• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

    Tâm Ngữ Dặn Dò Của Lão Sư ( Phần 1 )





    1. Thời kỳ quan trọng mạc hậu, đối với việc khai sáng đạo trường, thủ và thành cần phải vận dụng cùng một lúc. Nhưng không thể chấp thủ một vài danh tướng hay chỉ gìn giữ một địa phận nào đó. Có một chút ý nguyện nhân từ, trời cao sẽ xoay chuyển tạo ra cơ ngộ, chỉ cần ai chịu tu, ắt tự nhiên có thể thu hút vô số tín chúng hữu duyên.
    2. Tu đạo, bàn đạo nhất định phải vô vi mà làm, xem chúng sinh như những ân nhân từ những kiếp trước của mình. Một lòng gửi trọn cho trời cao, quên đi bản thân mình. Dù cho có thành tựu thì cũng thuộc về trời cao và thập phương chư Phật Bồ Tát. Chỉ có như vậy mới không đến nỗi sa vào sự tranh đoạt và theo đuổi đạo danh, đạo lợi, đạo quyền. Hiện trạng của đạo trường, thật sự làm Lão Sư ta suy nghĩ lo lắng cảm thán!
    3. Thành tựu ở tương lai, không căn cứ vào sự lớn nhỏ của đạo trường, cũng không dựa vào sự ít nhiều của Phật đường chùa miếu, càng không phải từ sự so sánh số lượng ít nhiều của tín chúng, mà xem người tu đạo có chân tu thực luyện hay không. Giữ gìn nguyện giới, không tham lam, không vọng tưởng, không tranh, không biện, đó là công phu đề tâm tính viên mãn dung hòa, đi hoàn thành sứ mệnh của chính mình.
    4. Phải để cho chúng sinh và bản thân mình cùng nhau thành tựu trong kiếp này. Nếu nhất thời không thể tế độ, cũng phải chúng phúc và cầu nguyện cho sự giải thoát và thành tựu của họ ở kiếp sau! Nhận rõ nhân duyên tu đạo của bản thân mình, chính là sự xoay vòng của việc thi ân và nhận ân huệ, tạo ra một mối liên hệ tốt đẹp giữa thiên thượng nhân gian.
    5. Đệ tử Bạch Dương phải trau dồi một trái tim quảng đại bao dung, mừng cho sự thành công của người khác. Khen ngợi sự kiệt xuất của người khác, lễ kính sự cực khổ và công lao của người khác! Rèn luyện tinh thần đem đến sự chung vui cho thế giới, cùng vui với vũ trụ và tất cả chung sinh.
    6. Lục tổ dạy: "Nội tâm khiêm hạ là công, chung sanh bình đẵng là đức”. Luôn gìn giữ tấm long biết ơn và sám hối, để quan sát những thay đổi của hoàn cảnh xung quanh. Đối với tất cả mọi sự đều dùng một thái độ mỉm cười mà nhìn nhận, sẽ giảm bớt nhiều phiền muộn.
    7. Đã đến thời kỳ mạc hậu, ai cũng phải tự mình liễu nguyện siêu thoát. Đối với tất cả ân, oán, tình, sầu, oán, thân, đều không ham cầu nhân duyên. Trong cái tùy duyên để liễu thoát tất cả những chướng ngại, mới có thể thực sự siêu thoát tự tại! Người phàm phu tu đạo không thể lập tức làm được nhưng những thánh hiền đức độ của thời xưa, không cố chấp nhưng vẫn hiểu được sự hiện hữu của những sự vật xung quanh. Thế thì nên cố gắng sau khi biết được sự tồn tại của sự vật vẫn có thể xem nhẹ buông xuôi.
    8. Đạo trường trong tương lai sẽ có thử thách trí tuệ, những thử thách đó thật sự không thể dự tính trước được. Lão Sư không thể làm cho thân tâm củ đồ nhi yên lành, chỉ hi vọng các con có thể hiểu được thiên tâm, Phật tâm, sự tâm, tu đạo một cách thật lòng, giữ vững nguyện giới. Như Lục Đồng sư huynh từng bảo: "Uy lực của tam tài chúng ta tuy xem trọng nhưng không thể hoàn toàn phụ thuộc! Tránh và thận trọng để mình không cố chấp vào hình tượng của tam tài!”.
    9. Nếu như một đồ nhi bạch dương trong đạo trường, đều có thể cầu phúc cho chúng sinh, đều có thể khấu đầu hóa kiếp giảm đi khảo nghiệm cho chúng sinh. Sự tích tụ của thiện niệm, nhất định sẽ làm cho kiếp và khảo của nhân gian giảm đến mức độ thấp nhất! Thế thì trời cao tự nhiên sẽ kéo dài thời gian bàn đạo cho các con.
    10. Người tu đạo trong thời kì mạc hậu, phải Phật tâm đại nguyện. Phải làm sao để cho tâm của mình, được đề cao như tâm của Phật Bồ Tát thập phương. Nếu không thì chỉ cầu sự liễu thoát kiếp này đời này, làm sao đạt được chân lý pháp hải?
    11. Trong quá trình bàn đạo, tất nhiên là phải độ người, thuyết pháp, khai hoang, thiết đường, nhưng cũng không được quên sự quan tâm và hành động thiết thực đối với những khổ nạn trong xã hội và cứu tế người dân trong cuộc sống bình thường. Chẳng hạn như thương xót cho sự nghèo khó, hiểu cho nỗi niềm của người già, giúp người cô độc, ủng hộ và xúc tiến công tác bảo vệ môi trường, giúp đỡ người bệnh tâm thần. Thậm chí những việc phóng sinh, bảo vệ động vật cũng nên hưởng ứng, đây đều là những việc quảng kết duyên phận với chúng sinh thập phương. Mọi người không nên bỏ qua, nghĩ đó là những việc hậu thiên, nếu không bổ xung làm việc tốt của hậu thiên, làm sao viên mãn tiên thiên?
    12. Lão Sư công bằng đối đãi với mỗi một đồ nhi, mu và lòng bàn tay đều là thịt, tuyệt đối không thiên vị. Chỉ cần các con chịu bàn thì nhất định sẽ xoay chuyển. Còn việc có nơi hoằng triển, có nơi chậm chạp, ít nhiều cũng có liên quan đến nhân duyên, không nên ngưỡng mộ. Hy vọng tâm chí của đồ nhi gìn giữ sẽ có ngày toại nguyện, khổ tận sẽ nhận được quả ngọt.
    13. Đối với những chúng sinh bất hạnh bị tử vong trong khổ nạn, tai kiếp trên thế giới, cũng phải có tâm lòng thương xót, bi ai và thông cảm. Hiến hương khấu đầu sớm tối, không nên chỉ cầu đạo vụ hoằng triển, nếu không mặc dù đạo vụ hoằng triển, ngược lại mất đi đồng thể đại bi và những thiện niệm nhân từ đại từ đối với người vô duyên, đâu phải bản sắc của người tu đạo!. Chỉ khi nuôi dưỡng được sự quang tâm đối với người vô duyên bất hạnh, mới có thể cảm động người có duyên đến với chúng ta.
    14. Liễu duyên trong cái liễu nguyện, làm hết tâm ý của mình là được, không cần cố công sắp xếp những việc không cần thiết, để được giải thoát ngay lúc này, tự do như cưỡi gió cưỡi mây một cách tự tại. Như thế mới không xa vào một hoàn cảnh và tầng nhân quả khác, nhưng kiếp sau lại phải tuần hoàn trả lại, như thế trở thành một sự bất hạnh! Ngày xưa Lão Sư cũng vì trò chơi nhất thời, viết ra vài câu liễn tùy hứng, gây ra sự phân kì trong đạo trường ngày hôm nay, khiến cho đạo bồn xảy ra rối loạn. Thế nên khuyên đồ nhi phải cẩn thận tâm niệm, đừng gieo tình duyên.
    15. Lão Sư tuy là tuy là một hòa thượng nghèo, nhưng chỉ cần các con trên dưới tâm khí hài hòa, liên kết với nhau, Lão Sư làm thế nào không quan tâm? Mặc dù lúc này nhân duyên chưa đến, vẫn có thể bên ngoài trợ giúp, bên trong âm thầm hóa giải. Mỗi một nơi được tặng một Phật đường lớn, nhưng nếu bản thân tâm niệm về đạo trường không thể liền mạch nhất quán với nhau, thử hỏi Lão Sư còn mặt mũi nào đối diện với thập phương chư phập? Nói thật ra, chẳng phải làm Lão Sư khó xử hay sao!
    16. Người tu đạo phải xem nhẹ cái tình cái tình trong thế giới trần tục, nghiên cứu thánh tình, đến đâu đều có thể yên ổn, ở đâu đều có thể tự tại. Người tu đạo không thể quá hưởng thụ, thích phô trương, ưa khí phái. Lão Sư quen với cuộc sống nghèo khó, một bát cơm khô, một mình đi vạn dặm. Tiêu diêu tự tại, không thể không tiếp nạp, cũng không thay đổi được những đệ tử giàu có.
    17. Người tu đạo, nhất định phải phân biệt rõ việc thánh phàm, biện rõ công tư, hễ có một sự thiên lệch nào sẽ dễ dàng lạc bước. Từ xưa tới nay có đạo trường nào lại mượn miếu đường thần thánh làm phương tiện làm ăn! Nếu ai có lòng tham, trời cũng sẽ trả báo cho những gì con đã gây ra, như thế sẽ không còn được trọn vẹn.
    18. Đối với những thị phi trong đạo trường, không nên truyền nhau, càng không nên gây sóng gió. Nuôi dưỡng một tấm lòng thông cảm bao dung nhân hậu. Nếu chúng ta đối xử với người khác như vậy, trời cũng sẽ đối đãi như thế với mình.
    19. Bất cứ lúc nào cũng nên gìn giữ ý niệm gieo hậu phúc cho chúng sinh, không được lạm quyền cậy thế, làm tổn hại thanh danh tu đạo, làm hại những bậc hậu học vô tội. Lão Sư tuy vô đức, nhưng cũng đã để lại một đạo trường ở nhân gian, để cho đồ nhi của ta bàn đạo. Không giám yêu cầu các con, chỉ mong rằng khả năng của mình hộ trì, không phụ sự lớn lao cao cả của thiên ân.
    20. Đối với những thống khổ và nạn tai của lục đạo chúng sinh, tận đáy lòng cũng nên có sự quan tâm và cầu phúc vô hạn, hy vọng họ sớm ngày gặp được thiện nhân duyên có cơ hội siêu thoát khổ hải.
    21. Những nỗi niềm và kỳ vọng của Lão Sư, lại không thể dặn dò thổ lộ hết được với những người đang đứng phái trước dẫn dắt đạo trường như các con. Chỉ vì cái tâm của các con không hòa nguyện được với tâm của Lão Sư, hơn nữa lại quá để ý đến những thị phi trong các mối quan hệ và danh tiếng hình tượng bên ngoài. Cả ngày bận rộn với những công việc bàn đạo, mà lại không thể nhìn lại tự tính bổn giác của bản thân mình, chắc cũng do Lão Sư vô đức, nên mới không cảm động được các con!
    22. Tam tài không chỉ thuộc về một đạo trường nào đó, nếu có cơ hội trở hóa kiến đạo thành đạo, Lão Sư đồng ý đi khắp nơi để tăng thêm niềm tin của các tín đồ nhí. Nếu không các con không biết cách tận dụng, thì sẽ phụ ơn trời cao đã ban cho diệu cơ.
    23. Thật ra trời cao đã ban quá nhiều cơ hội cho đạo trường của các con, nhưng đáng tiếc trong lòng các con lại thiếu đi sự đón nhận một cách chân thành biết ơn. Các con đối với việc đối diện những nhân quả oan nợ trước kia có cảm giác phiền chán cự tuyệt, nên ít nhiều đã làm mất đi cơ hội cơ hội thêm một bước có được sự giúp đỡ của thập phương U Minh. Việc ấy cũng gián tiếp xoay chuyển nhân duyên của khí thiên đại tiên đến đạo trường hiển hóa, cũng từ đó mà dừng lại hay chuyển đến những đạo trường khác. Lão Sư nói ra những lời như vậy, không biết những tiền hiền trong đạo trường có thể tiếp nhận được hay không, những ai cứ nghĩ mình không để ý đến hình tượng nhưng thực ra cố chấp hình tượng cũng là một chướng ngại!
    24. Đối với những đệ tử đã rời khỏi đạo trường hay thoái đạo, Lão Sư cũng không nhẫn tâm bỏ rơi và đoạn tuyệt. Các con đứng ở vị trí của người đồng tu, có thể hoàn toàn không quan tâm sao? Vì thế cũng nên có một tâm nguyện cầu nguyện chúc phúc, hy vọng trời cao từ bi xót thương, để cho họ lạc đường sớm ngày tìm được lối về. Nếu có tâm lòng thành khẩn, thì có thể cảm động kêu gọi họ tỉnh giác và quay đầu trở về.
    25. Đừng cố chấp sự trôi đi của thời gian, không nên chán nản trước nghịch cảnh. Khi con Phật đại nguyện, lập đại chí cùng chung một lòng với Phật tổ Bồ Tát. thì nhất niệm có thể siêu tam thiên, vượt thẳng đến con đường sinh tử. Chúng sinh thập phương cũng vì một ý niệm chân thành của con, mà đón nhận được âm hưởng đó, đó là một việc đáng để hân hạnh!
    26. Không nên quá cường điệu và chú trọng đến số lượng của Phật đường và đạo nhân, mà sinh tâm niệm tranh đoạt sỡ hữu, như thế không đúng. Hễ có sự thiên lệch thì trong lòng có sự tính toán, sẽ dễ dàng sa vào ma đạo. Nên biết: Bình công luận quả sau này của trời cao sẽ dựa vào đức tính, giới luật, tâm niệm, nguyện hành, hỏa hậu mà định giáng thăng, không dựa vào những phúc đức hay tiếng tăm hình tương bên ngoài.
    27. Trước mắt có bao nhiêu người đã bị cuốn vào cái hố của đạo quyền, đạo thế, đạo danh mà bản thân không biết, thật đau lòng va đáng tiếc. Rốt cuộc người tu đạo cũng xem trọng hình tượng không tự mình nhìn lại mình, ta còn có thể nói gì hơn? Lão Sư ta và sư mẫu của các con năm ấy chẳng đem theo gì để trở về nơi ấy, để lại trách nhiệm tam tào và đạo trường nhân gian để các con đi bàn, thế thì các con còn phân biệt làm và tranh đoạt cái của mình và của người khác làm gì?
    28. Những vị tu đạo mà thành trước người ta gọi là cổ triết, những vị tu đạo trước ta gọi là tiền hiền, những vị cùng tồn tại tu đạo với ta gọi là đồng tu, tất cả đều là những người thầy tốt bạn tốt hân hạnh có được từ nghìn kíp trước, đều có những điềm đáng để chúng ta tôn kính, lễ khấu. Thế nên chúng ta cũng nên luôn giữ một tấm lòng khiêm tốn thành kính mà học đạo.
    29. Đừng để sau mấy mươi năm tu bàn đạo, chỉ có sự gia tăng về sự giàu có và danh tiếng, mà tự tín và trí tuệ chẳng có tiến bộ gì cả. Nếu như vậy thì chỉ tu được cái phúc đức mà thôi, điều này thì chúng sinh mạc hậu cần phải hiểu rõ.
    30. Trong quá trình tu đạo, dụng, xả, hành, tàng phải kiên cố với nhau, lấy những sự công của ngoại vương, để khai sáng tứ phương, đây là bàn những đạo vụ hữu hình. Lấy những đức nghiệp của nội thánh, để đề cao tâm tính, đây là bàn những đạo vụ vô hình, thế mới có thành tựu.
    31. Nên thường xuyên dùng tâm niệm để hồi hướng cho những khổ nạn chúng sinh, những người cho đến giờ vẫn chưa đắc đạo trên thế giới. Cầu nguyện cho họ có thể sớm gặp được thiện nhân duyên mà được tu đạo thành đạo. Hay chúc phúc cho họ nếu không được độ trong đời nay kiếp này, cũng mong nguyên hội tiếp theo được đắt đạo, thành đạo liễu khổ.
    32. Không nên nhìn những hạnh phúc và an lạc trước mắt, những cái mà đã có được mà cảm thấy mãn nguyện, nên biết ơn môi trường tu đạo hiện giờ mình đang có. Dù cho là những thử thách trong nghịch cảnh, cũng đã tốt hơn nhiều so với những chúng sinh trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh đạo. Thế thì không có gì phải oán trách đau lòng, cũng không nên kiêu ngạo tự mãn.
    33. Trong tu đạo bàn đạo, nên không ngừng nâng cao bản thân mình, kế hoạch bản thân, tự nhiên sẽ trau dồi được đức tính tuệ quang, giảm thiểu sự ảnh hưởng của nhân quả nghiệp lực.
    34. Nên đọc nhiều sách và kinh điển của thánh hiền, trong lúc ôn lại cái cũ, biết thêm cái mới mà hiểu được diệu lý nhất dĩ quán chi, hiểu được cái khổ tâm giáo hóa của thánh hiền.
    35. Dùng công tâm để tu đạo, bàn đạo, đem những công đức và thành tựu, chuyển cho lão mẫu và thập phương chư Phật Bồ Tát, như thế sẽ không rơi vào chướng ngại nhận người tu đạo mà tu đạo.
    36. Thành toàn thân đạo nên chú ý xem bản chất và năng lực của mỗi con người mà tìm cách hướng dẫn, dẫn dắt cho mọi người Phật huy thiên tâm thiên tính, chú trọng nhận lý tu đạo.
    37. khảo nghiệm trước sau cũng đến, nhất là đại khảo trí tuệ thời mạc hậu của bạch dương, sẽ đến ngay trước mắt, ai cũng nên có một sự chuẩn bị tâm lý. Từng nghe: "An chi thái nhiên, dĩ kháng phong vũ". Các đồ nhi trong cục diện tu đạo này, nhất định phải trãi wa rèn luyện thử thách, mới có thể thành đại tài.
    38. Tăng cường việc tạo dựng tâm lý đạo thân, giữ vững tâm nguyên tu đạo. nuôi dưỡng sự quang minh trong nhân tánh, Dù cho đời này kiếp này không thể thành đạo, cũng có thể duy trì thiên niệm không bị mê muội. Cầu cho những kiếp sau, không thoát chuyển mà được siêu việt.
    39. Nên nuôi dưỡng tâm cảnh không nơi nào không phải lý thiên, không nơi nào không là tịnh thổ, nghĩa là bồ đề đạo phong quảng bố nhân gian, thế thì Lão Sư còn gì phải ưu tư phiền muộn? Hy vọng đồ nhi trân trọng từng phút giây mình còn tồn tại, để tạo ra những cơ hội đặc biệt như thế.
    40. Noi theo tinh thần bàn đạo cùa tiền bối, để kéo dài sự triển khai của tuệ mệnh, nhận lý nhận đạo không được phân kỳ, không thể nhận người, ai cũng tận tâm sức mình để ổn định đạo cục.
    41. Nói theo cổ thánh kinh huấn, noi theo gương tốt của thánh hiền, tuân theo quy tắc kĩ cương, kính ngưỡng cái đức của người trước mà tinh tiến bản thân. Không nên xem tiên Phật hay cá nhân nào như thần tượng rồi trở nên sùng bái.
    42. Noi theo đức tính, tuên thủ xem trọng giới mệnh, đạo nhân với nhau nên khích lệ nhau, cùng nhau tiến bộ, cùng tu cùng bàn, Phật huy phong khí Duy Lặc đại gia đình được truyền lại từ trước.
    43. Không vì quá tham sân mà có sự phẫn nộ bất bình. Trong đại pháp tắc vô tham vô vọng, chân thành thực tu, làm theo di mệnh của tiền bối, lấy tinh thần tế thiên hạ mà hoằng dương đại đạo vô tư, Thị phi đung sai trời cao sẽ biết phân định công minh, không cần tranh luận, để tránh gây ra sự phân kỳ trong đạo trường.
    44. Trăm nghìn con suối nhánh sông, đều chảy về cùng một nguồn, Chỉ cần chân tu chân bàn, con người không thấy nhưng trời cao chắc chắn sẽ không phụ. Trong đạo cục nhiều thay đổi ở tương lai, vẫn kiên trì giữ vững sứ mệnh và trách nhiệm của chúng mình.
    45. Điểm trường sư phải làm người tu đạo một cách chính đáng, đường hoàng, thể diện, như thế mới không làm ô uế thiên mệnh của chùng mình.
    46. Đề bạt điềm truyền sư, giảng sư và tam tài phải suy nghĩ cẩn thận, không nên làm rối tung sự việc, trách làm cho việc nhỏ ảnh hưởng việc lớn.
    47. Chùa miếu bạch dương giờ đã quá nhiều điều này nói lên vấn đề gì? Lão Sư va lão mẫu của các con lúc còn sống có được bao nhiêu ngôi chùa lớn, hơn nữa tu đạo ra sao? Điều này để các con suy nghĩ lại!
    48. Chỉ có tâm ý của những đạo thân mới với một tấm lòng sơ Phật, mới có thể gọi là thuần chân thành khẩn chat phác. Đạo thân cũ ngược lại không thể đứng vững, để thoát khỏi sự điên đảo của thị phi.
    49. Kỳ bạch dương đại khảo này đang hiện ngay trước mắt, sẽ diễn ra sự phân ranh rõ rệt trong quá trình đào thải! Thế cục, đạo cục, nhân cục đều đang thay đổi, Lão Sư cũng không thể cân bằng được.
    50. Sự thăng giáng của mỗi một người, đều liên hệ mật thiết đến cứu huyền thất tổ, thế nên người tu đạo đâu thể không trân trọng.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét