư tật xấu.
    4.2.4. Lễ kính chư Phật, tiếp thhu Phật quan phổ chiếu (ánh sáng của Phật chiếu rọi), Tiên Phật gia tri gia trí huệ.
    4.2.5. Hộ trì Đạo trường, để Pháp luân đại Đạo thường chuyên, học cách dộ hoá người hữu duyên.
    4.2.6. Tu tâm luyện tánh, từ việc nghe rồi suy ngẫm rồi tu sửa bồi dưỡng cái hạo nhiên cáhnh khí, làm một người chánh nhân quân tử, noi theo Thánh Hiền.
    4.3. Thành toàn Đạo thân mới là công việc quan trọng, trách nhiệm và sứ mệnh của Bạch Dương đệ tử là thay trời tuyên hoá, xiền phát chân truyền của Ngũ giáo Thánh nhân, cho nên phải phỏng tìm Phật tử hữu duyên khắp nơi lên bờ, quy căn nhận Mẫu, nhưng tu Đạo bàn Đạo là một công việc nhất thể lưỡng diện, trong lúc bàn Đạo không quên quán xét kiểm điểm lấy mình (hồi quang phản chiếu), tăng tiến Thánh nghiệp, tự tánh viên minh, cũng là đang thành tựu chính mình.
    5. Kiểm Điểm Nguyên Nhân Thất Bại Thành Toàn Đạo Thân Mới
    Dẫn bảo sư nên biết rằng, độ người cầu Đạo là cơ duyên chín mùi nhất thời, nhưng thành toàn lại là một công trình xây dựng tâm linh lâu dài, trong công việc thành toàn, khó tránh khỏi khổ cực tâm chí, mỏi mệt xương cốt và lãnh chịu sự dày vò cùng kiếp nạn; nhưng nếu quá vội vàng, cầu thân thiết; hoặc giả nói chiện dài ngắn, thọc gậy thị phi. Không xây dựng được hình tượng tốt, hoặc là cố chấp ý kiến của mình, tham muốn Đạo danh – Đạo quyền – Đạo lợi, không thể tự mình tinh tấn, càng không thể làm một gương tốt cho Đạo thân mới, những điều nói trên thường là nguyên nhân chủ yếu của thất bại.
    III. KẾT LUẬN
    1. Thân làm dẫn bảo sư nên đủ có cảm nhận về sứ mệnh, phải tích cực cứu độ chúng sanh thoát li biển khổ, đạt bổn hoàn nguyên, chớ không phải chỉ có nhất thời vui vẻ, hay chỉ có thỉnh thoảng mà thôi, phàm những người có duyên với mình đều là đối tượng cần được độ hoá, thiên thời khẩn cấp, đời người lại vô thường, hành công liễu nguyện là công việc cần phải làm gấp.
    2. Độ hoá thiện nam tín nữ thì công đức vô lượng, nhưng độ một người báng Đạo bại đức thì lai có tội; cho nên chớ tham công độ bậy những người có phẩm hạnh không tốt.
    3. Độ người cầu Đạo, nên thành toàn tham gia Pháp hội và nghiên cứu Đạo lý, để họ dốc hành tài thí – Pháp thí – vô uý thí, phát tâm tu bàn, mau tu mau bàn, đừng có nữa đường bỏ gánh, như vậy mới hoàn thành trách nhiệm.
    4. Dẫn bảo sư nên lấy thân làm gương, là người thúc đẩy đi đầu, trong Đạo trường tham gia vào hàng ngũ tu bàn, trên hành dưới noi theo, ngồi một chỗ nói chi bằng đứng lên làm, phát huy tấm lòng Phật Bồ Tát, lấy tấm lòng nhẫn nại và yêu thương lại thành toàn Đạo thân mới.
    5. Dẫn bảo sư là trụ cột cho chúng sanh thành tựu Phật đạo, là đôi tay của Bồ Tát, tuỳ duyên mà độ hoá, lấy tấm lòng vô vi lại làm hữu vi, không từ cực khổ, không kể công, âm thầm mà tiếp dẫn chúng sanh lên bờ, cho dù không có danh phận thì cũng đội trời đạp đất.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét