• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

    Tri Mệnh Lập Mệnh Và Lập Trí Lập Phẩm




    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Mệnh là cái căn bản của con người, có thể đem căn bản tu dưỡng cho tốt, mệnh do ta lập không do trời. Chữ mệnh “命” Người “人” một “一” lạy “叩” mà ghép lại thành.
    2. Lập chí lập phẩm là cái mà con người cần phải có. Chí hướng không lập, việc không thành; phẩm  hạnh không lập, người không kính trọng.
    3. Mệnh tốt không bằng thói quen tốt, cần phải thay đổi chính mình, rộng tu trí huệ phước điền. Tiền nhân dạy rằng: “Quen nhàn thành lười, quen lười thành bệnh”.
    4. Tiên Phật từ huấn: Những người có niềm tin xem bói xem mệnh, cam tâm chấp nhận số mệnh, không bằng tích cực tri mệnh (biết mệnh) dũng tiến lên mà lập mệnh.
    II. THẾ NÀO GỌI LÀ TRI MỆNH LẬP MỆNH?
    1. Khổng Tử từng nói: “Không biết mệnh, không phải là quân tử.” Lữ Tổ nói: “Mệnh ta sinh ra vốn tự nhiên, quả nhiên do ta không do trời”.
    2. Không có đức không đầu thai làm người, không có nghiệp không đầu thai làm người
    3. Mệnh có 3 loại mệnh: Thiên mệnh, túc mệnh, âm mệnh (thiên tính, bẩm tính, tập tính)
    4. Bỏ âm mệnh, ngừng túc mệnh, tăng thiên mệnh. Tu Đạo cần phải khứ tượng siêu khí nhập lý.
    5. “Minh tâm” tức là “tri mệnh”, “kiến tánh” tức là “lập mệnh”
    6. Nhan Hồi nói: “Thuấn là người như thế nào? Tử là người như thế nào? Người làm giống như Thuấn như Tử, thì cũng là Thuấn, là Tử vậy!”
    7. Tri mệnh (biết mệnh) mà không lập mệnh, uổng lại một kiếp, vô núi vàng mà về tay không.
    III. TẠI SAO PHẢI LẬP CHÍ - LẬP PHẨM?
    1. Chí là tâm của kẻ sĩ hướng theo, chí ở Thánh hiền tất làm Thánh hiền; phẩm cách là sự đoan chánh của thân khẩu ý. Người có thể tiếp cận Thánh hiền phẩm cách mới cao.
    2. Hèn mọn chớ hèn mọn đến không chí hướng, bần cùng chớ bần cùng đến không phẩm cách.
    3. Con người khác với cầm thú là có lý tánh và nhân cách.
    4. Không lập chí không thể lập thân, không lập phẩm khó thành người.
    5. Chí làm hiền trí tất phẩm hạnh tự cao, phẩm hạnh như Thánh hiền tất chí tự lớn.
    6. Chí không xa chẳng đến, không kiên cố không vào; phẩm vô tiết bất tháo (không có chừng mực thì không làm không nói), không đức chẳng tu.
    IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẬP CHÍ LẬP PHẨM
    1. Chí muốn lớn, chỉ có chí của trời là lớn, phẩm muốn cao chỉ có phẩm của vua Nghiêu là cao.
    2. Xác lập chí hướng, có việc gì mà không thể làm; hàm uẩn (nuôi dưỡng) phẩm cách, có Thánh nào mà không đạt được.
    3. Lập chí phải đứng vững gót chân, kiên định tâm ý, lập phẩm phải lắng trong tâm điền, mở toang tấm cửa lòng.
    4. Lập chí phải tạo phước cho chúng sanh, lấy tế thế làm niệm, lập phẩm phải kiêm đầy đủ tốt lành cho thiên hạ, lấy đại công vô tư làm tâm.
    5. Lập chí phải có khí tiết tự ái, niệm nghĩ ở đó; lập phẩm phải ôm lấy nhơn nghĩa như hình theo bóng.
    6. Lập chí phải kiên nhẫn bất khuất, lập phẩm phải chánh đại quang minh.
    7. Chí là gốc của tâm, phẩm liên quan tới tánh, cho nên lập chí trước tiên phải chánh tâm, lập phẩm trước tiên phải dưỡng tánh
    8. Lập chí mới đảm đương được trách nhiệm lớn, lập phẩm thì đường đi mới dài, không có nghị lực lớn thì khó mà đến được, không có lòng thành chánh tâm thì khó mà thành được.
    9. Lập chí không quên lập phẩm, lập phẩm trước tiên phải lập chí.
    V. BẠCH THỦY LÃO NHÂN TỪ BI KHAI THỊ
    Người tu Đạo phải bồi dưỡng 8 loại khả năng xử thế:
    1. Chí hướng      
    2. Thành khẩn     
    3. Kiên nhẫn       
    4. Học thức
    5. Dũng khí
    6. Lòng tự tin      
    7. Chịu trách nhiệm
    8. Cùng với mọi người hỗ trợ nhau, làm chung với nhau.
    VI. KẾT LUẬN
    1. Biết mệnh rồi mới có thể tu mệnh, tu (sửa) mệnh rồi mới có thể lập mệnh; mọi thứ đều có nhân duyên hỗ trợ, biết mệnh rồi mới có thể liễu được cái mệnh khổ của mình.
    2. Một đời của con người như cỏ cây của mùa xuân, sao không mau kịp thời lập chí lập phẩm.
    3. Có chí nguyện lại có năng lực, lại đạt được bước đi thực tế, khắc khổ chịu cực, nỗ lực mà làm.
    4. Sửa đổi khuyết điểm của chính mình, cải chính thói quen của chính mình, cải tạo tính cách của chính mình.
    5. Ôm lấy hoài bão tế thế, tăng cường cảnh giác, mỗi ngày càng đổi mới, càng ngày càng tiến bộ, lấy thân làm gương.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét