Cô Gái Không Biết Nói
Thầy giáo Quan có ba cô gái dung mạo tuyệt trần nhưng cả ba cô đều câm. Tất cả các giáo viên trong trường đều biết chuyện này.
Ai mà chẳng thích theo đuổi gái đẹp, nhưng khi có ai xem mắt đều ngạc nhiên, sửng sốt thì ra là một cô gái câm. Vì thế mà ba cô con gái thầy Quan mặc dù có vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy nhưng vẫn không có người yêu khiến cho cha mẹ vô cùng đau khổ và buồn tủi.
Trong nhà có một đứa con câm đã đủ khổ rồi vậy mà thầy giáo Quan phải nuôi cả ba đứa con câm. Xuất thân từ phần tử trí thức thầy không tin vận mệnh, quỷ thần, luật nhân quả, nhưng khi đối mặt với sự thật nghiệt ngã, tinh thần sa sút đau khổ khiến hai vợ chồng không thể không ngộ ra rằng: học vấn, tiền tài có thể mang đến cho con người cuộc sống thoải mái, nhưng khi áp lực tinh thần quá độ khiến cho con người khẩn trương lo âu và phiền muộn. Người xưa từng nói: "Thanh niên hay bàn về khoa học, trung niên hay bàn về vận mệnh, lão niên hay bàn về tôn giáo". Hai vợ chồng quá tuổi trung niên bước vào tuổi già, dần dần quan tâm đến vận mệnh và tôn giáo, quan tâm đến quy luật nhân quả của giới tự nhiên, khao khát muốn khám phá, hiểu biết. Khi họ tình cờ tham gia buổi lễ nghi thức tôn giáo, có nghe một vị tăng kể về luật nhân quả: Mỗi chúng ta nên có trách nhiệm về những hành vi thiện ác của mình, mỗi người đều có thể sáng tạo ra vận mệnh của mình như Phật đã từng nói: "Nếu thường xuyên làm việc ác thì nhất định lãnh hậu quả đau khổ sau này". Những lời vàng ngọc của tăng nhân
như cây đánh vào đầu thầy, khiến thầy càng hiểu rõ nguyên nhân vì sao ba đứa con gái của mình đều câm. Nhân nào quả ấy khiến ông càng lúc càng hối hận và xấu hổ về những hành vi của mình.
Nhân quả tuần hoàn là một trong những qui luật vận hành của vũ trụ, là không gian bao la vô cùng vô tận, không đứng yên mà luôn vận động không ngừng. Nguyên tắc tuần hoàn vận động không ngừng của nó lại là quy luật nhân quả. Phật Đà sau khi nghiên cứu hướng vận động và kết cấu của vũ trụ liền phát hiện ra quy luật nhân quả, sau đó được các đồ đệ của Phật giáo phát dương thành quan niệm "Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo" tạo nền tảng vững chắc cho sự duy trì đạo đức và trật tự trong xã hội. Nhưng đáng tiếc con người chỉ biết mê muội bởi vật chất hồng trần, chỉ lo theo đuổi những tri thức khoa học, chỉ biết phán đoán chủ quan mà không hề đi tìm hiểu các hiện tượng siêu tự nhiên ấy thậm chí coi đó là mê tín, không buồn đào sâu nghiên cứu".
Thầy giáo Quan sau khi nghe cao tăng nói xong liền ngộ ra rằng: dù khoa học có phát triển ngày càng tiến bộ, xã hội ngày càng phồn vinh nhưng lại đem đến cho con người nỗi lo âu sợ hãi khiến cho con người mệt mỏi bất an. Nhân tâm của con người cũng bị thế giới vật chất khoa học và sự hưởng lạc khống chế, như bị điều khiển bởi ác tính của mình, như bị xâm chiếm bởi lòng phẫn nộ vậy. Vì thế con người ở những quốc gia tiến bộ thường hay phạm pháp, suy đồi đạo đức hơn những quốc gia lạc hậu.
Hai mươi lăm năm trước, lúc đó thầy giáo Quan chỉ có ba mươi tuổi kết hôn với một cô gái cùng tuổi. Được hai tháng, vợ thầy mang thai thầy vô cùng mừng rỡ, đây vốn là việc dự tính trước của thầy. Thế là cứ mỗi ngày nghỉ lễ đều dẫn vợ tới bãi biển, hay đi du lịch ngắm cảnh trên chiếc xe hơi bóng loáng của mình, có khi đi đến ba hôm mới về. Trong trường chúng tôi ai nấy đều ngưỡng mộ thầy. Có lần đi xa tới Bắc Thái du ngoạn, xe hơi dừng lại trước chùa Phật, có một đám trẻ ăn mày đang xin ăn. Thầy giáo Quan ghét nhất là bọn ăn mày, ghét nhất thói xòe tay xin tiền của chúng. Thầy không chịu bố thí đã đành mà còn tuyên bố trước mọi người đừng cho tiền chúng, nếu không sẽ hình thành nên thói quen xấu ở chúng, không chịu đi làm mà cứ ỷ lại xin tiền kẻ khác gây tổn hại đến lợi ích xã hội. Sau khi thầy giáo Quan nói xong, mấy đứa trẻ liền ủ rủ phân tán bỏ đ i.
Một lúc sau, khi đã mua một ít thổ sản định đem vào trong xe thì thầy giáo Quan chợt phát hiện ra chiếc xe hào nhoáng của mình bị rạch một đường dài. Thấy thế thầy Quan vô cùng tức giận nhìn quanh quẩn bốn phía, trong lòng nghĩ chắc là mấy đứa trẻ ăn mày lúc nãy làm. Tình cờ thay! Dưới gốc cây xoài không xa, đám trẻ ăn mày lúc nãy khoảng bốn đến năm em đang chơi đồng tiền. Thầy liền bước đến, bất phân trắng đen mà tát mỗi đứa một bạt tay. Đám trẻ bị đánh đến đỏ sưng cả mặt, đã vậy mà còn bị ép đến coi vết nứt của xe. Các em hoàn toàn phủ nhận việc ấy, nếu không thừa nhận phải tìm ra thủ phạm, thầy còn dọa sẽ đưa cả đám về đồn cảnh sát.
Trước vẻ hung bạo, vô tình vô lý của thầy, một em trong đám trẻ chỉ vào đứa trẻ quần áo tả tơi đang xòe tay xin tiền một vị khách nước ngoài, rồi nói: "Chính nó đã làm đấy!". Thầy giáo Quan vô cùng tức giận liền kéo em tới xe, còn những đứa trẻ khác thì bỏ chạy hết.
Thầy Quan liền đánh em hai bạt tay, lại còn thẩm tra hỏi nguyên nhân về vết trầy đó. Hỏi cả nửa ngày trời mới biết đó là đứa bé câm, bé không nói được dùng tay chỉ một cách rung rẩy, đôi mắt ứa lệ chứa đầy nỗi sợ hãi. Thầy giáo Quan không biết sự tình ra sao mà cứ một mực cho rằng nhất định là nó vì không được bố thí mà câm hận trong lòng. Trong cơn phẫn nộ, thầy liền dùng chân phải đá vào ngực em.
Trước hành vi dã man tàn khóc của thầy, em đã thét lên một tiếng, nôn ra một cục máu tươi, lảo đảo như đứng không vững. Những người khác vội nhanh chóng ngăn cản kéo cô bé ra. Lúc đi em còn ngoáy đầu nhìn chằm chằm thầy giáo Quan với đôi mắt đầy câm phẫn, uất ức.
Sau đó, em bé câm đã tá túc tại chùa mấy hôm rồi ngã bệnh chết. Chiếc xe bị
rạch hư ấy hoàn toàn là chuyện oan ức cho em.
Cuối năm, vợ thầy mang thai sinh ra một cô bé đáng yêu, gương mặt thanh tú nhưng đến hai tuổi vẫn không biết nói. Đứa con gái thứ hai cũng vậy ba tuổi vẫn không biết nói. Đến đứa con thứ ba ngay khi lọt lòng mẹ liền được đem đi kiểm tra, xem có mắc phải chứng bệnh của hai chị không. Sau khi được bác sĩ kiểm tra tỉ mỉ, thì ra lại là một cô bé câm. Vợ thầy giáo Quan cảm thấy sợ lập tức mời bác sĩ tới phẫu thuật (triệt sản) vì e rằng đứa thứ tư, thứ năm cũng vậy. Thầy giáo Quan mỗi lần nhìn thấy ba đứa con gái câm của mình đều chạnh lòng nghĩ tới đứa bé câm ở chùa bị đá đến ói máu, uất ức mà chết. Cho tới nay, thầy vẫn không thể không thừa nhận thiên lý có tuần hoàn báo ứng, thầy không chịu tin tưởng quy luật của vũ trụ, thiên địa vốn có thần minh thiện ác họa phúc để duy trì cân bằng âm dương. Đó chính là định luật của giới tự nhiên.
Vợ chồng thầy giáo Quan và thân thích vì không hiểu mà vu oan cho một đứa trẻ ăn mày bị câm, khiến cho nhân quả báo ứng liên tục giáng xuống ba cô con gái vô tội của mình. Đó chính là sự trừng phạt của Thượng Đế và cũng là đạo lý nhân quả báo ứng. Đó không thể giải thích bằng khoa học mà phải thường xuyên đến Phật đường nghe kinh thuyết pháp, trí tuệ khai thông mới hiểu rõ sự bí ảo khôn lường của vũ trụ. Đó cũng chính là bài học cho những phần tử trí thức tiên tiến, phải đào sâu, phải tìm hiểu những tín ngưỡng của nhân sinh vũ trụ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét