• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

    Làm một người truyền đạo thạo giỏi đủ khả năng

    Làm một người truyền đạo
    thạo giỏi đủ khả năng









    Chớ có đem đạo “ bàn ” hỏng mất
    Đạo chẳng có tốt xấu, toàn là bị con người diễn hư mất rồi !
    Nhân sự không viên mãn thì bàn cái đạo gì ?

    Tu đạo phải bắt tay vào từ cuộc sống hằng ngày; cớ sao lại có người tưởng rằng bàn đạo chính là tu đạo, tôi có đi phật đường thì được rồi, tham gia làm bàn sự nhân viên, vậy là tu đạo sao ?Không phải ) Đấy là bàn đạo, là hành công liễu nguyện. Tu đạo là đối với bản thân, bàn đạo là đối với chúng sanh. Nội thánh rồi sau đó ngoại vương, hai cái là cùng tiến đấy.

    Chẳng phải là người khác nhìn thấy con bàn sự như thế thì là bàn sự thật sự đâu ! Có rất nhiều người đang bàn sự đều là âm thầm lặng lẽ, mới là đang thực hành thật sự đấy ! Nhìn người chớ có chỉ trông vẻ bề mặt, phải nhìn xem công phu nội tại bên trong đấy !

    Thật ra “ đạo ” chẳng phải là giảng nói rất nhiều đạo lí như vậy thì là “ đạo ” đâu ! Đạo là ở đâu vậy ? Là ở bên trong cuộc sống hằng ngày, con phải làm được đến mức chỗ nào cũng có đạo, có dễ dàng không ? ( chẳng dễ dàng ), có người nói chuyện chẳng để lại khẩu đức, phải không ? Thường nói rằng tu đạo phải tích một số âm đức. Tu đạo chẳng phải là bàn sự làm việc ) đâu, chẳng thể đem chúng hỗn tạp lại với nhau, xem như là giống nhau để mà bàn luận ! Tu là tu, bàn là bànthế nhưng hai thứ cũng có thể hợp lại với nhau, cái này thì phải xem tâm cảnh của bản thân mình rồiTuy rằng bàn đạo, cũng là đang tu đạo đấy ! Hai thứ này tuy rằng không hỗn tạp lại với nhau thành một để mà bàn luận, thế nhưng cũng dung hợp một thể, phải không ? Dựa vào bản thân con đi thể hội đấy !

    Tu đạo là tu bản thân, chẳng phải là tu cho người khác xem; nếu hôm nay chỉ là tu để cho người khác xem, vậy thì tu đạo có ý nghĩa gì ? Nếu hôm nay tu đạo chỉ là để làm giảng sư, vì tình cảm con người, vậy thì uổng phí việc tu đạo rồi !

    Chỉ biết làm phong phú thêm kiến thức, chỉ là để lên bục diễn giảng, đấy chẳng phải là mục đích của việc tu đạo; một người giảng đạo lí giảng nói rất hay rất tốt chưa chắc tu được tốtHiện tại đang hiếm Thánh hiếm Hiền, ông trời đang tìm kiếm nhân tài; các con thay trời tuyên dương, mỗi người tận hết năng lực của mình, thế nhưng nếu như gốc rễ chẳng vững thì sẽ rất dễ sụp ngãcho dù là nhân tài có tốt giỏi hơn đi chăng nữa, con thuận theo phương châm của họ, nhưng lí niệm chẳng rõ, chẳng đúng đắn, vậy thì có ích gì ? Nên hạ công phu ở chỗ nào, biết không ? bắt tay vào từ tâm tánh của chúng ta, từ quan niệm và thái độ tu đạo trong sinh hoạt hằng ngày, các phương diện đều là những chỗ để chúng ta học tập ).


    Nếu do ý khí dụng sự nhất thời ( xử lí sự việc chỉ dựa vào tình cảm, phần lớn chẳng dựa vào lí tính ), khiến cho những đạo thân mới bị vấp ngã, nên làm thế nào đây ? Cũng giống như anh cả không thể chẳm sóc tốt cho em trai; em trai nhỏ không phục, đi mách mẹ, làm sao đây ? Mỗi người đều biết nên làm thế nào mới viên mãn, thế nhưng lại làm chẳng được, vì sao vậy ? Bởi vì nhất thời nổi giận phẫn nộ, chẳng thể nhẫn chịu, nhất thời chấp trước ý kiến của mình nên dẫn đến có loại việc này. Nay nếu đã biết rồi thì phải chăng là nên đi làm ? Đạo lí thì các con đều đã biết rất nhiều, nhưng lại làm rất ít.


    Sự tôn quý của thiên mệnh, các con tuân thủ lại còn phải tuân hành ( dựa theo đó mà hành ), tuân hành như thế nào, hiểu không ? “ 15 điều phật quy ” làm được bao nhiêu vậy ? Thầy chưa từng trách qua các con, chỉ là vì chúng sanh thiên hạ mà lòng thầy lo như lửa thiêu đốt; mỗi người đều là người gánh vác sứ mệnh lớn, các con chẳng biết thân nỗ lực lực thực hành thì làm thế nào mà liễu nguyện ? buông xuống được thì mới xả ra được; xả không ra thì lại làm thế nào mà đắc được ?



    Đồ nhi phải biết sứ mệnh của bản thân, chẳng phải như là trò chơi con nít, bàn một cái chơi một cái, hoàn toàn ở một phần tâm niệm ấy. Tự bản thân làm không được chu đáo, tự mình có biết không ? Người khác bảo các con, con có chịu nghe không ? “Những lời khuyên bảo trực tiếp mặt đối mặt gọi là những lời trung thành chính trực, bình luận sau lưng gọi là lời thị phi ”, bất kể đối với Tiền Hiền, bất kể đối với ai, chúng ta bất cứ lúc nào cũng phải làm một người tận lòng nói những lời trung thành chính trực, chớ có làm một người thị phi, Phật làm chẳng thành, mà lại làm một người thị phi. Chẳng những bản thân mình bận rộn, còn bảo mọi người cùng bận rộn, bận đến mọi việc hỗn loạn, chẳng thể thu dọn được, Tế công ta tuy điên, việc gì cũng có hứng thú, nhưng đối với việc này thì chẳng có hứng thú chút nào.


    Nếu như ai muốn nói thị phi thì phải nhanh chóng đi khỏithị phi ngưng ở người có trí tuệnếu có người nói chuyện thị phi thì phải dùng lí trí phân tích khiến cho họ ngưng, có thể khiến họ ngưng niệm đầu này, đấy mới là “ công đức vô lượng ” thật sự,còn có công đức hơn so với việc con lên bục giảng đạo. Trong sổ tay nhỏ hãy thường ghi chép lại để kiểm thảo, kiểm thảo bản thân mình hôm nay nói mấy lời thị phi, nói mấy lời không tốt, mấy lời tuyên dương chỗ tốt của người khác. Miệng chớ nói những cái không tốt của người khác; người khác không tốt là chuyện của họ, chúng ta phải tuyên dương cái tốt thiện của người khác, kiểm thảo xem bản thân mình hôm này là tích đức hay là khuyết ( thiếu ) đức ? Các con đều là những người thanh khẩu, ra vào đều phải thanh.


    Mọi người gọi ta là “ hoạt phật ” ( phật sống ) là điều mà lúc ta còn tại thế thì đã chứng được, chẳng phải là Lão Mẫu phong cho ta, mà là mọi người nói đấy. Lão sư ta điên điên khùng khùng là đang bàn sự, ta chẳng có uổng chạy một bước, chẳng có uổng đi một đoạn, hành tẩu giang hồ nhiều năm như vậy, chẳng có uổng nói một lời nào, có một số lời trông có vẻ giống như những lời đùa cợt pha trò, nhưng trong đó lại có những lời huyền diệu. Các con là những đồ đệ của thầy, chẳng học mười phần cũng phải học ba phần.


    Hãy ghi nhớ lấy, mỗi người đều có thiên tánh, chỉ cần từ từ phát giác, sau khi tự tánh phát sáng rồi thì đi thành toàn người khác, thì sẽ từ từ khá là bình an, khá là bình tĩnh. Tu đạo lâu rồi, thứ nhất là không thể càng tu càng dầu cháo quẩy, càng chiên càng cứng, sẽ làm vỡ đứt răng của người khác. Thứ hai không thể càng tu càng lên mặt, sản sinh tâm thái kiêu ngạo, sẽ khiến con càng lúc càng lùi bước.


    Một đoàn thể một phần lực lượng, nếu như mười người kéo một sợi dây, một người trong số đó kéo ngược theo phương hướng khác thì sẽ như thế nào ? Nếu như con là một trong số mười người ấy, con có phải là có thể tìm thấy phương hướng đúng đắn phát ra sức mạnh ấy ? một điều thị phi có thể do con mà hóa giải, chớ không phải là do con mà làm cho chuyện càng lớn, vai diễn này rất quan trọng, chỉ là xem con có nguyện ý hay không mà thôi. Các đồ nhi có thật tâm dìu dắt, nhường nhịn lẫn nhau không ? Nếu đã muốn làm trụ cột tốt của ông trời thì nên nương nhờ vào cái thân hữu dụng để thật tốt mà làm gương, hiểu không ? chớ có phân biệt này nọ !


    Tuy rằng là một nơi nhỏnếu như mọi người đều có đạo khí, nơi này sẽ rất tốt; nếu như mọi người đều chẳng có đạo khí, mọi người đều không thích đến, vậy thì có phật đường và chẳng có phật đường đều là như nhau thôi.



    Đạo khí là gì ? là mọi người

    ( 1 ) Tôn trọng lẫn nhau
    ( 2 ) Học tập nghiên cứu những điều hay tốt lẫn nhau
    ( 3 ) Cùng nhau cầu tiến
    ( 4 ) Quan tâm lẫn nhau
    ( 5 ) Đặt mình vào vị trí người khác để thể hội tâm ý của đối phương, suy nghĩ thay cho đối phương
    ( 6 ) Phụng hiến từ bi
    ( 7 ) Mọi người tận hết trách nhiệm của mình. Vậy thì đủ rồi.



    Nhân khí là gì ? Chẳng phải nói rằng hôm nay nhiều người thì là có đạo khí, đấy là nhân khí, sẽ chảy mồ hôi, sẽ bốc mùiNhân khí là sự hỗn tạp chẳng thanh của rất nhiều người, việc, vật, sự vướng mắc chẳng dứt của rất nhiều điều thị phi tích lũy thành.



    Chớ có để cho ở phật đường mà nhân khí bức quá tiên khí, tiên khí chẳng dám đến, nhân khí hôi nồng nặc.



    Có đạo khí, phối tiên khí, thì là thiên đường tốt đẹp, phải vậy không !

    Vì sao tiên phật mượn khiếu không nói tiếng anh, pháp…, bởi vì bản thân khiếu thủ chẳng biết nói tiếng anh, pháp…đầu lưỡi bị líu ( lẹo lưỡi ) , chuyển chẳng qua được. Người phiên dịch nói sai rồi thì thầy đều biết hết.



    Các con có lúc muốn nhìn thấy tiên phật chuyện gì cũng ổn thì mới tin Tiên Phật, do đó có rất nhiều người hoài nghi, đấy là tâm cảnh của họ vẫn chưa đạt đến, bởi vì tâm cảnh của mỗi người không phải là giống nhau.



    Nếu như tâm cảnh có thể đạt đến mức Thiên, Nhân hợp nhất thì con nhất định đối với sự việc gì cũng đều hiểu biết, dẫn đến những đạo lí của vạn sự vạn vật con tự nhiên cũng sẽ hiểu biết, vì sao vậy, đấy là sự áo diệu giữa đất trời, cũng chính là sự áo diệu của tự tánh.



    Có người chẳng cần nhìn thấy tiên phật mượn khiếu thì đã rất tin vào tiên phật; có người phải nhìn thấy tiên phật mượn khiếu mới tin vào tiên phật; có người nhìn thấy tiên phật mượn khiếu vẫn là bán tin bán nghi. Do đó tâm cảnh của con phải từ từ nâng cao thì mới có trình độ, sau đó con mới biết tu đạo, bàn đạo là gì.



    Bàn đạo, chớ có cứ mãi bàn, mãi bàn, bàn đến rất bận rộn; những người mà mọi người đã độ toàn bộ cũng đều rất bận, bận qua bận lại, cái tâm của con cũng rơi rớt mất rồi. Các con từ chỗ vẫn chưa phát tâm đến bắt đầu phát tâm, càng lúc càng háo hức nỗ lực, sau khi háo hức nỗ lực rồi thì cũng chớ quên rằng phải thu tâm. Tu đạo vốn dĩ chính là phải như thế, vì sao vậy ? bởi vì nếu như con cứ mãi háo hức háo hức thì con sẽ sản sinh một thứ tâm chấp trước. Thầy chẳng muốn các con càng bàn càng háo hức, càng bàn càng có tâm chấp trước đâu đấy ! Vì sao mà rất nhiều người bàn đấy bàn đấy, con xem đạo vụ của họ rất hồng triển, thế nhưng lại không thành đạo nổi ? Bởi vì họ chẳng biết rằng tất cả mọi thứ đều chẳng phải là của mình, lúc mà mình nên thu thì thu, lúc mình nên thủ thì thủbởi vì trình độ của mình chẳng đủ, con khai hoang đấy, khai hoang đấy ! chấp trước cái công đức này mà !


    Khai hoang thì phải như thế nào ? con chỉ toàn khai mà chẳng thủ, nhất tâm bèn hướng thả ra bên ngoài, thả rồi thì chấp trước những thứ bên ngoài, hình hình sắc sắc muôn màu muôn vẻ, tự con hãy đi lãnh ngộ vậy ! Khiếu mở rồi phải háo hức đi độ hóa chúng sanh, công quả viên mãn rồi thì hãy thật tốt mà thu tâm, hiểu không ?



    Nhẫn, hòa, dung, nhục ! Chữ nhẫn (  )này chẳng phải là vô duyên vô cớ mà nói; chữ nhẫn này là cần phải con dao ( ) này trên đầu mới có thể hiển hiện ra ngoài. Một con dao thật sự, một sự việc nho nhỏ thật sự thì có thể nghiệm ra các con có phải là công phu đã đến, mài luyện bản thân “ nhẫn ”, nhẫn mà sau đó có thể hòa, phàm việc gì nhẫn qua thì là xong rồi. Mọi người hòa khí, tự nhiên sức mạnh đầy đủ, nội bộ chắc mà phát huy hiệu lực thì lực lượng bèn lớn rồi.



    “ Dung ” thì ở bên trong “ hòa ”, trong sự hòa khí thì phải bao dung lẫn nhau, bao dung là điều lẫn nhau. Người ta nói con không đúng, con không tốt, một chữ “ dung ”, mình bao dung; cho dù người khác không bao dung mình, thật ra bản thân mình thật sự không đúng, mình sửa. Cho dù là những lời đồn có nhiều thêm đi chăng nữa, bản thân con chẳng có làm như thế thì tâm của con lại hà tất vì những lời đồn này mà khổ vậy ? Mọi người “ hòa ” rồi mới có thể cùng nhau chịu “ nhục ”.


    Đạo trường đã đi đến cuối thu, hiện tại đều vẫn chưa có đến những khảo nghiệm từ bên ngoài thì các con đã tự mình khảo tự mình rồi, vậy những cái đến từ bên ngoài sau này làm sao có thể phòng thủ đây, phải không ? Có bao giờ nghĩ qua rằng, có đạo là “ nhân tất tự hối, nhi hậu nhân hối chi ” ( phúc hay họa là do chính con từ quyết định ) , đã là bản thân mình tự làm nhục, làm bẽ mặt tự bản thân mình trước rồi thì người khác mới làm nhục con, phải không ? Bởi vì con chẳng tôn trọng nhân cách của bản thân con, uổng phụ sự tôn xưng là vạn vật chi linh, con có nghĩ qua hay không ?



    Nếu như các con đối nội chẳng thể đoàn kết, ngoại khảo đến rồi thì có thể gánh vác hay không ? khảo một cái thì toàn bộ đều tán hết, đúng không ?



    Chúng ta tu đạo là như thế nào ? là kiến đạo thành đạo phải không ? chẳng phân tổ phái đấy ! Ai phân vậy ? Hy vọng rằng các con mỗi người đều tu được rất tốt. Đạo trường bình an hiện nay nội bộ cũng nên chỉnh đốn tu sửa lại rồi, chớ có chỉ cầu đắc vẻ bề ngoài nhìn đẹp, mà yêu cầu phải đắc được sự phong phú bên trong, như vậy mới không hư, dễ hư thì không vững chắc vững vàng rồi. Các con hãy xem xem thời thế, cục thế cũng thay đổi rồi, lòng người cũng thay đổi rồi. Vì sao mà thời thế thay đổi vậy ? Là bởi vì lòng người biến động nên thời thế mới thay đổi. Do đó thời thế biến đổi, nhân tâm biến đổi là một thể đấy, các con phải siêu thoát từ bên trong ấy, thì cũng có thể đắc được sự giải thoát ! Hôm nay thầy đeo một chiếc cà vạt này chẳng phải là trông tương đối khá mĩ quan, tương đối khá có lễ phép, tuyệt đối chớ có quá chú ý vẻ bề ngoài ! Các con phải tìm kiếm thế giới nội tâm thật sự, thế giới nội tâm bản thân mình đều xử lí chẳng tốt, con có độ nhiều người thêm chăng nữa, vậy có ích gì ?



    Các con muốn một đạo trường phát triển phồn thịnh, hay là một đạo trường cô đơn ? Muốn một đạo trường có sinh khí, hay là đạo trường mà tử khí trầm trầm ? Thầy bảo rằng hiện tại chẳng phải là mạt hậu, cũng chẳng phải là lúc muốn các con thu liệm; nếu nên là lúc này thì thầy sẽ sớm hết sức có thể bảo cho các con biết trước. Các con đang làm những sự chuẩn bị gì đây ? lương khô đều đã chuẩn bị đầy đủ chưa ? Ha Ha ! sợ chết như thế sao ? lúc nãy chẳng phải nói “ về trước thì thắng trước ” sao ? Ha ha ! Con còn tồn những lương khô gì đấy ! Lúc này, chỉ cần con có tâm, Tế Công ta vẫn kéo con về nhà, sẽ chẳng có chuyện không quan tâm hỏi han gì thì một kiếp số như thế giáng xuống, các con kinh hoảng chẳng biết làm thế nào, nhất định nhục thể cứng nhắc.



    Nếu như con bình thường thì có chuẩn bị thì lo sợ gì đại hoạn đến một cái ? Các con căng thẳng và khủng hoảng chính là lúc bình thường nền móng của con đánh không đủ vững, bởi vì sự sợ hãi của con người tuyệt đối chẳng phải là nhất thời; điều mà con làm quang minh ngay thẳng, chính là cái gọi là “ thiên đường ở trong tâm, một dải quang minh ”, nếu là địa ngục thì là lương tâm của con bị che lấp ẩn giấuBản thân mình rốt cuộc có tâm hay không ? hãy nghĩ nghĩ xem, trong một năm nay, các đàn chủ, giảng sư, bàn sự nhân viên, mỗi người đã tận chức trách gì ?



    Đàn chủ, đàn chủ ơi ! Con chớ có khăng khăng giữ lấy Ngã kiến, phải tiếp nhận những lời gợi ý của các hậu học. Cái mà chúng ta bàn là đại sự của ông trời, chớ chẳng phải là những việc của phật đường tình cảm con người. Một người đàn chủ phải “ lấy đạo làm trung tâm ”.


    Hãy nghĩ nghĩ xem, trong một năm nay, các con đã tận những chức trách gì ? Ở trong đạo trường, đạo trường đã cho các con bao nhiêu ? đã vun bồi các con bao nhiêu ? Tự mình các con hãy tự phản tỉnh kiểm thảo xem xem, thầy đây chẳng phải là đang đòi hỏi công của các con hay hy vọng các con ghi nhớ tình cảm của thầy, công của thầy, chẳng phải như vậy ! Chỉ là muốn các con tự mình phản tỉnh kiểm thảo tự nghĩ ! Đạo trường đã cho con bao nhiêu ? Thứ mà thầy cần là một cái tâm “ tinh thành vĩnh cố ” đấy ! vừa phải tinh anh, lại phải thành chân thành ) ,thật khó mà làm được ! Tuy rằng các con đã làm đến đàn chủ, nhưng trên hỏa hầu thì vẫn là chưa đủ.



    Các con phải lấy “ công ” làm trung tâm, lấy “ đạo ” làm điểm xuất phát, phổ độ chúng sanh, lấy tình yêu thương để đối đãi người, rộng kết thiện duyên, lấy đức trạch khiến người ta tín phục, chịu sự ảnh hưởng mà bất tri bất giác thay đổi những tính cách, thói quen tư tưởng, dẫn đạo hậu học tiến về phía trước.



    Một đạo trường làm thế nào có thể đoàn kết, viên dung thì trách nhiệm của đàn chủ cực kì trọng đại. Thầy đây tổng quan sát phật đường các nơi đều là như thế, các đàn chủ hiện nay đều rất mê hoặc khốn đốn ! Hy vọng rằng các con phải có một cái tâm thừa thượng khải hạ, nhẫn nại dạy bảo cho người khác mà chẳng biết mệt mỏi, chịu gian lao khổ nhọc cũng chẳng chút lời oán than ! Những tiền hiền, hậu học rất lâu rồi chưa xuất hiện, con phải đi quan tâm họ, đặc biệt là những người thanh khẩu trường chay, con càng phải đề cao cảnh giác. Đối với những đồ nhi thanh khẩu thì con đây thần làm đàn chủ phải quan tâm nhiều vào, an ủi hỏi han một phen đấy ! Tuổi già khảo, những người tu đạo tuổi tác lớn một chút thì con phải nhắc nhở họ phật quy lễ tiết phải chăng là đã học biết rồi. Hiện nay các đồ nhi cầu đạo trẻ tuổi cũng có rất nhiều, mà xu hướng phát triển thời thế và hành động của những người trẻ tuổi thì các con càng phải rõ như lòng bàn tay, trách nhiệm của đàn chủ cực lớn đấy. Bởi vì những người trẻ tuổi thì huyết khí tinh lực tràn trề rất dễ bốc đồng, rất dễ chỉ vì một câu nói của người khác mà giẫm sai một bước, do vậy mà trên đạo trường đã mất đi rất nhiều những anh tài.



    Các đàn chủ ơi ! Hiện nay chẳng bằng xưa rồi ! Tuyệt đối không thể “ giẫm chân tại chỗ, khư khư chẳng đổi ” .



    Thời đại đang thay đổi, xã hội đang thay đổi, tất cả những tri thức, năng lượng bên ngoài đều không ngừng đang thay đổicác đàn chủ cũng phải tự làm phong phú bản thân để nghênh tiếp càng nhiều những thách thức mới hơn.



    Những người mà con phải thành toàn gồm có những người thuộc các tầng lớp giai cấp cao, trung, hạ. Do đó thầy bảo với các con rằng thật sự học tập học được tốt giỏi thì cũng có lợi ích của nó. Học thức của con đạt đến một trình độ nào đó thì có thể độ hóa những người mà gọi là học giả, giáo sư của nhân gian, như thế có thể khai thác mở rộng phạm vi tu đạo của chúng ta, chứ không chỉ là cô lập ở những người dân thôn quê mà thôi. Bởi vìmuốn đạt thành thế giới đại đồng thì duy chỉ có các tầng lớp giai cấp khác nhau cùng đến hiến ra lực lượng sức mạnh khác nhau của mỗi người, đem chúng hợp lại cùng nhau thì mới có thể đạt thành thế giới đại đồng.



    Do đó, các đàn chủ ơi ! Hãy động não, đổi cái tâm, tự làm phong phú bản thân, kị nhất là “ giẫm chân tại chỗ ”. Chúng ta tu đạo hoạt bát linh lung lại tự tại; hy vọng rằng phật đường của các con đều là đạo trường phồn thịnh đầy sức sống sinh khí, chứ chẳng phải là một đạo trường cô độc chẳng có chút đạo khí. Đàn chủ nghe có hiểu chăng ? Tu đạo phải giống như kim chỉ đan qua lại như con thoi vậy, có kim chẳng có chỉ thì làm chẳng được.



    Tu đạo bàn đạo không thể gốc ngọn đảo ngược, nếu không thì hậu quả tệ hại khó lường.


    Bất kể là việc gì, chớ có bảo rằng mình không biết, cũng chớ có nói rằng anh ta rất giỏi, đều nhường cho anh ta làm, như vậy thì đạo trường có thể bàn được tốt sao ? Có người cười bảo rằng thầy thường nhận được toàn những lời hứa suông chẳng thể thực hiện, vả lại lại còn nhận một cách rất vui vẻ. Khi phát sinh sự việc thì bắt đầu khấu cầu Tiên Phật từ bi, muốn phát nguyện lớn, thật tốt tu bàn đạo, tuyệt đối sẽ chẳng phụ lòng thầy; kết quả là sự việc qua đi một cái, từ lề sinh tử vượt qua thì bèn từ từ quên nhạt mất rồi. Nếu như phải đợi đến khi tiên phật điểm hóa thành toàn, có khi ngay cả mạng sống đều chẳng còn rồi. Muốn đợi đến khi tiên phật điểm hóa, hiển hóa, vậy thì có thể đã không phải là việc tốt lành gì rồi đấy ! Đến ung thư kì cuối, khấu cầu tiên phật từ bi, tránh được thì tránh, tránh không qua khỏi thì mạng người kết thúc, lúc ấy muốn tu muốn bàn thì đã không kịp rồi.



    Mọi người là một phần tử của đạo trường gia đình lớn, phải giúp đỡ lẫn nhau; trong hành trình đời người hoặc hành trình tu đạo vẫn cứ sẽ có những điểm thăng trầm dập dềnh lên xuốngNếu như đời người đều là bình lặng, giống như âm nhạc chỉ có Do,Re,Me, nghe có hay không ? Giảng bài cũng vậy, chớ có mà cứ giọng đều đều, nếu không thì người ta sẽ gật gù ngủ gật mất. Phải huấn luyện kĩ xảo cho nhiều vào, chớ có nản lòng; hôm nay giảng nói chưa tốt, chớ có bảo rằng Điểm Truyền Sư chẳng có cho con cơ hội; nếu như con là một nhân tài, chạy trốn cũng trốn không được, ông trời nhất định sẽ phát giác ra, trời sanh ta nhất định có chỗ cần dùng đến ( mỗi người đều có sở trường ưu điểm của mình ). Chép bảng, sao chép huấn văn đấy cũng là công việc của giảng sư; bàn sự nhân viên cũng có thể làm được; mọi người không phân biệt lẫn nhau, chẳng phân công việc sang hèn, những điều này các con đều đã làm được rồi chưa ? Lục Tổ chẳng phải cũng là làm việc ở bếp đấy sao.


    Những lời dễ nghe ngọt tai không hẳn là những lời tốt; những lời tốt không hẳn là dễ nghe lọt tai. Biết bao nhiêu người ngu đần làm ra những việc thông minh; biết bao người thông minh đã làm ra biết bao nhiêu việc ngu đần ? Do đó mà con người vẫn cứ phải tự mình suy ngẫm lấy, công phu một ngày phản tỉnh lấy 3 lần thì đã dạy cho các con rồi. Đạo rất bình thường chẳng gì kì lạ cả, chẳng tạo ra cái gì mới mẻ khác người; là bàn đạo thì phải bàn được giống vẻ bàn đạo một chút, tự mình có phong phạm đạo đức hay không ?



    Làm giảng sư phải biết giảng nói huấn văn, nội đức phải tu, ngoại công phải viên.



    Làm một vị giảng sư, bất luận lên bục giảng đạo, nấu cơm dưới bếp, viết bút lông trong thư phòng, những điều này đều phải hiểu biếtgiảng sư chẳng phải là cao cao tại thượng đâu đấy ! Phải khiêm tốn hạ mình, chớ có kiêu ngạo tự mãn, đắc ý vọng hình.



    Chúng ta làm giảng sư, giảng đạo lí phải biết giảng đấy ! Những hàm ý của thầy, phải đi giảng như thế nào, giải thích như thế nào ? Bên ngoài, bên trong, đạo trường đều phải bao quát, như vậy mới viên dung, chớ có chỉ mãi khoan lấy một góc chết. Đấy là dạy cho các con phương pháp giảng đạo.



    Hôm nay con là đàn chủ, gặp lúc có đạo thân đến rồi, con phải chăng là phải rất hoan hỉ ? Kết quả, con tự mình biểu thị không hoan nghênh, đàn chủ là trách nhiệm gì đây ? Có khách đến thì phải đón tiếp chiêu đãi. Các con lại còn phải khiến cho sau này càng dễ tu hơn đấy ! có khách đến, đạo khí thịnh vượng, tiên phật cũng trợ giúp một cách “ thịnh vượng ” ! Trái lại mà nói,đạo khí của con chẳng thịnh vượng thì tiên phật cũng chẳng dám đến ! Đạo khí vượng, tiên phật tương trợ thì đương nhiên là hiển hóa lớn, chớ có chỉ muốn mời tiên phật cho con những hiển hóa, chỉ do sự thành tâm của bản thân con chẳng đủ : vĩnh viễn cũng nhìn không thấy hiển hóa đâu đấy !


    Đàn chủ không phải là thiết lập một phật đường rồi thì là công đức vô lượng, phải biết được ý nghĩa của việc thiết lập phật đường, bắt tay vào mà đi làm, cái nên hiểu biết thì phải hiểu biết, nếu không thì là đồng nghĩa với việc để không một chiếc thuyền bề ngoài trang trí hoa lệ ở đó mà thôi.



    Phật đường tuy nhỏ, nhưng chí hướng thì phải lớnThầy hy vọng các con mỗi người đều có thủy có chung.



    Tam Tào đại sự nhân gian bàn, người bàn trời trợ, người không bàn thì trời làm sao mà trợ, người phải bàn như thế nào ? ( tiếp nhận thiên tâm ) Tụ tập trí tuệ của mọi người để gặt hái được những hiệu quả lợi ích rộng lớn hơn, đem những ý kiến hay tốt phụng hiến ra, ở đâu có thiếu sót khiếm khuyết thì phải cải tiến; ở đâu có tiến bộ thì phải càng tiến bộ thêmKhuynh hướng, phương hướng ấy là nắm bắt ở trong tay bản thân, chỉ hỏi tiên phật mà không đi bàn, tiên phật có thể thay thế được sao ? Bàn sự phải khiêm tốn hạ mình, đem những gì mình đã biết nói ra, lấy làm tham khảo lẫn nhau, chớ có cho rằng mình cao cao tại thượng, chỉ có mình mới tương đối tốt, bèn xem thường người khác.



    Điểm Truyền Sư và giảng sư lâu năm tu rất tốt, chúng ta phải lấy họ làm gương mà noi theo, đi theo bước chân của Thánh Hiền, chẳng phải là đi theo đằng sau; chớ có tâng bốc xu nịnh, chớ có hư giả chẳng thật; phải hiệp trợ, noi theo, học tập những cái tốt của người ta; cũng phải cảm ân, đền đáp. Có một số người ngại ở sĩ diện, học vấn khá lắm đấy, học vấn tốt phẩm tánh càng phải tốt, chớ có mà có một lớp tự chướng ngại bản thân, cũng chớ có nói rằng đạo trường chẳng xem mình ra cái gì, học vấn cũng tốt, tài ăn nói cũng tốt, ý kiến tốt như thế mà họ cũng đều chẳng tham khảo ! Chớ có chỉ chú ý vẻ bề ngoài, tu đạo tu tâm, bàn đạo tận tâm, chúng ta đã tu tâm chưa ? tận tâm rồi chưa ? Vả lại các con đều là những trụ cột của đạo trường, phải làm tấm gương để người ta noi theo, phải bồi dưỡng nội đức, không chỉ là bàn đạo, độ người. Cái gì là công ? cái gì là đức ? ( kiến tánh là công, bình đẳng là đức ), giữa phật đường và phật đường với nhau phải giao lưu qua lại lẫn nhau, như vậy con mới có thể hấp thu những cái đến từ bên ngoài, thế nhưng cũng chớ có phạm vào phật quy lễ tiết, do đó mà sự cân nhắc nặng nhẹ này chuẩn hay không chuẩn thì xem vào năng lực bàn sự bình thường của các con rồi, đặc biệt là vào khoảng thời kì này của bạch dương kì, trách nhiệm đồng thời có của các con không chỉ là độ người, mà còn là nội ngoại, “ mượn giả tu chơn mài luyện tâm chí ”.



    Các con đều muốn nhìn cái thật thì các con sẽ tu chẳng được tâm chí của bản thân các con đâu ! Có muốn nhìn thấy cái thật không ? Điểm đá cứng rồi thì lại thế nào ? đá cứng gật đầu thì lại làm sao ? Điểm đá thành vàng cuối cùng rồi cũng có ngày hủy hoại, nó là một hiển tượng, có thể giữa vài giây thì biến đổi, con cho rằng nó là thật sao ? Do đó câu nói này các con rốt cuộc vẫn là không hiểu ! “ Mượn giả tu chơn mài luyện tâm chí ”. Mới bắt đầu đi thì con muốn nhìn thấy cái thật, vậy thì tâm chí của con vĩnh viễn là ở mức dưới, chẳng có tiến bộ.


    Dưới sự chỉ dạy và dặn dò nhiều lần như vậy, các con đều là những nhân tài ưu tú kiệt xuất, những ai muốn đi thì đã đi mất rồi ! “ Giữ lấy bản thân ”. Lại đây, thầy nói với các con một câu, câu nói này rất khó phát âm, các con phải ghi nhớ kĩ càng đấy ! “ hãy trở thành nhất định lưu lại ở đây tiếp tục tu trì ”. “ Lưu lại đây tiếp tục tu trì ” không phải là nơi này đâu ! Do vậy, “ Lưu lại ở đây tiếp tục tu trì ”, chỉ cần con có sự đồng lòng nhất trí này, có sự thể hội này, điểm nắm bắt này, thầy đây bảo đảm rằng con trở về Lí Vực, chỉ cần nền móng, căn cơ bám chắc vững.



    Những lí niệm của con nếu như không đúng đắn thì những người phía sau con đều sẽ theo con mà không đúng đắn rồi. Nếu như con hôm nay tâm niệm nghĩ ra một số những cái không tốt thì mỗi một người đều sẽ chịu sự ảnh hưởng của con. Con có lẽ chẳng nghĩ đến rằng người khác cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng của con, do đó, hy vọng rằng bản thân các con phải có thể tiến bộ.



    Ta thấy rằng các con hiện tại đều chú trọng bàn đạo, chẳng có tu đạo; tu đạo là thể, bàn đạo là dụng, thể dụng phải đồng thời đều cógốc ngọn phải đồng thời đều chăm lo; có dụng chẳng có thể, có thể chẳng có dụng, như vậy cũng không được, do đó mà tu đạo vô cùng quan trọng.



    Trời cậy người, người cậy trời; Đại đạo của ơn trên cần phải nương cậy vào các con đi tuyên dương, còn các con thì cần phần lực lượng này của ơn trên, tu bản thân độ người khác. Chỉ cần các con lập chí học Thánh Hiền Tiên Phật độ hóa chúng sanh, bàn đạo tinh tấn, nhất định có tiên phật lúc nào cũng phù hộ các con, giúp đỡ các con.



    Hành trình đời người, hành trình tu đạo, nhìn thấy phía trước chạy rất nhanh thì con phải nhanh chóng tăng nhanh tốc độ bước chân của mình; những người phía sau đã không thể đi được nữa, phải bò thì tốt nhất là con dùng tay kéo họ một cái, như vậy thì đời người mới không sống uổng phí.



    Người đi vững thì phải dìu dắt những người đi không vững, đấy gọi là kính lão; tồn tâm tốt, nói lời tốt còn phải làm việc tốt. Một lòng muốn trở về thiên đường thì có thể trở về thiên đường; mọi người tâm phải liền tâm, tay nắm tay nhau cùng tiến; có người chậm chạp uể oải thì phải kéo họ, không thể do những cám dỗ bên ngoài thì tùy họ đi.



    Có người bàn việc trời mà cứ mãi chẳng chịu tiến về trước, bởi vì sợ trách nhiệm sau này trọng đại, gánh vác nặng nề, thứ tâm niệm này không tốt.



    Thầy trò gặp mặt vốn là không đơn giản; người trời hiến kế duy có mượn vào việc hiển hóa, hy vọng rằng các con bàn sự tại Đàn cũng tốt, làm một đàn chủ cũng tốt, mỗi người đem chức trách của mình làm cho thật tốt.


    Đàn chủ, giảng sư, bàn sự nhân viên đều là những trụ cột trong đạo; Đại nghiệp tam tào phổ độ của thầy thì phải cậy nhờ vào những nhân tài ứu tú kiệt xuất gánh vác đấy ! Chẳng có các con, thầy đây cho dù có muôn vẻ đủ thứ các pháp lực cũng chẳng xong, trăm nghìn thứ hóa thân cũng khó mà cứu vãn được nhiều đồ nhi hơn nữa. Đàn chủ, thầy đây đến xem các con đấy !

    Thầy đây một phen vui, một phen lo; điều vui là nhìn thấy các con có sức mạnh đoàn kết, thầy triệu gọi một cái thì tụ tập lại với nhau; lo là sợ rằng các con trên mặt làm người xử thế không đủ viên mãn, gặp phải khó khăn chẳng cách nào giải quyết, có lúc tâm cảnh của các con cũng sẽ trầm mặc, tâm của thầy cũng như thế đó; thầy gặp lúc đồ nhi yêu dấu tổn thương đau lòng thì thầy đây cũng vô cùng đau lòng; các con vui vẻ thì thầy đây cũng sẽ vui vẻ, như phụ mẫu đối với con vậy.



    Tu đạo bàn đạo là Đại sự Tam Tào nhân gian bàn; trời chẳng ngôn, đất không ngữ, đạo cậy nhờ vào con người đi tuyên truyền; thân người là một trong tam tàicon người là quý, là vị sứ giả đầu đội trời chân đạp đất, chúng ta có thể xem thường bản thân sao ? Phải tự trọng tự ái thì người ta mới tôn kính các con.



    Người ta gọi các con là “ Tiền Hiền ”, làm được tốt thì thành Phật bồ tát; tu chẳng được tốt thì thành gì đây ? ( Ma đầu – giữa một niệm này có quan trọng hay không ? vô cùng quan trọng ). Do vậy nói rằng ba năm mười năm thì tiến lùi có thể thấy; tu đạo ba năm thì biết tiến lùi, mười năm mới thấy cao thấpdo đó mà đạo là việc của cả đời cả kiếp. Đến lúc mạt hậu này, là thăng là giáng là ở gần một sát na mà thôi. Sự thăng hoa trầm giáng, tâm cảnh của các con cũng phải có sự thăng hoa, phải không ? Hãy đem những dục niệm của cõi phàm này thăng lên thành cái dục của Đạo tâm mình. Các con đều ở trong cái cõi hồng trần bôn ba mệt mỏi này mà hãy trồng lấy hoa sen này.



    Thảy mọi sự việc đều hãy thuận theo sự phát triển tự nhiên của nóchớ có chỉ mãi nhìn bề mặt, chỉ cứ mãi muốn nhục thể vẻ bên ngoài hoàn chỉnh, sao chẳng yêu cầu tự tánh thăng thiên chẳng phải là càng tốt hơn sao ? càng có thể siêu thoát hơn sao ? Cõi nhân gian có chua ngọt đắng cay đúng không ? nhục thể chẳng còn thì con cái gì cũng đều chẳng còn nữa ! Trái lại, rơi vào cái hết sạch, cái gì cũng chẳng còn, nghe hiểu không ? Xoài bên đó có mấy trái ? Con nếu như là nằm trên giường bệnh thì con có thể tính đếm xoài mấy trái hay sao ? Hôm nay kiếm được một triệu, nếu như hơi thở đứt rồi, một triệu ấy con có thể lấy được sao ? Nếu đã là như vậy, sao lại phải tự chuốc lấy khổ ! Hôm nay con không nhìn thấy những âu lo bệnh khổ của người khác, nếu có thời gian con hãy đến phòng điều trị tăng cường của bệnh viện đi xem một cái, đi tá túc một đêm thì có thể hiểu được những khốn khổ bệnh tật của chúng sanh, thật sự là khổ ! Con phải đi hiểu một cách sâu sắc, giảng đạo lí phải đi thể ngộ được một cách sâu sắc thì mới có thể giảng nói ra được.



    Hy vọng rằng các đồ nhi chớ có chỉ là mù tu quáng luyện theo những người khác; chớ có chỉ là tụ tập một cái cho náo nhiệthy vọng rằng các con đều có thể nhận rõ bản thân mình, nhận rõ sứ mệnh của mình, nhận rõ nhân duyên của mình, thật tốt mà đi giữ lấy đạo. Chúng ta chẳng thể tu thì giữ lấy nó, chúng ta chẳng thể bàn thì giữ lấy nó, tuyệt đối chớ có mà làm các loại việc xấu. Các con đúng vào lúc tuổi trẻ sức thịnh, khó tránh khỏi tinh lực sung mãn dễ dàng bốc đồng, do vậy trong cái xã hội muôn màu muôn vẻ, các con rất dễ chịu phải những sự cám dỗ, điều mà thầy đây lo chính là một điểm này, điều mà thầy phiền não cũng là những điều này. Rốt cuộc thì các con chưa từng chịu qua những mưa gió, các con chưa từng chịu qua những sóng gió, là những đứa con trưởng thành trong hoàn cảnh an dật, rất dễ dàng đọa lạc. Thầy đây hy vọng các con có thể nhân vào thời cơ học đạo mà thật tốt đến tôi luyện bản thân mình, khiến cho tâm chí của mình trưởng thành, chớ có mà cuốn trôi theo dòng. Chúng ta phải làm một người trên người, chúng ta hôm nay đại biểu cho đại đạo; chúng ta hôm nay là một phần tử trong đạo trường, do đó hành vi phẩm đức của con tốt liên quan đến thanh danh của toàn đạo trườnghành vi phẩm đức của con không tốt thì toàn đạo trường sẽ gặp phải sự phê bình, do đó các con đều có sứ mệnh kế thừa các bậc Thánh xưa và mở ra cho các học giả đời sau, chớ có xem thường bản thân, phải thật tốt mà hàm dưỡng bản thân, thật tốt mà học đạo, lúc này các con xem nhiều nghe nhiều, có năng lực thì bàn nhiều vào. 



    Thầy đây không yêu cầu quá mức rằng các con nhất định phải đem ra thành tích gì để thầy xem, bởi vì trí tuệ của mỗi người không giống nhau, chí nguyện của mỗi người càng khác nhau, hy vọng rằng các con hãy thuận theo tự nhiên, chớ có miễn cưỡng, bởi vì miễn cưỡng thì dễ dàng xảy ra sai lầmhy vọng rằng các con mỗi người hãy tận bổn tâm, mỗi người tận bổn phận của mình, có thể làm thì làm, có thể bàn thì bàn, càng hy vọng rằng các đồ nhi thay thầy gánh đây gánh lấy trách nhiệm một cái; đôi vai thầy đã trùng xuống, thầy đây cũng chẳng còn cái phần năng lực này để gánh thêm nữa rồi, thầy đây chẳng có đức, chẳng có năng lực, nhưng lại không thể phụ lòng Lão Mẫu.



    Thầy đây biết rằng các con đều là những người cần mẫn không sợ vất vả. Các con tu đạo, bàn đạo đều gặp phải vô số những trắc trở. Tuy rằng người khác không hiểu con, thế nhưng tâm của con và thầy thường gần gũi nhau. Thầy sẽ nghe các con bộc bạch tiếng lòng. Người ta không hiểu con, con chỉ cần nghĩ đến thầy ở bên cạnh con. Các con cho dù là có cơn giận đầy bụng, thế nhưng chớ có bùng phát ra ngoài, phải làm loãng nhạt nó đi, bởi vì có sự tồn tại của thầy.


    Những lời từ bi của Trung Hoa Thánh Mẫu 


                                                                          


    Chúng ta tu đạo quan trọng điều gì ? 

    Phải dạy người ta biết tu đạo. Chỉ biết bàn đạo mà chẳng tu đạo, thành không ? Họ đều chẳng thành, con làm Điểm Truyền Sư  thành phật được sao ? Có nguy hiểm hay không ? Làm Đàn Chủ, làm Giảng Sư đều chẳng biết tu, chỉ biết bàn, vậy những đạo thân khác còn lại sẽ thành sao ? 

    Từ lúc phổ độ đến nay, sự thù thắng của việc bàn đạo, sự trang nghiêm của phật quy, sự tôn kính đáng nể của thiên mệnh nếu như bị hủy trên thân của những người bàn đạo này, có tội hay không ? Con thân gánh tội này, con nghĩ rằng con sẽ có những ngày tháng tốt lành để qua sao ? 


    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét