• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

    Thiên Ân Sư Đức và Tôn Sư Trọng Đạo

    Thiên Ân Sư Đức và Tôn Sư Trọng Đạo

     ( Uống nước nhớ nguồn )




    Sư Tôn Đại Đức

    Dân quốc năm thứ 19 ( năm 1930 ) Sư Tôn và Sư Mẫu ở trong lò bát quái đồng lãnh thiên mệnh, bắt đầu việc phổ độ Tam Tào, Càn Khôn tề độ, hy sinh tất cả mọi thứ, lặn lội vượt qua nghìn núi vạn sông, qua những con đường xa xôi hiểm trở, đi khắp chân trời góc biển, đặt chân khắp mọi nơi, đi khắp nơi tìm những phật tử có duyên; trải qua tất cả mọi nỗi bi thống trong lòng, chịu tận hết các thứ ma nạn, ngày đêm bôn ba lao lục ( bận rộn bôn tẩu, chẳng được nhàn nhã thảnh thơi ), vì sứ mệnh, vì nhiệm vụ mà thật sự đã quên mất nhục thể của bản thân mình.

    Sư Tôn là Tế Công Hoạt Phật đời Tống đảo trang giáng thế, cứu độ chúng sanh, sanh vào ngày 19 tháng 7 năm thứ 15 niên hiệu Quang Tự đời nhà Thanh ( năm 1889 dương lịch ) họ Trương ( Cung Trường Tổ ), tên Khuê Sanh, tự là Quang Bích, nguyên quán ở Lỗ Tây, là người thôn Song Lưu Điếm, thành Nam Hương, huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông. Tên thụy của ông cụ thân sinh là Ngọc Tỉ, bà cụ thân mẫu là Kiều Thị, gia đình kinh tế khá giả. Thành đạo ( hồi thiên giao chỉ ) vào ngày 15 tháng 8 dân quốc năm thứ 36 ( năm 1947 ) , Lão Mẫu sắc phong là “ Thiên Nhiên Cổ Phật ” . Phụ thân của Sư Tôn được phong làm “ Ngọc Tỉ Đại Soái ” , Mẫu thân được sắc phong làm “ Thanh Tĩnh Bồ Tát. 


    Khi Sư Tôn giáng sinh, do Thiên Đàn ở Bắc Kinh bị cháy, do đó mà phía bắc sông Hoàng Hà, nửa bầu trời trở thành hồng quang phổ chiếu, và nước đục quanh năm của sông Hoàng Hà hôm đó bỗng trở nên trong veo có thể nhìn thấy tận đáy; trăm nghìn năm nay căn cứ theo kinh điển lịch sử ghi chép : “ Thánh Nhân xuất, Hoàng Hà thanh ” , nghĩa là mỗi khi sông Hoàng Hà trở thành trong veo là có Thánh Nhân giáng sanh tại trần gian, nên có thể nói Sư Tôn là một vị “ Thiên sanh Thánh Nhân ”.


    Sư Tôn bẩm sinh có tướng mạo bất phàm, đầu vuông đỉnh bằng, Nghiêu mi Thuấn mục ( tướng mạo đế vương ), đôi mắt sáng trong có hai con ngươi; sóng mũi cao rất thẳng; trên toàn gương mặt có một thứ vẻ sáng sủa thánh khiết chẳng cách nào diễn tả được, vả lại trong lòng hai bàn tay có nốt ruồi đỏ như châu sa - tả nhật (), hữu nguyệt (); hai chân cũng có nốt ruồi đỏ như châu sa. Sư Tôn thiên chất thông minh sáng suốt, bổn tánh trung hậu, thuộc gia đình dòng dõi thư hương.


    Dân quốc năm thứ tư, cũng là năm Sư Tôn 27 tuổi, Sư Tôn gặp một vị thầy họ Cảnh khắp nơi truyền dương đạo Nhất Quán. Do ngài từ nhỏ đã uyên bác Tứ Thư Ngũ Kinh, tuy rằng sau khi nghe Cảnh Truyền Đạo Sư giảng đạo Khổng Mạnh nghe xong thì rất thích, vì hợp với quan niệm nhập thế cũng như xuất thế của mình, thế nhưng đối với người tự xưng là Đạo Nhất Quán này, Sư Tôn vẫn chẳng dám nhẹ dạ vào đạo, do đó bèn thỉnh mời Mẫu thân đi cầu đạo trước để rõ thực hư.

    Mẫu thân của Sư Tôn là Kiều Thị, là một vị từ mẫu đoan trang hiền thục, tánh tình nhân từ ôn hòa. Sau khi bà cầu đạo, đã hiểu đạo Nhất Quán thật sự là đại đạo giải thoát, không những có thể độ người liễu thoát khỏi sự sinh tử, càng là cái đạo cứu nguy của toàn nhân loại, do đó bèn phó chúc dặn dò Sư Tôn mau đi cầu đạo. Bà cụ về nhà cho Sư Tôn hay rằng : “ Đại đạo đang ứng vận, là chân lý chơn truyền của tam giáo, chẳng những độ người thoát khỏi luân hồi, mà lại còn có thể siêu bạt vong linh của thân nhân quá cố lên miền cực lạc nữa ”.

    Nghe cụ thân mẫu nói như vậy, Sư Tôn nghĩ thầm : “ đạo làm con phải lo tròn chữ hiếu, công cha cao như núi Thái Sơn, sâu tựa biển cả, nay ta chưa báo đáp được thì thân phụ đã rời khỏi cõi trần, nếu như gặp được Chơn đạo, có thể siêu độ anh linh của thân phụ về miền cực lạc thì sau này ta sẽ xả thân vì đạo, độ hóa chúng sinh. ”
    Sư Tôn theo cụ thân mẫu đến yết kiến Cảnh Truyền Đạo Sư, được thầy Cảnh truyền thọ tâm pháp.

    Sau khi đắc đạo, Sư Tôn mới thật sự triệt ngộ được tinh thần của đạo Thánh Hiền mà mình từ nhỏ siêng đọc là nằm ở chỗ cầu đạo. Duy chỉ có cầu đạo mới có thể thật sự phụng hành cái đạo của Thánh Hiền, cũng mới có thể vượt qua được biển lớn sinh tử. Từ đấy, ngài quyết tâm tận hết năng lực của cả đời mình để kêu gọi thức tỉnh những kẻ mê muội đang ngủ say nơi chốn nhân gian, cứu tế những chúng sanh đang trầm mê chìm đắm trong biển khổ.

    Do đó, Sư Tôn bèn theo thầy Cảnh bôn ba truyền đạo, thế nhưng mỗi khi Sư Tôn tưởng nghĩ tới phụ thân qua đời sớm vẫn chưa kịp cầu đạo thì nước mắt không kìm nén nổi như mưa không ngừng tuôn xuống. Ngài quyết tâm muốn siêu bạt phụ thân, thế nhưng lúc bấy giờ phải độ được một trăm người mới có thể siêu bạt phụ mẫu. Sư Tôn tuy rằng đi khắp nơi độ người; mặc dù rất tinh tiến và tận tâm, nhưng cũng chỉ độ được 64 người mà thôi. Vì không đủ công đức để siêu bạt cụ thân phụ, Sư Tôn rất buồn. Sư Tôn nghĩ đến phụ thân chẳng biết đang chịu khổ ở nơi đâu, trong lòng lo buồn nóng lòng như lửa đốt lộ ra trên gương mặt; thầy Cảnh nhìn thấy vậy vô cùng cảm động. Vì để thành toàn lòng hiếu thảo của ngài, thầy Cảnh đem lòng hiếu thảo của Sư Tôn báo cho Lộ Tổ hay, đích thân khấu cầu Lộ Tổ Lão Tổ Sư đời thứ 17. Lão Tổ Sư tuy rằng vô cùng bằng lòng thành toàn, thế nhưng chẳng dám tự mình tự tiện phá lệ, do đó cung thỉnh Lão Mẫu phê huấn. Lão mẫu cũng vì sự thành tâm và lòng hiếu thảo của Sư Tôn mà cảm động, đồng thời cũng vì để thay cho người đời rộng mở con đường có thể tận đạo hiếu, bèn vui vẻ ưng thuận cho phép. Lão Mẫu giáng cơ viết rằng : “ Kể từ người này trở đi ( chỉ Sư Tôn ) , 64 công thì thêm 1 quả, từ nay về sau, những người thành tâm tu đạo, độ 64 người thì có thể siêu bạt một bậc phụ mẫu ”. Nhờ đó Sư Tôn mới có thể siêu bạt được phụ thân của chính mình.


    Tám năm kháng chiến từ Dân Quốc năm thứ 26 ( 1937 ) đến Dân Quốc năm thứ 34 ( 1945 ) , Sư Tôn bàn đạo ở trong khói lửa chiến tranh, chẳng gián đoạn việc cứu độ chúng sanh, hiển hóa vô số (cầu đạo có thể tránh kiếp tị nạn ).
    Sư Tôn bôn tẩu vất vả với chiếc xe gỗ nhỏ kéo bằng tay ở Đại Giang Nam Bắc mỗi bước mỗi  dấu chân trong lòng chỉ có một tâm niệm, để đại đạo phổ truyền nơi nhân gian.
    Từ Sơn Đông đến Thiên Tân Thượng Hải, từ phương Bắc đến phương Nam……

    Mùa thu Dân Quốc năm thứ 36 ( 1947 ), mặt trăng dường như đặc biệt sáng tỏ khác thường. Sư Tôn đã vẫy biệt núi Nga Thuận, đến Vương Gia Đường của Tứ Xuyên. Lúc bấy giờ khi Sư Tôn chân trước bước vào vườn hoa Vương Gia Đường, trong khu vườn u tĩnh ấy phát ra tiếng phịch, thì ra là một quả hình dạng trông rất kì quái đột nhiên rơi xuống, rơi xuống trên những chiếc lá rụng cuối thu.

    Sư Tôn nhìn thấy cái quả kì lạ này thì trong lòng chẳng yên, biết là điềm bất lành, trong lòng nổi lên một cảm giác sầu muộn u uất khó tả, kìm nén chẳng nổi che mặt phát khóc. Thầy thở dài một tiếng mà nói rằng : “ đạo ta đã tận thay ! ”, đấy là ngày 9 tháng 8, một ngày khiến người ta cảm thương; từ đấy bệnh tình của Sư Tôn ngày càng thêm nặng. Sư Tôn dặn bảo các Tiền Hiền triệu tập các đệ tử và các danh sĩ địa phương vào bữa trưa hôm trung thu.

    Mắt nhìn trung thu ngày càng đến gần, ngẩng mắt nhìn mặt trăng mỗi ngày càng tròn vằng vặc đầy đặn, Sư Tôn dần dần liễu ngộ việc cớ sao mà lúc bấy giờ Lão Mẫu khăng khăng kiên trì ý muốn để cho thầy và Sư Mẫu cùng lãnh thiên mệnh rồi. Nhục thân ứng hóa của thầy chẳng phải là cái thân ở lâu bất tử, vả lại số trời sớm đã quyết định, ánh sáng ấm áp dịu dàng của vầng trăng tròn ấy giống như vẻ mặt trang nghiêm tựa trăng tròn của Sư Mẫu vậy !

    Sư Tôn chẳng nén nổi nước mắt cứ tuôn rơi; lũy kiếp đến nay thầy đã vô số lần hóa thân độ chúng sanh; sanh tử đối với thầy mà nói vốn chẳng quan ngại; điều mà thầy chẳng nỡ xả chính là Trung Quốc khổ nạn vẫn còn có rất nhiều chúng sanh vẫn chưa đắc đạo; đây là lần đầu tiên của thầy có cơ duyên phổ độ chúng sanh, hy vọng biết bao rằng có thể dẫn dắt lãnh đạo thêm nhiều một chút các chúng sanh bước lên pháp thuyền. Con mắt xưa nay vốn sáng long lanh của thầy do tràn đầy nước mắt mà không ngừng mơ hồ chẳng tỏ.

    Trung thu rốt cuộc cũng đã đến. Các đệ tử Thiên Đạo và các danh sĩ địa phương đều tề tụ một đường; khi bữa ăn kết thúc, Sư Tôn nói một cách rất chân thành đầy ý nghĩa sâu xa rằng : “ cuộc hội ngộ hôm nay đầy ý nghĩa sâu xa, khi xưa Khổng Minh phò trợ nhà Hán hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi ”. Sư Tôn nói đến đây, trong lòng ngập tràn nỗi niềm thê lương bi tráng vô song mà khóc chẳng thành tiếng, chẳng cách nào tiếp lời. Mọi người tuy rằng không hiểu rõ sự cảm động đến rơi nước mắt của Sư Tôn, thế nhưng cũng đều cảm nhiễm phải niềm bi thương của Sư Tôn mà lệ nóng tuôn trào. Khi tiễn mọi người ra cửa, Sư Tôn quyến luyến chẳng rời, một lần cuối dùng ánh mắt bi mẫn nhìn chằm chằm các đệ tử mà nói rằng : “ sau này còn gặp lại ! ”, chẳng có ai hiểu rõ Sư tôn cớ sao lại nói câu này. Sau khi mọi người đều đã tản đi, Sư Tôn bèn cảm thấy trong người vô cùng không khỏe; các đệ tử vội vàng dìu đỡ Sư Tôn vào phòng nghỉ ngơi.

    Trăng sáng đã lặng lẽ lên cao. Mặt trăng của trung thu đặc biệt sáng tỏ, ánh sáng ấm áp nghiêng chảy rót xuống đại địa, lát trải thành một mảng sáng rực màu trắng bạc; còn trong khoảng không đêm tối tĩnh mịch, một sao băng xẹt qua khoảng không dài muốn rơi xuống ở một nơi nào đó. Thời cơ đã chín muồi rồi ! nên là lúc ánh sáng mặt trăng phổ chiếu đại địa rồi ! ”; vẻ mặt của Sư Tôn từ chỗ bi thương chuyển thành sự an tường bình tĩnh, còn mạch đập cánh tay thì càng lúc càng yếu ớt.

    Sư Mẫu khóc nức nở mất tiếng, lại quỳ trước Phật lần nữa đốt nhang cầu cúng rằng : “ cúi xin khẩn cầu Lão Mẫu từ bi, đứa con bất tài, phẩm hạnh không tốt này nguyện chết thế cho Sư Tôn, nguyện đem hết thảy số thọ sang hết cho thầy, con ngu đần chẳng có tài chẳng có đức, Tam Tào đại sự, trách nhiệm khó mà gánh vác nổi, khẩn xin Lão Mẫu từ bi thành toàn cho đứa con ngu đần này, để thầy có thể hoàn thành trách nhiệm trọng đại 

    Từ lúc Sư Tôn bệnh nặng đến nay, Sư Mẫu mỗi ngày đều cầu nguyện như thế; Người hy vọng biết bao rằng người bị bệnh là Người chớ không phải là Sư Tôn. Thế nhưng lần này Sư Mẫu khóc lóc bi thương khấu cầu, Lão Mẫu vì để an ủi Sư Mẫu và các đệ tử, nên lãnh đạo dẫn dắt quần tiên và thập đại danh y lâm đàn chỉ thị. Chư Thiên Tiên Phật an ủi mọi người, nói rằng bệnh thể chẳng có trở ngại gì đâu, nhưng trên thực tế thì quần tiên cùng đến là vì để tiếp giá Sư Tôn trở về Vô Cực Lí Thiên. Lúc ngưng kê Lão Mẫu thoái Đàn thì là vừa lúc 8 giờ đúng, họ mới phát hiện rằng Sư Tôn đã đột nhiên quy thiên.

    Các đệ tử quỳ trên đất đau buồn bi thương chẳng nguôi; họ chẳng tin rằng đấy là sự thật, bởi vì Lão Mẫu đã từng đồng ý nhận lời qua với họ rồi ! thế nhưng sau khi xem tường tận tỉ mỉ diệu huấn của Lão Mẫu thì mới biết rằng Lão Mẫu đã phê thị rằng : “ Sư đồ phân li tại trung thu ”.

    Tiếng khóc than chấn động trời đất, nước mắt như mưa thu phất phơ từng giọt từng giọt, sự lẻ loi tiêu điều của mùa thu lại càng thêm sâu.

    Sự mỉm cười một cái

    Trong sự khóc thương bi thống đến nghẹn lời, các đệ tử mặc chiếc thọ y cho Sư Tôn; diện mạo trang nghiêm từ bi tường hòa của Sư Tôn viên mãn điềm đạm yên tĩnh như nước đọng vậy, tuy đã quy không nhưng mềm mại an tường sống động như sống vậy. Có vị đệ tử đột nhiên nghĩ rằng : “ sau này không gặp được Sư Tôn nữa rồi, chi bằng chụp một tấm hình lưu niệm vậy ! ”, mọi người đều tán đồng vì Sư Tôn chụp ảnh lưu niệm, do đó bèn cung kính khiêng Sư Tôn lên đài sen nhiếp ảnh.
    Khi người đệ tử chụp ảnh sắp nhấn màn trập ( lá chắn sáng ) thì phát hiện Sư Tôn khe khẽ giương mở hai mắt, góc miệng cũng mang nụ cười. Anh ta ngỡ rằng Sư Tôn lại sống trở lại rồi, thế nhưng Sư Tôn chỉ là không thay đổi bản sắc Tế Điên, đùa một chút với các đồ đệ mà thôi.
    Chụp ảnh xong rồi, Sư Tôn lại khép hai mắt lại, chỉ để lại một di ảnh mỉm cười. Sư Tôn đã từng hóa thân Tế Công Hoạt Phật vào cuối đời Tống, giả ngây ngô điên khùng âm thầm độ những người hữu duyên, do đó mà sau khi quy không vẫn chẳng thay đổi bản sắc, dùng sự mỉm cười một cái để làm khuây khỏa nguôi ngoai nỗi bi ai đau xót chẳng muốn sống của vô số các đệ tử, thầy dường như đang nói rằng : “ sinh tử đến đi là tự tại biết bao ? chớ có quá ư là chấp trước đấy ! 
    Nhục thể của Sư Tôn tuy rằng đã không còn ở nhân gian, thế nhưng cũng chẳng buông xuống được đám đồ nhi này, mỗi lần pháp hội, dù là lớp nào thầy cũng đều nhất định sẽ đến, khai sa mượn khiếu sống ở trước mặt chúng ta, từng lời từng câu dặn dò, đều là những lời từ bi vô hạn.


    Thầy rằng “ mỗi một đồ nhi một món nợ; một phần trưởng thành một phần quan tâm yêu thương; vô hạn cưng yêu, vô hạn quan tâm lo lắng, đem sự bỏ ra tâm sức hóa thành điều nên phải; biết bao nhẫn nại, biết bao quan tâm yêu thương, chỉ vì thế hệ mê muội này ”
    “ Thầy đã giáng thế làm người qua rồi, đã làm qua Hòa Thượng, biết được nỗi khổ của việc làm người ở nhân gianThầy thân ở thiên đường biết được sự tiêu dao của Thiên đường, Thầy cũng đã xuống qua địa phủ, biết được sự đáng thương của địa ngục, chẳng nỡ chúng sinh lưu luyến khổ hải hồng trần, trầm luân địa ngục nên mới phát thề nguyện phổ độ chúng sinh, chỉ mong đồ nhi đều quay về Thiên đường, hưởng thụ sự tiêu dao của thiên đường ”.
    Thầy nói Thầy trời không sợ đất chẳng sợ, chỉ sợ Đồ nhi nói một tiếng : Thầy từ bi ơi
    Một người khi không có chuyện, sự nghiệp thành côngthì sẽ không nghĩ đến có đất có trờicũng chẳng nghĩ đến sự tồn tại của Thầy, đợi đến khi có khó khăn mới cầu xin ơn trên từ bi, cầu xin Thầy từ bi.
    Thầy đã từng nói qua rằng : “ Thầy chẳng những phải có lòng yêu thương, mà còn phải có lòng nhẫn nại, cho dù chúng ta là những tảng đá thô cùn ( những người ngu xuẩn cố chấp ương bướng ) thì thầy cũng đem chúng ta chạm trổ điêu khắc thành những người có ích ”
    Thầy vì cái gì đây ? vì mối nhân duyên đến nhân gian này, đến nhân gian để nối tiếp cái duyên sư đồ tình thâm này của chúng ta, chúng ta càng nên truyền thừa sứ mệnh của thầy, tinh thần của Tế Công, nguyện lực của Tế Công, trí tuệ của Tế Công.



    Hành nghi đạo phạm của Sư Mẫu


    Sư Mẫu là Nguyệt Tuệ Bồ Tát giáng thế, tức là Nguyệt Quang Bồ Tát giáng thế đời mạt pháp mà trong kinh Phật đã nói.
    Sư Mẫu họ Tôn, húy danh là Tố Trinh, lại có tên là Minh ThiệnĐạo hiệu là Huệ Minh là người Sơn Đông, huyện Đơn, đản sanh vào trước dân quốc năm thứ 17 ( tây nguyên năm 1895, ngày 28 tháng 8 ), đắc đạo vào năm Dân Quốc thứ 7tấm lòng từ bi rộng lượng, bi nguyện sâu lớn.


    Dân Quốc năm thứ 19, Sư Mẫu cùng Sư Tôn đồng lãnh thiên mệnh. Lúc này là đạo giáng thứ dân, là vận số của hỏa trạch. Sư Mẫu nghe lệnh, khó làm trái ý trời, để cho nam nữ bình đẳng, đều có thể tu bàn, để cho khôn đạo vốn dĩ nghìn năm nay khiêm tốn thầm lặng bắt đầu thật sự có thể xuất đầukhông thua nhường đấng mày râu, đức hạnh của Sư Mẫu thật không thể quên.


    Dân quốc năm thứ 24 ( 1935 ) Sư Mẫu đến Thiên Tân để khai hoang xiển đạo, cách một năm thì Sư Tôn ở Nam Kinh bị chính phủ bắt nhốt 300 ngày. Lúc bấy giờ các đệ tử đều tâm hoảng ý loạn, sư mẫu của chúng ta trách nhiệm trọng đại, bôn tẩu từ Tế Nam đến Thiên Tân an ủi mọi người : “Ông trời khảo người, các con chớ có vọng động ( chớ có hành động một cách khinh suất, tùy ý )  ” , liền tiếp đó lại gặp phải chuyện Nhật Bản xâm lược, Trung Quốc kháng chiến; Sư Mẫu chẳng sợ gian khổ vất vả, vẫn cứ bôn tẩu các nơi để bàn đạo.

    Dân Quốc năm thứ 36 ( năm 1947 ) sau khi Sư Tôn sinh bệnh, Sư Mẫu khóc nức nở mất tiếng, ngày ngày quỳ khẩn cầu Lão Mẫu rằng : “ cúi xin khẩn cầu Lão Mẫu từ bi, đứa con bất tài, phẩm hạnh không tốt này nguyện chết thế cho Sư Tôn, nguyện đem hết thảy số thọ sang hết cho thầy, con ngu đần chẳng có tài chẳng có đức, Tam Tào đại sự, trách nhiệm khó mà gánh vác nổi, khẩn xin Lão Mẫu từ bi thành toàn cho đứa con ngu đần này, để thầy có thể hoàn thành trách nhiệm trọng đại phổ độ Tam Tào ”

    Sau khi Sư Tôn quy không, tất cả mọi gánh nặng trọng trách đều rơi đè lên đôi vai Sư Mẫu, đủ thứ những bệnh khổ mà ngài đã gặp chịu phải càng chẳng phải là cái mà mọi người có thể tưởng tượng ra được; vì các đệ tử chúng ta mà ngài 3 năm bôn ba, 5 năm đau khóc, điều mà ngài lo sợ là mọi người cuối cùng mê muội mất đi phương hướng, rơi vào sự uổng tu. Ngài đã chịu đựng biết bao nhiêu những hoạn nạn, phát biết bao nỗi buồn lo ưu sầu, đã gánh biết bao nhiêu tội, nhận chịu mọi sự hủy báng, nhẫn nhục gánh vác lấy trọng trách, lại còn phải bôn tẩu khắp nơi, bất chấp mọi thứ để đi độ người.

    Sư Mẫu bó chân nhỏ, thế nhưng vì đồ nhi mà lên núi xuống biển, qua cầu độc mộc cũng phải hồi hộp mà tiến về phía trước. Bàn chân nhỏ đi đến sưng phù, nứt rồi, chảy máu rồi, Sư Mẫu cũng đều không cho là khổ, có lúc Đạo Trưởng dùng xe đạp một bánh để đẩy Sư Mẫu tiến về phía trước, thế nhưng vẫn là bị chịu sự rung lắc, xóc nảy lên xuống mạnh.

    Sư Mẫu thường nói rằng : “ Qua cái thôn này rồi thì chẳng có cái tiệm này nữa ” . Ông trời đại khai phổ độ là có mang tính thời gian, chớ chẳng phải là mang tính vĩnh cửu, tu đạo cũng là như vậy, do đó mới nói cơ duyên chẳng thể để lỡ qua.


    Sư Mẫu đại duệ trí ( tinh thông, hiểu biết sâu xa )


    Dân quốc năm thứ 37 ( năm 1948 ) do Đảng Cộng Sản hưng khởi,xung đột Quốc-Cộng càng lúc càng kịch liệt. Sư Mẫu có huệ nhãn, biết được Trung Hoa sắp lâm vào cảnh đấu tranh tàn sát chưa từng có, nên nói cùng chúng đại đệ tử rằng : “Các con phải bố thí tất cả những gì đã có, và phải đi càng xa càng tốt. Đài Loan là một bồng lai tiên đảo, nơi đó rất nhiều người có căn tu, các con hãy qua đó để độ những người có duyên ”. Sư Mẫu chỉ thị Lão Tiền Nhân đến phía đông nam khai hoang; lúc bấy giờ những người nghe thấy đều rất kinh ngạc, bởi vì đông nam là chỉ Đài Loan. Đài Loan của lúc bấy giờ cho người ta ấn tượng là nơi hoang vắng hiu quạnh, vả lại trải qua sự thống trị của người Nhật đã lâu, thứ tiếng mà người ta nói nếu chẳng phải là tiếng nhật thì là tiếng đài, vả lại phải rời khỏi đại lục vượt qua biển cả mênh mông để đi khai hoang, do đó mà nhóm của Lão Tiền Nhân vô cùng do dự, Sư Mẫu nói : “ Con đến Đài Loan khai đạo, mười năm đầu nhất định sẽ rất khó khăn, nhưng con phải nhẫn nại, mười năm sau, đảm bảo với con là đại đạo hồng triển, nếu không phải như thế, thiên mệnh mà ta lãnh chính là có vấn đề. 

    Nhiều người biết được sự tiên tri của Sư Mẫu, nên từ giã gia đình, vượt biển sang Đài Loan khai đạo. Chúng tiền bối ban đầu đều nghĩ rằng, chỉ sang Đài Loan một vài năm, đợi khi đạo vụ phát triển rồi sẽ trở về Hoa Lục. Không ngờ sau cuộc chiến ở Hoa Lục, Thống Tướng Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Quốc Dân Đảng rút quân sang Đài Loan, nhân dân hai miền mất đi liên lạc từ đó.

    Năm Dân Quốc thứ 38 ( năm 1949 ), phong vận đổi sắc, Đại Lục bị chiếm đóng, Sư Mẫu đã từng đến Hồng Kông tạm trú để tị nạn.
    Năm Dân Quốc thứ 39 ( năm 1950 ), lại do lo lắng tưởng nhớ các đồ nhi, Sư Mẫu lại quay lại Đại Lục muốn cùng tồn vong với các đồ nhi. Sau đó do Đảng Cộng Sản Trung Quốc quấy nhiễu không ngừng, các Tiền Hiền dốc hết sức cầu Sư Mẫu, mới triển chuyển qua Macao, Hồng Kông đến Đài Loan.

    Vào năm Dân Quốc thứ 43 ( năm 1954 ) Sư Mẫu đến Đài Loan ( do Hàn Đạo Trưởng nghênh tiếp ), cư trú tại Đài Trung. Lúc bấy giờ vừa đang đúng vào lúc quan khảo nghiêm trọng, rất nhiều các đệ tử vì bàn đạo mà chịu cái tai kiếp của lao ngục, thậm chí ngay đến một căn phật đường cuối cùng  Sùng Tu Đường cũng sắp bị đóng cửa tịch thu niêm phong; sau khi Sư Mẫu biết được thì bèn an ủi các Tiền Nhân rằng : “ ta biết rồi, chỉ còn cách khẩn cầu Lão Mẫu từ bi thôi ” . Bèn thế là tối hôm đó, Sư Mẫu bèn đến phật đường khấu đầu và nói một cách bi thiết rằng : “ Lão Mẫu từ bi, kiếp nạn của Chúng sinh, hãy để con một mình gánh lấy, nếu phải nhốt thì nhốt con được rồi, đừng có nhốt đồ nhi của con, nếu phải chịu sự giày vò thì giày vò mình con được rồi, đừng có giày vò các đồ đệ của con ! ” . Nói xong, Sư Mẫu bèn nhất khấu, tái khấu, tam khấu … một nghìn khấu thủ … cho đến một vạn khấu thủ. Kết quả là qua một ngày, cứ như là kì tích vậy, phật đường chẳng bị tịch thu niêm phong, trái lại các nhà cầm quyền của chính phủ đã phái các chuyên viên làm một cuộc tìm hiểu xác thực rõ ràng, xác định rằng phật đường chẳng phải là tà giáo theo như công văn đã nói, do đó mà đã giải trừ lệnh cấm. Tiền Nhân vô cùng mừng rỡ bẩm báo lại việc này với Sư Mẫu, Sư Mẫu cũng chỉ khẽ cười nhẹ một cái mà nói rằng : “chẳng có chuyện thì tốt rồi ”. Khi mọi người tắc lưỡi kinh ngạc tán thán, chỉ có vị Tiền Nhân theo hầu bên mình Sư Mẫu là nước mắt trong mờ lóng lánh treo nơi khóe mắt kìm nén không nổi mà rơi xuống, chỉ có cô ấy là biết được, đấy chẳng phải là kì tích, mà là một vạn cái khấu đầu của Sư Mẫu đã làm cảm động thiên địa thần minh. Từ đấy Sư Mẫu bèn ẩn cư, cả năm trời chẳng ra khỏi cửa, cứ thế đã hơn 20 năm, mãi cho đến khi hồi thiên giao chỉ.


    Trước khi Sư Mẫu quy không, ngài đã từng từ bi dặn dò bảo rõ với mấy vị Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân rằng : Sau khi ta rời khỏiThiên mệnh vẫn chưa thu về, các con phải tiếp tục theo đuổi thiên mệnh thật tốt, tiếp tục mà bàn xuống. Nếu như đại đạo càng bàn càng hồng triển thì là có thiên mệnhnếu bàn không xong mà có thể giữ vững nguyện đã lập thì vẫn có thể thành. 

    Sư Mẫu thành đạo vào ngày 23 tháng 2 năm dân quốc thứ 64 ( năm 1975 ) , hồi thiên giao chỉ, hưởng niên 81 tuổi, Lão Mẫu sắc phong là “ Trung Hoa Thánh Mẫu ” .
    9 năm sau khi Sư Mẫu quy không, vào năm dân quốc thứ 73 ( năm 1984 ) lần đầu tiên tại lớp sám hối của Từ Thiện Đường thuộc Gia Nghĩa, dùng thân phận Trung Hoa Thánh Mẫu đến lâm đàn và tặng Ngũ Phúc Tinh cho chúng sanh Đài Loan, và yêu cầu Lão Tiền Nhân của chúng ta cầm một chiếc lồng đèn, đốt cháy bản thân, soi sáng người khác.


    “ Một ngọn lồng đèn soi cửu châu, chỉ nguyện chúng sanh sớm quay đầu, ( Hàn ) Vũ Lâm gốc cội ( Trần ) Oánh Nhưbàn, Dụ Tu, ( Trương ) Ngọc Đài phụ tả hữu, ( Lưu ) Minh Đức cũng cần nhiều bảo trọng, Ngũ phúc ( cát ) tường đến soi căn do, một cây đòn gánh Càn Khôn gánh, kế thừa gánh vác độ Nguyên Thai ” .

    Dân quốc năm thứ 73 ( 1984 ) Sư Tôn cũng từ bi phê huấn rằng :
    “ Ân Vinh thay thầy thừa kế mệnh, tạo tựu Anh Tài đại nhiệm nắm, thay thầy liễu xong việc trong tâm, thiên vận cốt yếu trứ tác thành ” .
    Trong huấn văn chỉ thị rõ ràng Lão Tiền Nhân cần phải đại diện truyền thiên mệnh, do vậy Lão Tiền Nhân của chúng ta một vai gánh lên trách nhiệm trọng đại này.
    Từ sau khi Sư Mẫu quy không, Nhất Quán Đạo chúng ta ở Đài Loan được nhờ ( đội ơn ) Thiên Ân Sư Đức càng bàn càng mở rộng, vả lại dần dần hoằng dương ra các nước hải ngoại. Đệ tử của Sư Tôn Sư Mẫu đầy khắp thiên hạ, là tình trạng hưng vượng cực kì khó thấy của nhân loại từ lúc có lịch sử ghi chép đến nay.


    Hành nghi của Lão Tiền Nhân


    Lão Tiền Nhân họ Hàn, tên húy là Ân Vinh, tự là Kiệt Khanh, hiệu là Vũ Lâm, lại có hiệu là Khiết Thanh, lúc về già tự hiệu là Bạch Thủy Lão Nhân, là người của trấn Phan Trang, huyện Ninh Hà, tỉnh Hà Bắc, sinh ra vào ngày 22 tháng 3 Thanh Quang Tự năm thứ 27 ( tây nguyên năm 1901 ) tuế thứ tân sửu, gặp đúng lúc những năm Canh Tý có sự biến, liên quân của 8 nước xâm chiếm, khu vực Kinh Tân gặp phải chiến loạn, vừa ra đời thì ngày kế lập tức do mẫu thân bồng đến nhà ông ngoại để tị nạn. Từ nhỏ nhận được sự dạy bảo của ông ngoại, học thuộc thư sách, hiểu rõ lễ tiết, hiếu thuận với phụ mẫu, hữu ái với huynh đệ đã hình thành nên tính cách của người.

    Người 8 tuổi thì nhập học biết chữ, thuộc lòng tứ thư ngũ kinh, lập chí noi theo Cổ Thánh Tiên Hiền. Đầu năm Dân Quốc, các cường quốc liên tục luân phiên xâm phạm, Lão Tiền Nhân cảm thấy vô cùng đau lòng đối với sự suy nhược bại yếu của Trung Quốc, bèn lập chí nghiên cứu ngành công nghiệp sản xuất, hy vọng để chấn hưng quốc uy, do đó năm 17 tuổi, người đến Thiên Tân, thông qua người giới thiệu đến xí nghiệp thương mại để công tác. Do hết sức trung thành, giữ vững cương vị nên nhận được sự tín nhiệm sâu sắc của chủ đầu tư, năm 20 tuổi thì được đề bạt làm giám đốc của xưởng nhuộm dệt Đại Đức Long, nghiên cứu tỉ mỉ kỹ thuật, nâng cao chất lượng, thương hiệu nổi trội, lại mở rộng xưởng gia tăng thêm sản xuất. Lúc người 26 tuổi, do tổng giám đốc qua đời, Lão Tiền Nhân lại được bổ nhiệm làm tổng giám đốc kiêm chức xưởng trưởng, thao trì mọi thứ, tất cả các sản phẩm chuyên tiêu thụ ở các khu vực Đông Bắc, cạnh tranh với hàng của Nhật; lúc này Nhật Bản vẫn chưa có người tạo tơ lụa, chỉ có Pháp, Italy sản xuất mà thôi, nhưng sự chuyên tinh hoàn mỹ của hàng vải lụa Đại Đức Long khiến cho người Nhật ngất ngây nể phục, bèn phái người đến xưởng dệt nhuộm Đại Đức Long để học tập.

    Dân Quốc năm thứ 20 ( 1931 ) , gặp phải lúc mẫu thân qua đời, người cực kì ưu sầu đau đớn quá độ, lại thêm nghiệp vụ ngày càng nhiều mà trách nhiệm nặng nề suốt ngày đêm, cho đến tháng 7 năm thứ 27, người do làm việc vất vả quá độ trong thời gian dài nên sinh bệnh, thông qua chẩn đoán thì là bệnh phổi kỳ cuối, ho ra máu nghiêm trọng, tất cả các bác sĩ đều bó tay, tự mình cảm thấy chẳng còn hy vọng cầu mong sự sống sót nữa, may mà gặp được bác sĩ trung y là ông Tôn Lan Phương, khuyên rằng đi cầu đạo có thể tránh kiếp tị nạn, phùng hung hóa cát, bèn kỳ vọng khẩn cầu Tiên Phật, đồng ý đến phật đường của pháp tô giới địa để cầu đạo. Sau khi được điểm đạo, được các Tiền Hiền khai thị, nhưng mà thường đến phật đường tuy đi qua vài lần cũng chẳng thấy có ứng nghiệm nào, bệnh thể cũng chẳng thấy có chuyển biến tốt gì bèn cảm thấy chẳng có hứng thú.

    “ Một miếng rau cúng, khởi tử hồi sinh, một phần bi nguyện, thủy chung chẳng đổi ”

    Không lâu sau, ông Tôn và các vị thân hữu gợi ý đi Bắc Bình trị liệu, thông qua sự kiểm tra của bệnh viện Hiệp Hòa, bệnh phổi kỳ cuối chẳng cách nào chữa trị được, chỉ có thể tĩnh dưỡng. Đúng vào lúc đang ưu phiền, gặp được ông Cung Bành Linh ( dẫn bảo sư ) bàn đạo ở Bắc Bình giới thiệu đến một phật đường của Tây Thành để tạm trú dưỡng bệnh. Mười ngày sau, Cung Tiền Nhân nói rằng : “ có một cái lớp nghiên cứu hôm nay phải kết thúc, cậu có thể đi nghe, nếu thành tâm cảm động sự từ bi của tiên phật, có lẽ không chừng bệnh sẽ khỏi ”. Do vậy, Lão tiền Nhân bèn đã đi đến đó, ngày đó, được thầy Tế Công từ bi hiển hóa, cảnh tỉnh mê tân. Cuối cùng, lúc bế ban, thầy Hoạt Phật nói rằng : “ biểu hiện của các con rất tốt, mọi người các con thảy đều phát tâm nguyện, Lão Mẫu hoan hỷ, cho nên hôm nay Lão Mẫu từ bi, bất kể các con có bệnh gì, hãy thành tâm kính ý ăn đồ cúng để trước Lão Mẫu, trăm bệnh đều khỏi ”. Lão Tiền Nhân được cơ duyên này, nghe thấy liền vội vàng tiến về trước, dùng đũa gắp ăn một miếng rau, lúc ấy đúng vào mùa đông, đồ cúng vô cùng lạnh, vào miệng một cái ngay lập tức cảm thấy toàn thân lạnh buốt. Thầy Hoạt Phật lại nói : “ con thay ông trời bàn đạo, tai bệnh nho nhỏ chẳng là cái gì, chủ quyền mạng sống của con là ở ông trời, chết rồi còn có thể sống lại ”. Lão Tiền Nhân nghe lời này của thầy, trong lòng phát một thệ nguyện rằng : “ nếu bệnh khỏi rồi, toàn bộ sự nghiệp đều không làm nữa, nhà cũng chẳng cần, sẽ một lòng thay trời bàn đạo ”. Từ đấy người chẳng đến bệnh viện, thuốc cũng chẳng uống, nhưng điều áo diệu là bệnh thể ngày càng thấy chuyển biến tốt. Không bao lâu sau, bệnh chẳng thuốc mà tự khỏi.


    Dân Quốc năm thứ 30, Lão Tiền Nhân lãnh thụ thiên mệnh làm Điểm Truyền Sư.

    Lão Tiền Nhân phụng mệnh của Tôn Sư Mẫu đến Đài Loan khai hoang xiển đạo.
    Tháng 5 năm thứ 36, Lão Tiền Nhân và mọi người nghiên cứu việc khai hoang, trước hết phái các vị Tiền Hiền như Lưu Chấn Khôi, Trương Ngọc Đài, Lí Ngọc Minh, Trần Hồng Trân, Hác Tấn Đức, Lưu Toàn Tường, Vương Liên Ngọc đến Đài Loan. Không bao lâu sau, do Sư Tôn về trời, đạo vụ của các nơi tạm ngưng, yên lặng nhẫn nại chờ đợi Sư Mẫu chỉ thị. Sau đó có người gợi ý đến Tây An khai hoang. Lão Tiền Nhân cũng đã điều phái Điểm Truyền Sư, bàn sự nhân viên, Tam Tài đến Tây An.

    Dân quốc năm thứ 37 ( năm 1948 ) , Lão Tiền Nhân vốn dĩ ban đầu dự tính đến Tây An bàn đạo, lúc sắp đi thì từ biệt với Sư Mẫu, báo cáo với Sư Mẫu rằng : “ tất cả mọi thứ chuẩn bị đều đã vận đến Tây An rồi, người cũng đã đi rồi, tiền cũng đã đi rồi, qua vài hôm nữa đệ tử cũng phải đến đó. ”


    Sư Mẫu nói rằng : “ Con chớ có đến Tây An, bởi vì danh tiếng của con quá lớn rồi, muốn đi phải càng xa càng tốt, sự đời sau này biến hóa vô thường, tốt nhất là con hãy đi về hướng đông nam để khai đạo, con hãy đi đài loan vậy ”, lại ban cho cái tên là “ Ân Vinh ”.


    Lão Tiền Nhân đối với sự chỉ thị đột ngột như vậy thì nhất thời khó mà đón nhận được, vả lại đã có những người đến Đài Loan khai đạo vài lần, gặp phải đủ thứ những khốn khó, đều vô công mà về, do vậy mà trong lòng còn đang do dự. Sư Mẫu nhìn ra được tâm trạng của Lão Tiền Nhân, bèn nhấn mạnh rằng : “ Con đi Đài Loan khai đạo, 10 năm đầu nhất định là rất khốn khó, thế nhưng con phải nhẫn nại; 10 năm sau ta bảo đảm chắc với con rằng đại đạo sẽ hồng triển, nếu không phải là như vậy, thiên mệnh mà ta lãnh là có vấn đề ” . Lão Tiền Nhân nghe rồi bèn quỳ ngay tại chỗ tiếp nhận chỉ thị của Sư Mẫu. Lúc sắp đi, Lão Tiền Nhân chẳng dám nói với phu nhân của Lão Tiền Nhân rằng phải đến Đài Loan, bởi vì lúc bấy giờ chiến tranh hỗn loạn, hễ từ biệt một cái thì chẳng biết khi nào mới có thể lại tương phùng, chỉ còn cách bảo với phu nhân rằng đi vài hôm thì về. Phu nhân biết rằng Lão Tiền Nhân sắp đi xa, lại chẳng dám ngăn cản, chỉ còn cách khóc to vô cùng bi thống, thế nhưng Lão Tiền Nhân vẫn xách hành lí lên, dẫn theo đứa con trai, cũng chẳng quay đầu lại nhìn thì đã ra khỏi cửa nhà rồi. Sau sự việc ấy, có người hỏi Lão Tiền Nhân vì sao không quay đầu lại để nhìn mọi người, Lão Tiền Nhân bảo rằng loại tình cảnh ấy dù cho là người cứng rắn có trái tim sắt đá cũng đau lòng, thì ngài làm sao dám quay đầu lại đây ?


    Lão Tiền Nhân bèn đem đạo vụ bàn giao dặn dò thỏa đáng; ngày 8 tháng 7 năm thứ 37 vượt biển đến Đài Loan. Những vị Tiền Nhân trước sau kế tiếp nhau đến Đài Loan còn có Kì Ngọc Dong, Trần Hồng Trân ( lần trước đến Đài Loan nửa năm, do bệnh mà quay trở về lại Thiên Tân, đây là lần thứ 2 đến Đài Loan ), Lưu Học Côn, Trần Tuấn Thanh và Tam Tài.


    Trước hết là mua nhà tại Đài Bắc, do ngôn ngữ chẳng thông, việc khai hoang xiển đạo bị gặp khó khăn trở ngại.


    Năm Dân Quốc thứ 38 ( năm 1949 )  chính cục ( tình hình chính trị ) đã diễn ra sự thay đổi cực lớn, Đại Lục bị chiếm đóng, hải hạp lưỡng ngạn ( hai bờ eo biển Đại Lục Đài Loan) bị phân trị chia cắt, tin tức chẳng thông, kinh tế bị cắt đứt giữa chừng, đài tệ lại bị mất giá, 4 vạn đài tệ cũ chỉ đổi được 1 đồng đài tệ mới, cuộc sống đột nhiên lập tức rơi vào cảnh khốn cùng, nhưng vẫn chẳng từ gian khổ vất vả, tích cực khai hoang; lại dưới sự dẫn dắt của ông Lí Thanh Hạ đã mua cửa hàng chụp ảnh Thanh Niên ở Đẩu Lục, thành lập Phật Đường.


    Dân Quốc năm thứ 39 ( năm 1950 ) tại Đài Bắc Lão Tiền Nhân dẫn dắt lãnh đạo mọi người thiết lập công ty thương mại Đồng Đức, đặt hóa đơn, làm mua bán, khuân hàng hóa, ban ngày ép mì sợi để kiếm kế sinh nhai, ban đêm thì bàn đạo, do làm việc cực nhọc vất vả quá độ mà đã mắc phải bệnh. Vì làm việc vất vả mệt nhọc quá mức nên bị viêm màng phổi, tình hình nguy cấp, mọi người khấu cầu Lão Mẫu từ bi ban thêm tuổi thọ, và phát tâm trợ đạo khai hoang, trợ in nghìn bộ “ Đào Viên Minh Thánh Kinh ” để liễu nguyện, bệnh tình bắt đầu dần dần chuyển biến sang hướng tốt. Từ sau đó trở đi Lão Tiền Nhân cả đời cung tụng kinh Minh Thánh chưa từng gián đoạn. 

    Dân quốc năm thứ 40 ( năm 1951 ) lại bị đại khảo liên lụy, quan khảo càng thêm nghiêm trọng. Hác Kim Doanh, Trần Đại Cô, Triệu Đại Cô, Trương Ngọc Đài, Lưu Nhạn Tân gặp phải tai kiếp lao ngục, bị quan phủ bắt giữ, chịu quân pháp giam cấm 3 tháng ( quân pháp : pháp luật mà dùng để chuyên trị những quân nhân phạm tội ) . Lão Tiền Nhân đi ra bên ngoài chẳng bị tạm giam. Lão Tiền Nhân sau khi trở về biết tin, vì muốn cứu mọi người nên cũng tự động đi đầu thú, bị chuyển đến chỗ quân pháp của Đài Bắc, bị giam giữ 12 ngày, đủ hiển hiện ra Lão Tiền Nhân là người thanh bạch lỗi lạc, tinh thần vì đạo quên thân, chẳng sợ mọi khổ nạn dày vò. May thay tiên phật từ bi âm thầm xoay chuyển mới có thể bình an vô sự được thả về.


    Lão Tiền Nhân được một điều lành thì khư khư ôm vào lòng mà chẳng để mất, lập chí hướng lớn, phát nguyện lực lớn, giữ lấy cái tâm xích tử sơ phát ban đầu, dùng tinh thần đại vô úy, trung thật tuân theo những lời chỉ dạy của Sư Tôn Sư Mẫu, hành đạo hơn 60 năm, dùng đức hạnh cảm hóa dẫn dắt mọi người, rộng bố thánh đức của Sư Tôn Sư Mẫu khắp bốn biển.
    Lão Tiền Nhân cả đời lấy việc hành đạo cứu đời làm chí hướng, lấy tinh thần đạo hóa sinh hoạt, dẫn dắt đề xướng hiếu đạo làm nguyện vọng vĩ đại.


    Lão Tiền Nhân đến Đài Loan hơn 40 năm, giảng đạo đức thuyết nhân nghĩa, độ hóa người đời, có thể nói là đếm kể không xuể, không biết là đã độ hóa biết bao nhiêu gia đình tu đạo, người người đều đang tu thân, người người đều đang tề gia ( sửa trị nhà khiến cho các thành viên trong nhà thân ái hòa nhã ) , đều đang giúp đỡ an định xã hội. Từ đây có thể thấy đức hạnh của Lão Tiền Nhân chúng ta vĩ đại biết bao; thứ tinh thần này của Lão Tiền Nhân đáng để cho mỗi một người hậu học chúng ta học tập noi theo biết bao.


    Lão Tiền Nhân cả đời phổ biến truyền bá thi hành tư tưởng nho gia.
    Dân Quốc năm thứ 68, Lão Tiền Nhân tại Tây Loa sáng lập ra trại trẻ mồ côi Tín Nghĩa, thành lập Phật Đường Tín Nghĩa, tạo phúc cho cộng đồng quần chúng, hồi báo cho xã hội.

    Năm thứ 70 ( 1981 ), Lão Tiền Nhân tại Lí Ngư Đàm Bạn thuộc Phổ Lí mua được vài khu đồi, thiết lập Ngôi Nhà Nhân Ái Quang Minh, biểu lộ đầy đủ trọn vẹn tinh thần “ Ta kính trọng bậc cha mẹ ta, cũng kính trọng các bậc cha mẹ của mọi người ; Ta yêu thương con em ta, cũng yêu thương con em của mọi người ” .

    Lão Tiền Nhân xưa nay vẫn cứ xem chúng sanh như con cái của mình vậy, xem đạo trường như là ngôi nhà của chúng sanh, do đó bất kể là thiên chức của đối tượng mà mình tiếp đãi cao hay thấp, số người nhiều hay ít, ngài vẫn cứ dốc lòng thành khẩn chân thành, khiến cho người ta cảm thấy được rằng quay về phật đường chính là quay về đến ngôi nhà của Lão Mẫu, ngôi nhà của chính mình.


    Lão Tiền Nhân trân trọng yêu quý cái phước

    Quần áo, vớ của Lão Tiền Nhân hễ mặc đều vài năm, rách rồi thì lại vá, vá đến không thể vá được nữa thì mới vứt bỏ đi, thế nhưng mỗi khi gặp phải ngày nghỉ hoặc khi có khách đến thăm, Lão Tiền Nhân nhất định mặc những bộ quần áo khá mới, bởi vì ngài sợ các đạo thân nhìn thấy quần áo của ngài đã cũ rồi lại mua cái mới để tặng ngài, cho nên quần áo của Lão Tiền Nhân những bộ có lịch sử 20, 30 năm thì vẫn chẳng có gì là lạ; Lão Tiền Nhân vẫn cứ hay nói rằng quần áo của chúng ta là do giặt rửa hư chớ chẳng phải là mặc hư đâu.

    Bồn rửa tay ở Phúc Sơn của Lão Tiền Nhân : ống nước chẳng phải là tiếp đến cống rãnh, mà là tiếp đến xô nước. Nước đã dùng để rửa tay xong chảy đến xô nước vẫn có thể dùng tưới hoa, vẩy nước.

    Có một lần Lão Tiền Nhân đến nhà bếp, nhìn thấy đạo thân bào bỏ phần da của dưa leo, Lão Tiền Nhân nhìn thấy rồi bèn cảm thấy rất đáng tiếc, thuận tay cầm lên, xử lí một cái thì đã thành một món ăn; trên bàn ăn mọi người cứ khen món ấy rất ngon, hỏi ra mới biết là phần da của dưa leo bị vứt đi, qua tay của Lão Tiền Nhân thì đã trở thành một món ăn ngon.

    Lão Tiền Nhân dùng giấy xưa nay vẫn cứ rất tiết kiệm, giấy để luyện chữ thì khuôn ô lớn viết xong rồi thì viết khuôn ô nhỏ, nhất định phải điền chữ đầy cả tờ giấy rồi mới cẩn thận cất đi; do bởi Lão Tiền Nhân yêu quý giấy như vậy, cho nên ngay đến Tam Tài luyện chữ cũng đều học tập sự tiết kiệm của Lão Tiền Nhân.

    Lão Tiền Nhân học mà chẳng ngán, dạy mà chẳng mỏi – mỗi ngày đều giảng đạo đức nói nhân nghĩa, có thể nói là “ngày ra ngàn lời ” .

    Sư Tôn đã từng bàn giao dặn dò ngài rằng : “ Chân của con đứng thì miệng phải động, miệng chẳng động thì chân phải động ” , Lão Tiền Nhân cả đời phụng hành, do đó Lão Tiền Nhân nhìn thấy đạo thân thì nhất định đích thân từ bi. Có một lần nọ Lão Tiền Nhân nói giảng từ sáng đến tối, miệng đều rách rồi, sưng cả rồi, lại có một nhóm đạo thân đến nữa, Điểm Truyền Sư muốn Lão Tiền Nhân nghỉ ngơi, Lão Tiền Nhân kiên trì tự mình tiếp tục từ bi; đợi đến sau khi đã đưa tiễn xong nhóm đạo thân cuối cùng, Lão Tiền Nhân nói đùa rằng : “ tôi rốt cuộc cũng biết là thầy mệt chết như thế nào rồi ” .

    Đại hiếu nhớ nghĩ đến cha mẹ, cả đời chẳng tổ chức ngày sinh nhật cho mình.

    Lão Tiền Nhân cả đời kiên trì chẳng làm sinh nhật ( gặp đúng lúc những năm Canh Tý có sự biến, liên quân của 8 nước xâm chiến, khu vực Kinh Tân gặp phải chiến loạn, vừa ra đời thì ngày kế lập tức do mẫu thân bồng đến nhà ông ngoại để tị nạn ) , do vậy mỗi năm vào ngày 22 tháng 3, ngài đều gọi là ngày Mẫu Nạn, ngài đều một mình thầm lặng ở trong phòng phản tỉnh, sám hối, cảm ân, tưởng nhớ.

    Phụ thân của ngài được Lão Mẫu sắc phong làm “ Phúc Đức Đại Tiên ”, Mẫu thân ngài được sắc phong làm “ Ngộ Chơn Đại Tiên ” .

    Noi theo Khổng Thánh, chu du liệt quốc

    Lão Tiền Nhân 82 tuổi phát tâm đến Mĩ khai hoang, trước sau đã từng đến qua Nhật bản 8 lần, nước Mĩ 3 lần, Thái Lan, Singapore, Mã Lai, Hồng Kong, Ma Cao, Indonesia, Mauritius, Đại Lục, giống như đức Khổng Tủ chu du liệt quốc, vì cứu độ chúng sanh mà bôn ba khắp nơi, bất chấp mọi gian khổ vất vả mệt nhọc, lập ra kỉ lục cao tuổi 94 vẫn ngồi máy bay bay đến Mauritius bàn đạo, 90 tuổi vẫn đến Mĩ.
     
    Lão Tiền Nhân tôn sư trọng đạo, thường mang trong lòng sự cảm ân.
     
    Dân quốc năm thứ 37 dựa vào một câu nói của Sư Mẫu  “ trong vòng 10 năm đạo bàn chẳng mở rộng được thì con hãy quay về bảo với ta, thiên mệnh của ta là giả đấy ” mà đến Đài Loan.
     
    Lão Tiền Nhân nói rằng : “ có nằm mơ cũng chẳng ngờ đến Đài Loan đã 45 năm rồi, ngồi trong nhà lao cũng đã hai lần rồi, lần thứ nhất 12 ngày, lần thứ 2 thì 7 ngày, chỗ quân pháp cũng phán bản án tù, cũng lưu lại nửa đêm ở cục cảnh sát Đài Trung, chân ngã gãy rồi đã từng một lần ngồi qua xe cứu thương, đào rút phân, tẩy dọn cống rãnh, xây nhà, ép mì sợi, chẻ củi, làm sốt tương chao ớt, trồng rau, việc gì cũng đều đã làm qua rồi, càng chẳng ngờ đến việc đạo trường có thể phổ biến khắp các nước, nay ngờ đâu lại còn có thể đến Mĩ, thật chẳng thể nghĩ bàn.
     
    Ghi chú : 
     
    ( quân pháp : luật quân sự áp đặt lên một đất nước đang có biến loạn; tình trạng thiết quân luật, pháp luật chuyên trị các quân nhân phạm tội ) 
     
    Sự khẳng định của các phía, liên tục nhận thưởng
     
    Dân quốc năm thứ 81 ngày mồng 3 tháng 12, ngài đến Thái Lan; chủ trì lễ hoàn công Khổng Miếu tại tỉnh Suratthani của Thái Lan. Ngày 13 tháng 12 lãnh nhận sự khen thưởng phát tặng huân chưởng của Hội Trưởng Hội Phúc Lợi Xã Hội Hoàng Gia Thái Lan và Bộ Trưởng Giáo Dục, và được Thiên Hoàng của Thái Lan tiếp kiến.
     
    Dân quốc năm thứ 82, Lão Tiền Nhân giành được huy chương “ Hoa Hạ Nhất Đẳng ” ( Hoa Hạ : tự xưng của Hán tộc thời cổ đại, Trung Quốc, Trung Nguyên ). 
     
    Khiêm xung tự mục, dĩ thân thị đạo 
    ( làm người xử sự khiêm tốn hòa nhã nhún nhường để nuôi dưỡng đức hạnh của mình, lấy thân mình làm gương ) 
     
    Lão Tiền Nhân cả đời hy sinh phụng hiến, Tiên Phật mượn khiếu đã từng phê rằng : “ Nhất đại tông sư ” ( vị thầy đáng tôn kính của cả thế hệ đương đại ) , “ Kim Thế Khổng Tử ” ( Khổng Tử đời nay ) , “ Nhất Đại Thánh Nhân ” ( vị Thánh Nhân của cả thế hệ đương đại ) , “ Hoạt Phật tại thế ” khẳng định ngài, thế nhưng ngài lại cứ khiêm tốn chỉ thị rằng nếu muốn in thì cũng hãy đợi sau khi ngài đã qua đời rồi thì hãy in. 
     
    Lão Tiền Nhân quy không vào năm dân quốc thứ 84 ( năm 1995 ) ngày 26 tháng 1 âm lịch giờ Tí, hưởng thọ 95 tuổi, cả đời hy sinh phụng hiến vì đạo, cả đời phụng hành tư tưởng Nho gia, vô số chúng sanh chẳng phân quốc tịch, chủng tộc, thảy đều chịu nhờ ân trạch ấy, đảng chính các giới, trong nước ngoài nước khẳng định biểu dương tinh thần ấy. Lão Mẫu sắc phong làm “ Bạch Thủy Thánh Đế ” “ thị chơn phật chỉ luận gia thường ” .
     
    Nguyện lập : “ gánh kiếp cứu đời, vô thủy vô chung
    Di ngôn : “ chỉ cần kế thừa tiếp tục chí hướng của ta, hà tất phải cầu ở thân ta
     
    Thủy Thủ Vĩnh Hằng
     
    Tiền Nhân của chúng ta họ Trần, tên là Hồng Trân, là người Thiên Tân, mọi người gọi là Trần Tiền Nhân, đi theo Lão Tiền Nhân chịu khổ chịu mệt hơn 50 năm; từ nhỏ đã lập chí học Bồ Tát, cả đời đơn thân thanh tịnh, tuyệt chẳng phải là hoàn cảnh không tốt, mà là nhân duyên khác với mọi người. 
     
    Phụ thân là hội trưởng ( chủ tịch ) của câu lạc bộ thương mại Thiên Tân, thích hành thiện giúp người, sáng lập ra “ Hội Tuất Lê ” cứu tế các cô nhi quả mẫu. Tiền Nhân nhìn thấy lúc các quả mẫu lãnh được tiền cứu tế cứ là mừng rỡ chảy xuống những giọt nước mắt cảm kích, trong cái tâm linh nho nhỏ ấy bèn đã lập chí phải noi theo phụ thân làm công việc cứu độ người đời. Thời kì ban đầu đến Đài Loan bàn đạo, cuộc sống khốn khổ, về sau sau khi đạo vụ bàn được rộng mở rồi, Tiền Nhân Đại Cô tại Đài Loan liền từ bắc đến nam thành lập 5 tổ chức quỹ tài trợ văn hóa giáo dục như Sùng Đức, Sùng Nhân, Sùng Lễ, Sùng Nghĩa và Quang Tuệ, chuyên chú tâm ý dốc tận tâm sức vào công tác phục vụ xã hội. Xả thân tình, cầu đạo tình, ngài đã làm cảm động tất cả các đại cô đại thúc ! 

    “ 14 tuổi đi du địa phủ, hiểu rõ thiên đường, địa ngục quả thật là có, kiên định lòng tin tu đạo ” 
     
    “15 tuổi do học tập quá sức mà chẳng may mắc phải bệnh lao phổi, được hồ tiên chữa trị cho, vào mồng một, mười lăm của mỗi tháng đều mang thịt đến tế hồ tiên ”. 
     
    Năm 18 tuổi ( 29.4.19 ) sau khi cầu đạo, hồ tiên bảo rằng không được lại mang thịt đến tế bái nữa, và khích lệ Tiền Nhân hãy thật tốt mà tu, thành tựu sau này sẽ bất phàm, phải nghĩ cách mà cứu độ cho hồ tiên. 
     
    Có một hôm ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thác mộng cho ngài, muốn Tiền Nhân thanh khẩu, Tiền Nhân lập chí phải học tập noi theo ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Chính là vào cái đêm trước một ngày mà Đạo Trưởng muốn tuyển chọn nhân tài, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi ở trong giấc mơ đã chỉ điểm giảng nói đạo lí cho Tiền Nhân rằng : “ con cho rằng hoàn cảnh của con rất tốt, chẳng thể hy sinh cái khẩu phúc, con hãy nghĩ lại xem lúc bấy giờ Diệu Thiện ta là công chúa của một nước vẫn nhìn thấu vinh hoa phú quý mà tu hành ” . Tiền Nhân trong lòng nghĩ ngợi, bèn nói với Bồ Tát rằng : “ con đã hạ sẵn quyết tâm phải tu đạo rồi ” . Cách ngày, đạo trường muốn tuyển chọn đề bạt nhân tài, Tiền Nhân bèn lập nguyện thanh khẩu. Ngày thứ 2 phụ thân mua thức ăn chay về nói rằng : “ mẹ của con ngày ngày cầu phúc, nhà họ Trần có thể sinh ra hiền tôn hiếu tử, chính là con chăng ? thế nhưng phải thật tốt mà tu, có thủy có chung ” . Tiền Nhân từ đấy càng cảm kích hoài niệm thâm ân của phụ mẫu khó báo đáp. 
     
    Được Hồ Đạo Trưởng đề bạt, gặp Sư Tôn, thông qua Sư Tôn từ bi dặn dò phó chúc : “ con nguyện học Quán Thế Âm Bồ Tát, nhất định có thể thành công, thầy đợi con, không thể nhầm lẫn được, không thể nhầm lẫn được ” , lại nói rằng : “ sau này đạo của ta chắc chắn truyền khắp các nước trên toàn thế giới ! ” . Mấy câu nói này đã trở thành nguyên động lực lớn nhất khiến cho Tiền Nhân sau này càng gặp trắc trở càng trở nên dũng cảm. 
     
    Kết xuống mối phật duyên thiên thu vạn đời với chúng sanh Đài Loan. 
     
    Dân quốc năm thứ 36 ( năm 1947 ) Tiền Nhân Lão đến Đài Loan khai hoang, nhiễm phải căn bệnh phù, giữa đường trở về nhà trị liệu, thuyền bị nạn gặp sự hiển hóa 
     
    Tiền Nhân vào lúc 25 tuổi, Thiên Tân Đạo Trưởng từ bi tuyển chọn nhân tài đến Đài Loan khai hoang, phụ thân của Tiền Nhân vui mừng chúc mừng trước cho sự thành công. Tiền Nhân đến Đài Loan nửa năm, do không hợp thủy thổ ( không thích nghi với khí hậu, môi trường sống thay đổi ) , đạo vụ lại chẳng thể mở rộng, mệt mỏi kiệt sức đến sanh bệnh. Tiền Nhân bị phù toàn thân, chỉ còn cách viết thư muốn phụ thân thỉnh xin Đạo Trường điều Tiền Nhân quay trở về lại Thiên Tân. Lúc sắp đi, Tiền Nhân ngồi xe kéo đến trước phủ tổng thống đài bắc, Tiền Nhân khóc một cách thống thiết bi ai mà nói rằng : “ Người Đài Loan ơi, tôi lập nguyện đến để độ các vị, kết quả cũng chẳng độ được mấy người, hoang cũng chưa khai, nguyện cũng chưa liễu, xin lỗi các vị, nếu như có duyên, chúng ta kiếp sau gặp lại vậy ! ” , nói xong Tiền Nhân bèn xé giấy phép lưu trú ra thành từng mảnh vụn ném tung lên không trung. Lúc bấy giờ Tiền Nhân bèn ngồi thuyền quay trở về Đại Lục, thuyền chạy đi đến ngày thứ 2, đột nhiên sóng to gió mạnh mưa chớp bão bùng, thuyền trưởng căng thẳng vô cùng cứ mãi kêu lên rằng : “ kì lạ ! kì lạ ! Thời tiết quang đãng như thế, muôn dặm chẳng có mây, cớ sao lại như vậy, xưa nay cũng chưa từng có tình hình kiểu như thế này xuất hiện ” . Mắt nhìn thấy toàn chiếc thuyền giống như sắp lật vậy, Tiền Nhân mới hoắt nhiên đại ngộ, lẽ nào là do mình lập nguyện chưa liễu, trận mưa sấm lớn này lẽ nào là do mình mà đến ? do vậy Tiền Nhân bèn quỳ ở trên boong ( sàn ) khoang tàu mà cầu Lão Mẫu từ bi rằng : “ Hôm nay trận sóng gió này nếu như là do con mà đến, thì xin hãy trong vòng 10 phút bèn gió yên sóng lặng, con quay về thăm cha mẹ, chữa trị thân thể khỏi bệnh rồi sẽ lại lần nữa đến Đài Loan độ hóa chúng sanh, hoàn thành nguyện của con ”. Kể cũng lạ, chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi mà mặt biển lại bình lặng xuống trở lại. Đấy là một đoạn nhân duyên thúc đẩy Tiền Nhân lại đến Đài Loan lần nữa.
     
    Dân Quốc năm thứ 37 ( năm 1948 ) Tiền Nhân lại theo Lão Tiền Nhân đến Đài Loan lần nữa.
     
    Tháng 6 năm dân quốc thứ 38 ( năm 1949 ) Đại Lục bị thất thủ, tin tức chẳng thông, 2 bờ ( Đại lục và Đài Loan ) chia tách đoạn tuyệt, có nhà mà chẳng về được, có cha mẹ mà chẳng được gặp, kinh tế lại rơi vào cảnh khốn cùng; lúc bấy giờ các Tiền Nhân ban ngày khóc, ban đêm khóc càng dữ dội, từ từ cũng mở lòng ra thản nhiên mà đối mặt với hiện thực, có khóc đi chăng nữa cũng không phải là cách. Lão Tiền Nhân bèn dẫn dắt mọi người thiết lập công ty thương mại Đồng Đức, mọi người ban đêm bàn đạo, ban ngày ép mì sợi, xay đậu phụ, làm tương chao ớt ( ép đến ngón tay cũng bị trật ) , khâu những chiếc giầy vải trẻ em, mang tới ngoài chợ kí gởi cửa tiệm bán giùm để có tiền đắp vào khoản chi hàng ngày, cuộc sống vất vả và đạm bạc, miễn cưỡng duy trì qua ngày. 
     
    Cùng năm đó ở Đẩu Lục, Hàn Đạo Trưởng đã mua cửa hàng chụp ảnh Thanh Niên ngay đằng trước bến xe lửa để thiết lập một Tiên Thiên Phật Đường. Lão Tiền Nhân mỗi ngày đều giảng đạo ở trên đường, không lâu sau dẫn đến sự chú ý của cảnh sát khiến họ ngày ngày đều đến điều tra.
     
    Kiên nghị chất phác, luôn kiến lập kì công, khai hoang Đài Loan, Thánh Tích đầy khắp
     
    Dân quốc năm thứ 40 ( năm 1951 ) năm 28 tuổi, Tiền Nhân lãnh thiên mệnh Điểm Truyền Sư, bèn đơn thương độc mã trở về Đầu Lục bàn đạo. Trước tiên, độ bà Trần của khách sạn Thái Hòa ( Chiêm Thiêm – Từ Đức Đại Tiên ) . Vì độ chúng sanh mà Tiền Nhân nhẫn nhục chịu oan, chưa từng oán trách. Tiên phật phù hộ, các đạo thân ngày càng nhiều thêm, ra vào phật đường gia đình chẳng tiện, sau đó có ông Lâm Thư Chiêu thể ngộ được sự tôn quý của đạo, nguyện đem Loan Đường hậu thiên quyên ra, do đó vào năm thứ 41 ( năm 1952 ) bèn thành lập một ngôi Tiên Thiên Đại Miếu đầu tiên – Sùng Tu Đường.
     
    Lúc bấy giờ Tiên Phật hiển hóa rất nhiều. Tiền nhân điểm đạo cho một người câm, người bị câm sau khi cầu đạo, có thể mở miệng nói chuyện; người què chân bẩm sinh đi khập khiễng sau khi cầu đạo cũng buông bỏ cây gậy đi bộ được; người trên cổ bị bướu cũng được Tế Công Hoạt Phật trị khỏi; người bị sưng phù ở tuyến hàm bên má cũng được Bồ Tát từ bi cứu độ mà hết sưng, trong khoảng thời gian ngắn mà tiếng tăm truyền xa đến nghìn dặm, mọi người tranh giành nhau mà đến cầu đạo, huyện Vân Lâm, huyện Gia Nghĩa bèn thế mà đã bàn mở rộng rồi. Cảnh sát lại bắt đầu chú ý rồi, chuyên tìm Trần Đại Cô muốn giải tán Nhất Quán Đạo, khắp nơi muốn tìm bắt Trần Đại Cô, thế nhưng Tiền Nhân và cảnh sát đã vài lần đi lướt qua nhau nhưng lại nhận không ra, đấy đều là Tiên Phật phù hộ.
     
    Tại Chơn Nhất Đường có vị nữ tu sĩ Bành Phổ Thành ( Huệ Từ Tiên Cô ) có một hôm nằm mộng thấy Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ thị “ cầu đạo ” và hiển hiện tướng mạo của Tiền Nhân, tiếp liền 3 đêm đều cùng một giấc mộng. Lần thứ 3, Quán Thế Âm Bồ Tát còn chỉ thị rằng ngày mai tự có người dẫn cô đến cầu đạo. Cách ngày, cô thay xong quần áo mới, quả nhiên Chiêm Điểm Truyền Sư tâm huyết trào dâng, đi độ vị nữ tu sĩ ấy, vừa gặp mặt, Chiêm Điểm Truyền Sư bèn nói rằng “xin chúc mừng ! Cô muốn cầu đạo bái phật tổ ”,  vị nữ tu sĩ nói rằng : “ cô làm sao biết được tôi sắp đi bái phật tổ. Ồ ! thì ra chính là phái cô đến dẫn tôi đi lạy phật tổ, Quán Thế Âm Bồ Tát quả thật linh nghiệm ” . Đến khách sạn Thái Hòa, vị nữ tu sĩ nhìn thấy Tiền Nhân của chúng ta thì lập tức quỳ xuống ôm lấy chân của Tiền Nhân, miệng bảo rằng Cô Trần cô không được đi, trong giấc mơ Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ thị rằng nhìn thấy cô nhất định phải cầu xin cô truyền đạo cho tôi, vả lại để tôi độ người trợ giúp cô bàn đạo, hoằng đạo. Vị nữ tu sĩ đem việc hiển hóa Quán Thế Âm Bồ Tát thác mộng chỉ thị cầu đạo nói ra. Cô gái mà trong giấc mơ Quán Thế Âm Bồ Tát đã chỉ ra hiển thị cảnh tượng chính là Tiền Nhân của chúng ta. Sau đó Vị nữ tu sĩ dùng một câu “ đạo rất tốt ” mà đã độ hơn 500 người cầu đạo. 
     
    Dân quốc năm thứ 64 ( năm 1975 ) , Sư Mẫu vì để tránh những sự quấy nhiễu vô nghĩa, bèn đến nơi mà Tiền Nhân ở, mới phát hiện ra cửa sổ đóng lại rồi mà mèo vẫn có thể chạy vào trong nhà, căn nhà tồi tàn cũ rích biết bao, mà lúc bấy giờ Tiền Nhân vẫn còn rất trẻ, suy tưởng cũng có thể biết một cô gái trẻ tuổi sống trong căn nhà kiểu như thế thì quả thật là nguy hiểm. 
     
    Sư Mẫu nói với Tiền Nhân rằng “ Ngoan ! ngoan ! Đâu ngờ rằng con ở trong căn nhà như thế, ôi đáng thương quá ! Con à ! phải nhẫn nại đấy, sau này sẽ có một ngày nào đó, đạo sáng tỏ bao trùm khắp bốn cõi, con sẽ hân hoan phấn chấn trút được hết những nặng trĩu trong lòng, trước cửa lãnh tụ viết chữ lớn, đồng tử chơn tu thơm muôn phương, tương lai sau này ông trời sẽ cho con có những ngôi nhà ở không xuể ( không hết ) ” . Lời nói của Sư Mẫu, ngôn xuất pháp tùy ( lời vừa nói ra thì bèn có hiệu lực ) , quả nhiên không sai, trải qua quang cảnh của năm mươi mấy năm, Tiền Nhân nay đã nhận được sự khẳng định của các phương, tặng cho vô số biển ngạch ( Bảng đề chữ to treo trước nhà, sảnh lớn hoặc ở thư phòng ), các hậu học trong giới sinh viên học sinh nhiều vô số; các chùa miếu lớn trong và ngoài nước, các phật đường công cộng đều có những căn phòng vì Tiền Nhân mà chuẩn bị sẵn, đi đến chỗ nào cũng đều có nhà, quả thật là để cho Tiền Nhân ở chẳng hết, chính là sự miêu tả chơn thật “ bốn biển là nhà ” của người tu đạo.
     
    Dân quốc năm thứ 57 ( năm 1968 ) từ Đại học Phùng Giáp ( Feng Chia University ) khai bàn đạo trường giới sinh viên học sinh, Tiền Nhân đặc biệt thương yêu đối với giới sinh viên học sinh, “ yêu thương các hậu học như đối với người thân ” . 
     
    Mỗi một vị học sinh đều là một miếng ngọc bảo quý trong lòng của Tiền Nhân. 
     
    1.Mỗi năm ngày tết ngày lễ Tiền Nhân đều sẽ phát tiền trợ cấp thêm thức ăn cho các Hỏa Thực Đoàn của giới sinh viên học sinh.
     
    2.Giới sinh viên học sinh thiết lập phật đường công cộng, nếu họ dùng những thức ăn phong phú thịnh soạn để hiếu kính Tiền Nhân, thì Tiền Nhân vẫn cứ là xót lòng mà nuốt chẳng trôi cơm, nói thẳng rằng học sinh không có tiền, đơn giản thì được rồi. Sự từ bi thành toàn của Tiền Nhân đã tạo tựu vô số nhân tài của giới sinh viên học sinh, khiến học trở thành những trụ cột của đạo trường.
     
    Lão Tiền Nhân từ bi khích lệ Tiền Nhân đi Đài Bắc khai hoang.
     
    Dân quốc năm thứ 65 ( năm 1976 ) khai hoang đạo trường Nhật Bản, có Điểm Truyền Sư Cao Thôn người Nhật phát tâm bàn đạo mà dần dần đã khai sáng ra một mảng đạo trường nhật bản.
     
    Dân quốc năm thứ 66 ( năm 1977 ) khai hoang đạo trường Singapore, đạo vụ hồng triển, hiện nay cũng đã có đạo trường giới sinh viên học sinh. 
     
    7 đạo trường lớn Đài Loan hiện nay ( Vân Lâm, Chương Hóa, Đài Bắc, Đài Trung, Miêu Lật, Cao Hùng, Đài Nam ) , 7 đạo trường lớn của giới sinh viên học sinh ( Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng, Gia Nghĩa, Vân Lâm, Chương Hóa ) , 5 đạo trường nước ngoài ( Nhật Bản, Singapore, Kuala Lumpur, Thái Lan, Alor Setar ) và 10 đạo vụ trung tâm ( Los Angeles, Jakarta thủ đô của Indonesia, Hồng kong, MaCao, Vancouver ( thành phố của Canada ), Philippines,  Auckland, San Francisco, New York, Medan ( thành phố ở Indonesia ) , Nepal, Kuching ( thành phố ở Mã Lai ) , đạo vụ mở rộng khắp năm châu lớn đều có đạo trường Phát Nhất Sùng Đức. Tiền Nhân đã trải nghiệm qua tiến trình gian nan khốn khổ, tôi luyện trong sinh mệnh khắc nghiệt, vĩnh viễn tỏa ánh hào quang chói lọi của sinh mệnh, ngài chính là tấm gương sáng mẫu mực tốt nhất dùng sinh mệnh để viết nên kinh điển.
     
    Dân quốc năm thứ 73 ( năm 1984 ) , mẫu thân của Tiền Nhân quy không, nhìn vật mà nhớ tưởng đến mẹ, lệ khóc thành máu; lúc bấy giờ Thái Lan truyền đến tin mẫu thân của Tiền Nhân bệnh nguy, Tiền Nhân rất muốn quay về, thế nhưng vì chúng sanh của Đài Loan, Tiền Nhân vẫn cứ nhẫn chịu đau xót ở lại Đài Loan tiếp tục bàn đạo. Sau đó sau khi mẫu thân của Tiền Nhân đã qua đời, triển chuyển nhờ người gởi đến cho Tiền Nhân một chiếc áo len ( dựa vào khổ người tầm vóc của Tiền Nhân trước kia ) và một bó tóc, mãi cho đến dân quốc năm thứ 75 ( năm 1986 ) , Tiền Nhân mới nhận được di vật của mẫu thân. Tiền nhân nhìn vật nhớ mẹ, đau khóc mấy ngày trời, mắt đều đã khóc ra máu thấm ướt đầy chiếc gối; sau đó có đạo thân vì Tiền Nhân mà đã làm một đôi câu đối rằng : “ Từ Mẫu ban áo, ân tình nặng vĩnh làm kỉ niệm, ngu nhi chưa từng mặc lên người, thấy vật nhớ Nương ” .
     
    Tiền Nhân nếm tận mọi đau khổ, chịu tận mọi ủy khúc, một tấm lòng chân thành làm cảm động ông trời, cũng khiến cho cha mẹ của bản thân vì sự tu đạo bàn đạo của mình mà được liễu thoát khỏi nỗi khổ của luân hồi, được chứng phẩm vị tiên phật. Lão Mẫu từ bi sắc phong phụ thân của Tiền Nhân làm “ Thừa Ân Đại Đế ” , mẫu thân được sắc phong làm “ Huyền Linh Bồ Tát ” . Huấn văn kết duyên có câu rằng : “ xả được một đứa con gái trời dụng, hơn vàng vạn lượng cúng trời xanh ” .
     
    Niềm Vinh Dự : Tiền Nhân đến Đài Loan hơn 50 năm, nhận được sự khẳng định của quốc gia, xã hội, được thưởng vô số.
    Ngày 13 / 11 / 1991 ( dân quốc năm thứ 80 ) Bộ Giáo Dục ban tặng phần thưởng “ Đoàn Thể Có Công Giáo Dục Xã Hội ” .
     
    Tháng 10 / 1993 Cục Giáo Dục huyện Đài Trung ban tặng Ngân Thuẫn ( còn gọi là Mộc Bạc - Vật phẩm có hình như cái mộc, thường dùng làm bảng khen thưởng hoặc để làm đồ kỉ niệm ) “ Đạo Sư thanh niên ” để khẳng định Tiền Nhân.
     
    Ngày 12/11/ 1993 tại nhà kỉ niệm quốc phụ Tôn Trung Sơn, Tiền Nhân được ban tặng phần thưởng “ cá nhân có công giáo dục xã hội ” .
     
    Tháng 12/ 1994 ( dân quốc năm thứ 83 ) Quỹ Tài Trợ Văn Hóa Giáo Dục Sùng Nhân được phần thưởng thành tích ưu tú “ Đoàn Thể có công giáo dục xã hội 
     
    Dân quốc năm thứ 83 chính phủ thành phố đài bắc ban thưởng “ Đoàn thể có công phụ đạo thanh thiếu niên ” . 
     
    Ngày 17 tháng 10 năm 1995 ( dân quốc năm thứ 84 ) Viện cứu tế phúc lợi xã hội hoàng gia thái lan ban thưởng cho Tiền Nhân để biểu thị sự tôn trọng, truyền hình cũng tranh giành nhau báo cáo.
     
    Tháng 11 năm 1995 ( dân quốc năm thứ 84 ) Quỹ Tài Trợ Văn Hóa Giáo Dục Quang Tuệ được ban tặng phần thưởng “ Đoàn Thể có công giáo dục xã hội ” .
     
    Ngày 31 tháng 12 năm 1995 được ban tặng huy chương Hoa Hạ.
     
    Ngày 12/11/1996 Quỹ tài trợ văn hoa giáo dục Sùng Nghĩa được phần thưởng thành tích ưu tú “ Đoàn Thể Có Công Giáo Dục Xã Hội Toàn Quốc ” . 
     
    Dân quốc năm thứ 86 ( năm 1997 ) Quỹ Tài Trợ Văn Hóa Giáo Dục Sùng Lễ được phần thưởng thành tích ưu tú “ Đoàn Thể Có Công Giáo Dục Xã Hội Toàn Quốc ” .
     
    Ngày 12/11/2003 tại nhà kỉ niệm quốc phụ Tôn Trung Sơn được ban phần thưởng “ Cá Nhân và Đoàn Thể có công giáo dục xã hội 
     
    Phụ chú : Hôm đó do Phạm Thứ Trưởng bộ giáo dục đại biểu ban thưởng, Phạm Thứ Trưởng nhìn thấy Tiền Nhân thì nói rằng : “ Chúc mừng chủ tịch Trần ! ngài năm nay lại đến lãnh thưởng, thật không dễ dàng đâu ! Có rất nhiều người nỗ lực cả đời người, xin thế nào thì vẫn cứ là chẳng cách nào được tuyển chọn, ngài và các tình nguyện viên ấy quả thật là không đơn giản, vì xã hội, vì mọi người mà cung cấp kiểu mẫu giáo dục xã hội hay tốt, chẳng oán chẳng hối, vả lại là càng làm càng nhiều, càng làm càng lớn, quả thật là khiến người khâm phục đấy !
     
    Từ năm 1993 ( Dân quốc năm thứ 82 ) Tiền Nhân lần đầu tiếp nhận Bộ Giáo Dục ban tặng thưởng “ Đoàn thể có công giáo dục xã hội mở rộng thi hành toàn quốc ” , đến nay đã tích lũy 3 tòa “ phần thưởng cá nhân có công giáo dục xã hội ” , 9 tòa “ phần thưởng đoàn thể có công giáo dục xã hội ” .
     
    Ngày 6/2/2004 Tiền Nhân tiếp nhận “ huân chương cảnh tinh ” , Tiền Nhân được mời vào phủ tổng thống lãnh thưởng, khẳng định; cũng đã kiến chứng Nhất Quán Đạo được nhà nước khẳng định.
     
    Phụ chú : Tổng Thống phát biểu lời khẳng định Tiền Nhân cả đời phụng hiến tâm sức, tích cực tham gia vào các sự nghiệp công ích như giáo dục, từ thiện, văn hóa, phúc lợi xã hội, thành tựu xuất sắc, đặc biệt dựa theo “điều lệ huân chương ” ban cho phần thưởng biểu dương công khai, ban “ Huân Chương Cảnh Tinh ” , nhân đó biểu đạt sự sùng kính tối cao và sự cảm tạ chân thành của chính phủ trung hoa dân quốc đối với sự việc công ích thúc đẩy dân gian.
     
    Tiền Nhân thật sự có thể nói là : “ vì pháp quên thân, là vị bồ tát không nghỉ ngơi trong lòng của tất cả mọi người 
     
    Có một lần ra nước ngoài, Tiền Nhân bị trúng gió nhẹ, ở bệnh viện Singapore; bệnh viện Singapore quy định nếu chẳng phải là bác sĩ cho phép thì không được phép xuất viện. Tiền Nhân nghĩ đến cách ngày còn phải đến Indonesia để chủ trì nhiều hạng khai mạc, hội nghị; trao đổi ý kiến với bác sĩ, Tiền Nhân nói rằng : “ thân thể của tôi không khỏe thì là nỗi đau khổ của một mình tôi, thế nhưng tôi đi nói chuyện có thể làm thay đổi rất nhiều người, một con người thay đổi thì tương đương với việc cứu vãn một gia đình, do đó tôi nhất định phải đi ” . Bác sĩ nghe rồi cảm động sâu sắc, cho phép xuất viện, nhưng không cho phép nói nhiều, quá nhọc nhằn mệt mỏi, nếu không thì sẽ có sự nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng Tiền Nhân sau khi nhìn thấy đạo thân thì vẫn cứ nhịn chẳng nỗi mà đã từ bi thật nhiều. Thứ tinh thần đem tánh mạng của bản thân gác sang một bên, nhất tâm lấy chúng sanh làm chính chẳng phải chính là hóa thân của bồ tát đó sao ?
     
    Tiền Nhân của chúng ta là một vị Tiền Nhân rất có trí tuệ, lần đầu tiên đề xướng phương châm “ Tập thể lãnh đạo, chỉnh thể dẫn động ” xây dựng “ lớp trung nghĩa tự ban ” “ Tam Giới Nhất Nguyên – Giới Xã Hội, Giới Tri Thức, Giới Thanh Thiếu Niên ” , từ kiểu mẫu bình an cho đến đạo trường tiêu chuẩn, dẫn dắt chúng ta sáng tạo một đạo trường có thể phát triển to lớn dài lâu mãi mãi. Tiền Nhân vì pháp quên thân, là một vị bồ tát chẳng nghỉ ngơi.
     
    Vị Tiền Nhân luôn cảm ân ” “ chẳng có ngọn Hỏa Diệm Sơn nào mà không đi qua được
     
    Tiền Nhân Lão có chí hướng kiên cường “ kế thừa sự nghiệp của các bậc Thánh xưa, mở ra con đường vị lai sau này ” , nơi tận sâu đáy lòng, ngài thủy chung ôm giữ một cái tâm thừa thượng khải hạ, tôn sư trọng đạo; những lời của Sư Tôn, những từ bi chỉ thị của Sư Mẫu, lời dặn dò kì vọng của phụ thân thường vang lên bên tai, khích lệ Tiền Nhân. 
     
    Tiền Nhân cả đời người phụng hành lời dạy bảo của phụ thân : “ chẳng có ngọn Hỏa Diệm Sơn nào mà đi không qua được ” , do đó bất kể gặp phải những khốn khó gì, Tiền Nhân vẫn cứ là khắc phục một cách kiên cường, mỗi bước một dấu chân, cung kính cẩn thận, chẳng dám có chút qua loa sơ ý. 
     
    Tuy rằng Tiền Nhân nhận được sự khẳng định của các phương, đã được rất nhiều phần thưởng, đạo vụ hồng triển, nhưng Tiền Nhân vẫn cứ là nói rằng nếu như chẳng phải là sự nỗ lực của mọi người, ngài ấy cũng chẳng được nhận thưởng, nếu chẳng phải là có chúng sanh khả độ, ngài có thể sẽ chỉ là một bà lão chẳng kết hôn mà thôi, do đó Tiền Nhân nói rằng ngài ấy phải cảm tạ cái ân của chúng sanh.
     
    Tiền Nhân nói rằng : “ Chỉ cần mọi người có thể bình an, chỉ cần chúng sanh được cứu lên pháp thuyền, có mệt chết đi thì cũng cam nguyện, bản thân mình như thế nào đều cũng không quan trọng, đấy chính là tấm lòng bồ tát, chính là cái nguyện của bồ tát, chúng ta phải có tấm lòng của bồ tát, phải có nguyện của bồ tát, phải có hành động của bồ tát, tương lai sau này rốt cuộc là bồ tát
     
    Hãy noi theo đạo nghĩa phẩm hạnh từ bi hỷ xả của bồ tát, dùng sinh mệnh hữu hạn để sáng tạo tuệ mệnh vĩnh hằng bất hủ
     
    Giống như Ân Sư từ bi rằng : “ Nếu như chẳng có Tiền Nhân các con lãnh thiên mệnh, chẳng có Tiền Nhân của các con thì sẽ chẳng có các con, thì sẽ chẳng có đạo trường sùng đức quy mô to lớn. Các con phải biết uống nước nhớ nguồn, càng phải biết cảm ân Tiền Nhân của các con; các con chớ có xem nhẹ thiên mệnh; thiên mệnh là ban phú cho người có đức hạnh, biết không ?
     
    Ngày 6/5/1995 tại Thiên Nhất Cung của Nhật Bản, ông trời có mệnh muốn Tiền Nhân đại diện thay thiên mệnh.
     
    Chim theo phượng hoàng bay được xa, người theo thánh hiền phẩm đức cao ” . Những người của Sùng Đức nên thể hội và theo gót Tiền Nhân Đại Đức thì mới có thể chí đạo lập đức, sải cánh bay cao xa, đạt tiêu chuẩn cùng triêm vinh quang.
     
    Tiền Nhân từ bi nói rằng : “ hôm nay có đạo trường to lớn hoàn hảo này, phải cảm tạ cái ân khai đạo của Lão Tổ Sư, ân truyền đạo của Sư tôn Sư Mẫu, ân khai hoang của Lão Tiền Nhân. ”
     
    Chúng ta hồi tưởng lại cả cuộc đời của Tiền Nhân Lão chính là cái mà Mạnh tử gọi là :  “ trời sắp đem sứ mệnh trọng đại giáng xuống thân một người nào đó thì trước hết nhất định phải khiến cho ý chí của anh ta chịu sự mài luyện, khiến cho gân cốt của anh ta bị mệt lử, khiến cho cơ thể anh ta nhịn chịu cơn đói, khiến cho anh ta có rất nhiều nỗi khổ khốn cùng, làm việc cứ là chẳng thuận lợi, như thế để chấn động tâm chí của anh ta, khiến cho tánh tình của anh ta bền bỉ ngoan cường, làm tăng trưởng tài năng mà anh ta còn thiếu sót. ”
     
    Tinh thần độ người cứu đời đại từ đại bi đại hỷ đại xả của Tiền Nhân Lão có thể nói là bồ tát nhân gian hiện đại hóa tụ họp nhà tôn giáo, nhà giáo dục, nhà từ thiện ở một thân. Ngài là vị thủy thủ vĩnh hằng trên pháp thuyền chỉ dẫn đường lối cho chúng ta đi. Ngài là vị bồ tát vĩnh bất thoái chuyển – thiên hạ chẳng có ngọn núi lửa nào đi chẳng qua nổi. 
     
    Là vị bồ tát vĩnh viễn không nghỉ ngơi – vì pháp quên thân, đốt cháy bản thân để soi sáng người khác.
    
    
    Tấm lòng bồ tát
     
    Dùng tấm lòng kêu gọi huynh đệ khắp bốn bể
    Ngài - bậc giác ngộ dẫn dắt con cái của Thượng Đế
    Biết bao tháng ngày chống chịu những gió mưa, trong khốn khó mài luyện bản thân mình.
     
    Dùng tấm lòng sáng tạo đất trời lí tưởng
    Ngài, đấng tích cực tạo tựu vô số người tài giỏi
    Lệ tâm huyết rơi, lẽ nào có thể quên được, mây trắng cũng chúc phúc ngài.
     
    Cái tâm tu đạo như tùng bách kiên nghị
    Xanh biếc như ngọc trong trong mùa đông giá rét
    Cùng nhau giúp đỡ, hợp sức hoàn thành, phải tự cường chẳng nghỉ
    Vì chúng sanh sáng tạo khu vườn hạnh phúc
    Cái tâm tu đạo như tâm của bồ tát
    Sinh mệnh hữu tận mà hy vọng vô tận
    Soi sáng người khác phải đốt cháy bản thân
    Cho dù vô danh cũng đỉnh thiên lập địa.
     
    Làm thế nào tôn sư trọng đạo
    
    
    
    
     
    Tôn Sư – tôn thầy có đạo, kính thầy có đức, tôn kính sư trưởng là lấy đạo làm điều tôn kính, kế thừa chí hướng, đức hạnh của thầy, tôn kính đạo và đức hạnh của thầy. 
     
    1.     Thể hội tấm lòng của thầy
    2.     Tôn kính huấn văn của thầy
    3.     Noi theo đức hạnh của thầy
    4.     Kế thừa chí hướng của thầy
    5.     Hành đạo của thầy
    6.     Liễu cái nguyện của thầy
    7.     Tôn kính ý của thầy
     
    Trọng đạo – Khổng Lão Phu Tử rằng : “ Chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ ” , nghĩa là lấy đạo làm hướng cho sự lập chí, lấy đức làm chỗ căn cứ, lấy nhân làm nơi nương tựa, lấy nghệ làm thú vui chơi. 
     
    Lại nói rằng : “ ưu đạo bất ưu bần, mưu đạo bất mưu thực 
    ( người quân tử lo không đạt đạo, chứ không lo nghèo; mong cầu đạt đạo, chứ không phải tìm cách hưởng bổng lộc ) là nói tầm quan trọng của việc trọng đạo. 
     
    Chỗ nào cũng lấy đạo làm tiền đề, kiến đạo thành đạo, tôn sư trọng đạo là tách không khỏi được; hai cái hợp nhất, từ đầu đến cuối chẳng thay đổi. 
     
    Tôn sư là tình lí, ví như khai hoa
    Trọng đạo là pháp lí, ví như kết quả
    Chỉ có tôn sư mà chẳng có trọng đạo thì là tình người, sẽ dẫn đến chẳng biết liễu nguyện, dẫn đến chỉ uổng khai hoa mà chẳng kết quả. 
     
    Chỉ có trọng đạo mà chẳng tôn sư thì sẽ rơi vào sự ngoan không, dẫn đến quên gốc ( chẳng biết cảm ân ) , sẽ chẳng có kết quả. Cả hai đều đồng thời có đủ thì mới là trung đạo. 
     
    Thường nói rằng :  biết ân dễ dàng báo ân khó; có thể biết ân, cảm ân mới có cái nguyện, hành của việc báo ân. 
     
    Người tu đạo phải triển hiện sức sống tràn trề, vĩnh viễn theo sát mạch đạo trường, hoàn thành “ dùng hành vi nhập thế để đạt quả xuất thế ” , duy chỉ có thực hiện “ giàu chẳng gì giàu bằng tồn trữ đạo đức, quý chẳng gì quý bằng thành Thánh Hiền, nghèo chẳng gì nghèo hơn chưa nghe đạo, hèn chẳng gì hèn hơn không biết thẹn ” ; hãy dùng sinh mệnh hữu hạn để khai sáng tuệ mệnh vĩnh hằng, mới có thể sáng tạo ý nghĩa sinh mệnh và giá trị cao nhất của đời người. 

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét