• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

    Sự Lợi Ích Của Ăn Chay




    III. Tại Sao Phải Ăn Chay?
    Hiện nay tại Hoa Kỳ, có khoảng 12 triệu rưỡi người ăn chay. Chủ nghĩa ăn chay đang đi vào dòng sinh hoạt chính của người dân Hoa Kỳ và có khuynh hướng thịnh hành ở các nước đang phát triển. Vậy thử hỏi ăn chay có lợi ích gì mà càng ngày càng nhiều người ăn chay?
    1. Xét Theo Thể Chất Cấu Tạo Cơ Thể Của Con Người
    Cổ nhân nói: “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất”
    Một cái cây bón đúng cách sẽ tươi tốt và trổ hoa thơm trái ngọt; ngược lại, sẽ cằn cỗi và hoa còi trái đẹt. Con người cũng vậy, ăn uống đúng cách sẽ khỏe mạnh, vui tươi và sáng suốt; ngược lại, có thể lắm bệnh, nóng nẩy, và ngu độn.
    Thế nào là ăn uống đúng cách? Hạp tự nhiên? Chẳng hạn, con voi sinh ra để ăn cỏ là hạp tự nhiên; con cọp sinh ra để ăn thịt là hạp tự nhiên.
    Chúng ta hãy thử xét xem con người sinh ra để ăn gì?
    Ngày nay, các khoa học gia đã bỏ nhiều thì giờ để thí nghiệm về cơ thể loài người, đã đi đến kết luận như sau:
    hình minh hoạ
    2. Xét Theo Sức Khỏe Của Con Người
    Ăn chay ích lợi hơn ăn mặn! Tại vì người ăn chay sẽ tránh được bệnh và có sức khỏe không thua người ăn mặn nếu ăn đầy đủ chất bổ.
    Theo nghiên cứu của Hiệp hội tiết chế Mỹ (ADA) và Hiệp hội Y tế Anh (BMA) “Ăn chay đáp ứng tất cả nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài ra ăn chay còn có thể hạn chế được các bệnh béo phì, bệnh mạch vành, huyết áp cao, rối loạn ruột, ung thư, sỏi mật…”.
    Theo BS Nguyễn Thị Kim Hưng, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM “Một người chỉ cần tối đa 8-10% lượng đạm cho cơ thể mỗi ngày trong khi đó lượng chất đạm có trong rau quả, ngũ cốc chiếm 10-12%. Riêng đạm có trong gạo lên đến 10-20%. Vì thế mọi người không phải lo thiếu chất khi ăn chay, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách phối hợp và chế biến thực phẩm chay thế nào cho đúng”. Đồng thời, bà cũng đã nói với 11 triệu dân thành phố Saigon trong một cuộc hội nghị về dinh dưỡng như sau: “Chúng tôi khuyến khích mọi người sử dụng nhiều đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành”.
    2.1. Sự lợi ích của ăn chay
    Ở miền Nam California có một bệnh viện khá nổi tiếng thuộc viện đại học University of Loma Linda. Đó là bệnh viện Loma Linda, mang tên thành phố Loma Linda, một tỉnh nhỏ không xa quận Cam của người Việt. Bệnh viện và viện đại học đều thuộc giáo phái Tin Lành Cơ Đốc Giáo (Seventh-Day Adventist). Tín đồ đạo này chủ trương ăn chay, tuy rằng họ cũng ăn chay theo nhiều kiểu khác nhau như trên đã nói. Gần trường đại học là một siêu thị lớn cũng mang tên Loma Linda, bán toàn đồ chay, không bán thịt cá, không bán rượu và thuốc lá. Một điều khá đặc biệt là bệnh nhân cũng như đa số bác sĩ và nhân viên bệnh viện ở đây đều ăn chay. Theo các cuộc nghiên cứu độc lập cho biết tín đồ thuộc giáo phái này ít bị chết vì bệnh tim hơn số đông người Mỹ khác. Các nhà khoa học, sau nhiều chục năm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều bằng chứng là ăn chay có những điều lợi như sau:
     Ăn chay giúp ta trường thọ:
    Bác s ĩ Alexis Carrell, người đã được giải thưởng Nobel về y khoa năm 1912, đã làm thí nghiệm về vấn đề này. Ông tin rằng nếu các tế bào được dinh dưỡng và đầy đủ đúng cách trong một môi trường hoàn toàn tinh khiết với các chất độc cặn bã được thanh lọc được mau lẹ thì chúng ta sẽ sống rất lâu nếu không nói là sống hoài.
    Gà chỉ sống khoản 10 năm, nhưng ông đã nuôi một miếng tim gà cho đến lúc ông qua đời năm 1944, đã 40 năm mà miếng tim gà đó vẫn còn sống. Tiếc thay ông chết đi đã không ai nối tiếp công cuộc thí nghiệm này để xem miếng tim gà đó có còn sống hoài không.
    Cũng lấy bản thân mình ra mà nói, tôi là một thi sĩ rất đa sầu đa cảm, nghe một bản nhạc hay cũng khóc, đừng nói chi đến coi phim hoặc coi tuồng hay đọc truyện là cứ phải lau nước mắt hoài. Tôi cũng là loại triết lý lẩm cẩm, đa tư đa lự tâm hồn, rất dằng vặt phiền muộn. Đáng lẽ tôi phải già trước tuổi; trái lại vì ăn chay trường mà tôi trẻ hơn mình cả chục năm. Xin các đọc giả hiểu cho là tôi không muốn nói về mình, chỉ dùng mình làm một thí dụ khách quan thôi.
     Người ăn chay dai sức hơn người ăn mặn:
    Lý do là vì các tế bào càng vận động nhiều thì càng tiết ra nhiều các chất cặn bã cần đào thải đi. Nếu các chất độc này bị ứ động nhiều thì càng tiết ra nhiều các chất cằn bã cần đào thải đi. Nếu các chất độc này bị ứ đọng lại, nhẹ thì ta cảm thấy mệt mỏi, nặng thì đau nhức, nặng hơn nữa thì các bắp thịt cứng lại (vọp bẻ). Bởi vậy mà trước khi biểu diễn hoặc tranh tài, nhất là trong các cuộc thế vận hội, những người tham dự ăn uống tẩm bổ đặt biệt và kỹ lưỡng. Thay vì ăn nhiều thịt hơn, họ phải ăn ít thịt đi và bỏ hẳn thịt trong những tuần cuối.
    Theo Tạp chí Liên Hoa số 12, tháng 12 năm Mậu Tuất đã đăng, “Nhà vô địch Karl Mann chạy bộ từ Berlin tới Dresden đường dài ngót 200 cây số, chỉ mất 22 giờ đồng hồ, là người ăn chay trường. Năm 1957, tại vận động trường Melbourne (Australia) một lực sĩ cũng ăn chay trường được lãnh 2 huy chương vàng trong cuộc tranh tài quốc tế này.”
    Ngoài ra còn có “István Sipos là người Hùng nắm kỷ lục thế giới về môn cực-maratông & chạy đua đường dài. Murray Roselà tay bơi lội Úc, bốn lần đoạt huy chương vàng Thế Vận Hội. Bill Walton là ngôi sao bóng rổ Hoa Kỳ rất nổi tiếng, anh nổi tiếng vì các đòn tấn công vào khung thành và nhứng cú ném rất khó thực hiện. Kinh nghiệm cá nhân của anh là áp dụng chế độ ăn chay, anh đã không ngừng thuyết phục người khác về chế độ ăn này.”
    Do những sự dẫn trình ở trên, chúng ta đi đến kết luận là loài người do tạo hóa sinh ra để ăn chay, ăn chay sẽ tránh được bệnh hoạn và sẽ có sức mạnh dẻo dai hơn người ăn mặn.
     Bớt bị bệnh tim mạch:
    Những người ăn chay, nhất là ăn chay thuần tuý, có hàm lượng cholesterol rất thấp. Điều này cũng dễ hiểu, vì thực phẩm chế tạo từ nguồn thực vật không những không có cholesterol, mà cũng có rất ít chất béo bão hòa (saturated fat), là nguyên do chính làm tăng cholesterol "xấu" ở trong máu. Vì vậy nếu muốn giảm bớt rủi ro bị bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, bị stroke, thì ăn chay rất có lợi. Tuy vậy cũng cần nhớ là có một số thực vật như dầu dừa, nước cốt dừa hay dầu palm chẳng hạn, có rất nhiều chất béo bão hòa (không tốt). Ngoài ra ăn chay loại ăn trứng uống sữa mà lạm dụng ăn nhiều trứng, uống nhiều sữa, thì vừa mập lại vừa dễ cao cholesterol.
     Bớt bị bệnh cao áp huyết:
    Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học và thống kê cho thấy người ăn chay thường có huyết áp bình thường, đôi khi thấp hơn bình thường. Nguyên do tại sao ăn chay lại phòng ngừa được chứng cao áp huyết t hì chưa biết được chính xác. Tuy nhiên, cũng có thể do lối sống hàng ngày của người ăn chay, có những người ăn chay, (không phải tất cả) có cuộc sống rất đơn giản thoải mái, chỉ riêng điều này cũng giúp cho huyết áp bình thường rồi.
     Bớt bị bệnh đường ruột:
    Người ăn chay ít bị táo bón. Điều này cũng dễ hiểu vì thực phẩm gốc thực vật có nhiều chất xơ (fiber), lại có số lượng nhiều và mềm hơn, lưu thông qua đường ruột mau hơn. Thêm vào đó, những người ăn chay ít bị bệnh màng ruột mọc chồi (diverticulosis), tức là có những túi, bọng nhỏ lồi ra từ màng ruột, nhiều khi sinh viêm, đau bụng như đau ruột dư.
     Bớt béo phì:
    Người ăn chay ít bị mập, một phần vì thực phẩm rau đậu nhiều chất xơ hơn, dung lượng lớn hơn, nên ăn nhiều nhưng không thu nhập nhiều năng lượng calori vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều đường và tinh bột, sẽ sinh nhiều năng lượng (calori) mà cơ thể không hoạt động đủ để tiêu xài năng lượng thì sẽ sinh mập và từ đó sinh ra các vấn đề sức khỏe khác. Việc béo phì và tăng mỡ máu ở những người ăn chay trường là do chế độ ăn chay thiếu cân đối, không đúng phương pháp; quá thừa chất đường và tinh bột dẫn đến việc tạo nên quá nhiều mỡ thực vật trglyceride. Trong khi đó, cholesterol lại có xu hướng thấp hơn và làm giảm nhiều cholesterol có lợi, còn cholesterol xấu lại tăng lên.
    Cũng nên nói thêm, không phải cứ ăn chay mà có cơ thể thon gọn. Nhiều người ăn chay nhưng lại thiếu vận động cơ thể và đã kiêng thịt cá mà lại đi ăn những thức ăn chiên xào nhiều dầu chẳng hạn và ăn tráng miệng sau bữa ăn bằng bánh ngọt với càrem thì còn nhiều calori hơn thịt nữa.
     Bớt bị bệnh ung thư vú, ung thư kết tràng và ung thư nhiếp hộ tuyến:
    Bài tường trình của Học Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ năm 1983, các chuyên gia y tế đã ân cầ n khuyên bảo dân chúng rằng: “Chúng ta có thể ngăn ngừa các chứng ung thư thông thường bằng cách tiết chế ăn thịt và nên ăn nhiều rau cải, hoa quả và ngũ cốc”. Riêng ông Rollo Russell cũng phát biểu: “Tôi đã tìm thấy trong 25 quốc gia tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, đã có tỷ số dân chúng mắc bệnh ung thư cao nhất và chỉ có một quốc gia ở hàng tỷ số thấp. Ngược lại, trong 35 quốc gia không dùng thịt hay ít dùng thịt, không có quốc gia có tỷ số cao dân chúng mắc bệnh ung thư cả”.
     Bớt bị bệnh tiểu đường:
    Theo Học Viện Quốc Gia Bệnh Tiểu Đường Tiêu Hóa và Thận (the National Institute of Diabet es and Digestive and Kidney Diseases), một chương trình luyện tập thể dục đều đặn kết hợp với một chế độ ăn chay có thể giảm 58% nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại II và tỏ ra hiệu quả hơn việc uống thuốc.
     Bớt bị bệnh xốp xương, viên khớp:
    Thời gian gần đây, qua báo chí phương Tây, một số người bày tỏ quan tâm đến sức khỏe của người ăn chay, vì họ cho rằng ăn cha y có thể bất lợi cho sức khỏe của xương. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cho thấy ăn chay không có ảnh hưởng tiêu cực đến xương; ngược lại, ăn nhiều chất đạm động vật có thể là yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương.
    Sức khỏe của xương có lẽ phản ảnh chính xác nhất qua mật độ chất khoáng trong xương (viết tắt là MĐX) và tần số gãy xương trong một quần thể. Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học trên thế giới cho thấy MĐX ở người ăn chay tương đương với MĐX ở người ăn mặn. Một nghiên cứu do các bác sĩ thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái cũng cho thấy không có sự khác biệt nào về MĐX giữa người ăn chay và ăn mặn.
    Gãy cổ xương đùi là một hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương, vì bệnh nhân gặp nhiều biến chứng, thậm chí sau khi bị gãy xương. Khoảng 15-20% bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nam, tử vong sau 12 tháng gãy cổ xương đùi. Nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người ăn chay hoặc thấp hơn so với người ăn mặn. Thật vậy, một phân tích trên 34 nước trên thế giới cho thấy những nước có lượng tiêu thụ đạm động vật nhiều cũng là những nước có tỉ lệ gãy cổ xương đùi (hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương) so với những nước có lượng tiêu thụ đạm thấp.
    Đứng trên phương diện sinh học, ảnh hưởng tiêu cực của đạm động vật đến xương là điều có thể hiểu được. Sức khỏe của xương tùy thuộc vào sự cân bằng giữa acid và base. Tất cả các thức ăn phải được chuyển hóa qua thận dưới dạng acid hoặc base. Khi ăn nhiều chất đạm động vật, cơ thể hấp thu nhiều acid hơn base. Tăng hàm lượng acid cũng có nghĩa là máu và các mô trong cơ thể trở nên “chua” hơn, và để dung hòa tình trạng này, hệ thống nội tiết phải huy động calcium để đóng vai trò chất base. Vì phần lớn calcium xuất phát từ xương, cho nên khi cơ thể huy động calcium cũng có nghĩa là giảm chất khoáng trong xương, dẫn đến hệ quả giảm sức mạnh của xương, và làm cho xương dễ bị gãy.
    Trong một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp, các nhà nghiên cứu Na Uy chia bệnh nhân thành 2 nhóm: nhóm ăn chay và nhóm ăn mặn. Sau 12 tháng theo dõi, bệnh trạng nhóm ăn chay giảm rõ rệt, trong khi nhóm ăn mặn không có thay đổi đáng kể. Dù cơ chế ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp chưa được hiểu rõ, nhưng có thể lí giải rằng vì chế độ ăn chay hạn chế năng lượng, đạm và một số chất khoáng có chức năng ức chế hệ thống miễn dịch, và ức chế hệ thống miễn dịch là một phương án điều trị các bệnh tự miễn, nên ăn chay có thể đem lại lợi ích cho bệnh nhân viêm thấp khớp.
    2.2. Các Nghiên Cứu Chứng Minh Người Ăn Chay Có Lợi Hơn Người Ăn Mặn
    Như đã trình bày ở trên, tạo hóa sinh ra con người để ăn chay, cho nên chúng ta áp dụng đúng sự ăn uống, thì không khác chúng ta thực hiện câu:
    “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”
    Bởi vì, chúng ta ăn mặn, sẽ dễ dàng đưa đến bệnh tim (xin xem về chất béo đã dẫn ở trước), gần đây các Bác sĩ chuyên gia đã bỏ nhiều thì giờ nghiên cứu, đưa đến kết quả chánh xác là người ăn thịt nhiều, thì có liên hệ mật thiết với chứng bệnh ung thư ruột già, bởi vì trong thịt chứa nhiều chất béo, nhưng lại ít chất xơ (fibre). Tiến sĩ Sharon Fleming thuộc Phân Khoa Dinh Dưỡng của Viện Đại Học California ở Berkeley đã viết rằng: “Ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự nguy hiểm của bệnh ung thư ruột già và ruột cùn“.
    Gần đây, các khoa học gia đã phát hiện nhiều chất hóa học độc hại đã tiềm ẩn trong thịt các loài thú mà khách hàng tiêu thụ không hề hay biết, bằng chứng là bên Anh Quốc có bò khùng và kế đến Bỉ Quốc có gà nhiễm độc, bởi vì những mánh khóe của một số xưởng sản xuất thực phẩm phối hợp với các nhà chăn nuôi, muốn các thú vật này lớn nhanh lại béo mập để bán ra thị trường hốt được nhiều bạc, để rồi khi phát giác thì đưa đến những người dùng thịt này phải bệnh, thì việc đã muộn rồi.
    Ngoài ra, họ cũng dùng thuốc để nuôi con vật ngay khi chúng còn trong bụng mẹ, để sau này con vật sẽ lớn và mập nhanh. Trong khi đó, những thịt con vật sau khi sát sinh, thì được ướp bởi chất thuốc Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để giữ thịt tươi như mới tiêu sinh hoặc lâu hư thúi, làm cho người tiêu thụ không biết thịt con vật đó đã sát sinh thời gian quá lâu. Bởi vì, những chất hóa học này làm cho chúng ta khó phân biệt được thịt để lâu ngày và thịt mới xẻ ra. Vì vậy, các chất hóa học này sẽ làm tai họa cho những người mua thịt và sẽ đem đến bệnh hoạn bất ngờ không lường được.
    Tuy nhiên, nhờ các chất hóa học này, hằng năm kỹ nghệ thịt đã thu vào một số lợi tức khổng lồ, song cũng đã gây ra biết bao sự chết chóc vì bệnh tật mà những khách hàng ngây thơ là kẻ vô tình gánh chịu. Hiện nay chưa có một quy luật nào rõ ràng bắt buộc các nhà chăn nuôi cũng như kỹ nghệ sản xuất thịt phải ghi rõ thành phần các loại thuốc mà họ đã dùng trong lúc chăn nuôi và để giữ gìn được lâu bền.
    Năm 1972 Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã khám phá ra chất thạch tín (Arsenic) đã được sử dụng trong kỹ nghệ nuôi gà, nên đã khuyến cáo kỹ nghệ này chỉ được dùng tối đa 15% chất độc tố thạch tín mà thôi.
    Ngoài những hóa chất độc hại được một số xưởng sản xuất thực phẩm phối hợp với các nhà chăn nuôi các thú vật và các kỹ nghệ sản xuất thịt cho vào thịt bán cho người tiêu thụ vừa kể trên, còn có người kiểm soát thịt cũng bị các kỹ nghệ thịt mua chuộc hoặc thông đồng ăn chia hay vì số lượng thịt khổng lồ, nên việc kiểm tra thịt không được chu toàn, nên cũng thường đưa đến số lượng thịt bị hư hay nhiễm độc lọt qua sự kiểm soát bất cẩn và đưa đến người tiêu thụ dễ dàng, để rồi số người này sẽ bị bệnh khi ăn số thịt hư nhiễm này.
    Trong một bản báo cáo của Cơ Quan Kiểm Dịch Hoa Kỳ năm 1972 xác nhận rằng có rất nhiều xác thú vật đã thông qua sự kiểm soát sau khi những bộ phận bị nhiễm bệnh được cắt bỏ hoặc tẩy rửa sạch. Điển hình gần 100.000 con bò bệnh ung thư mắt và 3.596.302 bệnh bướu gan súc vật đều qua mắt sự kiểm soát…
    Đặc biệt hơn nữa, các nhà nghiên cứu về ăn thịt đối với những động vật không ăn thịt như Voi, Trâu, Bò, Ngựa, v.v… thì những động vật này vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng, như là chất Protein và chúng vẫn mạnh khỏe như thường. Giả thử chúng ta đem những động vật trên phân ra làm 2 nhóm, nhóm ăn thịt và nhóm không ăn thịt, rồi nuôi riêng rẽ một thời gian, chúng ta tin rằng nhóm ăn thịt sẽ từ từ bị bệnh hoạn, không thể phát triển và sinh sản bình thường được, bởi vì, chúng nó là loài ăn cỏ, ăn ngũ cốc, ăn rau cải…
    Mặt khác, một cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Fred Stare thuộc Viện Đại Học Harward và Tiến sĩ Mavyn Hardinge thuộc Viện Đại Học Loma Linda cũng đem thí nghiệm bằng một cuộc so sánh giữa hai nhóm người ăn mặn và người ăn chay. Cuối cùng kết quả cho thấy nhóm người ăn chay đầy đủ tức là hằng ngày ăn ngũ cốc, rau đậu (nhất là đậu nành, đậu phộng), hoa quả… thì có chất lượng amino acids trong cơ thể họ tăng gấp đôi nhóm người ăn mặn nhu cầu cần thiết.
    Ngoài ra, có nhiều cuộc thí nghiệm khác đã minh xác sự ăn chay đúng cách và đầy đủ sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn ăn mặn. Hơn nữa, một cuộc nghiên cứu khác nữa của Tiến sĩ J. Lotekyo V. Kipani thuộc Viện Đại Học Bruxelles Bỉ Quốc cũng đem lại kết quả là người ăn chay đầy đủ và đúng cách, họ có sức khỏe dẻo dai hơn những người ăn mặn gấp đôi hay ba lần.
    Trường hợp này, không khác Giáo sư Lrwig Fischer thuộc Viện Đại Học Yale, sau nhiều cuộc thí nghiệm, đã long trọng tuyên bố rằng: “Ăn thịt hay ăn những vật có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào như người uống rượu“. Do vậy, người ăn mặn không có sức mạnh dẻo dai chịu đựng bằng người ăn chay trường.
    3. Ăn Chay Sẽ Có Hữu Ích Đối Với Xung Quanh Con Người
    3.1. Tránh Ô Nhiễm Môi Trường
    Theo Cơ quan Nghiên cứu Nông Học Hoa Kỳ đã cho biết những cặn bã do các lò sát sinh thải ra làm dơ bẩn sông rạch, đưa đến các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết càng ngày cạn dần. Bằng chứng là năm 1973, tờ báo New York Post đã đăng một tin đáng cho chúng ta chú ý như sau: Một lò sát sinh lớn tại Hoa Kỳ, chuyên cung cấp thịt gà, đã sử dụng tới 100 triệu gallon nước mỗi ngày tương đương lượng nước cung cấp cho một thành phố có 25.000 dân cư. Ngoài ra, trong quyển Population, Resources and Environment (Dân số, Tài nguyên và Môi sinh), tác giả Paul và Anne Ehrlich đã so sánh: Nếu chúng ta muốn thu hoạch 1 cân lúa mì, chỉ cần 60 cân nước, nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất 1 cân thịt, phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 cân nước. Do vậy, nếu chúng ta ăn chay sẽ tránh được lượng nước ô nhiễm môi trường.
    Năm 2006, tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã ước tính rằng chăn nuôi gia súc để lấy thịt và bơ sữa chịu trách nhiệm cho 18 % khí thải nhà kính trong khi khí thải của các phương tiện giao thông chỉ là 14%.
    Năm 2007, một nhà nghiên cứu người Nhật đã tính rằng để có 1 kg thịt bò người ta đã cho thoát ra không trung 36,4 kg khí tức là tương đương với việc lái xe liên tục trong 3 tiếng đồng hồ đồng thời quên tắt đèn trong nhà hay cũng tương đương với việc thắp một bóng đèn 100 watt trong 20 ngày.
    Khoảng 70% rừng vùng Amazon đã bị phá để dùng cho chăn nuôi.
    Những chất khí như mêtan, ammôniác… bay ra từ các chất thải và phân súc vật gây ô nhiễm trầm trọng chung quanh các trại chăn nuôi lớn. Các chất thải từ trại chăn nuôi gây ô nhiễm lớn cho nguồn nước ngầm. Các loại vi sinh vật và ký sinh trùng thải ra từ phân, rác chăn nuôi cũng là một hiểm họa lớn cho sức khỏe con người.
    Khoảng 64% lượng ammôniác do con người tạo nên là từ chăn nuôi. Phân súc vật khi phân hủy trong môi trường yếm khí cũng phát ra khí mê tan (18 triệu tấn mỗi năm) và một lượng lớn oxit nitrơ (khoảng 3,6 triệu tấn/năm). Nếu mêtan mạnh gấp 21 lần CO2 trong việc gây ra biến đổi khí hậu thì oxit nitrơ còn mạnh gấp 296 lần.
    Bởi vậy, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc khẳng định: "Bò chứ không phải xe hơi, là đe dọa hàng đầu cho môi trường".
    Tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC đã đưa ra con số: một người ăn chay trong 70 năm đã giảm được 100 tấn khí CO2 thải ra môi trường.
    3.2. Tránh Được Chiến Tranh Và Cũng Là Giải Pháp Cho Nạn Đói Trên Thế Giới
    Quả thật vậy, nếu mọi người trên quả đất này ăn chay, thì con người sẽ giảm bớt sự tham, sân, si. Bởi vì, chúng ta sẽ không giết những loài vật như: Gà, Vịt, Heo, Bò… để cung phụng cho chúng ta bữa cơm hằng ngày và từ đó thế giới này sẽ không còn những lò sát sinh cũng như những tiếng rên la vì chết oan của chúng, do nhu cầu ăn mặn, cho nên thế giới này mới có cảnh nước lớn đến lấn chiếm nước nhỏ, từ đó gây nên chiến tranh. Một nhà Bác học đã nói: Muốn thế giới hòa bình, bắt đầu trong bữa ăn của con người phải không có một chút máu hay một miếng thịt, cá… Đây là lời nói rất đạo đức, không khác với câu của cổ nhân là: “Nhất thế chúng sinh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động binh đao”; xin tạm dịch: Nếu tất cả mọi người không sát hại lẫn nhau, thì sợ gì thế giới có chiến tranh.
    Trong gia đình hay ngoài xã hội cũng thế, nếu chúng ta ăn mặn, thì đôi khi vì miếng ăn mà tranh giành, để rồi đưa đến kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, giết hại lẫn nhau, làm cho anh em tương tàn, nồi da xáo thịt. Nên chúng ta ăn chay, thì sẽ tránh được sự xung đột xã hội là thế đó.
    Theo tài liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Khoảng ½ lượng nước sạch, 80% đất làm ruộng tại Hoa Kỳ, 90% sản lượng đậu nành, và hơn một nửa số thóc gạo của thế giới được dùng để nuôi thú vật lấy thịt. Để có được 1kg thịt bò người ta cần 10 kg ngũ cốc làm thức ăn cho chăn nuôi, 1 kg thịt heo cần từ 4 đến 5,5 kg ngũ cốc, 1 kg thịt gia cầm cần 2,1 đến 3 kg ngũ cốc, lượng nước cần dùng lên đến 15500 lít. Nếu để sản xuất 1kg bắp người ta chỉ cần 900 lít nước.
    Theo Tiến sĩ Aaron Altshul, viết trong tác phẩm Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa học và Chánh trị) đã viết: “Nếu chúng ta sử dụng một diện tích đất một mẫu Anh (4.046m2) để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, chúng ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần hơn là chúng ta sử dụng đất ấy để chăn nuôi sản xuất thịt”.
    Hiện nay ở Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Trong khi đó 1 tỷ người đang bị đói và thiếu dinh dưỡng, 24.000 trẻ em qua đời mỗi ngày bên cạnh những cánh đồng lúa dùng để nuôi súc vật. Nếu trên quả đất này, chúng ta đều trồng hoa màu, nông phẩm cho mọi người, thì chúng ta sẽ đầy đủ lương thực cung ứng cho 20 tỷ dân một cách dễ dàng. Từ đó sẽ không còn xảy ra nạn đói hay những cuộc chiến tranh xảy ra việc tranh giành sự sống nữa.
    4. Theo Quan Điểm Từ Bi
    Mạnh Tử viết: “Nhìn thấy nó sống không nhẫn thấy nó chết, nghe tiếng nó không nỡ ăn thịt nó”, cho nên người quân tử lánh xa nhà bếp.
    Ăn chay đối với nhân loại chúng ta mà nói, bất luận là duy trì thân thể ta khỏe mạnh hay là để tránh khỏi nghiệp báo của nhân quả đều có sự lợi ích rất lớn. Có thể nói rằng ăn chay tăng trưởng lòng từ bi, lời nói này giải thích thế nào đây. Đại Trí Độ Luân có nói “Từ bi là căn bản nguyên lý của Đạo Phật”. Từ bi là thể tánh của Niết Bàn, ai đạt đến lòng từ bi không cùng tận, người đó đã đạt đến giác ngộ giải thoát, ngồi vào địa vị Phật. Nói một cách rõ ràng hơn, người có lòng từ bi có thể mau thành Phật. Ý nghĩa của từ bi là “Dữ lạc nhật từ, bạt khổ nhật bi” Từ bi đến cực điểm, đại từ đại bi tức đồng Như Lai.
    "Vì lòng từ bi, vì sự tinh khiết, các Bồ tát không được ăn thịt vì nó được sinh ra từ máu mủ..v..v.. Vì nỗi lo ngại những nguyên nhân cấu thành sự kinh hoàng của chúng sinh, vị Bồ Tát, người đã tự rèn luyện để có được từ tâm không được ăn thịt".
    "Thật là điều không đúng sự thật khi cho rằng thịt là thực phẩm thích đáng và dùng được khi con vật không bị giết bởi chính người ăn, khi người ăn không ra lệnh cho người khác giết, và khi người khác không đặc biệt giết để cho mình ăn ".
    "Trong tương lai có thể có những người bị sự cám dỗ bởi mùi vị của thịt, sẽ kết hợp lại với nhau để tạo ra nhiều cách ngụy biện cho việc ăn thịt. Nhưng dù thịt được ăn dưới bất cứ hình thức nào, bất cứ kiểu cách nào, bất cứ ở đâu, đều bị tuyệt đối cấm chỉ đối với bất cứ ai.
    Kinh Lăng Nghiêm nói, "Người tu hành chánh định, cốt để giải thoát khỏi khổ đau của cuộc đời. Nhưng trong khi tìm kiếm sự giải thoát nỗi khổ đau của chính mình, tại sao chúng ta lại làm khổ đau cho kẻ khác. Trừ khi chúng ta kiểm soát được tâm, biết ghê tởm ngay cả đến ý tưởng về sự hung ác, tàn bạo, và giết chóc; chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể giải thoát khỏi cảnh trần lao khổ ải"...
    "Sau khi ta diệt độ, có nhiều loại quỷ thần sôi nổi trên khắp thế gian lừa gạt chúng sinh, và dạy rằng ăn thịt cũng có thể đạt đạo giác ngộ. Có thể nào một vị Sư hy vọng trở nên vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh lại có thể sinh sống bằng thịt của chúng sinh"?
    Kinh "Đại Bát Niết Bàn" phiên bản tiếng Sanckrit nói rằng: "Ăn thịt làm tiêu tan hạt giống từ bi".
    Ngài nói: “Này Ca Diếp! Bắt đầu từ ngày nay trở đi, Như Lai không cho phép hàng Thanh Văn đệ tử ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dâng thí, phải xem thịt ấy như thịt con mình…”
    Ngài cũng cho biết lý do tại sao ngày trước Ngài cho phép hàng Tỳ Kheo ăn ba thứ tịnh nhục. Ngài nói: “Này Ca Diếp! Ba thứ tịnh nhục ấy chỉ là theo việc mà tạm chế thôi”… Cũng là nhân nơi sự mà lần lượt chế…Này Ca Diếp! bao nhiêu giới cấm của Như Lai chế ra đều có dị ý. Vì dị ý nên cho ăn ba thứ tịnh nhục. Vì dị ý nên cấm ăn mười thứ thịt. Vì dị ý nên cấm tất cả thứ thịt đều không được ăn, dầu là thịt của con vật tự chết. Này Ca Diếp! Từ nay Như Lai cấm các đệ tử không được ăn tất cả thứ thịt.” [Phẩm Tứ Tướng thứ 7 Kinh Đại Bát Niết Bàn].
    Không hết, trước khi Ngài diệt độ, trong những giây phút cuối cùng, Ngài căn dặn các đệ tử: “Phải thương xót chúng sinh, chớ giết hại dầu là côn trùng nhỏ nhít. Thân nghiệp thanh tịnh thường sinh cõi tốt đẹp. Khẩu nghiệp thanh tịnh xa lìa những lỗi ác. Chớ ăn thịt, chớ uống rượu. Phải suy nghĩ kỹ nghiệp nhân thiện ác cảm báo tốt xấu. Nhân quả ba đời tuần hoàn chẳng mất, như bóng theo hình. Đời này luống qua về sau ăn năn không kịp. Giờ Niết Bàn đã đến, ta tóm tắt dạy bảo như vậy.” [Phẩm Di Giáo thứ 26 Kinh Đại Bát Niết Bàn]
    5. Theo Quan Điểm Nhân Quả
    Đối với người Phật tử trong Đạo Phật, cần phải biết giữ “Tam Quy và Ngũ Giới“. Tam Quy là ba phép gìn giữ về: Quy y Phật, Quy y Pháp và Quy y Tăng. Còn Ngũ Giới là năm điều cấm không được “Sát sinh, Đạo tặc, Tà dâm, Nói dối và Uống rượu”. Cho nên, nếu chúng ta ăn chay thì chúng ta đã thực hiện được điều thứ nhất trong ngũ giới cấm trong Đạo Phật rồi, từ đó chúng ta tránh được giết hại những sinh vật để cung ứng thức ăn hằng ngày cho chúng ta.
    Ngoài ra, sự thù oán lớn nhất của thế giới không gì hơn là “sát sinh”. Cho nên nói: “Giết người đền mạng, thiếu nợ trả tiền.” Nếu quý vị giết cha, anh của người ta thì người ta sẽ giết cha, anh của quý vị. Cứ như vậy mà tàn sát lẫn nhau, không bao giờ chấm dứt. Bởi nhân sát sinh quá nhiều, cho nên quả báo đến rất mau, gọi là: “hiện thế hiện báo” tức quả báo hiện tiền.
    Tại sao người thời nay hay phát sinh nhiều chứng bệnh lạ kỳ như vậy? Nói tóm lại một câu, đó là từ sát sinh mà ra. Quý vị giết mạng chúng sinh, thì chúng sinh sẽ tìm đến quý vị để đòi mạng. Đối với những thứ bệnh tật kỳ quái đó, bác sĩ cũng đành bó tay thôi. Thế thì quý vị nên làm sao đây? Tức là quý vị phải nên thành tâm sám hối, sửa đổi lỗi lầm để làm lại con người mới và làm nhiều việc công đức có lợi ích cho chúng sinh, như thế mới có thể tiêu trừ được các tội nghiệp từ xưa nay. Nếu quý vị không làm như thế, e rằng quý vị sẽ không dễ gì lành bệnh được. Đây là chân lý chứ không phải là mê tín đâu.

    Giới Định Tuệ

    Người tu Đạo cần phải giải thoát tất cả mọi phiền não khổ đau để cho thân tâm được an lạc và chứng ngộ Niết bàn. Chính tam vô lậu học tức là Giới, Định, Tuệ sẽ là con đường duy nhất để giúp chúng sinh đạt đến tiến trình từ Mê đến Giác, từ Phàm đến Thánh.
    Tiến trình để đi đến Giải Thoát Giác Ngộ của người tu Đạo được ví như sự phát triển của một hạt giống. Trước hết hạt giống cần có môi trường tốt để bắt đầu nẩy mầm sanh rễ. Khi rễ đã phát triễn thì thân cây mới thành hình và sau đó mới đâm cành trổ lá. Rễ càng dài, càng vững chắc thì thân cây càng to càng lớn và cuối cùng khi đã lớn mạnh thì cây mới có thể đơm hoa kết trái. Do đó rễ ví nhu Giới, thân cây ví như Định, hoa ví như Trí Tuệ và trái là quả vị Niết bàn.
    1. Giới
    Trong bất cứ xã hội nào trên thế giới thì luật pháp được đặt ra với mục đích ngăn ngừa và trừng trị những ai có ý phá rối an ninh trật tự để mọi công dân được sống trong thanh bình. Đây là nói về luật pháp của thế gian. Còn Giới đối với người tu Đạo thì rất có ý nghĩa sâu rộng hơn nhiều. Giới là những điều răn để người Tu Đạo phải tuân theo để ngăn ngừa và cảnh giác làm cho Thân Khẩu Ý không tạo nghiệp. Mà không tạo nghiệp thì khỏi phải đi lang thang lẩn quẩn trong vòng sinh tử triền miên. Nên nhớ việc ta làm thì ta phải biết và dĩ nhiên là chính ta phải gánh chịu quả nghiệp của nó, tức là “Tự tác hoàn tự thọ”. Khi một người phá giới thì không có nghĩa là họ có tội với trời hay Phật, mà chính họ đã tự tạo cho mình ác nghiệp để phải chịu quả nghiệp khổ đau sau này chớ không phải trời phạt hay Phật đọa gì cả. Còn người giữ giới thì họ tránh không làm điều gì phương hại đến người và vật chung quanh, tức là mang lại sự an ổn cho tất cả mọi người. Đây chính là sự phát triển tâm Từ bi của mình vậy. Vì sự quan trọng của Giới nên Kinh Bồ Tát Giới viết rằng:
    Bản Hán
    Giới như đại minh đăng
    Năng tiêu trừ dạ ám
    Giới như chơn bảo kính
    Chiếu Pháp tận vô di
    Giới như ma ni châu
    Vũ vật tế bần cùng
    Ly thế tốc thành Phật
    Duy thử Pháp vi tối
    Tạm dịch
    Giới như ngọn đèn lớn
    Có thể tiêu trừ đêm dài tăm tối
    Giới như tấm gương quý báu
    Soi hết thảy các Pháp
    Giới như viên Ngọc Như Ý
    Hóa vật để giúp kẻ nghèo
    Muốn mau giải thoát thành Phật
    Chỉ có giới là hơn hết.
    Chẳng những thế, trong Kinh Phạm Võng cũng đề cao Giới như sau:
    Bản Hán
    Giới như minh nhật nguyệt
    Diệc như anh lạc châu
    Vi trần Bồ Tát chúng
    Do thử thành Chánh Giác.
    Tạm dịch
    Giới như Nhật Nguyệt chiếu sáng
    Hoặc như ngọc Anh Lạc
    Vô số Bồ Tát
    Nhờ đó mà thành Chánh giác.
    Như vậy Giới là bước tiến đầu tiên trong việc cải thiện Thân, Khẩu, Ý cho đến chỗ toàn Chân, toàn Thiện và toàn Mỹ.
    2. Định
    Một khi Giới được hoàn hảo thì tư tưởng, lời nói và hành động sẽ trở thành chân chính. Từ đó khi lời nói và hành động chân chính có thể đưa đến một nội tâm thanh tịnh.
    Phần dịch thuật kinh điển Phật giáo được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu thì được Ngài Cưu Ma La Thập (Kumaralabdha) là vị Pháp sư danh tiếng lỗi lạc ở Ấn Độ và cũng là người đã từng thông suốt cả Kinh, Luật và Luận tạng. Ngài phiên dịch kinh điển bằng tiếng Phạn do Ngài A Nan và các vị đại A La Hán kết tập. Theo đó thì thiền định có nghĩa là tĩnh lự, tĩnh tức là Chỉ có nghĩa là Định, còn lự tức là Quán có nghĩa là Tuệ. Sau này chính Ngài Đường Tam Tạng Trần Huyền Trang qua tận Ấn Độ thỉnh kinh về Trung Hoa và dịch sang Hán tự thì thiền định có nghĩa là tư duy tu. Như thế thì thiền định không có nghĩa là thiền tông hay là phải ngồi kiết già thì mới đạt được định. Mà định ở đây chính là phải tư duy, suy nghĩ về đối tượng của Phật pháp ngỏ hầu tìm cho ra chân lý của nó để tâm được an. Chúng ta có thể niệm Phật, có thể đi kinh hành, có thể nằm, ngồi…miễn sao có thể chú tâm vào một đối tượng để tư duy quán chiếu và cuối cùng có thể loại bỏ tất cả những tạp niệm chung quanh. Phương pháp này được gọi là thiền Chỉ của nhà Phật.
    Cuộc sống hằng ngày, con người phải vật lộn với bao nhiêu hoàn cảnh làm tâm của họ luôn luôn biến đổi. Chỉ trong một giây, một phút có cả hàng trăm hàng ngàn ý nghĩ khác nhau đua nhau sanh khởi trong tâm của chúng ta, mà tệ hại nhất là những ý niệm bất thiện như tham lam, dục vọng, sân hận, tật đố… Làm cho tâm điên trí đảo. Vì sự nguy hại của dục vọng, trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy rằng: “Chế ngự được tâm là quý, vì cái tâm thật khó mà kiểm soát. Nó chạy không ngừng theo tham dục. Một khi tâm đã được chế phục sẽ đem đến hạnh phúc”.
    Đời sống con người không những bị chi phối bởi những tư tưởng trong ý thức giới như tham lam, giận hờn và si mê mà chúng ta đôi khi còn bị ảnh hưởng bởi những sinh hoạt của cõi vô thức. Thí dụ như khi ngủ, con người nằm mơ thấy những cảnh hãi hùng kinh sợ trong giấc chiêm bao của họ.
    Muốn chinh phục, kiểm soát được nội tâm thì thiền định là một phương pháp phát huy sức mạnh tinh thần hiệu nghiệm nhất. Theo đó thì người tu cố gắng chú tâm vào một đối tượng cho đến khi tâm có khả năng an trú và không lay động bởi ý tưởng hoặc cảnh vật bên ngoài. Khi tâm đã định thì tinh thần trở thành một nguồn năng lực vô song. Ngày xưa các vị A La hán có được thần thông biến hóa là do khả năng đi sâu vào thiền định của họ. Chính cái nguồn năng lực vô song này sẽ hủy diệt tất cả mọi phiền não để tâm được an nhiên tự tại và sau cùng chặt đứt vòng sinh tử luân hồi.
    3. Tuệ
    Mặc dầu định lực có sức mạnh vô song, nhưng Phật giáo chỉ dùng nó để phát triển trí tuệ mà thôi. Kiến thức của thế gian không phải là Trí tuệ theo ý nghĩa của nhà Phật. Các nhà bác học, bác sĩ, luật sư, học giả tuy là những người học rộng biết nhiều, nhưng họ còn bị tham, sân, si sai khai khiến và phiền não quấy phá. Chính vô minh, ái dục đẩy đưa họ lún sâu vào sinh tử luân hồi thì cái trí thức đó chỉ là cái vỏ bề ngoài còn trí tuệ của nhà Phật mới thật là cái sáng suốt triệt để phát xuất từ trong tự tánh của con người. Do đó người có trí tuệ sống trong thế gian nhưng không bị ô nhiễm của thế sự.
    Như vậy nhờ sự tổng hợp của thiền Chỉ và thiền Quán mà phát sinh ra trí tuệ để nhận thức được chân lý mà tiến về giải thoát giác ngộ. Đối với đạo Phật trí tuệ được xem như bước tiến cuối cùng trên đường giải phóng cái tự ngã của mình.
    Tiến trình “Giới, Định, Tuệ” được thực hiện nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào khả năng và ý chí của mỗi người. Nếu họ cố gắng và kiên trì thì có kết quả viên mãn. Ngược lại nếu họ không cố gắng và giải đải thì tiến trình này sẽ bị ngưng trệ và gãy đổ hoàn toàn.
    Giới trong sạch thì tâm không phiền não. Tâm không điên đảo thì cuộc sống sẽ vui vẻ và an lạc. Một khi tâm an thì đưa đến an tịnh, sáng suốt và đây là con đường phát sinh trí tuệ để thấy được thực tướng của vạn hữu. Khi chân tướng hiện bày thì không còn tham ái tức là chứng được Niết bàn và giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
    Muốn giới trong sạch thì con người phải quan tâm về lợi dưỡng. Vì thế kinh Phật có câu: “Sơ nghiệp Bồ tát đương quán lợi dưỡng sanh tham dục cố”, có nghĩa là: “Sơ nghiệp Bồ tát nên biết rằng lợi dưỡng sanh ra tham dục vậy”. Ví như một cây an trái, nếu ngày ngày chúng ta tưới nước dặm phân dưới gốc cây thì cây này sẽ đâm hoa kết trái sum suê. Con người thì cũng thế, nếu hằng ngày cứ chạy theo danh văn lợi dưỡng thì tâm sinh ra tham dục. Lòng tham dục càng lớn thì phiền não càng nhiều. Mà tham phiền não tăng trưởng thì dĩ nhiên si, mạn, nghi phiền não cũng đều nổi lên theo. Do đó càng tham cầu lợi dưỡng thì tâm càng dính mắc ở lục trần. Mà tâm càng dính
    mắc thì con người càng dễ đánh mất tâm thanh tịnh của mình.

    7 việc nhất định không nên làm, nếu làm sớm muộn cũng sẽ gặp báo ứng!



    Trong cuộc đời mỗi người, không phải lúc nào chúng ta cũng được thuận buồm xuôi gió. Có vô số chuyện không theo ý muốn luôn đi bên bạn và tôi. Đó là những điều mà người ta gọi là buồn và hận, bi và khổ, phiền não và thất vọng, long đong lận đận và bất công tủi nhục, khiến chúng ta không cách nào trốn thoát khỏi nó.
    Nếu đưa tầm mắt nhìn ra toàn xã hội thì, chiến tranh, đói khát, nghèo khó, bạo lực, khiêu dâm tình dục, thiên tai, ô nhiễm môi trường,… lúc nào cũng không ngừng ảnh hưởng tới chúng ta. Có thể nói, ở thế gian này, sinh mệnh dù rất ngắn ngủi và vô thường, nhưng cả cuộc đời đều là bị thống khổ và phiền não vây quanh.
    Nếu như một người có thể bình an, vui vẻ và khoan khoái mà vượt qua cuộc đời này, thì người đó quả thực vô cùng may mắn. Nhưng nếu muốn tận lực để nghĩ cách thoát khỏi những thống khổ và phiền não này, để chúng ta mỗi ngày đều được sống một cách vui vẻ tự tại, không nuối tiếc, thì cũng không phải là điều quá khó – chỉ cần bạn tin tưởng vào “nhân quả”, nhớ kỹ câu “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” (làm điều thiện được thiện báo, làm điều ác bị báo ứng), đồng thời ghi nhớ một số việc nhất định không được làm sau đây, vì những việc này ảnh hưởng cực kỳ lớn tới cả cuộc đời của bạn.
    1. Bất hiếu với cha mẹ
    Cha mẹ sinh ra ta và nuôi dưỡng ta, ân đức sâu đậm, trong kinh Phật có nói rằng, con người báo đáp vài tỷ kiếp cũng chưa hết được ân đức của cha mẹ. Người bất hiếu với cha mẹ, trời đất đều khó tha thứ. Hơn nữa, ngay cả cha mẹ mình còn không hiếu lễ kính trọng, làm sao có thể lãnh đạo người khác? Làm sao có thể thuyết phục công chúng?
    2. Tham dâm háo sắc
    Người tham dâm háo sắc, trong tâm có tà, thiếu ngay thẳng chính khí, sự nghiệp sẽ rất không thuận lợi, là việc làm vi phạm đạo đức, không thể viên mãn. Hơn nữa, người tham dâm háo sắc, sức khỏe khẳng định là bị hao tổn, làm sao có thể không mắc bệnh?
    3. Yêu chuộng tiện nghi, cực kỳ keo kiệt, rất ít khi làm việc thiện
    Người trong tâm tham lam và keo kiệt, nghèo khó thường sẽ không rời xa, không làm việc thiện, không có phúc đức, miệng ăn núi lở. Kiểu người này không có lòng thương người, không có nhân duyên, cũng nhất định khuyết thiếu tâm giúp đỡ người khác, vậy có thể nào thành công trong sự nghiệp được? Mặc dù có thể nhất thời vui vẻ, sung sướng, nhưng cuối cùng thi tiền tài cũng ra đi.
    4. Thường xuyên sát sinh
    Mỗi một sinh mệnh tồn tại, đều có nhân duyên đặc biệt của nó; các sinh mệnh được sinh ra không phải là để tạo điều kiện cho con người sát sinh. Người thường xuyên sát sinh, trong tâm khuyết thiếu thiện niệm, làm sao có thể đạt được thành công trong sự nghiệp và gặp hoàn cảnh tốt trong cuộc đời?
    5. Không tôn kính bậc thầy, kiêu căng ngạo mạn
    Đã là thầy giáo của mình, dẫn dắt mình, khẳng định là có chỗ ưu tú hơn mình. Nếu như mình không có chút khiêm tốn nhã nhặn nào, luôn cho rằng họ giảng chỗ này không tốt, làm không tốt hay là dẫn dắt không đúng, vậy thì làm sao có thành tựu gì đây? Bởi vì trong tâm lúc nào cũng phập phồng không yên, không có “vương giả phong phạm”. Khổng Tử viết: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (mấy người đồng hành, trong đó nhất định có thể lấy một người làm thầy của mình), người không khiêm tốn, lẽ nào có thể là người rộng lượng?
    6. Trộm cắp
    Khái niệm trộm cắp vô cùng rộng, chỉ cần đó không phải là đồ của mình mà chiếm dụng nó thành của mình, cho dù là cầm một tờ giấy hay một cây bút của công ty thì đều được coi là trộm cắp. Mặc dù chúng ta có lúc làm như thế mà trong tâm thấy rất quang minh chính đại, cũng rất thản nhiên, nhưng đó vẫn là một hành vi loại này. Nó làm tiêu hao rất nhiều phúc đức của bản thân mình, hơn nữa, bạn sẽ một lúc nào đó phát hiện ra mình cũng sẽ bị tổn thất một cái gì đó tương đương. Còn có một nhóm những người chuyên môn đi trộm cắp, nhưng cho dù “trở lên giàu có” rồi, thì cuối cùng vẫn rơi vào kết cục nghèo khổ bi thảm.
    7. Thường hay nói láo
    Sự hòa thuận giữa người với người, ăn ở phải đạo, coi trọng sự chân thành lẫn nhau, kiêng kỵ “hư tình giả ý” (đạo đức giả). Bất luận là người nhà ruột thịt thân thích hay mối quan hệ bạn bè với cấp trên, chỉ cần bạn thường ngày dùng ngôn ngữ chân thật, thành tâm đối xử tử tế, nhất định sẽ đạt được tín nhiệm của người khác. Ngược lại, thường xuyên bịa đặt những chuyện giả tạo dù chỉ một chút, hoặc là đã dưỡng thành “thuyết hoang tâm bất hoảng” (nói dối mà trong tâm không chút sợ hãi), dần dần thành “phản xạ có điều kiện” mà thuận miệng nói láo với bất kỳ ai, có khi chỉ vì một câu nói dối tùy tiện mà phải trả giá vô cùng thê thảm.
    Nếu như bạn không dính dáng gì đến bảy điều kể trên, xin thành thật chúc mừng bạn! Bạn hẳn là một người tôn quý có phúc. Dù cho hiện tại bạn có gặp khó khăn gì, cũng nhất định sẽ “liễu ám hoa minh” (trong hoàn cảnh khó khăn mà tìm được lối thoát), xua tan màn đêm và nhìn thấy ánh sáng.

    BIẾT “CÚI XUỐNG” MỚI LÀ TRƯỞNG THÀNH, BIẾT "HẠ MÌNH" MỚI LÀ CAO THỦ



    Cách đây rất lâu, có một chàng thanh niên người Nauy đã vượt biển đến nước Pháp để ghi danh thi vào học viện âm nhạc Pari nổi tiếng.
    Trong giờ thi, mặc dù anh ta đã cố gắng hết sức để thể hiện khả năng của mình với một trạng thái tốt nhất nhưng vẫn không được ban giám khảo tuyển chọn.
    Chàng thanh niên không một đồng xu trong người, đi đến con phố phồn hoa cách học viện đó không xa, đứng dưới một thân cây, và tiếng vĩ cầm vang lên theo nhịp kéo của anh.
    Anh ta chơi hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, thu hút rất đông người dừng chân lắng nghe.
    Chàng thanh niên đói khát cuối cùng nâng hộp đàn của mình lên, những người xem xung quanh xúm lại lấy tiền ra và bỏ vào hộp đàn.
    Có một tên ngạo mạn khinh thường anh ta và ném những đồng tiền xuống dưới chân của người thanh niên.
    Người thanh niên nhìn kẻ ngạo mạn rồi cúi người xuống nhặt những đồng tiền trên mặt đất, đưa cho người đó và nói: "Thưa ngài, tiền của ông rơi xuống đất này".
    Người ngạo mạn cầm tiền rồi lại một lần nữa ném xuống dưới chân của người thanh niên và nói: "Tiền này đã là của ngươi rồi, ngươi phải nhận lấy".
    Người thanh niên lại một lần nữa nhìn người ngạo mạn rồi cúi người thật sâu xuống cám ơn người ngạo mạn và nói: "Thưa ngài, cảm ơn sự giúp đỡ của ngài, vừa rồi tiền của ngài rơi xuống mặt đất, tôi đã cúi người xuống nhặt lên, bây giờ tiền của tôi rơi xuống mặt đất, xin phiền ngài cũng nhặt lên giúp tôi".
    Người ngạo mạn kinh ngạc trước hành vi của người thanh niên, nhưng cuối cùng cũng nhặt những đồng tiền trên mặt đất bỏ vào hộp đàn của người thanh niên, rồi bước đi với bộ mặt xám xịt.
    Những người vây xung quanh đều yên lặng dùng ánh mắt chăm chú mà theo dõi người thanh niên này, người ngạo mạn đó chính là vị giám khảo ban nãy.
    Cuối cùng vị giám khảo đó lại đưa chàng thanh niên về học tại học viện. Chàng thanh niên này tên là Bill Sardinia.
    Trong cuộc sống có thời điểm mà chúng ta lâm vào ngưỡng thấp nhất của cuộc đời, có thể sẽ gặp phải một số sự khinh thường vô duyên vô cớ. Khi chúng ta ở vào giây phút khó khăn cùng cực nhất của cuộc sống, có thể gặp phải sự chà đạp nhân phẩm của người đời. Phản kháng lại một cách gay gắt là bản năng của của chúng ta, nhưng thông thường sẽ khiến cho hành động của những người thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức đó càng thêm tệ hại hơn. Chúng ta không dùng lý trí để phản kháng, mà dùng một loại tâm thái khoan dung độ lượng để đối đãi cũng có thể bảo vệ được danh dự của mình.
    Khi đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng, bất luận là người có dã tâm nào đi nữa, khi đứng trước chính nghĩa thì đều không cách nào trụ vững nổi. Đôi khi "cúi xuống nhặt lên" lại thể hiện phẩm chất vô giá của bạn! Biết "cúi xuống" mới là trưởng thành, biết "hạ mình" mới là cao thủ.

    Ý Nghĩa Về Thiên Đạo

    Kính thưa quý vị Tiền Hiền Đại Đức ! Trong toàn thế giới hôm nay, có thể nói rằng chúng ta là một nhóm người vô cùng may mắn và được Trời ưu đãi nhất. Tại sao nói thế ? Tại vì chúng ta hầu như không tốn chút công sức gì mà cầu được cái quý báu nhất trong vũ trụ này, mà xưa nay Thánh Phật đều mơ ước tha thiết để cầu được, đó là Tiên Thiên Đại Đạo.
    Nhớ lại bữa cầu Đạo, chúng ta từ một trần thế bề bộn phức tạp, biến hóa khôn lường, bước chân vào một lãnh thổ khoan thai điều hoà và tràn đầy tình thương, tại một Phật Đường yên tĩnh, chúng ta đã tham dự một nghi thức cầu Đạo thật trang nghiêm cung kính, những cảm nhận lúc ấy không thể nào diễn tả được. Sở dĩ có câu rằng :"Như người uống nước nóng hay lạnh tự hay ".Trong tình cảnh ấy chúng ta đã cầu được Thánh Đạo. Sau đó chúng ta được nghe giảng sư thuyết về Tam Bảo, những chân lý huyền bí của Thánh Nhân để lại trong sách kinh đã được phô bày ra một cách mạch lạc rõ ràng, khiến lòng ta lĩnh hội sâu sắc. Hồi ấy những vị tu sĩ cũng chính từ đó mà giác ngộ được Đạo, ngay sau đó họ đẩy mạnh pháp luân, tuyên truyền Phật Pháp, đi cứu thế độ người, những vị ấy là những vị Thánh Phật, Bồ Tát mà xưa nay chúng ta vẫn tôn kính thờ cúng. Sở dĩ chúng ta hôm nay không thể như các vị Thánh Phật là vì chúng ta còn là một phàm phu tầm thường, niềm sung sướng sau khi đắc Đạo, linh tính như được tái sinh, và được mưa pháp tưới nhuần đó có lẽ sẽ khô cạn ngay, do bị trần cảnh tiêm nhiễm trở lại, nếu cứ tiếp tục như thế, linh tính bị mê mờ đi, thì sẽ mất đi cơ hội thành Phật và sẽ không thể hưởng thụ được sự quý báu của Đạo, đó là điều đáng tiếc vô cùng ! Nhưng có một điều chúng ta nên hiểu là : Hồi xưa tu trước đắc sau, nhưng bây giờ là đắc trước tu sau. Tuy rằng chúng ta được sự phù hộ và từ bi của Thiên Ân Sư Đức, đại nguyện hồng từ của Tổ Sư Di Lặc, và lòng nhiệt của tất cả Tiền Hiền mà cầu được Đại Đạo quý báu tràn đầy pháp hỉ này, nhưng xét cho cùng công phu tu hành của chúng ta còn chưa được vững chắc, Đạo học còn quá kém cỏi, nên lòng pháp hỉ vì đắc Đạo ấy sẽ bị mọi sự nghi ngờ, dục niệm dần dần che đậy và mê muội trở lại.
    Chính vì vậy, cho nên các vị Tiền Hiền vô cùng từ bi, ngay sau khi chúng ta cầu Đạo, liền tổ chức mở lớp giảng Đạo, hết lòng cổ vũ chúng ta đến tham dự, nếu chúng ta có chịu hy sinh chút thời gian quý báu về đến Phật Đường nghe giảng, tìm hiểu nghiên cứu về Đạo, chắc chắn sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ mọi sự nghi ngờ, và rửa sạch những dục vọng trần tục trong lòng, ngoài việc hiểu thêm được lẽ sống của con người, sau đó chúng ta mới sinh ra lòng tin và dũng khí ra sức sáng tạo, xây dựng cho mình cũng như cho mọi người một Thánh nghiệp vĩ đại huy hoàng.
    Hôm nay hậu học rất vinh hạnh được Thiên Ân Sư Đức phù hộ, đại đức cảm hóa của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, Giảng Sư và khổ tâm dạy dỗ của các vị Tiền Hiền, mới có được cơ hội này cùng quý vị Đại Đức nghiên cứu chân lý của Ơn Trên. Tiêu đề của bài viết là :"Ý nghĩa về thiên Đạo ". Chúng ta đã cầu được Đạo, vậy Đạo là gì ? Ý nghĩa của Đạo là gì ? sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng bước một.
    Đức Lão Tử rằng :" Hữu vật hỗn thành, tiên Thiên Địa sanh, tịch hễ liêu hễ, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu, ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo ".(Trang viết Đạo thứ 25)
    Trong Ngũ Giáo Thánh Nhân, Đức Lão Tử miêu tả và trình bày về Đạo nhiều nhất. Thực ra thực thể của Đạo vốn không miêu tả được, nhưng chỉ vì muốn giúp cho chúng sanh đời sau có chút manh mối để tìm hiểu về Đạo, nên Thánh Nhân mới chịu khó dùng từ ngữ để thuyết minh trình bày ra. Đức Lão Tử để lại câu này trong quyển Đạo Đức Kinh có ý nghĩa gì ?.
    - " Hữu vật hỗn thành ": chữ " vật " trong câu này là chỉ cái "Đạo ", hỗn thành là không biết nó hình thành như thế nào. Vạn vật sinh ra đều có nguồn gốc của nó, nói cách khác vạn vật trong vũ trụ đều là vật thể bị sinh ra. Nhưng chỉ có Nó là không bị sinh ra, và cũng không ai biết được Nó hình thành bởi gì, vì thế mới dùng từ "hỗn thành ",nghĩa là Nó tự mình hình thành không hề bị sinh ra.
    - " Tiên Thiên Địa Sinh " : Trước khi có trời đất đã có Nó, Nó đã tồn tại trước khi có trời đất.
    - " Tịch Hễ Liễu Hễ": " Tịch " là tĩnh tịch vô thanh. " Liễu " là hư không vô vật. " Tịch Liễu " là mô tả nó không có hình thể nào hết, cũng không có âm thanh hoặc mùi vị tại vì Nó không phải là một vật chất.
    -" Độc lập nhi bất cải" : " Độc lập " là không lệ thuộc, " độc " là một thể tuyệt đối, " bất cải " là vĩnh viễn không thay đổi, và không bao giờ hư hoại.
    -" Chu hành nhi bất đãi ":" Chu hành " là tự sinh ra một tác động, vận hành vạn vật một cách trọn vẹn, " bất đãi " là không ngừng trệ mệt mỏi hoặc có trở ngại. Ý rằng, Nó có một tác động làm cho vạn vật vận hành rất trọn vẹn và không bao giờ ngừng trệ : tất cả vạn vật đều dựa vào Nó mà tồn tại, không một phút giây nào rời khỏi Nó.
    -" Khả Dĩ Vi Thiên Hạ Mẫu ": Nó có thể được xưng là Thân Mẫu ( nguồn gốc sinh ra) của trời đất vạn vật.
    -" Ngô bất chi kỳ danh ": Nó vốn không có tên gọi, nên tôi cũng không biết Nó kêu tên gì.
    -" Tự chi viết Đạo ": Bất đắc dĩ mới đặt đại một cái tên là " Đạo " để tượng trưng cho Nó.
    -" Đây là một đoạn văn miêu thuật về Đạo của Đức Lão Tử. Từ câu nói trên chúng ta trích ra được một số kết luận sau:
    1) Đạo là mẹ của vũ trụ vạn vật :
    Như đã trình bày ở trên, chưa có trời đất là đã có Đạo, vạn vật trong vũ trụ đều do trời đất sinh ra, trời đất là do Đạo mà sinh ra, vì vậy mới gọi Đạo là mẹ của vũ trụ vạn vật. Chúng ta hiểu rằng, vạn vật là do trời đất mà sinh, vậy thì nguồn gốc của vạn vật là trời. Con người chúng ta tuy thông minh tài trí, đã sáng tạo nên nền khoa học văn minh tột độ ngày hôm nay, nhưng tuyệt đối không có cách nào sáng tạo nên cái sinh cơ của một tính mạng, một hạt giống, một bông hoa, một cây cỏ, và cũng như tất cả sự sống của vạn vật, bây giờ không được, sau này cũng không được, và mãi mãi vẫn không cách nào thực hiện được. Vì nguồn gốc của sinh cơ là do Ơn Trên ban cho ( hoặc gọi là tự nhiên). Con người cũng vậy, có câu nói : " Con người là trời sinh đất dưỡng ". Thân thể này là mượn cái trợ duyên của cha mẹ mà hình thành, nhưng cái làm cho thân thể trưởng thành và phát dục là phải nhờ sự tác dụng của sinh cơ. Con người được trời ưu đãi nhất, thừa nhận một linh tính nguyên vẹn của Ơn Trên và trở thành linh trưởng của vạn vật . Bởi thế, đối với tự nhiên. Đạo là mẹ của vạn vật : đối với con người, Đạo là linh tính của Thượng Đế ban cho, chúng ta gọi Thượng Đế là "Lão Mẫu Nương " một người là Mẫu thân sinh ra linh tánh chúng ta, và Mẫu thân sinh ra thân thể chúng ta. Chúng ta chia tay với Lão Mẫu Ơn Trên đã hơn 60.000 năm rồi. Hôm nay chúng ta cầu đạo là muốn nhận biết lại Lão Mẫu Nương này, và tu đạo để khôi phục lại hào quang của linh tính và tìm lại được con đường để sau này có thể trở về gặp lại Lão Mẫu Ơn Trên, thoát khỏi sự luân hồi trong khổ hải.
    2) Đạo là phép tắc xử lý vạn vật :
    " Lý" là công dụng của Đạo, đối với trời gọi là Thiên Lý, ví dụ như sự vận hành của mặt trời mặt trăng và sự giao thế của Xuân, Hạ, Thu, Đông, mưa gió, sương mù đều phải dựa vào Thiên lý, nên không bao giờ dừng lại và thay đổi. Đối với Địa lý nên tràn đầy sinh cơ . Đối với vật gọi là Vật Lý, nên từ xưa đến nay tất cả hiện tượng vật lý không bao giờ thay đổi. Đối với sự việc gọi là Sự Lý, nếu tất cả sự việc đều hành sử theo phép tắc của nó, thì không bao giờ gặp trở ngại. Đối với con người gọi là Tính Lý, nếu con người cũng biết dựa vào tính lý lương tâm mà làm người, mới xứng đáng được tôn xưng là " Vạn vật chi linh ".
    Như đã kể ở trên, Đạo là một thể độc lập không lệ thuộc và mãi mãi không thay đổi. Đạo có một tác động thúc đẩy vạn vật vận hành rất trọn vẹn, không bao giờ ngừng trệ hoặc có trở ngại. Trời đất vạn vật vì biết dựa theo Đạo mà vận hành nên được tồn tại rất lâu dài, từ đó chúng ta biết được sự vận hành của vạn vật phù hợp với phép tắc của Đạo mới được an toàn bình thường : nghịch với phép tắc của Đạo thì khác thường, nên Đạo là phép tắc để xử lý vạn vật .Thiên, Địa, Nhân, Sự, Vật đều do Đạo thao tác cai trị. Con người thừa nhận tính lý của Đạo mới được sinh ra giữa trời đất, trở thành linh trưởng của trời đất vạn vật, nên con người xử lý vạn vật trong thiên hạ tất phải tuân theo phép tắc của Đạo, mới thực sự là một người đội trời đạp đất. Tục ngữ rằng :" Thuận thiên tắc sinh, nghịch thiên tức vong ".Trời tuân theo Thiên Lý mà có đức hiếu sinh, nên có khả năng sinh dục vạn vật. Đất tuân theo Địa Lý mà có đức quảng sinh, nên có khả năng dưỡng dục vạn vật. Con người sống giữa trời đất, nếu có thể tuân theo tính lý mà sống để bù đắp chỗ thiếu hụt chưa hoàn bị của trời đất, thì thiên hạ tất sẽ hiện ra cảnh tượng thanh bình lành mạnh, đó chính là một cảnh tượng ban đầu vốn có của thiên hạ. Nhưng vì con người từ khi nảy lên một ý niệm vô minh, lòng tự kỷ tham lam nổi dậy, mới gây nên những hành vi tranh dành chiếm đoạt lẫn nhau, và phá hoại cục diện thăng bình của thiên hạ : thậm chí ngày càng hiểm ác hơn, hình thành một xã hội hỗn loạn chém giết lẫn nhau, tạo nên một thế giới tràn đầy tội ác, tai kiếp liên miên tày trời. Nay chúng ta đã cầu Đạo, tìm lại được Phật tính lương tâm đã đánh mất tự bao giờ, sau này phải biết dựa theo phép tắc của Đạo xử sự, tuân theo Thiên Lý lương tâm làm việc, bù đắp sự khiếm khuyết của trời đất. Như thế, Thiên, Địa, Nhân tam tài tự hoàn thành bổn phận của mình, mới có thể hóa trừ hoạ kiếp, hồi phục lại cảnh tượng thăng bình của thế giới.
    3) Đạo là con đường chánh trở về trời của chúng sinh :
    Chúng ta đã được biết rằng con người là do Trời sinh, nói cách khác là chúng ta là từ trên trời xuống trần gian. "Trời "này là Vô Cực Lý Thiên đến, thì sau này cũng nên trở về Vô Cực Lý Thiên - là quê hương của chúng ta. Con người từ Vô Cực Lý Thiên đến, thì sau này cũng nên trở về Vô Cực Lý Thiên mới là gốc chính của con người. Nhưng vì từ khi con người nổi nên dục vọng có lòng tham muốn ích kỷ, nên đã tạo ra nhiều tội lỗi . Trong Thánh Kinh, Đức Giê Su có để lại một câu rằng :" Tổ tiên của nhân loại, Adam và Eve, vì chịu lời cám dỗ của rắn độc mà vi phạm ý chỉ của Thượng Đế, ăn nhằm quả thiện ác -quả cấm-mà tạo nên tội lỗi ". Trong kinh Phật cũng có câu ý rằng : Con người sinh ra vốn không có hoạ kiếp, cho đến khi có ý niệm vô minh mà bắt đầu truỵ lạc. Đó chính là nguyên do gây nên hoạ kiếp và sự truỵ lạc của con người. Con đường về Trời từ đó đã bị bế tắc và ngược lại con đường truỵ lạc xuống địa ngục dần dần rộng mở, con người bắt đầu truỵ lạc xuống tứ sinh lục đạo luân hồi, không được về Trời - quê nhà xưa.
    ( Tứ sinh : thai sinh, noãn sinh, thắp sinh, hoá sinh. Lục đạo : Thiên đạo, Nhân đạo, A tu la Đạo, Súc sinh đạo, Quỷ đói đạo, Địa ngục đạo)
    Chúng ta cầu Đạo, là phải mở lại cánh cửa về Trời - Huyền Quan. Đức Giê - Su rằng :" Các ngươi hãy vào cửa chật, vì dẫn vào cửa diệt vong âý rất rộng, con đường rất lớn, nhưng người vào đó cũng rất nhiều, dẫn vào cửa vĩnh sinh là chật, con đường rất nhỏ, những người tìm được cũng ít". (" Mã Thái Phúc Âm " trang 7, tiết 13,14). Như chúng ta cũng đã biết, con người vốn từ trên Trời xuống, sau này cũng nên trở về Trời, nhưng mà từ khi lòng tham dục nổi nên và tạo nên tội lỗi, thì con đường trở về trời đã bế tắc. Những tham dục của con người là vì đôi mắt ham sắc mà động lòng, đôi tai ham nghe âm thanh mà động lòng, cái mũi ham ngửi mùi mà động lòng. Cái miệng ham ăn đồ ngon mà động lòng. Mắt, tai, mũi, miệng là bốn cánh cửa rộng lớn, luôn mở mang, và luôn luôn chạy theo mọi sự hưởng thụ của vật chất, dục vọng, sắc đẹp, danh lợi..., trên con đường đua đòi những thứ ấy, đã đánh mất lương tâm và làm xằng làm bậy, cho nên rằng, cánh cửa là rộng, con đường là lớn : những con người này khắp toàn thế giới cũng có ,vì vậy rằng những người đã đi lại rất nhiều. Chúng sinh trên con đường đuổi theo lòng tham hưởng thụ, tứ đại bàng môn rộng mở, cuối cùng linh tính sẽ từ bàng môn mà ra, bước lên con đường diệt vong - địa ngục. Cầu Đạo là mở" cửa chật" - Huyền Quan, đó là con đường Thiên Lý, làm việc theo Thiên Lý lương tâm, rất có thể sẽ gặp nhiều chắc trở, nên phải cẩn thận, từng ly từng tí, rụt rè thận trọng như đang chạy trên con đường chật hẹp, cho nên rằng, những người tìm được cũng ít. Nếu có thể cầu Đạo, mở ra " cửa chật ",dựa theo linh tính, Phật tính lương tâm làm việc, cho đến trăm năm tuổi thọ, linh tính từ Huyền Quan - " cửa chật " mà ra, như vậy mới dẫn đến Thiên Đường vĩnh sinh - Vô Cực Lý Thiên, đó là quê hương của chúng ta. Nên rằng : Đạo là con đường, là chỗ dẫn chúng ta trở về Vô Cực Lý Thiên - con đường chánh trở về quê hương cũ.
    Những lời nói trên, chỉ là những lý luận thô thiển cơ bản mà thôi. Chúng ta nên biết rằng, Đạo là chí bảo của vũ trụ, chứ không phải là một vật chất, Nó không có hình thể, nhưng Nó có khả năng chủ tải tất cả vật chất, sinh hóa tất cả hình thể, nên Nó tuyệt đối không thể nào dùng văn tự lời lẽ mà miêu tả hình dung được. Tất cả kinh điển của Thánh Phật đều có cùng một tôn chỉ, đều trình bày về Nó, nhưng muốn hiểu rõ bộ mặt thật của Đạo, điều quan trọng nhất là phải tự đi tìm hiểu và giác ngộ. Chúng ta rất hân hạnh cầu được Đạo, nhưng làm thế nào để phát huy công dụng của chí bảo này ? Chỉ nhờ sự tận tâm chịu khó nghiên cứu mới có thể thấu hiểu được. Sự quý báu của Chân lý là phải tự đi nghiên cứu giác ngộ mới hiểu rõ được, rồi càng hiểu sâu thì càng thể hiện được công dụng đẹp đẽ của Nó, và cố gắng thực tiễn trong sinh hoạt hằng ngày, như thế mới thực sự là hiểu được sự quý báu của Đạo.

    Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

    SÁT SANH CÚNG TẾ KHI NGƯỜI THÂN CHẾT, CHÍNH LÀ HẠI NGƯỜI ĐÃ MẤT.

    Vì sao thế? Vì việc sát hại cho đến tế lễ đó không có mảy may năng lực lợi ích cho người mất, mà chỉ kết thêm tội duyên, làm cho sâu nặng hơn thôi.
    Chúng ta dứt khoát không thể coi thường đoạn khai thị này, phải ghi nhớ kỹ càng. Vì việc này chúng ta thường gặp, nhất định phải giảng rõ ràng, nói rành rẽ, làm cho họ giác ngộ. Cúng tế quỷ thần đích thật chẳng có giúp ích mảy may gì cho người mất, tuyệt đối đừng khởi vọng tưởng [cho rằng] người mất tạo tội nghiệp, chúng ta cúng quỷ thần, quỷ thần sẽ tha thứ cho họ, quỷ thần sẽ xá miễn cho họ, chẳng có đạo lý này.
    Trong thế gian có thể có một số người tham lam, ăn hối lộ, làm sai phép, chứ trong cõi quỷ thần không có, sách xưa có câu ‘thông minh chánh trực mới làm thần’. Những việc cấu kết, nịnh nọt quỷ thần, hy vọng quỷ thần có thể tha thứ, xá miễn là một tâm lý sai lầm, thực hiện một hành vi phạm tội, làm sao có thể được giúp đỡ! Cho nên cách làm này chỉ kết tội duyên mà thôi.
    Người hiểu đạo lý này thì trong các hôn lễ, đám ma, tiệc vui, ăn mừng trong thế gian, trong những buổi tiệc này tuyệt đối không được sát sanh, sát sanh tức là như hai câu sau đây: ‘chỉ kết tội duyên, tăng thêm sâu nặng’, kinh này nói rất nhiều, rất tường tận. Làm lễ mừng ngày sanh, chúc thọ, bạn hy vọng trường thọ, nhưng lại sát hại những chúng sanh này, bạn có thể được trường thọ hay sao?
    Con người có cái khổ già, khổ bịnh, lúc lâm chung, chúng ta nhìn thấy tướng trạng đau khổ đó đều chẳng chịu nổi. Tại sao người ta có những tướng trạng đó? Vì họ chẳng hiểu đạo lý, cả đời chỉ biết kết tội duyên với chúng sanh.
    Cho dù những người giàu có, trưởng giả trong thế gian cũng không thể tránh khỏi, lúc người giàu chết đi, tạo ra đủ mọi nghiệp chướng, chúng tôi đã từng thấy tận mắt. Lúc người giàu, quý tộc ở thế gian chết đi thường phải chịu bịnh khổ trong một thời gian dài, hiện nay gọi là chứng người già mất trí nhớ. Đến thời kỳ cuối cùng thì bất tỉnh nhân sự, chẳng nhận ra người nhà, thân thích, mê hoặc điên đảo. Trong những tình trạng như vậy, họ sẽ sanh về đâu? Đương nhiên sẽ sanh về tam ác đạo. Cả đời có phát đạt, có huy hoàng cách mấy, khi chết đi phải đọa vào tam ác đạo, bạn xem họ có thành tựu gì hay không? Chẳng bằng một người nghèo khổ ở thế gian thật thà niệm Phật, tiền đồ của họ là đến tây phương Cực Lạc thế giới làm Phật, làm sao có thể so sánh cùng họ được!
    Dù bạn có được tài sản ức vạn ở thế gian cũng chẳng sánh bằng người nghèo mạt niệm Phật vãng sanh. Chúng ta thấy họ biết trước giờ ra đi, tự tại vãng sanh, chẳng có bịnh khổ, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, đó mới gọi là phước báo chân chánh, đó mới là sự hưởng thọ tối cao trong đời người. Lúc lâm chung sợ nhất là mê hoặc điên đảo, lúc lâm chung mà mê man thì dù được trợ niệm cũng không giúp được gì. Khi trợ niệm thì nhất định người bịnh phải thần trí sáng suốt, mãi cho đến lúc tắt thở cũng phải tỉnh táo, không mê man, được vậy thì trợ niệm sẽ giúp đỡ rất nhiều, nếu họ có thể nhất tâm niệm Phật thì chắc chắc sẽ được sanh tịnh độ. Cho nên chúng ta phải nghĩ coi tương lai lúc mình lâm chung sẽ mê hoặc điên đảo hay không? Muốn mình lâm chung không bị mê man, rối loạn thì nhất định phải tu phước. Người xưa nói đến Ngũ Phước, phước thứ năm [trong ngũ phước] theo cách nói hiện nay tức là ‘chết lành’, đó thật là có phước. Chết lành thì chắc chắn sẽ sanh lành, nghĩa là tương lai bạn đầu thai nhất định sẽ sanh đến cõi lành, đây là đạo lý nhất định. Nếu lúc chết bị mê man, rối loạn thì sẽ không sanh đến cõi lành được.
    Do đó có thể biết chúng ta trong đời này phải dứt khoát đừng kết oán thù với chúng sanh, nhất định không được làm tổn hại đến một chúng sanh nào cả. Chúng sanh đều là phàm phu, khi bạn gây tổn thương cho họ, họ ôm hận trong lòng vĩnh viễn chẳng quên, đợi có cơ hội liền trả thù, oan oan tương báo dây dưa chẳng dứt. Không những không được sát hại chúng sanh, mà làm cho chúng sanh khởi phiền não cũng là tội lỗi, khi mình làm cho chúng sanh khởi phiền não thì họ sẽ làm cho mình sanh phiền não, oan oan tương báo. Do đó nếu muốn trên đường Bồ Đề được thuận buồm xuôi gió thì phải ghi nhớ hai câu, đừng kết oán thù với người ta.
    Trích : Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký

    Ba Đường Ác Do Đâu Mà Có?

    Phật nói với chúng ta: “Đường ngạ quỷ là do lòng tham, tâm tham nặng đọa vào đường ngạ quỷ; đường địa ngục là tâm sân hận; đường súc sanh là tâm ngu si”. Tâm ngu si chính là đối với tà-chánh, thật-giả, thiện-ác, lợi-hại đều không rõ ràng, mơ mơ hồ hồ, đó là ngu si. Thế gian này, người tốt người xấu đều không phân rõ ràng, việc tốt việc xấu cũng không tường tận, luôn luôn là làm những việc điên đảo, vậy thì quả báo sẽ ở đường súc sanh. Có một số vị cho rằng đường súc sanh dường như tuổi thọ không quá dài, thì sao không dễ dàng thoát khỏi đường súc sanh chứ? Đường súc sanh có một số loài tuổi thọ không dài, thế nhưng cũng có loài tuổi thọ rất dài. Cho dù tuổi thọ không dài, họ cũng không dễ gì thoát khỏi. Súc sanh ngu si, nó chấp trước cái thân tướng đó chính là nó, sau khi chết vẫn trở lại súc sanh, rất khó đi đến được đường khác để thọ sanh. Việc này thì sẽ rất phiền phức. Thí dụ trên Kinh Phật nói với chúng ta một câu chuyện, năm xưa khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Kỳ Viên Tịnh Xá có một ít công trình đang thi công, Phật xem thấy dưới đất có một ổ kiến liền mỉm cười. Những học trò đi theo bên cạnh Phật liền hỏi: “Vì sao Ngài mỉm cười những con kiến này?”. Phật liền nói: “Đàn kiến này rất ngu si, bảy vị Phật xuất thế mà nó vẫn chưa thoát khỏi thân kiến”. Chúng ta không nói nhiều, chỉ nói một vị Phật xuất thế là ba A Tăng Kỳ kiếp, bảy vị Phật xuất thế là hai mươi mốt A Tăng Kỳ kiếp mà nó vẫn còn làm kiến. Không phải thọ mạng của nó dài đến như vậy, mà khi kiến chết rồi đầu thai lại vẫn làm kiến, đời đời kiếp kiếp làm kiến, không hề nghĩ đến có thể thay đổi một cái thân khác. Đường súc sanh cũng không dễ gì thoát khỏi cái thân súc sanh.
    Tuổi thọ của đường ngạ quỷ dài. Trên Kinh Phật nói với chúng ta, một ngày ở trong cõi quỷ là một tháng ở nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của cõi quỷ cũng giống như cách tính của nhân gian chúng ta vậy, một năm có ba trăm sáu mươi ngày, mười hai tháng; ba trăm sáu mươi ngày tính là một năm, thế nhưng phải ghi nhớ, một ngày của họ là một tháng của nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của ngạ quỷ đoản mạng cũng là một ngàn tuổi, mạng dài thì là đến ngàn ngàn tuổi, có gì đáng sợ hơn không? Bạn đọa vào đường ngạ quỷ thì lúc nào bạn mới có thể ra được? Nếu tính ra cũng phải đến mấy vạn năm sau, bạn mới có thể thoát ra được. Những ngày tháng đó thật khốn khổ. Trong cõi quỷ không nhìn thấy mặt trời, trăng, sao, ba ánh sáng này đều không nhìn thấy, bầu trời là một màu tối đen. Mấy ngày chúng ta không nhìn thấy mặt trời thì đã rất khó chịu rồi, nếu bạn ở trong cõi quỷ phải chịu mấy vạn năm không nhìn thấy mặt trời, bạn nói xem những ngày tháng đó có khổ không? Đời sống trong cõi quỷ rất khủng khiếp.
    Cho nên ở trong ba đường ác, cõi quỷ gọi là đao đồ, cõi súc sanh gọi là huyết đồ, cõi địa ngục gọi là hỏa đồ. Đường súc sanh gọi là huyết đồ, vì súc sanh không có chết yên, đều là máu chảy, con lớn ăn con nhỏ, ăn nuốt lẫn nhau, hay nói cách khác, đều không thể chết tốt. Việc này chúng ta phải nên biết. Cõi quỷ vì sao gọi là đao đồ? Đao là hình dung thường hay có người đến giết hại họ, thân tâm của họ thường bất an, thường hay sống trong khủng khiếp, ý nghĩa chính là như vậy. Địa ngục gọi là hỏa đồ, vì địa ngục là một biển lửa, thật quá khổ. Tuổi thọ của địa ngục trong Kinh Phật nói không giống nhau, cách nói không giống nhau này tuyệt nhiên không phải Phật nói sai. Cách nói ở trong Kinh này cùng với cách nói trong Kinh kia có sự khác biệt về tuổi thọ rất lớn, bởi vì chủng loại địa ngục không như nhau; có một số tuổi thọ trong địa ngục rất dài; có một số chịu khổ trong địa ngục tương đối nhẹ, nên tuổi thọ tương đối ngắn một chút.
    Chúng ta căn cứ trên kinh đã nói, một ngày ngắn nhất ở trong địa ngục là hai ngàn bảy trăm năm ở nhân gian chúng ta. Đất nước chúng ta ở trên thế giới này được gọi là nước văn minh cổ xưa, chúng ta có lịch sử năm ngàn năm thì so với trong địa ngục vẫn chưa đến hai ngày. Trên Kinh Phật đã nói, một năm ở trong địa ngục cũng là ba trăm sáu mươi ngày. Các vị phải ghi nhớ, một ngày của họ là hơn hai ngàn bảy trăm năm chúng ta. Thọ mạng của họ, yểu mạng cũng là một vạn tuổi, trường thọ thì đến vạn vạn tuổi. Rất là khủng khiếp! Cho nên, mỗi giờ mỗi phút chúng ta nhất định phải đề cao cảnh giác, không nên tạo nghiệp địa ngục, nghiệp của ba đường đều không thể tạo. Vì sao mà đọa lạc vào ba đường? Phật nói cho chúng ta nghe mười ác nghiệp. Mười ác nghiệp nghiêm trọng nhất thì đọa địa ngục, kế đến đọa ngạ quỷ, nhẹ nhất là đến súc sanh. Mười ác nghiệp là:
    Thân tạo ra sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
    Miệng thì nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt, nói ác khẩu. Nói dối là không thành thật, nói sai sự thật; nói hai chiều là khiêu khích thị phi; nói thêu dệt là lời nói ngon ngọt, đều là mê hoặc người, lừa gạt người; nói ác khẩu là lời nói thô lỗ.
    Ý nghiệp là tham, sân, si.
    Giả như mỗi ngày chúng ta tạo ra mười loại nghiệp này, thân thì sát-đạo-dâm, miệng nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt, ác khẩu, trong lòng tràn đầy tham-sân-si, vậy thì tiền đồ của bạn quyết định đến ba đường ác, không cần đi hỏi người nào nữa! Rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Ba đường ác thì đến đường nào vậy? Bạn chính mình phải tỉ mỉ thử nghĩ xem thì cũng biết. Càng nghĩ càng đáng sợ, cho nên chúng ta nhất định không làm việc này. Không những chúng ta không chịu đọa ba đường ác, mà ba đường thiện ở trong sáu cõi chúng ta cũng không cần. Vì sao vậy? Không cứu cánh. Bạn muốn tu phước báo nhân thiên, đời sau được thân người lại hưởng phước, thế nhưng người hưởng phước có rất ít người có đầu óc tỉnh táo, rất ít người không mê hoặc, vậy thì phước của bạn hưởng hết rồi phải làm sao? Thế gian này người có phước báo rất nhiều, chúng ta cũng có lúc có cơ hội gặp được, xem thấy họ vừa hưởng phước vừa tạo tội nghiệp, muốn giúp cho họ mà không thể giúp, vì sao vậy? Khi bạn khuyên họ, họ nghe được mấy câu nói rồi liền nhìn trước nhìn sau, đem lời nói của bạn bỏ ngoài tai, căn bản là không chịu nghe, căn bản là không muốn bạn nói thêm nữa, vậy thì bạn còn cách nào không? Họ vẫn tùy theo tập khí của họ, tùy theo nghiệp chướng của họ mà trải qua đời sống cuồng vọng tham dục, mãi đến đem phước báo của đời quá khứ của họ đã tu được tiêu hao hết sạch, sau đó đi đến ba đường ác để đối chất. Họ chỉ làm những việc như vậy. Chúng ta xem thấy họ thật đáng thương nhưng không cách gì cứu. Cho nên, nhất định phải thường giữ tâm khiếp sợ đường ác.
    Trích Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10, năm 1998, tập 9- HT. Tịnh Không chủ giảng