• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

    Bồ Tát chứng đạo thành đạo trở về bổn vị Vô Cực Lý Thiên [ tiếng Việt phần 1 ]

    Tiên Phật đã từng nói: "Chỉ có cống hiến mà không có điều kiện được gọi là Từ, chỉ có hy sinh mà không có riêng mình được gọi là Bi, chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền lợi được gọi là Hỷ, chỉ có đóng góp mà không có sở hữu được gọi là Xả". Bốn câu nói trên đây chính là bản minh họa cho suốt đời người của Đức Trần Đại Cô.

    Nhiều năm trước đây Đức Trần Đại Cô có nói: "Giờ đây khởi tâm động niệm, đã là toàn thiện", thuần thiện là đã vượt khỏi sự đối đãi; Đức Trần Đại Cô sớm đã đạt tới cảnh giới suất tánh, tức là "nhân dục tịnh tận, thiên lý lưu hành". Thánh nhân trước kia có nói: "Con người có 5 loại: có Thánh nhân, có Hiền nhân, có Quân tử, có Sĩ tử, có người ngu muội. người có đức có tài là Thánh nhân, người có đức không tài là Hiền nhân, có tài không đức là tiểu nhân, không tài không đức là người ngu muội." Đức Trần Đại Cô đã là hội đủ 3 thứ vừa có đức, vừa có tài, vừa có trí, hợp nhất với đạo, thật sự là đấng Đại Giác siêu phàm nhập Thánh, trong cuộc đời của Đức Trần Đại Cô, đã trải qua 8 năm kháng chiến chống Nhật, đã trải qua những ngày tháng kinh tế suy thoái vật giá leo thang tại Đài Loan; trên con đường làm việc đạo, đã trải qua quan khảo hết năm này tới năm nọ, nghịch khảo tầng tầng lớp lớp, khốn khổ chịu nạn nguy hiểm trở ngại, không suy giảm đạo tâm tí nào kiên trì sốt sắng hằng cửu bất biến. Đức Trần Đại Cô đối với Bề Trên, đối với Sư Tôn Sư Mẫu, đối với Lão Tiền Nhân, luôn luôn với tấm lòng trung thành hết mức; khi đối mặt với hậu học, đối mặt với chúng sanh, luôn với tấm lòng ái tâm vô cùng tận; lúc nào cũng nghĩ tới tuệ mệnh của đạo thân, nhớ tới sự an nguy của dân chúng xã tắc. Tới Đài Loan khai hoang hơn 60 năm, việc ăn ở của riêng mình đơn giản không cầu kỳ, riêng đối với chúng sanh thì với tình thương bác ái vô cùng tận; đối mặt với các hậu học là với tấm lòng từ bi, không phân biệt đối đãi cứ dạy cho, tùy năng khiếu mà dạy; đối với việc truyền đạo giữ lấy đại hồng nguyện là dưới gầm trời bị đắm chìm phải nhờ cái đạo để cứu lấy; nghiêm khắc với chính mình, rộng rãi với người khác, chỉ sợ có thiếu sót trong lễ phép, lỡ lầm trong lời nói, không đúng ở bề ngoài. Cho nên suốt đời thận trọng từng tí, như đứng trước hố sâu, như đi trên băng đá mỏng, mãi tới sau cùng trau chuốt rèn luyện ra phong thái trang nghiêm rất là trong sạch, có cả Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả, Đại Nguyện, Đại Hành, cho xuất hiện tại nhân gian, dẫn dắt chúng hậu học.

    Từ những lời nói và hành động từng ly từng tí của Đức Đại Cô lúc còn sống, chúng ta thật sự nhìn thấy một gương mẫu nhân phẩm của người tu đạo đương thời, đủ để làm mực chuẩn cho đời sau noi theo, chúng ta có nghĩa vụ và trách nhiệm cho được truyền thừa mãi.

    Giới thiệu cuộc đời từ bi hỷ xả của Đại Cô Tiền Nhân Bất Hưu Tức Bồ Tát (tiếng Việt):

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét