• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

    Lục Đạo Luân Hồi



    Trong thuyết luân hồi của Phật Giáo, các kiếp liên tiếp 
    nối theo nhau như một chuỗi mắt xích dài vô tận. Kiếp 
    này là quả của kiếp trước và là nhân cho kiếp sau. Do đó 
    các kiếp sống có vô số mức khổ sướng khác nhau, và 
    không phải kiếp nào chúng sinh cũng là người cả. Có 
    nhiều loại chúng sinh trong vòng luân hồi, chúng sinh 
    loại này sau khi chết có thể biến thành chúng sinh loại 
    khác. Chẳng hạn thú biến thành người, người biến thành 
    thiên thần, v.v... và cũng có thể biến ngược lại. Tất cả 
    đều do nghiệp lực quyết định, nghĩa là do những việc 
    thiện hay ác mà chúng sinh ấy làm trong kiếp trước đó. 
    Chúng sinh không phải chỉ có trong trái đất này mà còn 
    ở trong hằng hà sa số hành tinh khác trong vũ trụ. Có 
    những hành tinh làm bằng những chất mà mắt con 
    người không thấy được dành cho những chúng sinh vô 
    hình đối với con mắt loài người. Có thể nói chúng sinh 
    bị luân hồi trong 6 nẻo, còn gọi là lục đạo luân hồi, tức 
    sáu cảnh giới, xếp theo mức độ từ sướng tới khổ như 
    sau:
    1. THIÊN ĐẠO
    (Nguyên nghĩa là có thân sáng láng) là cảnh giới của 
    những chúng sinh vô hình, phần nào tương tự như 
    những "thiên thần", có thân xác vi tế hơn con người, 
    sống trong những điều kiện dễ dàng hạnh phúc hơn, đời 
    sống cũng lâu dài hơn con người rất nhiều. Tuy nhiên, 
    về mặt trí tuệ, chư Thiên thường không hơn con người. 
    Họ sinh ra theo kiểu hóa sinh (nghĩa là bỗng nhiên xuất 
    hiện dưới hình thức một thiếu nữ hay một thanh niên, 
    không phải nhờ tới ai làm cha mẹ sinh mình ra cả). Chư 
    Thiên cũng có nhiều loại, nhiều đẳng cấp khác nhau 
    (dục giới, sắc giới, vô sắc giới, mỗi giới lại phân thành 
    nhiều cảnh Trời khác nhau), mức độ hạnh phúc và cách 
    thế sống hay tuổi thọ giữa các loại, các cấp cũng khác 
    nhau.
    2. NHÂN ĐẠO
    Cảnh giới của con người với những điều kiện sống khó 
    khăn hơn, trong đó hạnh phúc và đau khổ lẫn lộn. Ðây là 
    cảnh giới thuận lợi nhất để tu giải thoát nhờ có sự quân 
    bình tương đối giữa sướng và khổ. Vì thế, các vị Bồ Tát 
    thường chọn tái sinh vao cảnh giới này, do có nhiều 
    hoàn cảnh thuận lợi để phục vụ và thực hành những 
    pháp môn cần thiết để thành Phật. Kiếp cuối cùng của 
    Bồ Tát luôn luôn ở cảnh người.
    3. ATULA ĐẠO
    Cảnh giới này giống như cảnh giới thấp nhất của Chư 
    Thiên (dục giới), nghĩa là thuộc thế giới vô hình, nhưng 
    có rất nhiều đau khổ tinh thần. Ðó là nơi tập trung 
    những chúng sinh nhiều tham vọng, ham quyền lực, 
    kiêu căng, ghen tị, hay có chiến tranh..., tuy điều kiện vật 
    chất dễ dàng hơn con người. Nhiều học giả xếp cảnh 
    giới Atula ngay sau cảnh giới Thiên, rồi mới tới Nhân, vì 
    xác thân họ, điều kiện sống của họ gần với Chư Thiên 
    hơn. Cảnh giới này khiến ta liên tưởng tới cảnh giới của 
    Satan là thiên thần sa ngã, còn cảnh giới của Chư Thiên 
    như cảnh giới của các thiên thần tốt lành.
    4. NGÃ QUỶ ĐẠO
    (Nghĩa là quỉ đói): Cảnh giới của những chúng sinh tham 
    lam vật chất (tiền bạc, của cải, lạc thú thể chất như ăn 
    uống, nhục dục...) lúc nào cũng khao khát những thứ đó 
    nhưng không bao giờ được thỏa mãn, khiến họ luôn 
    luôn khổ đau. Ðời sống của họ dài và đau khổ. Thân xác 
    của họ vi tế hơn con người, nên mắt thương của con 
    người không thấy được. Cảnh giới của họ không phải là 
    một tinh tú riêng biệt. Họ thường sống trong rừng bụi, ở 
    những nơi dơ bẩn trên mặt đất, và sinh sống bằng 
    những thực phẩm thừa thãi hoặc thiu thối của con 
    người hay của những động vật khác.
    5. SÚC SINH ĐẠO
    Cảnh giới của loài vật mà chúng ta vẫn thấy: thú vật, 
    chim chóc, cá... là những chúng sinh ít hiểu biết, kém ý 
    thức, có đời sống rất thấp kém, hầu như không có đời 
    sống tinh thần. Chúng thường xuyên phải sống trong sợ 
    hãi (bị thú khác hoặc bị người giết ăn thịt, hoặc bị thúc 
    đẩy đi giết các thú khác), nỗi sợ chung là sợ đói. Gia súc 
    thì bị con người nuôi để ăn thịt, để giải trí. May mắn cho 
    chúng ở chỗ đời sống chúng ngắn ngủi và ý thức trí tuệ 
    chúng kém cỏi nên những đau khổ của chúng qua mau 
    và hời hợt, không sâu sắc. Nhưng không may ở chỗ 
    chúng khó có cơ hội để làm công đức, không đủ trí tuệ 
    để tu tập thoát khỏi kiếp lầm than đó.
    6. ÐỊA NGỤC ĐẠO
    Cảnh giới của những chúng sinh độc ác, hận thù, ích kỷ, 
    ghen ghét, hay giận dữ, thích gây đau khổ cho người 
    khác. Họ phải chịu những cực hình rất đau đớn, khắc 
    nghiệt để trả quả cho những hành vi bất thiện đã tạo 
    trong quá khứ. Ðời sống trong các địa ngục dài hay 
    ngắn tùy theo từng địa ngục khác nhau. Mỗi địa ngục có 
    một sắc thái riêng, với những cực hình khác nhau tương 
    xứng với tội ác đã phạm. Sau thời gian có thể rất lâu tại 
    đây để đền tội, tội nhân có thể ra khỏi để làm lại cuộc 
    đời mới, trong một kiếp sống mới tốt đẹp hơn, để rồi về 
    sau có thể trở thành Phật. Chính Ðức Phật, trong một vài 
    tiền kiếp, đã từng sa địa ngục vì đã phạm những trọng tội.
    Tất cả các cảnh giới trên đều bị chi phối bởi luật Vô 
    Thường, nên không có ai ở mãi trong một cảnh giới nào 
    cả. Không có một điều phúc đức nào vô cùng để đáng 
    thưởng vô thời hạn trong một cảnh giới hạnh phúc nào 
    đó. Và không có một tội ác nào lớn tới mức vô cùng để 
    đáng bị phạt đời đời tại một cảnh giới đau khổ nào đó. 
    Do đó, chúng sinh cứ trôi lăn trong lục đạo mãi, hết ở 
    cảnh khổ lại qua cảnh sướng, hết cảnh sướng lại rơi lại 
    vào cảnh khổ. Cho tới một lúc nào đó, chúng sinh giác 
    ngộ được con đường giải thoát, và quyết tâm tu tập 
    thành Phật, thì mới ra khỏi cái vòng luân hồi luẩn đó. 
    Trong lục đạo, chỉ có hai cảnh giới được coi là sướng, là 
    cảnh giới Thiên và Nhân, nhưng cảnh giới Nhân là quí 
    hơn cả. Xét về mặt hạnh phúc thì cảnh giới Thiên có 
    nhiều điều kiện thuận lợi hơn, nhưng chính vì vậy mà họ 
    bị ru ngủ không muốn tìm sự giải thoát thật sự, để rồi 
    khi họ hưởng hết phúc lành, họ lại rơi vào một cảnh giới 
    khổ hơn. Các Atula thì tâm trí bị thu hút vào việc tranh 
    cãi hơn thua, các ngạ quỉ thì quan tâm đến những thèm 
    khát không được thỏa mãn, súc sinh thì u mê chỉ nghĩ 
    đến thức ăn và thỏa mãn tính dục, còn ở địa ngục thì 
    mọi chúng sinh bị hành khổ đủ cách nên không còn đầu 
    óc đâu mà nghĩ đến đạo giải thoát. Chỉ có con người có sướng có khổ một cách tương đối quân bình, nên có 
    nhiều điều kiện thuận lợi để phát tâm đi tìm con đường 
    giải thoát. Chỉ có con người là có nhiều tự do quyết định 
    hơn cả, có đầu óc sáng suốt hơn cả để có thể đạt tới trí 
    tuệ giải thoát. Trong lục đạo, chỉ có con người có nhiều 
    cơ may, nhiều khả năng để thành Phật nhất. Do đó, theo 
    Ðức Phật, được làm người là cả một cơ hội quí báu 
    không nên uổng phí. Kinh Duy-Ma-Cật, Phẩm 8 (Phật 
    Ðạo) nói rõ điều đó.
    Theo Phật Giáo, chúng sinh không phải chỉ có ở trái đất 
    này, mà còn ở trong hằng hà sa số các hành tinh khác. 
    Chúng sinh nhiều vô cùng tận, và hệ thống tinh tú để 
    chúng sinh ở cũng vô cùng tận. Trong Kinh Tăng-Nhất 
    A-Hàm, Phật nói: "Không thể đi đến mức cùng tận của 
    thế gian". Về vấn đề chúng sinh, khoa học ngày nay chưa thể kiểm chứng được những điều Phật dạy. Nhưng 
    về hệ thống tinh tú, thì các nhà khoa học thời nay đã 
    nhìn nhận: Không thể xác định được vũ trụ đến đâu là 
    cùng tận. Số tinh tú mà các nhà thiên văn học khám phá 
    được đã nhiều hơn gấp bội dân số thế giới hiện nay. Vì 
    thế, giữa muôn tỉ tinh tú, có vô số tinh tú lớn gấp triệu 
    lần trái đất này, mà tin rằng chỉ trái đất mới có sự sống 
    hay có loài người, thì quả là tin một điều hết sức mạo 
    hiểm, xác xuất đúng hết sức nhỏ bé. Do đó, điều Phật 
    nói rằng có chúng sinh ngoài trái đất này có rất nhiều 
    khả năng đúng. Riêng về thiên văn học, quan niệm của 
    Ðức Phật đã đi trước thế giới cả hàng ngàn năm, thậm 
    chí 2000 năm.
    Các chúng sinh trong cảnh giới này có thể đầu thai sang 
    cảnh giới khác, trong tinh tú này có thể đầu thai sang 
    tinh tú khác, tùy theo sự đòi hỏi của nghiệp lực khiến ta 
    phải đầu thai vào nơi nào thích hợp nhất với ta tại thời 
    điểm đó. Chẳng hạn như ngay giây phút này, một chúng 
    sinh ở trái đất này vừa chết và cần có chỗ đầu thai thích 
    hợp với nghiệp của mình. Nhưng vào giây phút đó, tại 
    trái đất này không có một nơi nào để đầu thai phù hợp 
    cả: những nơi có thể đầu thai được (do noãn và tinh gặp 
    nhau), thì cha mẹ hay hoàn cảnh không phù hợp, còn 
    những cha mẹ phù hợp thì lại không thụ thai vào thời 
    điểm đó. Mà trong muôn tinh tú kia, thế nào chả có nơi 
    thích hợp vào thời điểm đó? Ðương nhiên nơi nào gần 
    nhất vẫn là ưu tiên. Vì thế, việc chuyển kiếp sang tinh tú 
    khác thường hay xảy ra.
    Do đó, có những trường hợp chúng sinh ở tinh tú này 
    càng ngày càng tăng lên, đang khi ở một tinh tú khác 
    càng ngày càng giảm đi. Ðiều đó giải thích tại sao dân số 
    địa cầu càng ngày càng tăng lên: cách đây mấy ngàn 
    năm dân số thế giới chỉ tính bằng triệu, nhưng hiện nay 
    phải tính bằng hàng tỉ, đang khi theo giáo thuyết của 
    Phật, con số chúng sinh không hề tăng lên hay giảm đi. 
    Vả lại, chúng sinh không phải chỉ là loài người, mà còn 
    là nhiều loài khác trong lục đạo có thể chuyển đổi cho 
    nhau. Hơn nữa, theo Phật tổ thì số chúng sinh nhiều vô 
    tận: một con vi trùng cũng là một chúng sinh, mà một 
    người trí tuệ cao cả như Phật tổ cũng là một chúng sinh.
    Theo Phật Giáo thuần túy, hiện tượng tử-sinh, tức chết 
    rồi đi đầu thai sang kiếp khác, xẩy ra ngay tức khắc, bất 
    không gian được thâu tức khắc vào bộ máy thu thanh. 
    Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ chết sang tái sinh 
    ngay tức khắc, không trải qua một trạng thái chuyển tiếp 
    nào cả. Nghĩa là không có chuyện linh hồn người chết 
    phải tạm trú ở một nơi nào đó chờ đến khi tìm được một 
    nơi nào thích hợp mới đi đầu thai. Như vậy là chết lúc 
    nào thì đầu thai lúc đó, và luôn luôn có một nơi thích 
    hợp trong vũ trụ để đầu thai. Vì vũ trụ là một bộ máy rất 
    hòa hợp, mọi chuyện tự nhiên dù có vẻ ngẫu nhiên 
    nhưng vẫn luôn luôn ăn khớp với nhau. Như vậy, theo 
    Phật Giáo nguyên thủy, nếu hai người cùng chết một 
    lượt thì sẽ đầu thai cùng một lúc ở hai nơi khác nhau, 
    cho dù một nơi rất gần còn nơi kia rất xa. Tương tự như 
    hai người ở cùng một chỗ có thể nghĩ đến hai nơi ấy 
    cùng một lúc, không vì nơi này xa mà phải nghĩ đến sau 
    nơi kia.
    Tuy nhiên, về sau, nhiều thuyết cho rằng chỉ có những 
    chúng sinh có nghiệp lực mạnh mới tái sinh ngay tức 
    khắc, nghĩa là những người đã phạm nhiều tội ác thì tâm 
    thức của họ sẽ bị những cảnh giới xấu thu hút ngay, hay 
    những người đã làm rất nhiều việc thiện sẽ được những 
    cảnh giới lành rút về ngay. Còn những người thuộc loại 
    trung bình, không xấu lắm và cũng không tốt lắm, thì 
    tâm thức họ có thể ở trong cõi trung ấm, và có thể dùng 
    tư tưởng để tạo cho mình một xác thân bằng thanh khí 
    của cõi trung ấm (cõi đó cũng chiếm cùng một không 
    gian với cõi dương gian, ví như nước và miếng bọt biển 
    có thể cùng chiếm một không gian và lồng vào nhau). 
    Tâm thức ấy chỉ ở trong cõi trung ấm khoảng 49 ngày. 
    Trong thời gian này, tâm thức vẫn có thể thay đổi tư 
    tưởng (chẳng hạn quyết tâm trở nên tốt đẹp hơn, hay bị 
    lôi cuốn vào những sân hận mới...) để có thể đầu thai 
    vào những hoàn cảnh tốt đẹp hơn hoặc xấu xa hơn. Tối 
    đa là 49 ngày, tâm thức phải đi đầu thai. Vì thế, trong 
    vòng 49 ngày sau khi một người chết, thân nhân của 
    người ấy có thể làm lễ cầu siêu cho người ấy.
    Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ 
    một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa 
    phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì 
    vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp 
    luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật 
    thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi 
    nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”. Luân hồi là gì? Luân 
    là bánh xe, hồi là lăn tròn. Luân hồi đi đâu? Không ngoài 
    ba đường ác và ba đường lành, cứ lên xuống quay tròn 
    như vậy hoài, gọi là luân hồi.
    Nếu người làm điều tốt khi chết sẽ đi các đường trên. 
    Hưởng hết phước rồi thì tuột xuống trở lại, còn kẻ làm 
    xấu thì đọa vào các đường dưới, đền trả hết nghiệp mới 
    được trồi lên. Lên xuống, lên xuống không ra khỏi vòng 
    lục đạo nên gọi là bánh xe luân hồi. Đó là nói luân hồi 

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét