Huyền Quan Khiếu
Cánh cửa sinh tử
Huyền Quan Khiếu là cánh cửa sinh tử.
Trong “ Tứ thập nhị phẩm nhân quả lục ” có câu chuyện “ Hiên Viên Hoàng Đế bái Quảng Thành Tử ”. Tuy rằng tính chơn thật của câu chuyện này có chỗ đáng để thảo luận, thế nhưng trong đó có một đoạn rất có giá trị tham khảo, chính là trong câu chuyện kể việc Quyển Liêm Tướng Quân giạng hai chân ( sự đứng chân trong chân ngoài ) ở trên bực cửa của chùa Thiếu Lâm, hỏi Quảng Thành Tử rằng : “ sư phụ, ngài biết bước đi này của tôi là muốn tiến về phía trước hay là lùi về phía sau ? ” . Quảng Thành Tử nói rằng : “ tướng quân, nếu ngươi tiến về phía trước một bước thì là thiên đàng, còn lùi về phía sau một bước thì là địa ngục ”.
Huyền Quan Khiếu chính là cửa chính của sắc thân, thầy đã từng nói rằng : “ mở cửa rồi thì phải tiến vào, đi vào bên trong mới có thể tìm thấy chủ nhân ”. Ý nghĩa chính là muốn chúng ta mượn nhờ vào huyền quan khiếu để thâu nhiếp vọng tâm; bước vào phía bên trong : hễ tịnh thì là thân kim cang; lùi về phía sau một bước : hễ động thì là hạt giống luân hồi, do đó nói Huyền Quan Khiếu là cánh cửa của sự sanh tử.
Tự Tánh Kim Cang Kinh
Huyền Quan Khiếu là diệu khiếu chứng tánh.
Trong “ Đa Tâm Kinh “ của Ô Sào Thiền Sư rằng :
Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu
Nhân nhân hữu cá Linh Sơn Tháp
Hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu.
Dịch nghĩa :
Phật tại Linh Sơn chớ ( tìm ) cầu nơi xa
Linh Sơn chỉ tại tâm đầu của con
Người người đều có tháp Linh Sơn
Hãy thật tốt mà hướng dưới tháp Linh Sơn tu.
“ Phật ” nếu đã ở “ Linh Sơn ”, “ Linh Sơn ” lại ở đâu đây ? lời kệ bảo với chúng ta rằng linh sơn chính là ở “ tâm đầu ” của mình. Nếu đem câu rút ngắn lại thì là “ phật ở tại tâm đầu ”, tức cái mà “ Đàm Chơn Lục ” gọi là “đại đạo phân minh tại tâm đầu ”. “ Tâm đầu ” chính là đầu nguồn của tâm; đầu nguồn của tâm chính là tự tánh chơn như. Tự tánh này chẳng phải là những người đặc biệt mới có, cũng chẳng phải là sau khi thành phật mới có, mà là người người đều có, cho nên mới nói : “ người người có cái linh sơn tháp ”; nếu đã là người người đều có tự tánh, vậy thì việc thành phật chính là việc của cái lẽ đương nhiên, thành phật chỉ là tận bổn phận mà thôi ! Do đó câu cuối cùng nhất khích lệ chúng ta “ hảo hướng linh sơn tháp hạ tu ”.
“ hảo hướng linh sơn tháp hạ tu ”, câu nói này rất quan trọng, tuyệt đối không được giải sai. Cái “ tháp ” của “ tháp hạ tu ” ( tu dưới tháp ) này rốt cuộc là ở đâu đây ? Có người nói là cái mũi; nếu quả thật là cái mũi, lỡ như xảy ra tai nạn giao thông, lại không may đụng gãy rơi mất cái mũi rồi, phật bèn chẳng phải là không có chỗ có thể trú hay sao; lại nữa, cũng chẳng nên nói là tu dưới tháp, nên nói là tu trên tháp, huống hồ phía trước đã nói rằng : “ phật tại tâm đầu ”, làm sao mà cuối cùng lại biến thành cái mũi đây ? chẳng phải là tự mâu thuẫn nhau đó sao ? từ đây có thể thấy, “ tháp ” không nên chỉ cái mũi, nếu đã không phải là cái mũi, rốt cuộc là chỉ cái gì đây ? Chúng ta có thể dùng “ Kim Cang Kinh ” để giải thích.
“ Kim Cang Kinh ” phần thứ 15 nói rằng : “ Nếu những nơi chỗ nào mà có kinh này, thì tất cả Trời, người, A Tu La …, trong đời đều nên cúng dường. Phải biết chỗ đó chính là tháp thờ đức Phật, đều phải cung kính lễ lạy, đi nhiễu quanh, đem các món hoa hương mà rải lên chỗ đó ”. Vấn đề hiện tại là “ Nếu những nơi chỗ nào mà có kinh này ”, “ kinh ” này là chỉ cái gì đây ? Lục Tổ trong “ Chú giải Kim Cang Kinh ” đề cập đến : “người đời chỉ biết có văn tự kim cang kinh, mà chẳng biết rằng có nội kinh ”.
“ Nội kinh ” là cái gì đây ? chính là tự tánh kim cang kinh. Do đó kinh này là chỉ tự tánh. “ Tự tánh ” là cái mà tất cả chúng sanh sáu nẻo của thế gian nên cúng dường. “ Phải biết chỗ đó chính là tháp thờ đức Phật ”, nơi mà có quyển kinh này chính là nơi có tháp, “ kinh chính là tháp ”, nói cách khác thì “ Linh Sơn Tháp chính là tự tánh ”. Do đó, đồng thời khi chúng ta cúng dường Phật, cũng chớ có quên phải cúng dường tự tánh phật. Tự tánh phật cúng dường như thế nào đây ?
1. Cung kính – Ý nghiệp thanh tịnh
Cung kính nhất định phải nhất tâm nhất ý, vô cùng thành tâm cung kính. Muốn đạt đến nhất tâm nhất ý thì ý nghiệp nhất định phải thanh tịnh mới có hiệu quả.
2. Đi nhiễu quanh – thân nghiệp thanh tịnh
Lễ bái, khấu đầu, chấp tay hợp chưởng hành lễ, “ đi nhiễu quanh ” cũng là hành lễ. Khi Phật tại thế, các đệ tử gặp phật đều phải đi nhiễu quanh Phật một vòng hoặc ba vòng, sau đó năm vóc gieo sát đất.
Vĩnh Gia Huyền Giác Thiền Sư thông qua sự giới thiệu của Huyền Sách, đến Tào Khê tham vấn Lục Tổ Huệ Năng. Khi đến gặp Sư, Huyền Giác sau khi đi nhiễu 3 vòng rồi thì lại “ đứng lại chống tích trượng ”, chẳng có năm vóc gieo sát đất.
Sư Huệ Năng nói : “ Bậc Sa Môn phải đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, Đại Đức từ đâu đến mà sanh đại ngã mạn ? ”
Giác đáp : “ sanh tử việc lớn, vô thường nhanh chóng ”
Sư Huệ Năng nói : “ vậy sao chẳng thể nhận cứu cái lý vô sanh, thấu rõ cái nghĩa “ không chóng ? ”
Giác đáp: “Thể tức “vô sanh”, liễu ( thấu ) vốn “ không chóng ”.
Sư nói: “ Đúng vậy ! Đúng vậy ! ”
Lúc bấy giờ Huyền Giác bèn mới dùng hết oai nghi mà lễ bái ( vái lạy ).
Huyền Giác Thiền Sư khi ấy lúc mới gặp Lục Tổ, vẫn chưa thể xác định Sư Huệ Năng phải chăng là vị Minh Sư chân chính thật sự. Đợi sau khi đã xác định rồi mới lại dùng hết oai nghi mà lễ lạy.
Nay vạn giáo tề phát, phàm là các Tu Sĩ Bạch Dương chúng ta đều nên xác nhận nghĩa chơn thật của Minh Sư một chỉ, khẳng định thiên mệnh của Sư Tôn Sư Mẫu mới không dẫn đến việc loạn bái Tổ Sư, trở thành quyến thuộc của Ma.
Cái mà thầy truyền cho chúng ta là diệu pháp môn minh tâm kiến tánh, có thể không ngừng nâng khởi bát nhã quán chiếu chơn chánh, tự ngộ tự tu, tự hành, tự thành phật đạo mới là việc cấp thiết nhất.
3. Đem các món hoa hương mà rải lên chỗ đó – khẩu nghiệp thanh tịnh.
Rải hoa thơm là một thứ lễ tiết của Ấn Độ, giống như việc hiến dâng hoa, ý nghĩa đều là như nhau cả. Khi người Ấn Độ rải hoa thơm, trong miệng còn phải ca tụng “ hương tán ” ( ca ngợi mùi thơm ) để biểu thị ý nghĩa khẩu nghiệp thanh tịnh.
Thân, Khẩu, Ý 3 nghiệp thanh tịnh chính là đang “ cúng dường kinh này”, cũng chính là cúng dường tự tánh kim cang kinh. Do đó, “ hảo hướng Linh Sơn Tháp hạ tu ” là muốn chúng ta hạ công phu trên tự tánh, chính là cái gọi là “ Phật hướng tánh trung tác, mạc hướng thân ngoại cầu ”.
Đại Sư Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thường khuyên các Tăng Tục rằng : “ chỉ cần trì “ Kim Cang Kinh ” thì được tự kiến tánh, trực liễu thành phật”. Trì “ Kim Cang Kinh ” chẳng phải là chấp giữ “ Kim Cang Kinh ” của văn tự, mà là phải có thể đem văn tự làm tan hết về trong tự tánh, tự tánh mới là kim cang kinh thật sự.
Chúng ta hiện đã đắc được pháp môn vi diệu vô thượng thậm thâm thì càng nên nâng khởi quán chiếu, “ suốt ngày luyện thần quang ” thì mới không dẫn đến việc “ uổng phí Minh Sư tâm pháp truyền ” và sự mong đợi kì vọng của Thầy đối với chúng ta.
Nhận biết được tự bổn tâm, thấy được tự bổn tánh
Huyền Quan Khiếu là diệu pháp môn nhận biết được tự bổn tâm, thấy được tự bổn tánh.
Chúng ta cầu pháp chẳng phải là ở chỗ so cao thấp với người, “ đại đạo ở nơi thấp, nên hướng chỗ thấp cầu ”, có thể bình phẳng cái tâm của chính mình, thành tựu bổn giác của tự tánh mới là việc quan trọng nhất.
Lục Tổ canh ba thụ pháp, ngộ được “ tất cả vạn pháp chẳng lìa tự tánh”, lập tức liền theo đó đã nói 5 câu. Ngũ Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bổn tánh, bèn nói với Huệ Năng rằng : “ Chẳng biết bổn tâm học pháp vô ích, nếu nhận biết được tự bổn tâm, thấy được tự bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật ”.
Cái mà Thầy truyền cho chúng ta chính là pháp môn “ nhận biết tự bổn tâm, thấy được tự bổn tánh ”. Một chỉ điểm của Minh Sư, điểm nơi huyền quan khiếu, mục đích ở chỗ thâu nhiếp vọng tâm, quay trở về lại bổn tánh thanh tịnh. Tuyệt đối chớ có tưởng rằng huyền quan khiếu chính là bổn tâm; huyền quan khiếu là diệu khiếu, điểm then chốt ( trung tâm ) trợ giúp chúng ta khôi phục sự thanh tịnh.
Nên biết rằng một chỉ của Minh Sư, một niệm thanh tịnh ngay lúc ấy khế nhập bổn tâm và tự tánh vốn tự thanh tịnh khế hợp nhau, đấy chính là cái gọi là “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật ”. Nếu có thể “ nhận biết được tự bổn tâm, thấy được tự bổn tánh ”, “ tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật ”.
Phật Đà nói rằng chúng sanh chắc chắn nhất định sẽ thành phật, lí luận này là lôgic. Vào cái hôm cầu đạo, Thầy đã khai thị rõ cho chúng ta rằng : “各個皆得還鄉道,保你無恙萬八年” “ các cá giai đắc hoàn hương đạo, bảo nễ vô dạng vạn bát niên ”.
Chúng ta cầu đạo là được Di Lặc thọ kí, Di Lặc Tổ Sư vì chúng ta thọ kí. Bởi vì điểm truyền sư là đại biểu cho thầy, mà thầy là “ lãnh thụ ân sư mệnh ” – lãnh thụ mệnh của Lão Tổ Sư, sau đó lại “ 傳你本來玄妙關 ” “truyền nễ bổn lai huyền diệu quan ” ( truyền cho con huyền quan diệu khiếu bổn lai vốn có của con ), hoặc “ 慈悲傳你真玄關 ” “ từ bi truyền nễ chơn huyền quan ” ( từ bi truyền cho con chơn huyền quan ) , do đó nói là thụ Di Lặc kí.
Thầy tuy rằng bảo đảm với chúng ta rằng “ các cá giai đắc hoàn hương đạo ” ( mỗi người đều đắc được con đường trở về cố hương ), thế nhưng nhất định phải “ suốt ngày luyện thần quang ” thì mới có thể tương lai thành phật, nếu không thì “ con nếu như nguyện chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”.
Minh Sư một chỉ, một niệm thanh tịnh ngay lúc ấy, một niệm thanh tịnh này và tự tánh vốn tự thanh tịnh tương ứng nhau, chính là cái gọi là “ một niệm tương ứng, một niệm phật ”, đấy chính là đạo lí sở tại của “ một chỉ thành phật ”. Thế nhưng một niệm thanh tịnh này là đắc lực ở sự gia trì của thiên mệnh, sự gia bị của phật lực, chớ chẳng phải là tự thân chứng, do vậy mà chẳng cách nào thường trụ chơn tâm. Tuy rằng chỉ là một niệm ngắn tạm, thế nhưng một niệm này có thể nói là thầy đã vì chúng ta gieo trồng xuống cái hạt giống thành phật.
“ Từ xưa phật phật duy truyền bổn thể, Sư Sư mật phó bổn tâm ”, cái mà thầy đã truyền và tâm pháp của Tam Giáo chẳng gì khác nhau, hoàn toàn giống với cái mà Tổ Sư các đời đã truyền, đều là bổn thể, bổn tâm.
Siêu Phàm Nhập Thánh
Huyền quan khiếu là điểm then chốt ( trung tâm ) của sự siêu phàm nhập thánh.
Tâm động bị cảnh giới bên ngoài lay chuyển thì là phàm, “ nếu có thể chuyển cảnh thì đồng với Như Lai ” ( nếu chuyển được cảnh thì giống như Chư Phật rồi ) ( Kinh Lăng Nghiêm ) . Muốn chuyển cảnh thì trước tiên cần phải lìa tướng, có thể lìa tướng tức là phật.
“ Kim Cang Kinh ” nói rằng : “ có thể lìa tất cả sắc tướng, tức gọi là Chư Phật ”, nhất định cần phải : bên ngoài lìa các tướng cảnh giới lục trần, bên trong lìa tâm, ý, thức, cũng tức là “ trong ngoài chẳng trụ ”.
Huyền Quan Khiếu là diệu khiếu “ lìa tướng ”, nên lúc nào cũng mượn nhờ vào huyền quan khiếu để thâu nhiếp vọng tâm, hàng phục vọng niệm, chính là cái gọi là “ một niệm hồi quang, thân tâm đều không, trong ngoài tỏ triệt ”, do đó nói huyền quan khiếu là điểm then chốt ( trung tâm ) của sự siêu phàm nhập thánh. Thế nhưng tuyệt đối chớ có ngộ giải ( hiểu sai ) nghĩa “ lìa tướng ” và “ Không ”. “ Lìa tướng ” tuyệt đối chẳng phải là cách li với tướng, “ Không ” cũng chẳng phải là chẳng có.
Phàm phu sở dĩ trở thành phàm phu chính là tâm động rồi, vọng tâm dụng sự, chấp trước những cảnh giới hư vọng, tưởng rằng sắc thân ngũ uẩn và tướng trần bên ngoài đều là chơn thật. Còn những hàng nhị thừa ( A La Hán, Bích Chi Phật ) tuy biết rằng sắc thân và các tướng trần bên ngoài là hư vọng, nhưng lại chấp giữ lấy cái “ Không ” mà “ trong giữ u nhàn, cũng còn là bóng dáng phân biệt của pháp trần ”, vẫn là cái tâm phân biệt vi tế đang tác dụng.
Phàm phu “ trước có ”, chẳng thể kiến tánh; hàng nhị thừa “ trước không ” ( trước : chấp trước, ham thích ) , tuy rằng công phu định có thể đạt trên hai vạn đại kiếp, nếu chẳng hồi tiểu hướng đại, vẫn chẳng thể kiến tánh. Do vậy, chấp trước hai đầu đều là sai lầm cả.
( Chú thích : hồi tiểu hướng đại là đem cái tâm tiểu thừa ban đầu hồi chuyển hướng đến phật đạo của đại thừa. Trước kia tu hạnh Tiểu Thừa nhỏ hẹp, chí nguyện tự độ, nay hướng đến hạnh Đại Thừa, rộng độ chúng sanh )
Nên “ chẳng trước Không ”, cũng “ chẳng trước có ”; Không và có - hai bên đều chẳng chấp trước thì mới có thể khế nhập trung đạo. Khi “ ngũ uẩn giai không ” , ngũ uẩn đều là tánh Không, ngũ uẩn đều là bổn tánh chơn như. “ Tướng ” chính là sự hiển hiện của “ Tánh ”, “ Tánh ” chính là bổn thể của “ Tướng ”. “ Tánh tướng như một, thể dụng hợp nhất ”. Lục căn, lục trần, lục thức chẳng qua chính là phật tánh, đều là diệu dụng của phật, đấy mới là “ nghĩa chơn thật của Như Lai ”.
Vạn Pháp Quy Nhất
Huyền Quan Khiếu là đường lối, phương pháp khế nhập bổn thể.
Tam Giáo vốn dĩ là viên thông cả.
Đạo gia – bão nguyên thủ nhất
Nho gia – chấp trung quán nhất
Phật gia – vạn pháp quy nhất
“ Nguyên ” của “ bão nguyên thủ nhất ” và “ trung ” của “ chấp trung quán nhất ” đều là chỉ bổn thể, Nhất là bổn tâm.
Chỉ cần có thể chứng ngộ “ bổn thể ” thì có thể thường trụ chơn tâm, bổn tâm, bởi vì bổn thể chính là bổn tâm, hai cái là một chớ chẳng hai. “ Bổn tâm ” thì ở khắp các nơi, chính là cái gọi là “ một tức tất cả, tất cả tức một”.
Lúc cầu đạo, điều nguyện thứ nhất trong mười điều nguyện lớn đã lập : thành tâm bão thủ, “ thành ” là chơn thật chẳng hư dối, thì là thật tướng hiện ra trước mắt rồi; “ bão thủ ”, ở khắp các nơi vĩnh viễn chẳng có hai lòng, thường bảo vệ gìn giữ cái tâm vốn tự thanh tịnh.
Đạo ở khắp mọi nơi, chớ chẳng phải là ôm về để giữ lấy một chỗ, nếu giải thích như vậy, tức là pháp trói buộc. Thậm chí có người đem “ bão nguyên thủ nhất ” giải thành “ tồn Vô thủ Hữu ”, nhưng lại ngộ nhận “ Vô ”, “ Hữu ” đều có chỗ chỉ, vậy thì quả thật gần như là chấp “ Vô ” , lại chấp “ Hữu ”.
Nên biết rằng “ tồn Vô ” là tồn chẳng có chỗ tồn, “ thủ hữu ” là dựa theo thể khởi dụng, trong tất cả vạn hữu lại chẳng lìa thể. Có thể thể hội như thế, “ bão nguyên thủ nhất ” và “ tồn vô thủ hữu ” chẳng có gì khác, có thể chứng được cảnh giới này thì tất nhiên tự tại vô ngại, được đại giải thoát.
Một người giải thoát thì tâm như gương sáng tỏ. Bất cứ vật gì đặt ở trước gương, gương bèn sẽ hiện ra hình tượng của vật; vật hễ đem đi khỏi, hình tượng vật trong gương tức khắc biến mất. Người xưa nói rằng : “Thánh nhân dụng tâm như gương ”, lại nói rằng : “ việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh ”. Có thể như “ Kinh Lăng Nghiêm ” đã nói : “ lìa tất cả tướng, tức là tất cả pháp ”, trong tất cả các cảnh tướng, ứng tất cả việc lại có thể lìa tất cả tướng.
“ Lìa, tức là ” đồng thời, đấy mới là chơn đế ( ý nghĩa chơn thật cứu cánh rốt ráo nhất ) của “ bão nguyên thủ nhất ”, “ chấp trung quán nhất ”, “ tồn vô thủ hữu ”.
“ Nhất ” của “ vạn pháp quy nhất ” là chỉ toàn thể, “ Nhất ” tức là tự tánh, “ vạn pháp ở bên trong tự tánh ”. Lục Tổ nghe đến “ ứng vô sở trụ, nhi sanh kì tâm ” ( nên sanh tâm chẳng có chỗ trụ ), ngay đó đại ngộ “ tất cả vạn pháp chẳng rời tự tánh ”. “ Thanh Tịnh Kinh ” nói rằng : “ nhân năng thường thanh tịnh, thiên địa tất giai quy ” ( nếu tâm đạt được thanh tĩnh, thiên địa vạn vật đều quy tụ tại bổn tánh nguyên lai của ta ). Mạnh Tử cũng nói rằng : “ vạn vật giai bị ư ngã ” ( vạn vật đều đủ nơi ta ) đều là cái ý “ vạn pháp quy nhất ”.
“ Nhất ” thật bao hàm “ ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ”. Cái “ ứng vô sở trụ ” ( nên chẳng có chỗ trụ ) và “ nhi sanh kì tâm ” ( mà sanh tâm ấy ) là không thể tách rời. Do đó, “ Kim Cang Kinh ” phần thứ 14 nói rằng : “sanh tâm chẳng có chỗ trụ ”.
Từ đây có thể thấy, “ sanh tâm ” và “ vô trụ ” là đồng thời đấy; lúc sanh tâm thì là lúc chẳng trụ. Sanh tất cả tâm mà lại chẳng chấp trước tất cả các tướng, là tướng lại có thể lìa tướng, chính là “ vạn pháp quy nhất ”, cũng chính là nghĩa thật của “ tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên ”.
“ Nhất chỉ trung ương hội ”, điểm nơi huyền quan khiếu, ngay lúc ấy “ chẳng có chỗ trụ ” mà khế nhập bổn thể; “ khẩu quyết ” ngũ tự chơn ngôn, đại biểu cho dựa vào thể khởi dụng, tức “ nhi sanh kì tâm ” ( mà sanh tâm ấy ) , cũng chính là bổn tâm.
Phàm là các đệ tử Thiên Đạo nhất định cần phải thể hội một cách sâu sắc thiết thực rằng cái mà Ân Sư đã truyền và cái mà Chư Phật Như Lai, Tổ Sư đã truyền cùng là bổn thể, bổn tâm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét