• MÓN ĂN CHAY DINH DƯỠNG
  • HỎI ĐÁP VỀ VẤN ĐỀ ĂN CHAY
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI ĐẦY BÍ ẨN
  • Người theo dõi

    Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

    Cái giá phải trả bởi không tin Thần Phật




    Thời đó giao thông vùng nông thôn bị tắc nghẽn, làng quê khắp nơi đều bắt đầu thi công làm đường quốc lộ. Năm 1976, Trương bí thư và Hàn trưởng làng Kim Sơn phụ trách thi công một con đường từ làng Kim Sơn đến công xã Ngọc Sơn.
    Làng Kim Sơn cách công xã Ngọc Sơn hơn 20 cây số, trên con đường mới thi công cần phải đi qua Thạch Nha Tử. Thạch Nha Tử có một ngôi miếu Quan Âm, nếu như thi công con đường, thì phải đập bỏ miếu Quan Âm.
    Những người dân công làm đường ai cũng đều không bằng lòng đập bỏ ngôi miếu, bởi họ tin rằng đập chùa, phá miếu, hủy tượng Phật sẽ bị báo ứng. Vậy nên họ đề nghị thi công con đường vòng qua ngôi miếu. Nhưng bí thư Trương và Hàn trưởng làng kiên quyết không đồng ý: “Chúng tôi là đảng viên, chúng tôi vốn không tin Thần Phật gì cả. Mọi người hãy chuẩn bị thuốc nổ để phá miếu. Dứt khoát thi công con đường qua ngôi miếu này, hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu”.
    Dân công không biết thuyết phục ra sao, đành phải đào lỗ chôn thuốc nổ, lắp ngòi phá hủy miếu Quan Âm. Không lâu sau con đường mới đã thi công xong.
    Ngày đầu tiên thông xe, Hàn trưởng làng lái máy kéo đi ngang qua Thạch Nha Tử (nơi miếu Quan Âm bị phá hủy) thì chiếc xe bất ngờ bị lật. Hàn trưởng làng bị thương nặng, sau đó được đưa đến bệnh viện huyện để cấp cứu. Ngày hôm sau, vợ của Hàn trưởng làng lại ngồi trên một chiếc xe máy kéo khác muốn đi thăm trưởng làng, khi xe đi đến miếu Quan Âm, xe lại bị lật, vợ của trưởng làng chết ngay tại chỗ.
    Sau khi con đường sửa xong, Trương bí thư trước giờ vốn rất khỏe mạnh bỗng dưng bị bệnh cao huyết áp nặng, không thể làm việc bình thường được nữa, đành phải nghỉ hưu ở nhà chữa bệnh.
    Sau khi về nhà không được bao lâu, bệnh tình của ông Trương càng ngày càng nghiêm trọng. Trương không thể đi lại bình thường được, mỗi ngày đành phải ngồi trên một chiếc ghế dài, muốn đi đâu thì phải bò lần theo chiếc ghế mà đi. Dần dần ngay cả nói chuyện cũng không thể nói được nữa, chỉ có thể ra hiệu bằng tay. Về sau, bệnh tình của ông càng nặng hơn, chỉ có thể nằm liệt trên giường cả ngày, không thể xoay người, có lúc đại tiểu tiện ngay trên giường. Hàng xóm thường hay nghe thấy tiếng kêu gào đau đớn giống như tiếng bò kêu của ông. Trương bí thư sau một thời gian bị bệnh tật giày vò thì qua đời.
    Chuyện này thời gian ấy đã làm chấn động cả một vùng. Người dân đều nói, họ không tin Thần Phật thì thôi, lại còn dám ngang nhiên phá chùa phá miếu; tự làm tự chịu, bây giờ mới gặp báo ứng, đây quả thật đã ứng nghiệm với câu “hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu” mà họ đã nói.
    Về sau, vị Hàn trưởng làng đó hối hận nói với những người bên cạnh rằng: “Ài … Nếu như trước kia nghe lời đề nghị của mấy dân công kia, thì đã không phải gặp quả báo như bây giờ”.
    Sau khi Trương chết, vợ của ông đã lập một bàn thờ cúng Phật, bà thường xuyên ăn chay niệm Phật để chuộc tội cho chồng.
    Không chỉ ở Trung Quốc, người dân ở nhiều nơi từ trước đến nay không ngừng bị chính quyền nhồi nhét thuyết vô Thần, khiến cho người ta không còn tin tưởng và kính trọng Thần Phật nữa. Thậm chí có người còn dám miệt thị cả Thần Phật, và đã làm rất nhiều chuyện xấu xa, cuối cùng hại người hại mình, thật là đáng bi ai.



    Công quả, phúc đức mất hết nếu làm 6 điều này

    Công quả, phúc đức mất hết nếu làm 6 điều này


    Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'




    Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. 

    Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý 

    làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn 

    khiến phúc báo bị hao tổn mất.

    Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao 

    tổn nhanh nhất mà một vị hòa thượng khuyên bảo!

    1. Thường xuyên sát sinh
    Sát sinh là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao 

    tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát 

    sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất 

    định phải sát sinh thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh. Bởi vì 

    sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản 

    thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước thì chúng 

    ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.

    2. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh
    Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: Người phụ nữ không hay tức 

    giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức 

    giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.

    Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa 

    thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu 
    cháy 

    hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng: Oán giận 

    một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc 

    đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha 
    mẹ, 

    người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích 

    lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất 

    là “phúc mỏng mệnh nông”.

    3. Xung đột với cha mẹ, người bề trên
    Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong 

    những việc làm “tổn phúc bại lộc.” Vô luận là cầu cái gì cũng 

    đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi 

    vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân 

    duyên, làm việc đều không thuận…Nếu như công việc 
    không 

    thuận lợi, cảm tình thống khổ lập tức hiếu thuận với cha mẹ, 

    cha mẹ vui mừng thì hết thảy thiên nhân, quỷ thần đều sẽ 

    đến 

    bảo hộ. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với 

    cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. 

    Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì 

    cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên 

    cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp.

    Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ 

    giàu 

    có, khá giả. Hiếu thuận nhưng không dùng vật phẩm tiền tài 

    nuôi dưỡng cha mẹ thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu 

    hụt tài phú.

    Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, đại đức, một câu làm tổn 

    hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia 
    đình.

    4. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét 
    người khác.

    Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, 

    tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên 

    che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. 

    Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư 

    Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời 

    trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh 

    vượng.”

    Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương 

    lai cũng sẽ phải chịu như thế.

    5. Khoe khoang, khoa trương bản thân
    Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự 

    mãn sẽ khiến quỷ thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe 

    khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.

    6. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác
    Nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến 

    hòa khí giữa trời và đất mà chiêu mời tai họa mà quỷ thần 

    giáng xuống. Hơn nữa, dùng một chút những lời nói đồn đại 

    không đúng sự thật để khoa trương bản thân khiến cho 

    người bị nói sẽ tức giận khó chịu thì sao có thể sống bình an 

    đây?

    Trời đất đã sinh ra dược thảo khiến vạn vật thoải mái, cũng 

    sinh ra độc thảo đầu độc vạn vật. Trời đất dưỡng dục người 

    lương thiện, quân tử cũng dưỡng dục tiểu nhân. Mặt trăng 

    mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện 
    mà 

    không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ 

    thu nạp dòng nước tinh khiết, cự tuyệt dòng nước ô nhiễm. 

    Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời 


    đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta 

    điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người 

    khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu 

    nhân, ác nhân. Hãy mở rộng lòng mình mà bao dung hết 

    thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn!

    Người xưa có câu: “Thái sơn bất từ thổ nhưỡng, hà hải bất 

    trạch tế lưu” là có ý khuyên rằng: Làm người phải tiếp nhận 

    được hết thảy mọi người, kể cả người không cùng suy nghĩ, 

    quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu chính bản 

    thân mình.



    Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

    đậu hũ non sốt nấm đông cô chay!


                        đậu hũ non sốt nấm đông cô chay!




    Nguyên liệu:

    - Đậu hũ non: 1 gói
    - Nấm đông cô tươi: 100g
    - Hành lá, 1 nhánh mùi.
    - Gia vị: dầu hào chay, nước tương, muối, dầu mè.
    - 1 thìa bột năng

    Thực hiện:

    Bước 1: Nấm đông cô cắt phần chân già, rửa sạch, ngâm 

    trong nước muối loãng khoảng 15 phút cho sạch.


    Bước 2: Đậu hũ non rửa sạch, thái miếng xếp ra đĩa. Dùng 

    màng thực phẩm bao lại, làm chín trong lò vi song khoảng 2 

    phút. Hoặc bạn có thể làm chín đậu hũ non bằng cách chần 

    qua nước sôi thêm chút muối.


    Bước 3: Nấm sau khi ngâm, vớt ra để ráo, thái lát mỏng.


    Bước 4: Hành lá, rau mùi bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Chú ý 

    phần gốc hành xắt nhỏ để riêng.


    Bước 5: Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu mè. Khi dầu nóng 

    cho phần đầu hành ở trên vào phi thơm. Tiếp đó cho nấm 

    vào xào chín, thêm chút dầu hào chay, nước tương vào đảo 

    kỹ. Hòa 1 thìa bột năng với chút nước, cho vào chảo nấm 

    đảo đều, nêm nếm cho vừa ăn.


    Bước 6: Nấm chín, tắt bếp, cho hành lá, mùi xắt nhỏ ở trên 

    vào đảo đều.


    Bước 7: Cho nấm cùng với nước sốt ở trên vào đĩa đậu hũ 

    non đã làm chín. Dùng thìa rưới đều phần nước sốt lên các 

    miếng đậu để đậu hũ được ngấm đều.


    Chúc các bạn thành công với cách làm đậu hũ non sốt 

    nấm đông cô chay!


    Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

    Sushi Chay Lạ Miệng


    Sushi Chay Lạ Miệng


    Sushi Chay Lạ Miệng

    Nguyên liệu

    - 1 bìa đậu phụ chiên

    - 1 củ cà rốt nhỏ

    - 1 trái dưa leo

    - Vài cây nấm đùi gà

    - Vài cây bắp non

    - 1 tô cơm

    - 1 khúc boa-rô

    - Lá rong biển

    - Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm chay, nước tương, giấm, 

    đường, dầu mè, mè trắng rang

    Thực hiện

    - Đậu phụ luộc sơ cho ra bớt dầu, lau khô, cắt thành những 

    miếng nhỏ dài.

    - Cà rốt, dưa leo, nấm đùi gà, bắp non rửa sạch, cắt sợi nhỏ.

    - Pha chén nước giấm sushi gồm có 2 muỗng canh giấm + 1 

    muỗng canh đường + nửa muỗng cà phê muối. Quậy đều 

    cho tan đường. Tuỳ vào độ chua của giấm mà bạn có thể 

    điều chỉnh sao cho hỗn hợp có vị chua mặn ngọt hài hòa. 

    Nếu có chai giấm sushi thì bạn có thể bỏ qua bước này.

    - Làm nóng dầu mè trong chảo, phi thơm boa-rô rồi thêm cà 

    rốt vào xào chín sau đó mới tiếp tục thêm bắp, dưa leo, nấm 

    đùi gà vào xào chung, nêm chút muối, hạt nêm chay và xì 
    dầu cho vừa ăn.

    - Khi đồ xào đã chín, cho đậu phụ vào đảo nhanh tay cho 

    thấm rồi lấy ra đĩa, rắc tí tiêu và mè trắng rồi để nguội.

    - Cho cơm vào tô trộn, nếu là cơm nguội bạn nên hâm nóng 

    sơ để khi trộn cơm được thấm đều gia vị; nếu là cơm mới 

    nấu thì bạn chờ cho cơm nguội bớt, chỉ còn ấm ấm rồi cho 

    chén giấm vào, trộn đều, rắc thêm chút mè tùy thích.

    - Lót một miếng màng bọc thực phẩm to hơn lá rong biển, 

    đặt miếng rong biển lên trên, dàn đều cơm phủ kín lá rong 

    biển, bạn nhớ chừa mép một khoảng nhỏ để dán khi cuộn 

    xong. Cho rau lên trên cơm và dùng tay cuộn chặt lại như 
    cuộn nem.

    - Cơm sau khi đã cuộn xong bạn dùng dao thật sắc, nhúng 

    vào nước sôi rồi vắt thành từng lát dày mỏng tuỳ thích.

    - Xếp sushi chay ra đĩa và dùng.







    SỮA NGÔ


    SỮA NGÔ



    SỮA NGÔ

    Nguyên liệu:

    - 2 bắp ngô ngọt
    - 100g đường
    - 500ml nước
    - Sữa đặc (tùy chọn)

    Cách làm:

    - Dùng dao thái dọc bắp ngô để lấy phần hạt, bạn thái hạt 

    ngô vừa phải đừng để lẹm vào phần lõi ngô nhé!

    - Cho hạt ngô và nước vào nồi nhỏ, đun cho đến khi ngô sôi 

    thì vặn nhỏ lửa ninh ngô chừng 8 phút thì thêm đường, dùng 

    đũa khuấy đều.

    - Sau đó tắt bếp, dùng máy xay cầm tay để xay nhuyễn ngô.

    - Xay xong bạn lọc lấy sữa ngô qua rây, bỏ bã.

    - Thêm sữa đặc tùy thích và thưởng thức





    Cải thảo tiềm nấm đông cô


    Cải thảo tiềm nấm đông cô



    Cải thảo tiềm nấm đông cô

    Mời các bạn thử món chay ngon miệng bổ dưỡng và dễ làm 

    sau đây nhé

    - Cải thảo: 1 bắp nhỏ 500 gr - Một hộp đậu hũ non 100gr - 

    Nấm đông cô: 8 cái - Nước tương - Muối - đường - Dầu ăn

    Đậu hũ thái thành miếng, (nếu muốn chiên vàng thì mua đậu 

    hũ cứng )

    Cải thảo thái nhỏ, chia thành từng bắp.

    Nấm đông cô ngâm nước lạnh 1 tiếng.

    Lấy nấm và cải luộc sơ qua nước sôi, sau đó bỏ cùng đậu 
    hũ 
    vào thố, nêm nếm gia vị đã có, rồi cho nước sôi vào.

    Xong đậy nắp lại, cho vào nồi, hấp khoảng 2 tiếng, vớt ra 
    đĩa.

    Nấm rơm hấp xả


    Nấm rơm hấp xả



    Nấm rơm hấp xả

    Vật liệu:
    _nấm rơm búp
    - Xả cây + xả bầm ớt
    _ gia vi

    Cách làm:

    - Nấm rơm rửa sạch
    - Xả cắt khúc đập dập.
    - Cho vào 1 lớp xả, 1 lớp nấm rơm rồi hấp cách thủy.
    -Xào Xả với ớt bầm nhuyễn, vắt một quả chánh vào + 3 

    muỗng đường cát trắng + một ít nước tương cho có màu 

    vàng + ½ muỗng café muối vào khuấy đều cho tan, nếm 
    xem 
    vừa ăn chưa (nếu còn thiếu thì tùy theo khẩu vị của từng 

    người mà thêm vào).
    Nấm rơm sau khi hấp múc ra dĩa rưới xả ớt đã xào lên
    - Lưu ý: nước chấm phải chua và ngọt đậm đặc ăn mới 
    ngon




    Chè bánh lọt đậu xanh


    Chè bánh lọt đậu xanh



    Chè bánh lọt đậu xanh

    Nguyên liệu :

    Bột gạo: 300g
    Bột năng: 70g
    Đậu xanh cà vỏ: 100g
    Lá dứa (bạn có thể dùng màu thực phẩm hay lá dứa tươi 

    đều được, với lá dứa tươi bạn rửa sạch cắt khúc và cho vào 

    máy xay để xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước).
    Dừa nạo: 300g
    Đường cát: 300g
    Muối.

    Thực hiện:

    Với lượng bột trên bạn cho 3 chén nước vào (nếu bạn sử 

    dụng lá dứa tươi thì tính luôn lượng nước lá dứa cũng là 3 

    chén nhé), khuấy đều cho bột tan hết, sau đó lọc qua rây để 

    loại bỏ những phần lợn cợn.
    Cho bột vào nồi và bắt lên bếp, cho lửa riu riu, khuấy đều tay 

    để bột chín, khi bột đã chín thì tắt lửa, để cho nguội bớt.
    Bạn chuẩn bị thau lớn và cho vào đó it nước đá, một cái rổ 

    có lổ bằng cây đũa hay khuông bánh lọt đều được, để lên 

    trên thau. Sau đó cho bột vào, dùng muỗng ép bánh xuống 
    thau nước đá.
    nạo vắt lấy 1 chén nước cốt và 1 chén nước dão.
    Đậu xanh cà vỏ ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng, cho đậu 

    xanh vào nồi, cho nước dão vào chung sao cho xâm xấp với 

    đậu là được, cho vào đó ít muối để đậu ngon hơn, bắt lên 

    bếp nấu với lửa nhỏ, nước trong nồi cạn xuống cũng là lúc 

    đậu xanh chín mềm, tắt lửa mở nắp cho đậu xanh nguội.
    Khi đậu xanh nguội, dùng muỗng hay đũa đánh đậu xanh 

    lên cho nhừ. Để riêng.

    Cho 300g đường với 30ml nước lọc, đun cho đường tan hết, 
    để nguội.
    Khi ăn bạn cho ít bánh lọt vào ly, kế đến cho đậu xanh, cho 

    nước đường và nước cốt dừa lên trên. Bạn cũng có thể sử 

    dụng ít đá bào nếu thích.

    Yêu cầu món ăn:
    Bánh lọt dai, xanh và thơm lá dứa.
    Chè không quá ngọt.
    Bạn cũng có thể chia bột làm nhiều phần, sau đó làm nhiều 

    màu khác nhau thì món chè sẽ thêm nhiều màu sắc hơn đấy



    ĐẬU HŨ NƯỚC ĐƯỜNG


    ĐẬU HŨ NƯỚC ĐƯỜNG




    ĐẬU HŨ NƯỚC ĐƯỜNG

    Nguyên liệu:

    Đậu nành loại ngon: 200g
    Đường vàng: 500g
    Thạch cao phi: 5g (mua tại mấy cửa hàng thuốc bắc)
    Bột gạo: 20g
    Bột năng: 30g
    Gừng
    Lá dứa
    Dừa nạo: 300g.

    Thực hiện:

    Đậu nành rửa sạch, bỏ những hạt đậu bị hư, sau đó ngâm 
    qua đêm.
    Đậu sau khi được ngâm qua đêm thì rất mềm, đãi sạch vỏ 
    và 

    cho vào máy xay sinh tố với 700ml nước lọc. Xay nhuyễn 

    mịn, sau đó nhồi và vắt thật kỹ, lọc qua ray cho vào nồi. Sau 

    đó bỏ xác vào máy xay sinh tố cho thêm 700ml nước nữa, 

    xay và nhồi lọc lại cho thật kỹ, cũng cho nước này vào nồi 
    luôn.

    Lấy 1 chén nước đậu nành sau khi xay, cho vào đó bột gạo 

    và thạch cao phi, đem đun sôi, sau đó để nguội.

    Lấy nồi lớn có nắp đậy kín, dùng hỗn hợp nước đậu nành, 

    thạch cao và bột gạo đã nấu khi nãy trét đều khắp đáy nồi 

    và thành nồi.

    Nấu nước đậu nành với lửa nhỏ để đậu không bị trào hay 

    khét, nấu sôi kỹ. Sau đó tắt lửa rồi đổ mạnh sữa đậu nành 

    vào nồi đã được chuẩn bị có thạch cao. Đậy nắp nồi lại và 
    để 
    yên cho sữa đông lại.
    Thắng nước đường: cho đường và 1 chén nước vào nồi 
    nhỏ, 
    đun sôi cho đến khi đường tan ra. Lá dứa rửa sạch cuộn lại 

    thành bó tròn cũng cho vào nồi nước đường, gừng cắt sợi 

    và cho chung vào nồi nước đường.

    Thắng nước dừa: cho 300ml nước sôi vào dừa nạo, nhồi kỹ 

    và vắt lấy nước cốt dừa. Cho nước cốt dừa và một ít muối 

    vào nồi nhỏ, đun nhỏ lửa, nước cốt dừa sôi kỹ thì cho bột 

    năng có pha ít nước lọc vào để tạo độ sánh cho nước cốt 

    dừa, tắt lửa.

    Khi ăn thì lấy thìa cạn, phớt nhẹ bề mặt đậu hũ cho vào 

    chén, không múc sâu vì như thế sẽ làm vữa nồi đậu hũ, cho 

    nước đường và nước cốt dừa lên trên. Đây là món ăn nóng 

    nên nếu khi ăn đã nguội bạn có thể cho vào lò vi sóng hâm 

    lại ăn cũng rất ngon.

    Yêu cầu món ăn:

    Đậu hũ mềm, mịn, có độ đông vừa phải.
    Độ ngọt và béo cùng hương thơm của lá dứa sẽ tạo cảm 

    giác ngon hơn.