MỤC LỤC
1. Tôn Kính Tiên Phật 2. Tuân Tiền Đề Hậu 3. Tề Trang Trung Chánh 4. Tuần Quy Đạo Củ 5. Trách Nhiệm Phụ Khởi 6. Trọng Thánh Khinh Phàm 7. Khiêm Cung Hòa 8. Ái Vật Khí Thánh Huấn 9. Mạc Chước Hình Tướng 11. Xuất Cáo Phản Diện 12. Bất Loạn Hệ Thống 13. Ái Tích Công Vật 14. Hoạt Bát Ứng Sự 15. Cẩn Ngôn Thận Hành |
Lời giới thiệu
Ơn của Trời Đất không nơi nào không được ban bố, từ bi của Tiên Phật thực sự có thể cảm nhận được, khó mà báo đáp được, cảm tạ HOÀNG THIÊN từbi, cảm tạ lòng ái từ của Tiên Phật, vì sợ chúng sanh thời mạt hậu này căn cơ thấp kém, khó tu được trở về trời, cho nên nhiều lần lâm đàn, vẫn đem chân ý của 15 điều Phật Quy trình bày lại, lần thứ nhất là ở Thái Lan, Liên Hoa Phật đường, vào ngày 12 tháng 7 năm 1997, lúc tiết ôn tập lại 3 ngày pháp hội, Hán Chung Ly Đại Tiên từ bi lâm đàn tường thuật. Lần thứ 2 vào ngày 5 tháng 12 cùng năm tại Malaysia, Chánh Nghĩa Phật đường, lúc mở lớp Phật quy , Hoạt Phật Ân Sư lâm đàn thuật lại lần nữa ,vào ngày 28 tháng 2 năm 1998 (Âm lịch mùng 2 tháng 2), ngày Thánh đản của Tế Công Hoạt Phật, tại Đài Bắc, Nhân Đức Phật đường, Hoạt Phật Ân Sư lại một lần nữa lâm đàn độ hóa, cũng đem hàm ý của 15 điều Phật quy bổ sung thêm và giảng rõ hơn, càng được hoàn thiện. Hán Chung Ly Đại Tiên có nói: "Đừng xem thường 15 diều Phật quy, đây là bậc thang tốt nhất nêú như chiếu theo mà hành thì thành Phật có dư."
Nay tập hợp lại ý nghĩa trọng yếu của ba thiên huấn văn trên, hy vọng mỗi một vị Tiền Hiền có tâm tu Đạo bàn Đạo, đều có thể thâm hiểu chân nghĩa 15 điều Phật Quy này, đồng thời vĩnh viễn cảm ơn Thiên Ân và báo đáp Thiên Ân!
1.Tôn Kính Tiên Phật
Các vị tôn kính Tiên Phật, không những chỉ là tôn kính Tiên Phật nhìn thấy bên ngoài, mà còn phải tôn kính vị Tiên Phật ở trong lòng mình nữa. Các trò đều rất tôn kính Tiên Phật trong Phật đường, nhưng còn vị tự tánh Phật trong lòng thì sao? Trò có tôn kính không? Có thật sự kính trọng không? Các trò nếu có chút chuyện thì luôn luôn nghĩ đến cầu xin Tiên Phật, có bao giờ nghĩ đến cầu cứu ở bản thân mình, vị tự tánh Phật đó không? Phật nói: "Tức tâm tức Phật" "Tâm tức thị Phật", vậy thật sự Phật tại đâu đây? Thật ra Phật tại trong tâm các vị! Chỉ là các vị làm tất cả mọi việc đều không rời tự tánh, ngoài ra không trái với Phật hành, mọi việc đều hợp với thiên lý tất cả không trái với lương tâm, như thế mới thật sự là tôn kính Tiên Phật! Cũng như Phục Thánh Nhan Hồi đắc nhất chỉ điểm thì "quyền quyền phục ưng"*, cái quyền quyền phục ưng thành tâm bảo thủ đó mới chính là tôn kính Tiên Phật ở bản thân mình. Vì sao Nhan Hồi phải "quyền quyền phục ưng" như vậy? Tại vì ông ta biết được cuộc sống của con người rất ngắn ngủi, việc đời thật vô thường, cho nên ông ta muốn nắm lấy cơ hội đi hành thiện, đi tích đức, tranh thủ cơ hội đi hành công đi lập đức. Nhan Phu Tử rất thông minh, ông biết con người khó sống tới trăm tuổi, cho nên không hướng ngoài tu, không hướng nhìn bên ngoài, chỉ hết lòng hướng về nội tâm để tu tự tánh Phật của mình, chuyên tâm chuyên ý sửa đi thói hư tật xấu, cho nên mới có thể tu đến cảnh giới "bất thiên nộ, bất nhị quá"** , 32 tuổi đã trở thành Thánh nhân kiệt xuất, nếu như không phải hướng vào nội tâm tu, tôn kính tự tánh Phật thì có thể thành tựu như thế không? Tăng Phu tử cũng tu hành như nhau, đã từng nói qua: "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dĩ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền nhi bất tập hồ?", là mỗi ngày phản tỉnh: Tôi làm việc cho người ta đã tận tâm tận lực không? Giao tiếp với bạn bè có chân thật hoặc thất tín không? Những gì Thầy dạy mình có nỗ lực chăm chỉ học tập và ôn lại không? Hai người đều để việc tu đi đầu, ngưng trên phương diện một người hướng nội, một người hướng ngoại, chỉ có một sai biệt nho nhỏ mà sau này thành tựu tự nhiên có cao có thấp khác biệt hẳn.
Nếu như các vị hướng nội tu, lấy cái tự tánh Phật làm chủ, thì thứ bậc tự nhiên sẽ cao; nếu như hướng ngoại tu, chú trọng về ngoại tướng, thì tầng thứ tự nhiên sẽ thấp. Tuy là thấy sự sai biệt chỉ rất nhỏ, nhưng phải ghi nhớ điều sai biệt rất nhỏ này, cho nên mới nói "sai chi hào li, mậu dĩ Thiên Lý". Các đồ đệ hãy xem Nhan Phu-tử, ngày ngày đêm đêm nghiêm túc chăm chỉ sửa đi thói hư tật xấu, tu tâm tánh, vun bồi nội đức, vả lại nắm lấy thời cơ hành thiện, hành Đạo, giờ phút nào cũng phải cẩn thận và rất sợ hãi về giới luật như gần vực thẳm, như đi trên băng mỏng, rất sợ mình mất phải sai lầm dù nhỏ như tơ, giờ phút nào cũng hồi quang phản chiếu, dùng cái giác đế làm Thầy, cho nên cái sinh mạng ngắn ngủi đó đã được thành tựu một vị Thánh nhân. Mà Tăng Phu-tử cũng tu tâm như vậy, nhưng chú trọng về đãi người và xử thế, là những cái có hình tướng. Cho nên thành tựu Thánh nhân có cao thấp, rốt cuộc là chỉ khác nhau có một chút. Vì vậy các vị phải biết nắm bắt lấy cơ hội tốt nhất, ở Tam Kỳ mạt kiếp này, phải thật tốt tôn kính vị Tiên Phật trong bản thân mình, "nhị lục thời trung, doãn chấp quyết trung", cho nên luôn luôn giữ lấy trung Đạo, đồng thời phải nhận lý thật tu, "Thị lý tắc tiến, phi lý tắc thối", nếu như tôn kính vị tự tánh Phật của mình đến cực điểm, là lúc tâm của trò quên đi cái bản ngã, cũng tức là lòng trò chỉ có Đạo mà không có tự ngã, khi đó trò đã đạt tới cảnh giới "vô nễ ngã, không thị phi"; vả lại lúc " thanh tâm quả dục" "hồn nhiên vong ngã" "nhất phiến Thiên tâm" " vô nễ vô ngã" lúc đó cũng là tự tánh Phật của các trò được lộ hiện, đó mới thật sự là Tôn Kính Tiên Phật !
2. Tuân Tiền Đề Hậu
Cái gì gọi là "Tuân Tiền"? Cái gì gọi là "Đề Hậu"? Tiền là chỉ Tiền Hiền, hậu là chỉ Hậu Học. Người như thế nào mới đủ tư cách gọi là Tiền Hiền? Và người như thế nào mới thật sự là Hậu Học? Các đồ đệ, các trò đều nói, người cầu Đạo sớm gọi là Tiền Hiền, hoặc lãnh Thiên Mệnh sớm thì gọi là Tiền Hiền; và người Dẫn Sư, Bảo Sư , Điểm Truyền Sư của mình đều gọi là Tiền Hiền, có phải không? Các trò chỉ nhận định vẻn vẹn những Tiền Hiền trên Đạo trường có hình tướng bề ngoài đó thôi sao? Các trò có biết rằng người có đức hạnh đủ, có trí tuệ cao, lời nói và việc làm nhất trí với nhau, làm cho mọi người mến phục, đủ để làm gương cho mọi người, đủ tài năng dẫn dắt mọi người thì mới đủ tư cách gọi là Tiền Hiền. Cũng chỉ có như vậy, những Tiền Hiền đó mới đủ tư cách để mọi người tôn kính, mới để cho chúng sinh tự trong đáy lòng thật sự tuân theo! Nếu như trò đức hạnh không đủ, trí tuệ không đủ, đã mù còn một mực hướng dẫn chúng sinh cùng mù thì khác chi dắt nhau vào hố lửa, lại làm sao thật sự hướng dẫn chúng sinh trở về Lý Thiên? Trò không thể lãnh đạo chúng sinh trở về Lý thiên, trò có tư cách nào gọi là Tiền Hiền?
Đồng thời ai mới thật sự là Hậu Học đây? Có phải là người cầu Đạo sau, hay là lãnh Thiên Mệnh? hoặc là người được Dẫn Bảo Sư dẫn? đồ đệ ơi, Thiên thời đã đến lúc mạt hậu rồi, nếu như các trò còn không thể phá bỏ tất cả những hình tướng, trở về thật sự cái tự tánh, cứ chấp vào hình tướng thì chỉ uổng phí mà thôi, nếu như vậy, trò làm sao thật sự được giải thoát? Mà phải thật sự nhận thức được tự tánh MẪU NƯƠNG nữa? Đồ đệ ơi, những ai còn đang học Đạo, tu Đạo, bàn Đạo, và những chúng sinh chưa được giải thoát sanh tử luân hồi, tất cả đều là Hậu Học đó thôi! Tất cả còn phải cần đến chân lý của Tiên Phật Bồ Tát chỉ dẫn, thì chúng sinh mới có thể từ mê chuyển ngộ!
Này đồ đệ các trò nói, người nào mới thật sự là Tiền Hiền, và người nào mới là Hậu Học đây? Vì thế, cái thật sự là "Tuân Tiền Đề Hậu", là muốn trò noi theo Thánh Hiền, tôn kính học tập theo những người có Đạo, đồng thời phải đề tâm hạ khí, giúp đỡ chúng sinh, để mỗi một người có duyên với mình đều được sự dìu dắt giúp đỡ, thật sự được siêu phàm nhập Thánh, thoát khỏi luân hồi! Thậm chí cả trong Phật đường cầu Đạo sớm hơn mình, lãnh Mệnh sớm hơn mình, cả những vị Tiền Hiền có tư cách hơn mình, nếu như trò hiểu được Đạo lý "Văn đạo hữu tiên hậu, nhân duyên hữu khoái mạn"*, đồng thời người đó thật tâm tu Đạo cung kính mọi người, thì làm sao đối với họ lại không tôn không kính, không nghe theo lệnh mà đi làm ư? Còn những vị cầu Đạo sau mình, cần sự dìu dắt giúp đỡ của mình, nếu như mình có lòng từ bi noi theo Tiên Phật thì làm sao trong lòng lại không thương yêu dìu dắt hơn nữa. Cho nên, cái thật sự "Tuân tiền đề hậu", là muốn chúng ta học tập bỏ đi cái chấp vào bản ngã, và tôn kính Tiền Hiền, dìu dắt Hậu Học, đồng thời còn phải từ bi với tất cả những người có duyên với mình.
3. Tề Trang Trung Chánh
Cái gì gọi là "Tề Trang Trung Chánh"? Có phải là các trò đến Phật đường, y phục mặt rất chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, dáng mạo đoan trang thì gọi là "Tề Trang Trung Chánh" hay sao? Nếu như tâm của trò không được thanh, lòng còn đầy dục vọng, mắt ham nhìn sắc đẹp, mũi thích ngửi mùi thơm, miệng thèm ăn vật ngon, tai thích nghe lời diệu, thân muốn ngủ giường tốt, mặc áo đẹp, ý thì nghĩ đông nghĩ tây, dẫy đầy vọng tưởng, như vậy còn cho là "Tề Trang Trung Chánh" hay không? Cho nên, chỉ là tu bề ngoài mà không tu nội đức, để cho mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nhiễm đầy bụi trần, trong lúc đó, quần áo của trò dù có sạch sẽ, bề ngoài thật đoan trang, cũng đều không thể cho là thật sự "Tề Trang Trung Chánh" đâu. Cho nên cái "Tề Trang Trung Chánh", không chỉ là đầu tóc gọn gàng, y phục chỉnh tề, bề ngoài trang nghiêm, mà là muốn nội tâm của trò phải trang trọng, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý cũng đều phải trang trọng; nói một cách khác, có thể làm cho nội tâm toàn vô tạp tư tạp niệm, tự giữ được sự trang trọng, đó mới chính là "Tề Trang Trung Chánh". Như vậy các trò phải làm thế nào mới được Tề Trang Trung Chánh đây? Trước tiên, có phải là chánh kỷ, rồi sau mới có thể chánh nhân? Nếu muốn chánh kỷ, có phải là hồi phục lại bản tánh quang minh của mình trước, rồi mới có thể cảm hóa và ảnh hưởng được tới người khác? Nếu như bản tánh quang minh của trò được hồi phục và sau đó được biểu lộ ra, thì trò còn phải giữ chặt cái lễ này, lời nói hợp với Đạo, hành vi có phép tắc, như vậy mới thật sự ảnh hưởng được Đạo thân, dẫn dắt được Đạo thân, bằng thái độ Tề Trang Trung Chánh. Các trò phải biết rằng, thời kỳ mạt hậu này, Đạo nếu chỉ giảng thôi thì vô dụng, Đạo vốn không phải để giảng mà là phải thực hành. Vậy làm sao hành đây? Đó là dùng cái bản tánh quang minh, biểu hiện ra ở hành vi đoan trang, để cho lời nói và cử chỉ của mình hợp với Lễ. Trong tâm trong sạch vô nhiễm, ý niệm không thiên không tà, thất tình lục dục không còn khởi dậy, thì mới thật sự là "Tề Trang Trung Chánh" đấy!
4. Tuần Quy Đạo Củ
Cái gì gọi là "Tuần Quy"? cái gì gọi là "Đạo Củ"? Thế nào là tuân theo quy, và thế nào là hành theo củ? Cái gọi là "Tuần Quy", đó là tuân theo Phật quy cần phải giữ mà đi làm; cái gọi là "Đạo Củ", đó là mỗi con người có thể giữ đúng cương vị mà hành, có thể đứng trên cương vị của mình vững chắc mà đi, đó mới gọi là "Tuần Quy Đạo Củ". Như vậy tại sao phải định ra Phật quy? Tại vì các trò đến cầu Đạo, rồi sau khi cầu Đạo còn phải làm việc gì? Có phải là muốn thành Tiên thành Phật thành Thánh, việc làm đó phải không? Nhưng nếu không chiếu theo quy tắc mà đi làm thì có thể thành Tiên thành Phật thành Thánh được không? Cho nên mỗi con người giữ lấy cương vị, tuân theo quy tắc mà hành là điều kiện cơ bản nhất. Phật quy được quy định tốt như vậy, mà các trò lại không chiếu theo đi làm, thử hỏi đồ đệ ơi, các trò có thể thành Tiên thành Phật được không? Ví dụ bảng giới luật không phát tiếng nói kia treo trên tường, là do Điểm Truyền Sư hoặc người lo liệu quy định, các trò lại xem như không nhìn thấy, ngoảnh mặt làm ngơ, vẫn cứ lén lút nói chuyện, như vậy là có tuân theo quy tắc không? Mà Điểm Truyền Sư cũng giống như cha mẹ, hằng ngày Điểm Truyền Sư quy định những điều hợp lý, các trò không nghe theo, chỉ nghe lời Tiên Phật mượn khiếu, như vậy có phải là các trò chấp hình chấp tướng và lại còn có tâm phân biệt hay không? Cho nên, dù thế nào đi nữa, những điều Điểm Truyền Sư quy định, chỉ cần hợp với Lý, thì tất cả nên chiếu theo mà làm, như vậy mới là "Tuân Quy Đạo Củ".
Nhưng tuân theo phép tắc không phải chỉ có tuân theo Phật quy bên ngoài thôi đâu, các trò còn phải luôn luôn tự hỏi mình: có tuân theo quy tắc Phật đường trong lòng mà đi làm việc không? Cái gì gọi là quy tắc Phật đường trong lòng vậy? Đó là "Nhân chi sơ tánh bổn thiện". Người người ai cũng vốn có cái lương tâm, trò phải tự hỏi mình, làm người, cái việc làm có theo lương tâm không? Có chiếu theo Phật quy lương tâm mà đi làm không? Đối với người có chân thành không? Có từ bi không? Lương tâm của trò chính là Phật quy! Tu Đạo hành Đạo đừng có nhìn ở bề ngoài, mà phải nhìn vào bên trong. Phật quy bên ngoài tất nhiên phải tuân thủ, nhưng Phật quy bên trong lại càng phải lưu ý hơn, đèn Phật trong lòng cần phải thường xuyên lau chùi, để mình không hủy bối đi cái Thiên lý lương tâm, đó mới thật sự là "Tuần Quy Đạo Cũ".
5. Trách Nhiệm Phụ Khởi
Cái gì gọi là "Trách nhiệm"? Đó là chức trách, nhiệm vụ, đó cũng là mỗi một con người cần phải hết lòng làm tròn bổn phận của mình. Này đồ đệ, các trò nói xem, mỗi một đệ tử của Thiên Đạo có trách nhiệm gì đây? Và có sứ mệnh gì đây? Có phải là có sứ mệnh Tiên Thiên, và cũng có nhiệm vụ Hậu Thiên? Cái gọi là sứ mệnh Tiên Thiên, đó là độ tận chín sáu ức Nguyên Phật tử, để cho chín sáu ức Nguyên Phật tử đều được đạt bổn hoàn nguyên, trở về Vô Cực Lý Thiên; cái gọi là nhiệm vụ Hậu Thiên, đó là hóa độ lòng người trong sạch, xúc tiến vào đại đồng, để mọi người phẩm chất đoan chánh, gia đình viên mãn, xã hội hòa ái, các vị thử nói trách nhiệm này có nặng hay không? Có tôn quý không? Giả sử các vị ai cũng tận tâm tận lực thay Trời tuyên hóa, noi theo Thánh Hiền, Chánh kỷ thành Nhơn, đem sự tôn quý của Đạo hiện lộ trên bản thân các vị, và ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày, để lương tâm của mình được thanh thản, không hổ thẹn, để người trong gia đình hoan hỷ, biết cảm ân, để xã hội được bình yên thái hòa, để nhân loại được hạnh phúc vui sướng, để cho chín sáu ức Nguyên Phật tử tự tánh đều được hồi phục, đó mới là làm tròn trách nhiệm. Lúc này là thời kỳ mạt hậu, cũng là lúc gấp rút nhất, các vị phải ghi lòng tạc dạ, giữ cho tâm niệm của mình được tốt, hành vi được đoan chánh, cẩn thận tất cả những ảnh hưởng không tốt, càng không nên khi ở Phật đường thì cung cung kính kính, nhưng về đến nhà thì cứ luôn hấp tấp, phóng đãng, các vị không thể đem Đạo mà thực tiễn ra, như vậy là đối với Đạo không làm tròn trách nhiệm đấy!
6. Trọng Thánh Khinh Phàm
Hễ làm việc, bất luận là làm việc Phật hay việc Thánh, hoặc làm tất cả mọi việc đều lấy đại chúng làm đầu, chúng sinh làm trọng, đó mới là trọng Thánh; ngược lại, nếu như lấy việc cá nhân làm đầu, cho mình là trọng, như vậy là trọng phàm. Cho nên tất cả những việc có lợi ích cho chúng sanh đều là Thánh sự. Có thể xem trọng việc này, đó là trọng Thánh, đồng thời cũng là khinh phàm. Cho nên người thật sự trọng Thánh khinh phàm, người đó không bao giờ chỉ lo cho riêng bản thân mình, mà cũng không màng tới người khác có tôn kính mình, thương yêu mình, nuôi dưỡng mình hay không, trong lòng người đó chỉ có cái lợi cho chúng sanh làm đầu, làm việc gì cũng suy nghĩ lấy đại thể làm trọng, người như vậy mới đích thực làm được trọng Thánh khinh phàm. Mà cái gì mới thật sự cho là việc Thánh đây? Lại việc gì mới thật sự đem lại lợi ích cho chúng sinh? Các vị nói xem, trong vũ trụ này, trong Trời đất này, ngoại trừ Đạo là thật, cái Linh Tánh là thật, thì còn có cái gì vĩnh hằng bất biến không? Cho nên các vị giúp đỡ chúng sinh, thành tựu được chúng sinh, để tâm tánh được giải thoát, đi vào con đường siêu phàm nhập Thánh, mới thật sự là trọng Thánh khinh phàm; các vị có thể tu dưỡng mình, thành tựu mình, bỏ đi cái nhân tâm, Thiên Lý lương tâm được lộ hiện, đó cũng là trọng Thánh khinh phàm. Nếu như nhân tâm không trừ, dục niệm trôi nổi, Thiên Lý lương tâm bị mê mờ, lúc nào vô minh cũng khởi, thì làm sao nói là trọng Thánh khinh phàm đây? Lại như thế nào mới được siêu phàm nhập Thánh? Những vấn đề này, các trò cần phải suy nghĩ tìm tòi cho kỹ càng hơn, bởi vì tu Đạo bàn Đạo, chỉ có một mục đích cuối cùng, đó là bỏ đi tất cả cái cố chấp bản ngã, hồi phục Thiên tâm bổn lai cho được thuần khiết. Các đồ đệ ơi, trong khi tu Đạo tu tâm, trong quá trình đó nếu như các trò không có lòng chí thành, không có lòng bất biến, không có lòng vô oán vô hối, thì không lộ hiện ra được Thiên tâm Phật tánh, thì làm sao nói là trọng Thánh khinh phàm được đây?
7. Khiêm Cung Hòa Ái
Khiêm Tốn Cung Kính Hòa Ái, chẳng phải chỉ là đối với Tiền Hiền, Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, mới khiêm tốn cung kính thôi đâu, mà các vị với mọi người đều có hết lòng cung kính không? Các vị tự suy nghĩ xem, là một người tu Đạo, có phải cần đối xử với mọi người Khiêm Cung Hòa Ái hay không? Người nào có nghiên cứu về Kinh Dịch thì sẽ rõ, trong 64 quẻ, là có 63 quẻ đều là trong hung có kiết. Trong kiết có hung, Hung là không tốt duy nhất chỉ có một quẻ, đó là quẻ khiêm, chỉ có kiết mà không có hung, chỉ có phước mà không có họa, vì sao vậy? Trong Kinh Dịch nói: "Khiêm, hanh, quân tử hữu chung". Đó là dùng thái độ khiêm tốn hòa ái để làm việc, ắt sự việc sẽ dễ làm hơn, thông đạt hơn.Thái độ khiêm tốn hòa ái là do trong tâm tu dưỡng mới có được, không phải miễn cưỡng làm ra được, cũng chỉ có người quân tử mới có thể từ đầu chí cuối khiêm tốn hòa ái, mà không ngạo mạn với người. Trong Kinh Dịch lại có câu: "Nhân đạo ác doanh nhi hảo khiêm", ai ai cũng đều ghét người kiêu ngạo khinh mạn, mà thích người khiêm tốn có Đạo. Cho nên người biết khiêm tốn người đó có thể bộc lộ một nhân cách tôn quý, cùng hiện ra được cái tự tánh sáng lạng, tưởng chừng ở chỗ thấp hèn, nhưng thật sự người đó nhân cách rất cao thượng, khó vượt qua đấy! Đó cũng là một người quân tử có Đạo bên trong người đó tích giữ những cái tốt đẹp nhất mà được biểu hiện ra, tại vì người đó đã buông xuống hết cái bản ngã, mà cung kính tất cả chúng sinh. Cho nên sự khiêm tốn cung kính hòa ái, lúc đó cũng là tự tánh Phật của trò được lộ hiện, bởi vì khi trò khiêm tốn nhã nhặn, đề tâm hạ khí, không phân biệt người và ta, là lúc trò không có ý niệm thị phi, cũng là lúc ấy cái chơn ngã Phật tánh của trò mới được lộ hiện. Cho nên người khiêm cung hòa ái, nhất định sẽ được thành Đạo. Ngược lại kẻ kiêu ngạo, khinh khi người khác, tuyệt đối không thể thành Đạo, tại vì trong lúc kiêu ngạo, cũng là lúc chưa bỏ đi cái nhân ngã, lòng cố chấp vẫn còn tồn tại; mà cuối cùng cửu phẩm liên đài cũng thuộc về người Khiêm, Cung Hòa Ái. Cho nên, các vị muốn thành Tiên thành Phật, lại há nào không khiêm cung hòa ái hay sao?
8. Vật Khí Thánh Huấn
Huấn thư là lời chỉ dạy của Thánh Nhân, cũng có thể là tất cả Thánh lý được ghi lại bằng văn tự; nói cách khác, đó là lời nói của Thánh Hiền Tiên Phật. Thánh Hiền Tiên Phật tóm lại nói những gì?, Thiên ngôn vạn ngữ, đều là nói lời Chân lý, nói chúng sanh phải tu như thế nào mới được trở về Trời, cũng là nói những lời dẫn dắt chúng sinh phải như thế nào để cải tà quy Chánh, từ mê chuyển ngộ. Tại vì Thánh Hiền Tiên Phật là do người đã tu thành Đạo. Cho nên những lời nói đó có thể đại biểu cho Đạo, đại biểu Chân lý, mà mỗi chữ trong Thánh huấn, mỗi một câu đều là từ trong tự tánh Tiên Phật thổ lộ ra, tùy các loại nhân duyên chúng sanh mà thuyết giải, cho nên lời nói đó là Chân Kinh, đó thật sự cũng là Phật tánh được thổ lộ, là con thuyền dẫn dắt về Thiên Đàng. Vì thế các đồ đệ ơi, những lời huấn của Tiên Phật tôn quý như vậy đó, sao các đồ đệ không biết quý trọng hơn và nhận thức Chân nghĩa trong đó mà cố gắng đi thực hiện! Cái gọi là "vật khí", đó là cái không thể bỏ đi, không thể xem thường, không thể không chiếu theo mà làm. Tại vì mỗi một trang huấn văn hoặc Kinh sách, đều là tâm huyết của Tiên Phật, những từ ngữ đó tự nhiên đều được Tiên Phật hộ trì, nếu các đồ đệ mang nó theo bên mình, chỉ cần có cái tâm chánh, tâm thành thì trong vô hình nó có thể phù hộ cho các đồ đệ, cũng có thể tránh xa nạn tà, như vậy làm sao lại có thể lại xem thường vứt bỏ nó, mà không coi trọng nó hơn? Thánh huấn cũng là chỉ dẫn chúng sinh thế nào để đi lên con đường thành Thánh Hiền, đồ đệ ơi, vậy mà các trò không chiếu theo đi làm, thì làm sao tu Đạo được thành tựu, mà thật sự thành Tiên thành Phật đấy, huống hồ Tiên Phật đều Đại từ Đại bi, đều vì việc sanh tử đại sự của các vị mà nỗ lực phí tận tâm huyết, các vị làm sao lại nhẫn tâm khinh thường, phụ lòng mà không chiếu theo đi làm. Cho nên "Vật Khí Thánh Huấn", thật sự cái hàm ý là nhận thức được lòng từ bi của Tiên Phật, hiểu rõ chân ý của thư huấn, sau cùng là phải y theo lời huấn mà thực hành, mới có thể thành Thánh thành Phật được!
9. Mạc Chước Hình Tướng
Mạc Chước Hình Tướng là không chấp vào hình bên ngoài, mà bị nó che lấp đi. Tại vì tất cả các thứ có hình có tướng, rốt cuộc đều không phải là thật, cuối cùng đều tiêu tan trong mộng ảo vô thường. Kinh Kim Cang có nói: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai". Cho nên, nếu như không thể phá bỏ hình tướng, người nào còn mê muội vào hình tướng, tâm người đó còn tại trong Tượng Thiên và Khí Thiên, đều không thể tiến vào Vô Cực Lý Thiên. Mà chúng sinh nào còn mê muội điên đảo, thì không thể thật sự được giải thoát, đều còn bị hình tướng bên ngoài ràng buộc, tâm còn bị hình tướng sai khiến, tự tánh không thể làm chủ được, vĩnh viễn trong vòng luân hồi, lưu lãng trong vòng sanh tử. Cho nên đừng chấp vào hình tướng, cũng không chấp vào Tiên Phật mượn khiếu hiển hóa, mà phải ngộ được sự khai thị Chân lý của Tiên Phật, lấy chân nghĩa vi diệu ấy làm trọng. Tiến thêm một bước nữa, là muốn các trò bất cứ trong tình cảnh nào, tâm cũng không đều bị dao động, tự tánh vẫn làm chủ, đó mới thật sự là không chấp vào hình tướng. Này đồ đệ, các trò thường nói: "Bất thiên chi vị trung, bất ỷ chi vị dung". Vật trung Đạo rốt cuộc là gì? Đó chính là trong những lúc tự tánh Phật được lộ hiện ra. Như vậy là nói như thế nào đây? Là trong lúc tâm các vị được thanh tĩnh vô vi, không thiên bên nào, và không chấp vào một vật gì, cũng là trong lúc đó các vị không chấp vào hình tướng, tâm không bị cảnh vật bên ngoài làm chi phối lung lay, lúc này tâm các vị đã đạt đến thanh tĩnh vô vi không chút vọng cầu, đó chính là "Trung Đạo", cũng chính là tự tánh Phật được bộc phát ra. Cho nên, không chấp vào hình tướng, cũng là lộ ra cái chân ngã của mình! Nếu như các vị chấp vào hình tướng thì sẽ vĩnh viễn lưu lãng trong sanh tử, tuyệt đối không thể thành đạo được!
10. Thủ Tục Tất Thanh
Cổ thư nói: "Phật gia nhất văn tiền, đại tựa Tu Di sơn, khi tâm bất thực báo, phi mao đái giác hoàn". Đồ đệ các trò có hiểu không? Tại sao tiền của nhà Phật, vốn là tiền mồ hôi của chúng sinh, dù cho là rất ít, cũng là tấm lòng thành của người thí chủ mà có, nhưng lúc đã thành tiền của nhà Phật rồi, thì nó lớn tựa núi Tu Di vậy! Cho nên, nếu có người hành tài thí, tuy là trò chỉ xài có một đồng đi chăng nữa, chỉ một ý niệm của lòng tham, không có khai báo thật thà, thủ tục không được rõ ràng, thì tự nhiên phải chịu sự nhân quả báo ứng, thậm chí kiếp sau phải làm thân trâu ngựa để trả. Cho nên, các đồ đệ ơi, những món đồ vật hoặc tiền tài do Đạo thân hành công, nhất định phải thật rõ ràng, không thôi sẽ khởi lên lòng tham, hành sự sẽ hồ đồ, không giữ được lòng liêm sĩ, thì sau này sẽ rất khổ sở, điều này Thầy nhắc nhở các trò phải nên cẩn thận!
Vì luật Trời rất nghiêm ngặt, cho đến sợi tơ cũng phải rõ ràng, ở trên Trời mỗi người đều có một quyển sổ, cuốn sổ đó ghi rất rõ ràng từng li từng tí những hành động của các trò, và tuyệt đối không để sơ sót dù chỉ nhỏ như sợi tơ. Cho nên, sau này trong Phật đường, có người hành công bằng đồ vật hoặc tiền tài, các trò nhất định phải khai báo thật rõ ràng, không được hồ đồ, như vậy mới là "Thủ tục tất thanh", và mới có huy vọng thành Phật được đấy!
11. Xuất Cáo Phản Diện
Xuất là ra, là rời khỏi; cáo là báo cáo, bẩm cáo; phản là phản hồi, trở lại; diện là trả lời đối diện. Cái gọi là "Xuất Cáo Bản Diện", đó là Tiền Hiền dặn dò những việc gì, bất luận lớn hay nhỏ, lâu rồi hay mới đây, đều phải ghi nhớ trong lòng, mà chăm chỉ đi làm, sự việc làm xong, phải bẩm báo lại rõ ràng, không được sai sót. Là người Hậu Học, một khi ra ngoài làm việc, nên thỉnh thị Tiền Nhân, bẩm báo Tiền Nhân, với tấm lòng thành thỉnh cầu chỉ thị, tiếp thu sự chỉ đạo. Mỗi khi đi đâu trở về, đều phải mau mau bẩm báo lại mọi sự việc đã làm như thế nào, để khỏi sự lo lắng bận tâm của Tiền Hiền. Điều Phật quy này là để nhắc nhở người tu hành đối với người phải tận trung, đối với sự việc phải tận trách nhiệm, đồng thời trên dưới có tôn ti trận tự, ra vào có Lễ. Như vậy, sự việc nào cũng được "Xuất Cáo Phản Diện", dặn dò bàn giao tốt đẹp, đó là cái Đạo nhân luân, mới không thiếu sót. Cũng như chín sáu ức Nguyên Phật tử thừa nguyện mà xuống trần gian, lúc ra đi có báo cáo, khi trở về phải đối diện bẩm báo, là lúc ghi tên vào tờ biểu văn, từ lúc đó vấn vương Mẫu Nương, không quên nơi Vô Cực, cho nên giờ phút nào cũng nhớ tới Vô Sanh Lão Mẫu, người nào luôn luôn tận tâm tu Đạo bàn Đạo, mới thật sự hiểu được ý nghĩa sâu xa của "Xuất Cáo Phản Diện".
12. Bất Loạn Hệ Thống
Bất loạn là không thể rối loạn; hệ là sợi dây nối tiếp, cũng là đại biểu một dây Kim Tuyến; thống là thống lãnh vạn vật, là Đại Đạo chánh tông, cũng là mỗi người trên mình vốn có tự tánh. Cho nên, cái gọi là "Bất Loạn Hệ Thống", thật sự hàm ý chỉ mỗi một con người tu Đạo, không thể đi lệch và xa rời chánh Đạo, tất cả mọi việc đều lấy tự tánh lám chủ, không thể đi lầm vào tả Đạo bàng môn, đó mới thật sự là không loạn hệ thống. Nhưng sợi Kim Tuyến có hai dây, một dây thuộc Tiên Thiên, một dây thuộc hậu Thiên, Kim Tuyến của Tiên Thiên là Thiên Mệnh, mọi người tự nhiên vốn có Thiên tâm tự tánh, có thể lấy tâm ứng tâm, mà tương thông với Trời, đó là Phật tâm. Cái tâm này, tại Thánh không tăng, tại phàm không giảm, lúc tâm con người thanh tịnh vô niệm, vô tư vô ngã, cái tâm lúc đó sẽ tự nhiên nối liền với Trời, Linh Tánh sẽ thông với Tiên Thiên, không rời một bước tức thì đạt tới Lý Thiên. Trong lúc này, sợi Kim Tuyến Tiên Thiên của các vị tự nhiên phát quang rực rỡ, những linh quang này chiếu rọi khắp tam thiên đại thiên thế giới, đến cả Kim Tuyến nhân sự của Hậu Thiên, là do các vị nhiều kiếp có Phật duyên với Dẫn Bảo Sư, Điểm Truyền Sư và Tiền Nhân, mà vào Tam Kỳ mạt kiếp đại khai phổ độ này, nhân duyên lại được hội tụ, lại được gặp nhau, mới có cái nhân duyên tốt để cùng tu Đạo bàn Đạo.
Đồ đệ các trò ơi! Vào thời kỳ mạt hậu lần cuối này, Cung Trường giả, Tổ Sư giả, nhộn nhịp bay ra khỏi lồng rồi. Chúng dùng các loại thần thông, hiển hóa để dụ dỗ người tu Đạo, đồng thời lấy cái giả mà làm rối cái chơn, lấy cái tà làm rối cái chánh, thậm chí còn tự xưng là có Thiên Mệnh, mắt cá lộn với hạt châu, chơn giả lẫn lộn, để quấy nhiễu Đạo trường. Này các đồ đệ, vào thế cục loạn động này, về Đạo thì hỗn loạn, lòng người thì hiểm ác trong những năm này, nếu
các trò không thể nắm vững theo một đường Kim Tuyến, bước chân ổn định theo gót Tiền Nhân, đồng thời bên trong phải tu tâm tánh, an thân lập mạng, nếu như có đại khảo nghiệm, đại nạn tới gần, thì các trò làm sao lòng được kiên định mà để tránh kiếp khỏi nạn đây? Cho nên nói: Các trò tu tới lúc tâm tánh đoan chánh, tà ma không thể xâm nhập vào, thì mới thật sự là "bất loạn hệ thống" đấy! Còn không, tâm tánh bất chánh, tà ma xâm nhập, sẽ dễ dàng tin theo tả Đạo bàng môn, thì đối với Tiền Hiền, Dẫn Bảo Sư càng không được tôn kính, cho nên một khi đường Kim Tuyến bị đứt đoạn, thì tánh mạng cũng khó bảo toàn.
13. Ái Tích Công Vật
Công vật là đồ vật của tập thể, ví như đồ vật của Phật đường hay Phật gia đều là đồ vật của tập thể, trò có giữ gìn và quý trọng nó không? Đồng thời phải sử dụng cho tốt, có thể phát huy tác dụng giá trị của nó, như vậy mới là quý trọng của công. Hay là các vị có thể mang nó về nhà làm đồ riêng tư của mình được không? Này đồ đệ, trước đã có nói tới điều Phật quy "Thủ tục tất thanh", các trò cần phải biết "Tiểu tham bất phòng, đại quá tất thành*!" Cho nên đồ vật của công tuyệt đối không thể xem là của riêng hoặc tùy ý đi phá hoại nó.
Ngoài ra, những vị Điểm Truyền Sư, Giảng Sư trong Phật đường thay Trời tuyên hóa, cùng các vị Bàn sự nhân viên, trò có yêu quý và bảo hộ họ không? Có đối với họ bất lễ phép không? Trong lời nói có ngỗ nghịch với họ không? Cần phải biết rằng, nếu như đối với họ có tôn kính lễ phép, là yêu quý bảo vệ của công đó. Tại vì họ thay Trời tuyên hóa, thuộc về người của Trời, nếu như các vị không tôn kính, không yêu quý bảo vệ họ, vậy thì không thể cho là quý trọng của công được, huống chi còn ở sau lưng phê bình họ, chửi mắng họ, nếu như vậy thì càng nghiêm trọng hơn nữa. Cho nên, yêu quý của công không phải chỉ là yêu quý đồ vật trong Phật đường, mà còn phải yêu quý người trong Phật đường, phải thật tốt đối đãi với mọi người, đồng thời còn phải thương yêu lẫn nhau, cùng nhau giúp đỡ, cùng nhau khuyên nhủ, như vậy mới thật sự là yêu quý của công đấy! Đồ đệ ơi! Đạo lý này các trò tự mình suy nghĩ xem, nếu như yêu quý đồ vật trong Phật đường, tôn kính người trong Phật đường, đó là yêu quý đồ vật của Bề Trên, yêu quý người của Tiên Phật, thì cũng giống như yêu quý Tiên Phật Bồ Tát Bề Trên một thứ. Ngoài ra, người có thể ở bên cạnh mình, mình cũng phải yêu quý họ, nếu không quý trọng họ, Bề Trên tự nhiên cũng không xoay chuyển nhân tài đến với mình, như vậy Đạo vụ làm sao mở rộng được, và bàn Đạo cho tốt được đây? Cho nên người đi trước phải yêu quý người bên cạnh mình, phải lo cho họ lúc ăn thì phải ăn, lúc nghỉ ngơi thì phải nghỉ ngơi, lúc phải điều dưỡng thì nên điều dưỡng, cần phải biết cái thể xác này mới có thể hành công, không có thể xác này thì làm sao hành công liễu nguyện đây? Cho nên, nếu là Tiền Hiền thì phải yêu quý Hậu Học, không nên tùy tiện trách phạt họ, tại vì họ là của công, của nhà Phật, không phải là chị em trong Đạo. Cho nên không yêu quý người bên cạnh mình, cũng là không yêu quý của công. Điều Phật quy này, các vị có thể đi sâu tỉ mỉ mà lãnh ngộ hơn!
14. Hoạt Bát Ứng Sự
Phật quy thật sự là Đạo, vì nó sống động, không có cố định, vốn tùy theo nhân duyên bên ngoài mà thay đổi nhưng vẫn giữ trung Đạo, sống mãi không ngừng, cho nên người tu Đạo phải có tâm hoạt bát linh động, không được bảo thủ cố chấp mà nhất thành bất biến. Thí dụ, có một số việc phải làm, nhưng Tiền Hiền đi vắng, trước đó không thể bẩm báo và quyết định, mà sự việc đã đến, đồng thời việc rất hệ trọng, không thể chần chờ được, phải lập tức giải quyết, lúc đó các trò cũng phải học biết đối diện và đảm đương sự việc đó, kịp thời xử lý, nếu không, ắt hại người lỡ việc, cũng là có tội lỗi.
Này đồ đệ, các trò nhất thiết phải ghi nhớ, việc làm và hành vi của mình, chỉ cần đối trên thì hợp với Thiên tâm, đối dưới thì có lợi ích cho chúng sanh, cũng là tất cả sự việc có ích cho chúng sinh, trò đã làm dù không được Tiền Hiền tha thứ, thậm chí còn bị quở trách, trò vẫn có thể cân nhắc mà đi làm; tại vì chúng ta làm việc là việc của Bề Trên, là thay thế Bề Trên làm việc, chứ không phải làm việc cho người nào, mà là làm việc siêu sanh liễu tử đại sự của chúng sinh, không phải làm việc nhỏ của nhân gian, cho nên sự việc đến không thể chần chờ để lỡ việc, chỉ là mình có tấm lòng Bề Trên, lòng công bằng, thì dù Tiền Hiền đi vắng, mình cũng có thể đi đảm đương, chỉ cần chúng ta có tấm lòng khí độ, là đối với Bề Trên không phải đối với người, Bề Trên sẽ tự nhiên tha thứ bỏ qua. Huống chi pháp là vô định pháp, chúng sinh có tám vạn bốn ngàn loại tâm, thì các trò cũng phải có tám vạn bốn ngàn cái pháp, phải học được dù bất cứ chỗ nào lúc nào, "vật đến thì ứng, vật đi thì tịnh", nắm giữ tự tánh chân ngã, đối diện ứng phó với tất cả nhân duyên, đồng thời vào lúc này, các trò phải học được "Ứng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", như vậy mới có thể là "Hoạt Bát Ứng Sự", mới gọi là có cái trí tuệ tối cao. Này các đồ đệ, tâm của Phật là vô trụ, không bị nhiễm vật, còn tâm chúng sinh là vô thường, không thể vĩnh viễn không thay đổi. Cho nên phải dùng mọi thứ pháp để độ mọi thứ tâm, để cho mỗi một chúng sinh đều được trở về Vô Cực Lý Thiên, như vậy là các trò phải có trí tuệ, để mà suy nghĩ vấn đề này.
15. Cẩn Ngôn Thận Hành
Cổ nhân nói: "Ngôn giả tăng chi âm, hành giả tâm chi ảnh", là lời nói có thể biểu đạt ra nội tâm từ đáy lòng của một con người, mà hành vi có thể phản ánh tâm tư của con người đó. Cho nên, trong lòng các trò nếu có tâm tư gì, thì bên ngoài sẽ có những lời nói và hành động như thế. Ngược lại, nếu như trong lòng không có tâm tư, thì tự nhiên cũng sẽ không có lời nói và hành động biểu lộ. Vì thế, những lời nói và hành vi có thể phản ánh tự nhiên cái tâm tánh. Cho nên mỗi lời nói, mỗi hành vi của trò, cũng là đại biểu hiện tại con người thật sự của trò đấy! Mà Đạo không thể rời thân dù trong giây lát, hơn nữa Trời không ngôn, đất không ngữ, sự tôn quý của Đạo là phải ở trên người các vị được biểu hiện ra. Như vậy, các vị làm sao có thể không cẩn thận về lời nói và hành vi của mình, lại có thể không tôn kính Tiên Phật trong bản thân mình sao? Huống chi Thiên có Thiên luật, Quốc có Quốc pháp, Phật đường cũng có Phật quy cần giữ, nếu như không cẩn thận về lời nói và việc làm, mà tùy ý tạo ra khẩu nghiệp, tạo ra tội lỗi, chẳng những làm tổn hại người khác mà rốt cuộc người bị hại lại chính là mình. Tại vì Bề Trên đối với mỗi một chúng sinh đều rất công bằng, đều là đại công vô tư, đều là "Thốn công bất muội, tim quá tất sát*". Như vậy, trong cái thiết luật nhân quả báo ứng đó, đồ đệ các trò chẳng lẽ phạm vào tội lỗi mà không bị sự trừng phạt của Thiên luật hay sao? Cho nên, lời nói không được làm tổn thương người, hay làm bại đức, càng không thể dùng lời nói mà làm hư việc! Trò nên dùng lời nói ích lợi cho người, lời nói để thêm đức, và dùng lời nói để sự việc được thành! Nhất là người tu Đạo, khi nói ra càng nên nói những lời Chân lý, chỉ nói việc Thánh không nói thị phi, bất tạo khẩu nghiệp, khẩu vô tạp ngôn, bỏ đi những cái cười vô ích, như vậy mới thật sự là cẩn ngôn; mà thận hành thì cũng một thứ. Trò không phải chỉ có ngôn hành hợp nhất, mà thân còn phải là một gương mẫu, trò còn phải lấy cái thân này để biều lộ ra cái Đạo, thay trời tuyên hóa, nơi nào cũng lấy Thiên tâm làm tâm, việc nào cũng lấy chúng sinh làm đầu, thời thời phải rụt rè thận trọng (chiến chiến cạnh cạnh), tự mình giữ gìn cẩn thận, tâm giữ cho nghiêm cẩn, thân ít phạm lỗi, như vậy có nói đến đầy trời cũng không tạo khẩu nghiệp, đi khắp thiên hạ cũng không có người oán ghét, mới đúng là một người thay trời tuyên hóa, lập thân hành Đạo đấy!
Những điều trên đây, là Thấy đã đem cái chơn nghĩa của 15 điều Phật quy sơ lược nói qua, hy vọng đồ đệ các trò đều có thể thật tốt mà tu, thật tốt mà bàn, đồng thời tuân theo đi làm, thì Thầy đây bảo chứng cho các trò nhất định thành Đạo có dư đấy! Các trò nhất thiết phải ghi nhớ, những điều Phật quy này là do Bề Trên định ra, các trò quyết không được định ra Phật quy , nhất là vào kỳ cuối của thời mạt hậu này, nếu như các trò muốn bàn việc của Bề Trên, thì các trò phải y theo hệ thống này, cùng với 15 điều Phật quy này mà đi làm, là mọi sự mọi việc đều bàn rất thuận ý, được hợp với Thiên ý. Đến cả một số nghi lễ sinh hoạt hàng ngày, những cái lễ rất nhỏ như ra vào ở trong Phật đường, đồ đệ có thể tự mình cân nhắc xem tình hình thực tế mà làm. Nhưng với 15 điều Phật quy này, vốn là cái lễ tiết để thành Phật, các trò chỉ cần lãnh hội được, và chăm chỉ nỗ lực đi làm, thì sẽ hiểu rõ đó là tiêu chuẩn phép tắc của Tu Đạo, sự điều lý của bàn Đạo. Này các đồ đệ, các trò nói, Phật quy trọng yếu như vậy, thì các trò làm sao không ghi lòng tạc dạ, thành tâm bảo thủ (quyền quyền phục ưng), mà nhận lý thật tu ư! Sau cùng, các trò phải ghi nhớ, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên có nói: "Họa Phước vô môn, duy nhân tự triệu, thiện ác chi báo như ảnh tùy hình*". Này đồ đệ, tất cả những việc làm của các trò cuối cùng là phước hay là họa, đều toàn là do ở nơi các trò, mà Bề Trên không lúc nào không minh giám, không chút nào không ghi lại! Cũng như trong lúc này các trò tồn một ý niệm thiện, thì Bề Trên sẽ xoay chuyển cái tốt đến với các trò, nếu sanh một ý niệm ác, Bề Trên cũng sẽ tự nhiên trừng phạt, tuy mắt phàm của các trò không trông thấy, báo ứng cũng chưa phải đến liền, nhưng luật Trời vô tư, thiện và ác tất nhiên có sự báo ứng! Hiện giờ là Thiên thời khẩn cấp màn chót, Thiên khảo nhân nghiệm, là giây phút thiện ác phân chia, đồ đệ các trò có thể nào mọi sự mọi việc lại không cân nhắc cẩn thận, để giữ mình cho tốt, mới có thể tu đến sau cùng một giây một phút vẫn giữ được cái tâm không thay đổi!
Trong giờ phút Thầy sắp sửa ra đi, Thầy không có gì tặng cho các đồ đệ yêu quý của Thầy, Thầy chỉ lặng lẽ chúc phúc cho các trò, mỗi một người đều có thể "Bảo trì sơ trung, báo ân liễu nguyện" (giữ vững cái nguyện lúc ban đầu) mà trở về Vô Cực! Được không ? Tạm biệt! Đồ đệ các trò!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét