1. Đừng Để Bữa Chay Trở Thành “Vực Thẳm” Bệnh Tật
Để có một bữa ăn chay vừa phong phú các món, giá thành hợp lý, vừa đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là điều đáng quan tâm.
Ăn chay không hợp lý, không biết kết hợp thực phẩm, cách chế biến món ăn theo nhiều dạng chiên, xào, luộc, nấu canh… thì bữa ăn chay sẽ trở thành “vực thẳm” của bệnh tật như bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh mỡ máu do dùng nhiều dầu trong chế biến món chay…
Ăn chay chính là tạo môi trường kiềm, thanh lọc cơ thể, nhiều người áp dụng ăn chay như một cách để phòng tránh bệnh tật nhưng ăn chay cần phải kết hợp khoa học hợp lý.
2. Thành Phần Dinh Dưỡng Chính Của Bữa Ăn
Như chúng ta đã biết, tất cả con người cũng như các loài thú vật ở trên quả đất này, muốn sinh tồn thì phải ăn uống để nuôi dưỡng thân thể, bằng chứng là khi mới lọt lò ng mẹ thì được nuôi bằng những dòng sữa của mẹ, trong khi đó những sinh vật không có vú, thì được cha mẹ chúng nó đi tìm kiếm mồi mang về đút cho các con. Đó là luật sinh tồn ở trên thế gian này, cho nên mới có sự tranh giành để kiếm ăn, từ đó mới có con người ăn hiếp con người, nước lớn đánh chiếm nước nhỏ, cá lớn ăn cá nhỏ, thú vật này ăn thú vật kia v.v…
Ngoài ra, chúng ta đã biết tất cả loài thảo mộc như: rau cải, hoa quả cũng như các thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc… đều được con người tìm kiếm mang về để tạo thành thức ăn trong gia đình, ngõ hầu nuôi dưỡng cho cơ thể con người. Nhưng, mỗi thực phẩm chúng nó đem lại cho chúng ta ít nhiều chất bổ, xin đơn cử bảng so sánh như sau:
BẢNG SO SÁNH TÍNH THEO 100 GRAM MÓN ĂN
HÌNH MINH HOẠ
Trên bảng này số trong 4 cột đầu chỉ về Gram. Số trong cột “sắt” chỉ về Miligram. Số trong cột sinh tố chỉ về đơn vị quốc tế
HÌNH MINH HOẠ
Trên bảng này số trong 4 cột đầu chỉ về Gram. Số trong cột “sắt” chỉ về Miligram. Số trong cột sinh tố chỉ về đơn vị quốc tế
Cho nên, chúng ta ăn uống hằng ngày phải lựa chọn thế nào cho có đầy đủ chất bổ để nuôi cơ thể, thông thường thân thể con người cân nặng khoảng 55 đến 75 kg, thì phải có từ 2.000 đến 3.000 mới đủ số nhiệt lượng (calories). Ví như một người cân nặng 60 kg, thì phải cần dùng 60 gram chất đạm, 360 grammes chất ngọt và 60 grammes chất béo. Bởi vì, các nhà khoa học đã chứng minh được là 1 gram chất béo sinh được 9 đơn vị nhiệt lượng. Do vậy, chúng ta dùng những thực phẩm kể trên, sẽ có được đơn vị nhiệt lượng như sau :
60 gr. chất đạm x 4 = 240
360 gr. chất ngọt x 4 = 1.440
60 gr. chất béo x 9 = 540
____________
Cộng chung = 2.220
Tuy nhiên, những người làm việc nặng nhọc, cơ cực hoặc những người ở xứ lạnh như Gia Nã Đại (Canada) hoặc các nước Bắc Âu… thì cần có nhiều số nhiệt lượng hơn. Trái lại, những người làm việc văn phòng, ít nặng nhọc hoặc những người ở xứ nóng như Việt Nam, Phi Châu thì cần có ít số nhiệt lượng hơn.
Do vậy, người dù ăn uống với thực phẩm như thế nào đi nữa, thì cũng phải cung ứng cho cơ thể đầy đủ số nhiệt lượng cần thiết, thì con người mới được khỏe mạnh, cường tráng, chứ không phải những người không ăn thịt, cá… thì cơ thể không được khỏe mạnh, vì những người này chỉ ăn rau cải, hoa quả mà thôi.
Bằng chứng là, nếu chúng ta đem so sánh 100 gram thịt bò với 100 gram đậu nành, thì chúng ta thấy số lượng chất đạm của đậu nành nhiều hơn, bởi vì số lượng chất đạm của thịt bò chỉ có 18,60, trong khi của đậu nành là 43,00. Hoặc là 100 gr. thịt gà nướng để so sánh với 100 gr. đậu phộng rang, thì chúng ta thấy số lượng chất đạm của thịt gà nướng là 22,10 và số lượng chất béo 3,90 trong khi đó số lượng chất đạm của đậu phộng rang là 26,70 và số lượng chất béo là 44,20. Ngoài ra, nếu chúng ta đem so sánh 100 gr. trứng gà với 100 gr. rau dền tươi, thì chúng ta thấy số lượng của trứng gà sinh tố A là 1.600 đơn vị quốc tế và sinh tố C là 95 đơn vị quốc tế, trong khi đó số lượng của rau dền tươi sinh tố A là 20.700 đơn vị quốc tế và sinh tố C là 1.300 đơn vị quốc tế.
Để biết thêm, xin mạn phép trích dẫn Bảng Kê So Sánh trong tác phẩm Ăn Chay do Bác sĩ Lê Văn Cầm, pháp danh Minh Chánh, viết, Chùa Khánh Anh, Paris, ấn tống phát hành như sau: (Xem bản so sánh trên)
Xuyên qua Bảng Kê So Sánh, chúng ta thấy các chất như: đạm, béo, ngọt, vôi, sắt cũng như các sinh tố A, B, C. Vậy, công dụng của các chất và các sinh tố như thế nào ?
2.1. Chất Bột - Glucide
Bắt buộc người ăn chay trường phải có ngũ cốc còn lứt, tức là còn cám (cơm và bán h mì điều phải lứt). So sánh các món ăn của người ăn chay thì cơm và bánh mì lứt là dương nhất. Nên không có dương này để cân bằng phần quá âm của đồ ăn thì sẽ có bệnh. Chúng tôi đã gặp nhiều cư sĩ tại gia ăn chay trường bị rất nhiều bệnh vì ăn chay không đúng cách như đái đường, tim, trĩ, mất ngủ, thận, bọng đái, bại liệt, lao, bao tử, gan và nhiều bệnh khác..
Trong cuốn ăn chay của bác sĩ Đào Tuấn Kiệt xuất bản 1966 tại Long Xuyên bác sĩ đã phân tách trong một kho gạo lứt có 100 gram chất đạm cho một năng lượng là 3437 calo trong khi thịt bò cho 1330 calo và đậu nành cho 3173 calo. Vậy kể về nhiệt lượng những người ăn cơm gạo lứt có đủ sức để làm các công việc như người ăn mặn (thịt,cá..) và có sức chịu lạnh cao!
Trong gạo lứt có đầy đủ các loại chất bổ mà không có thức ăn nào dù động vật hay thực vật có đủ để thay thế cho nó cả. Như các loại acid amin, chất béo, chất bột, chất xơ, các loại sinh tố, các loại khoáng nói tóm lại là món ăn trường sinh tăng tuổi thọ vô địch mà không có loại thuốc quí nào của đông tây y có thể thay thế (dù sâm nhung).
Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đều ca tụng gạo lứt như nha sĩ Hồ Quan Phước trong cuốn ‘Mạnh Khỏe Trẻ Trung Do Thực Phẩm Hợp Thời’, bác sĩ kiêm dược sĩ Trương Kế An trong ‘Thuật Dưỡng Sinh’, bác sĩ Nguyễn Huy Dung và Phạm Kiến Nam trong ‘Y Học và Tuổi Già’ tập 1 .. do kinh nghiệm cho thấy các tăng sĩ trong Phật Giáo xưa kia như các vị tăng thống và nhiều vị khác có tuổi thọ khá cao từ 90 đến 100 tuổi đều có cách ăn chay dùng gạo lứt làm căn bản (vì ngày xưa đâu có gạo xay bằng máy) mà chỉ giã bằng chày và cối là một chứng minh sống động và hùng hồn nhất! Ngoài gạo, bánh mì nên dùng nếp lứt, kê lứt, bo bo lứt và riêng hắc mạch (buckwheat) rất tốt để trị ung thư.
2.2. Chất Đạm - Protides
Đứng đầu là đậu nành (soy hay soya bean) 1 kí lô đậu nành có đủ chất đản bạch của 31 quả trứng hay 7 lít sữa hoặc 1 kí lô thịt. Đậu xanh có nhiều chất sắt, mát gan, lọc máu dùng trong mùa hè nóng nực. Giá đậu xanh; nhiều sinh tố E. Đậu đỏ (red bean hay azuki) bổ thận âm và dươ ng. Đậu đen (black bean) bổ tỳ, bổ thận dương. Đậu trắng, đậu ván (ở Úc không có loại này. Ở miền Trung tại Huế và Nha Trang có trồng nhiều) an thần, ngủ ngon, giải nhiệt. Đậu phụng (hay lạc, peanut): có nhiều acid amin tốt cho tuổi già. Mè (vừng, seame): rất bổ, được các tài liệu đông và tây y công nhận (mà ăn chung với đậu phụng vì trong mỗi thứ có một số acid amin mà thứ kia không có, ăn cả hai thứ cùng một lúc mới đủ bổ). Các loại đậu như O-ve (haricot vert) đậu petit pois, đậu lentilles (lentil) đậu Hòa Lan, đậu Đũa v.v.. đều bổ.
Chất đạm rất công dụng và cần thiết cho các tế bào, cho nên nhờ có chất đạm mà các tế bào được sinh sản và bành trướng. Do vậy, người ăn rau cải, hoa quả tức là người ăn chay, nếu ăn đầy đủ chất bổ, nhất là có những thức ăn làm bằng đậu nành như đậu hủ (có người gọi là tàu hủ), sữa đậu nành… thì có nhiều chất đạm hơn ăn thịt như bò, gà, trứng… Do vậy, cơ thể con người ăn chay sẽ nở nang không kém hơn người ăn thịt và đôi khi còn trội hẳn lên, những người ăn chay, không đủ chất đạm, lại ăn cơm với muối tiêu hoặc nước tương hay chao… thì cơ thể phải tiều tụy, bởi vì thiếu sức khỏe là tất nhiên.
2.3. Thành Phần Các Chất Béo - Lipide
Có trong các loại dầu thảo mộc (đậu phụng, đậu nành, mè, hướng dương (sun flower) bắp (corn) oli (olive)) .. và trong các loại bơ (butter) thảo mộc hay trong các hột (seeds), trái dừa , trái bơ..
Chất béo cũng có công dụng làm cho cơ thể đủ sức lực và giúp cho bộ tiêu hóa bài tiết dễ dàng. Tuy nhiên, các chất béo do hoa quả, cây trái tạo thành, thì ăn ít độc hơn do thịt của thú vật, vì nó khó tiêu hơn. Do vậy, người của các xứ lạnh, thường bị mập và bị thặng dư chất Cholesterol, từ đó sẽ lắng đọng và bám chặt vào thành các huyết quản, để rồi dễ dàng sinh ra chứng bệnh cứng động mạch (Artériosclérose). Khi đó, sự lưu lượng máu từ động mạch trở về tim bị giảm dần, lâu ngày đưa đến bệnh tắc nghẽn động mạch đưa về tim và đem đến sự tử vong bất ngờ, với số nạn nhân người ăn thịt đáng kể. Trong khi đó, những người ăn chay thì ít bị bệnh này và ngoài ra Học Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences) đã cho biết hầu hết dân chúng Mỹ phần lớn đã gây ra các loại bệnh tim tai hại chỉ vì họ không chịu tiết chế việc ăn thịt thay vì ăn rau cải hoặc hoa quả. Vậy, muốn ngăn ngừa bệnh này thì nên ăn chay trường là hơn.
2.4. Chất Ngọt
Cũng rất cần và công dụng cho cơ thể con người để có sức cử động. Tuy nhiên, không phải tất cả chất ngọt nào cũng tốt cả, có chất ngọt do trái cây chín, trong rau cải, trong ngũ cốc, trong bột mì, mía, gạo, khoai tây, khoai lang, mật ông chúng ta dùng rất tốt, bởi vì chúng nó là chất ngọt thiên nhiên, không bị ảnh hưởng của chất hóa học để tạo thành như chất ngọt của đường cát trắng do mía hay củ cải đường biến hóa thành, cho nên chúng ta ăn nhiều đường cát, thì bao tử bị xót xa, cồn cào, răng bị hư…
2.5. Các Sinh Tố - Vitamin
Chất sắt có công dụng làm cho máu đỏ. Ngoài ra, các sinh tố A, B, C, D, E, F, K… mỗi sinh tố nó có công dụng riêng ví như :
- Sinh tố A: thường có trong dầu, mỡ, trứng, sữa, trái cây, rau, cá và khoai củ… nhiều nhất là trong rau dền tươi hay cá thu. Nếu người thiếu sinh tố A, mắt sẽ mờ, còn trẻ em mới sinh, thiếu sinh tố A thì chậm lớn…
- Sinh tố B: Thường có trong men rượu bia (La-ve), trứng, cám, trấu… Nếu người thiếu sinh tố B, thường gân bị tê liệt và sự phát triển cơ thể không điều hòa.
Sinh tố B dễ bị tiêu diệt, nếu người nấu đồ ăn chung với thuốc tiêu mặn (Bicarbonate de soude) hoặc nấu cháo hay luộc cải muốn cho rau mềm nhừ, thường để thuốc tiêu mặn, thì thức ăn sẽ mất đi sinh tố B, cho nên ăn không bổ bằng nấu bình thường. Trong cám có sinh tố B, cho nên chúng ta dùng gạo trắng tinh, thì mất hết chất cám, thì mất luôn sinh tố B, những người bị bệnh tê liệt, thường dùng gạo lức để vừa ăn, vừa trị bệnh luôn.
- Sinh tố C: Thường có trong trái cây có vị chua như: chanh, khế, me… hoặc trong các thứ cải, rau dền, đậu tươi, ớt xanh, khoai lang… Sinh tố C rất cần để tiêu hóa chất vôi trong thận và để máu huyết được điều hòa. Người thiếu sinh tố C, thường bị chảy máu chân răng. Muốn giữ sinh tố C, chúng ta không nên luộc rau hay nấu canh chín sẽ bị tiêu diệt sinh tố C.
- Sinh tố D: Cũng có nhiều trong các dầu thảo mộc, bơ thảo mộc, dầu thảo mộc. Sinh tố D cần cho sự tiêu hóa chất vôi để cho xương và răng được cứng. Nếu thiếu sinh tố D trong cơ thể, thì xương bị mềm và sinh chứng bệnh còi, bệnh đẹt (Rachitisme).
- Sinh tố E: Có nhiều trong các phần của thảo mộc như lá, búp non, các mầm và mộng (mộng lúa, giá sống) các loại dầu thảo mộc.
- Sinh tố P: Có trong lá trà xanh, chanh, cam, quít, đậu phụng.
- Sinh tố V: Có trong các cải bắp. Sinh tố K lá các loại rau.
- Sinh tố F: Trong các loại dầu thảo mộc (có nhiều iode). Sinh tố C có nhiều trong các trái cây và rau dưa nhiều nhất trong ớt loại to, rau dền, cải, su bông, chanh, chuối, xoài, đu đủ, cam ,chanh…
Chúng ta không hoàn toàn kiêng cữ các sinh tố loại C vì âm. Người mạnh vẫn có thể ăn vừa phải trừ khi có bệnh (và tùy một số bệnh quá âm thì phải kiêng cữ) nếu ta dùng gạo lứt và bánh mì lứt làm món ăn chính.
2.5. Các chất khoáng
Có nhiều trong gạo lứt, tươ ng, nước suối thiên nhiên và rong biển (sea vegetable). Theo tiên sinh Ohsawa vì nước biển là âm mà rong ở dưới đó nên nó rất dương, nhất là loại rong Hiziki màu đen vì nó ở dưới độ sâu của biển. Sau này các môn đệ của Ohsawa đã thay công thức muối mè của ông bằng rong biển trong nhiều loại bệnh nhất là trong tất cả các loại bệnh ung thư họ đều khuyên ăn rong (vì rong ở biển nó hấp thụ muối thiên nhiên rất quý trong các tế bào của nó vì sống trong môi trường đó nên thứ muối này rất quý còn hơn muối ta ăn và vì tính cách dương của nó còn hơn cây mè trên đất liền).
Đó là, đơn cử một số chất và sinh tố quan trọng mà cơ thể chúng ta cần phải có.
Do đó, chúng ta phải ăn uống bình thường hằng ngày cho đầy đủ chất lượng như sau: chất đạm 1 phần – chất béo 1 phần – chất ngọt 6 phần và ngoài ra còn phải có chất vôi, chất sắt cùng kết hợp với các sinh tố nữa, có như thế cơ thể chúng ta mới được điều hòa và phát triển.
Xuyên qua sự tìm hiểu về các chất bổ cũng như các sinh tố cần phải có để nuôi dưỡng cơ thể con người, chúng ta thấy ở trong rau cải, hoa quả hay trong thịt, cá, cua, sò, ốc cũng có. Do vậy, chúng ta nên ăn rau cải, hoa quả tức ăn chay thay vì ăn thịt, cá, sò, ốc… tức ăn mặn, sẽ có lợi cho sức khỏe con người hơn.
3. Học Từng Bước Ăn Chay
Bước 1. Ăn buổi sáng
Bước 2. Ăn mùng 1, 15
Bước 3. Hoa chay (3, 6, 9)
Bước 4. Ăn phương tiện, chỉ ăn rau cải khi nấu chung với đồ mặt như thịt, cá…
Bước 5. Trường chay, toàn chay
4. Mười Bước Dễ Dàng Để Khởi Sự Ăn Chay
“Làm sao lại có thể không ăn thịt được?” là câu nói thông thường khi một người bắt đầu nghĩ đến ăn chay. Thực sự, có những người gần như cả đời không ăn một chút thịt nào. Với chúng ta, những nngười khởi sự ăn chay hoặc chỉ mới bắt đầu tập ăn chay, cần phải có những bước bắt đầu như thế nào. Bài viết này sẽ giúp chúng ta có sự bắt đầu này.
Bước 1. Đọc: đọc thật nhiều những tài liệu liên quan đến việc ăn chay. Nghiên cứu thêm .
Bước 2. Suy nghĩ: Nghĩ về các con vật. Nghĩ về thân thể mình và sức khỏe của mình. Nghĩ về trách nhiệm của mình đối với bản thân mình. Nghĩ về trái đất và môi trường. Nghĩ rằng mình toàn quyền tự do tự chọn thức ăn nuôi sống mình. Không cần phải quyết định ngay. Hãy để thấm dần .
Bước 3. Nói chuyện: Hãy nói chuyện, bàn thảo với những người ăn chay trường và nói chuyện với những người không ăn chay. Hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình với họ, Hãy gia nhập câu lạc bộ hay Hội ăn chay. Hãy tự mình thiết lập câu lạc bộ hay Hội ăn chay. Suy nghĩ nhiều hơn nữa về việc ăn chay .
Bước 4. Thiết lập mục tiêu: Hãy xem như là một trò chơi. Hãy cá cược với các bạn, các đồng nghiệp rằng mình sẽ không đụng đến thịt trọn tháng, không ăn cá, tôm trong một tuần. Đặt ra chỉ tiêu có thể nghiêm túc hoặc chơi vui, tùy theo mỗi cá tính và ý thích .
Bước 5. Nấu: học nấu các món ăn chay. Thậm chí có thể theo lớp học nấu ăn chay. Hỏi bạn bè, đồng nghiệp về các thực đơn chay. Hãy sáng tạo các món ăn đặc biệt tự chế. Ăn chay thật ra hằng hà sa số món .
Bước 6. Ăn: Hãy ăn chay một cách long trọng. Nếu được nên mở nhạc đạo, hay nhạc êm dịu, chưng dọn bàn thật đẹp, chén dĩa, muỗng nĩa, đũa thật dễ thương. Không nên xem ti vi hoặc xem báo trong khi ăn, để tránh đãng trí. Khi ăn, nhai thật kỹ, thưởng thức món ăn ngon một cách biết ơn, biết ơn trời đất, biết ơn đất nước mình, biết ơn người trồng cây lúa hết sức cực nhọc, biết ơn người mang bán ngoài chợ ngoài mưa ngoài nắng, biết ơn tận lòng người nấu cho mình ăn .
Bước 7. Biết lắng nghe: Hãy lắng nghe những gì cơ thể mình yêu cầu. Hãy ăn khi đói, ngủ khi mệt. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và nhu cầu cơ thể. Hãy lưu ý rằng các món ăn có thịt làm cho thân thể mình nặng nề, ruột gan phải làm việc nhiều hơn để tiêu hoá. Hãy tôn trọng thân thể mình. Hãy suy nghĩ giữa rau quả và thịt cá, xem món nào hôi thối hơn khi để lâu và so sánh bụng mình như là một thùng rác. Vậy mình nên chứa loại rác nào hơn .
Bước 8. Thực nghiệm: Hãy thực nghiệm ăn chay và đôi khi nhịn ăn. Hãy thay thế thức ăn bằng nước sinh tố. Hãy ăn thử gạo lức muối mè, bưởi, thơm…Hãy thực tập yoga, hay thiền định, hoặc tập một môn thể thao nhẹ nào đó, chẳng hạn khiêu vũ những bản vui nhộn. Hay học một sinh ngữ nào đó. Hãy làm một cái gì đó khác thường nhật .
Bước 9. Chuẩn bị: Hãy chuẩn bị tâm lý để đối phó nếu như bị gia đình, bằng hữu cản ngăn vì những lý do nào đó. Hãy có chí khí mạnh mẽ nhưng đừng quá nguyên tắc, quá cứng nhắc, quá cực đoan. Hãy tự tin vào chính mình. Tôi có làm gì sai không? Hãy nhờ các bạn chay giúp đỡ về mặt tinh thần. Hãy nương vào lòng từ bi của mình. Hãy nương vào sách vở khoa học. Hãy quan tâm đến sức khỏe và tương lai của mình, vì sẽ không ai lo cho mình được hoặc không ai bệnh giùm mình được khi mình ngã bệnh .
Bước 10. Tổ chức tiệc vui mừng: Hãy ghi rõ ngày mình bắt đầu ăn chay. Hãy vui mừng trong ngày đó. Hãy mời bạn bè đến dự. Hãy tự mua tặng mình một món quà kỷ niệm. Hãy đi massage cho thân thể thoải mái. Phải biết rằng ăn chay không phải vì hứng chí trong nhất thời, mà phải mãi mãi, mà việc này nhiều khi đối với nhiều người không phải là một việc dễ làm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét